You are on page 1of 7

TRƯỜNG CAO ĐẲNG FPT POLYTECHNIC

---------------  ---------------

ASSIGNMENT TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH 1

Chủ đề : Tour du lịch Hà Nội – Đà Nẵng – Quảng Nam 4 ngày 3 đêm

Giảng viên hướng dẫn : Lê Trung Thu

Nhóm 1 – TG19201

Hoàng Thị Hằng

Nguyễn Phi Hùng

Nguyễn Phương Nga

Lê Thị Thu Hà

Nguyễn Văn An
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................3

CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH TÂM LÝ, ĐẶC ĐIỂM TIÊU DÙNG
MỤC ĐÍCH CHUYỂN ĐI CỦA KHÁCH HÀNG....................................................4

1.1. Phân tích lý do chọn đối tượng khách hàng.................................................4

1.2. Đặc điểm tâm lý, nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch...............................4

1.2.1. Đặc điểm tâm lý của khách.......................................................................4

1.2.2. Nhu cầu tiêu dùng của khách...................................................................5

1.3. Lên ý tưởng cho chương trình du lịch..........................................................7

1.4. Lựa chọn ý tưởng phù hợp với yêu cầu của khách......................................7

CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH TUYẾN HÀNH TRÌNH CƠ BẢN CHO ĐỐI TƯỢNG
KHÁCH........................................................................................................................7

2.1. Xác định tuyến hành trình cơ bản..................................................................7

2.2. Lựa chọn các điểm phù hợp với đối tượng khách.........................................7

2.3. Sơ đồ tuyến điểm..............................................................................................7

2.3.1. Sơ đồ tổng thể.............................................................................................7

2.3.2. Sơ đồ chi tiết...............................................................................................7

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH.......................................7

3.1. Sắp xếp các điểm đến theo trình tự thời gian................................................7

3.2. Chương trình du lịch hoàn chỉnh....................................................................7

CHƯƠNG 4: BÀI THUYẾT MINH..........................................................................7

4.1. Bài thuyết minh trên tuyến..............................................................................7

4.2. Bài thuyết minh tại điểm..................................................................................7


LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH TÂM LÝ, ĐẶC ĐIỂM TIÊU DÙNG
MỤC ĐÍCH CHUYỂN ĐI CỦA KHÁCH HÀNG
1.1. Phân tích lý do chọn đối tượng khách hàng
1.2. Đặc điểm tâm lý, nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch
1.2.1. Đặc điểm tâm lý của khách.
Bộ phận khách du lịch là sinh viên dường như chưa có hoặc có thu nhập rất ít
chủ yếu từ làm thêm trong khi đi học. Tuy nhiên, họ cũng có nguồn tài chính viện trợ
từ cha mẹ, người thân. Đối tượng khách này lại rất thích du lịch. Do đó, nắm bắt tâm
lý khách du lịch học sinh sinh viên cũng là điều hướng dẫn viên nên quan tâm.
Tâm lý khách du lịch là sinh viên
- Tâm lý khách du lịch là sinh viên thường có tâm trạng vui tươi, sảng khoái, ưa
những hoạt động nhanh nhẹn, khẩn trương, năng động. Đối tượng này cũng rất thoải
mái trong giao tiếp và dễ hòa mình vào các hoạt động giao tiếp, dễ thừa nhận và hài
lòng với người phục vụ.
- Đối tượng du khách sinh viên thường đang ở độ tuổi thanh niên. Với sự trẻ
khỏe, tâm lý vui vẻ, nhiệt tình, hào hứng và ưa khám phá. Họ rất thích dịch chuyển,
thích đi du lịch nhiều. Trong bộ phận khách này vẫn có thể chia thành 2 nhóm: nhóm
có điều kiện và nhóm bình dân.
+ Nhóm có điều kiện có thể thích chọn và sử dụng các dịch vụ chất lượng cao, ở
khách sạn khá sang.
+Với nhóm thứ 2, sự thoải mái, vui vẻ là quan trọng nhất. Họ sử dụng dịch vụ
với sự phân cấp ở mức bình thường, đơn giản và khá tiết kiệm.
=> Nhìn chung du khách sinh viên có thể hoạt động, di chuyển thường xuyên
mà vẫn cảm thấy thoải mái, không thấy buồn ngủ, mệt nhọc.
- Về ăn uống, thông thường họ khá dễ tính, ăn cảm thấy ngon miệng là vừa lòng,
thấy hứng thú khi ăn, cảm giác được mùi vị, khoái khấu ngay cả khi món ăn đơn
giản. Tâm lý khách du lịch là sinh viên thường có tâm trạng vui tươi, sảng khoái, ưa
những hoạt động nhanh nhẹn, khẩn trương, năng động. Đối tượng này cũng rất thoải
mái trong giao tiếp và dễ hòa mình vào các hoạt động giao tiếp, dễ thừa nhận và hài
lòng với người phục vụ. Họ thường chi tiêu tiền nhiều và dễ dàng, sử dụng dịch vụ
nhiều.
- Bên cạnh đó, khách du lịch là sinh viên còn là đối tượng có học thức, có văn
hóa nên thường sẽ không dễ dãi khi sử dụng dịch vụ. Đa số họ không có điều kiện
kinh tế cao do hầu như chưa có thu nhập nhiều. Tuy nhiên do có trình độ học vấn nhất
định nên họ biết đánh giá chất lượng dịch vụ một cách xác đáng.
Khách du lịch là học sinh sinh viên thường ưa chuộng điều gì?
– Vật dụng, đồ nội thất tại khách sạn: Đa số học thích các vật dụng, đồ nội thất
dễ sử dụng, tiện lợi, kiểu dáng hiện đại, tối giản.
– Món ăn: Các món ăn ưu tiên sự đầy đủ năng lượng, ăn khá nhanh chóng, dễ sử
dụng, không cầu kỳ.
– Phong cách phục vụ: Nhanh gọn, đơn giản, không hoa mỹ, không cần quá cầu
kỳ và kiểu cách.
– Chi phí: tiết kiệm, phải chăng nhưng vẫn có thể hưởng đủ các dịch vụ cần
thiết.
– Sử dụng công cụ đặt phòng online: học sinh sinh viên là đối tượng cập nhật cái
mới nhanh. Họ có nhiều điều kiện tiếp cận các tiến bộ công nghệ hiện đại và ưa khám
phá, sử dụng công nghệ. Do đó, đối tượng này thường ưa chuộng và hay sử dụng các
công cụ, các kênh đặt phòng qua mạng. Họ sẽ lựa chọn cho mình loại khách sạn, loại
phòng phù hợp với nhu cầu, sở thích và khả năng tài chính. Vì vậy, các khách sạn cần
chú ý cung cấp các dịch vụ online. Trong đó có mảng dịch vụ phòng phù hợp với đối
tượng học sinh, sinh viên nếu muốn thu hút bộ phận du khách này.
1.2.2. Nhu cầu tiêu dùng của khách.
Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của khách du lịch Đà Nẵng

Định hướng phát triển ngành du lịch giai đoạn 2021-2025 của TP Đà Nẵng là chú
trọng đặc biệt đến sản phẩm dịch vụ kinh tế ban đêm trên 4 lĩnh vực dịch vụ: Văn hóa; vui
chơi giải trí; ăn uống; mua sắm và tham quan du lịch. Tiến tới đa dạng hóa sản phẩm hỗ trợ
như: Du lịch ẩm thực, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch cưới... Ngoài ra thay vì tập trung
vào sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển như những năm trước, Đà Nẵng bắt đầu khai thác các
tiềm năng để đa dạng hóa sản phẩm, từ du lịch sinh thái, văn hóa, du lịch MICE, sự kiện, lễ
hội, đến du lịch cộng đồng thủy nội địa.

Thời gian qua tại Đà Nẵng, nhiều sản phẩm mới cao cấp được đưa vào hoạt động, như
trong dịch vụ lưu trú là Nam An Retrest; Hilton Da Nang; Mường Thanh Luxury; Vinpearl
Resort & Spa... Cùng các các chuỗi bảo tàng chuyên đề mang tính ấn tượng và khá thu hút:
Bảo tàng Mỹ Thuật, Nhà Trưng bày Hoàng Sa, Bảo tàng nghệ thuật tranh 3D, dịch vụ mới
tại bán đảo Sơn Trà, điểm du lịch cộng đồng người Cơ Tu tại Tà Lang - Giàn Bí... và nhiều
địa điểm dịch vụ chất lượng hấp dẫn mà du khách không thể bỏ qua khi đến Đà Nẵng. Sản
phẩm du lịch của Đà Nẵng trong tương lai cũng sẽ đáp ứng được sự đa dạng khi liên kết
được các ngành, mảng để tạo thành một chuỗi sản phẩm du lịch hoàn thiện như các khu du
lịch phát triển cộng đồng tại Hòa Vang, Nam Ô - Liên Chiểu, Mân Thái, Thọ Quang - Sơn
Trà; di tích Thành Điện Hải (giai đoạn 2), khu căn cứ cách mạng di tích K20; di tích Hải
Vân Quan, Bảo tàng Đà Nẵng cơ sở 42 Bạch Đằng sau khi được nâng cấp.

Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của khách tại Quảng Nam

Ở Hội An sản phẩm dành cho khách nội địa chưa mạnh so với các vùng khác. Lượng
khách nội địa chỉ đi trong một khoảng thời gian nhất định, không kéo dài quanh năm,
thường tập trung vào mùa hè và các kỳ nghỉ lễ ngắn hạn, thường đi theo nhóm nhỏ và gia
đình nhưng đây lại là thị trường “khó tính” hơn do có xu hướng tiêu dùng và sở thích khác
với thị trường khách quốc tế.

Hội An cũng là địa phương có bề dày lịch sử, nơi giao thương với nhiều nền văn hóa
quốc gia khác trên thế giới, là nơi có nhiều “nguyên liệu du lịch” phong phú để tạo nên các
sự kiện văn hóa phục vụ du lịch, là công cụ để kích cầu du lịch trong những mùa thấp điểm,
nâng cao công suất khai thác du lịch trong mùa cao điểm. Các ký ức, hồi ức văn hóa và con
người Hội An xưa và nay đều có thể được phục hồi, tái hiện, xây dựng thành những câu
chuyện kể bằng chuỗi sự kiện hoặc show diễn thực cảnh trong khu phố cổ. Vì vậy cần làm
ấm du lịch Hội An bằng các chuỗi sự kiện.

Hội An cũng cần “mở rộng vòng tay” kết nối liên vùng trong và ngoài tỉnh, tạo chuỗi
điểm đến liên hoàn để du khách thiết kế các chuyến đi trong thời gian ngắn, được nhiều
điểm đến và giá cả phù hợp, đáp ứng tâm lý và điều kiện của thị trường khách nội địa. Công
tác quảng bá, truyền thông cần được tăng cường, mở rộng đa dạng và linh hoạt nhiều
phương tiện, hình thức khác nhau…

Một trong những sản phẩm du lịch ấn tượng khác ở Quảng Nam là “Đêm Mỹ Sơn
huyền thoại” được kỳ vọng sẽ góp phần tích cực trong việc bảo tồn và khai thác các giá trị
văn hóa phi vật thể dân gian, có khả năng thu hút khách du lịch, nhất là khách quốc tế. Đây
là một trong những sản phẩm được nhiều hãng lữ hành, công ty hoạt động trong ngành du
lịch trong và ngoài tỉnh tích cực đón nhận để phục vụ du khách trải nghiệm trong các tour
khép kín khi dịch bệnh dần được kiểm soát.

1.3. Lên ý tưởng cho chương trình du lịch


Chương trình dành cho những người đang muốn đi du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ
nhưng chưa rõ về đường đi, không rõ những điểm tham quan, cũng chưa biết sắp xếp
lộ trình hợp lý, hay đơn giản là chưa tìm được bạn đồng hành. Vì vậy có thể tham
khảo một số tour dưới đây để có thể lựa chọn cho đoàn một chuyến đi vui vẻ.
Tour1: HÀ NỘI - ĐÀ NẴNG - SƠN TRÀ - HỘI AN (4 ngày 3 đêm)
Tour2: ĐÀ NẴNG - HỘI AN - BÀ NÀ-QUẢNG NAM (3 ngày 2 đêm)
Tour3: HÀ NỘI- ĐÀ NẴNG-SƠN TRÀ-BÀ NÀ-HỘI AN-NGŨ HÀNH SƠN(4ngày 3
đêm)
Tour4 Hà Nội - Đà Nẵng - Cầu Vàng - Hội An( 4 ngày 3 đêm)

1.3.1. PHƯƠNG TIỆN

1.4. Lựa chọn ý tưởng phù hợp với yêu cầu của khách: Tour HÀ NỘI-
ĐÀ NẴNG-QUẢNG NAM (3 NGÀY 2 ĐÊM)

CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH TUYẾN HÀNH TRÌNH CƠ BẢN CHO ĐỐI


TƯỢNG KHÁCH
2.1. Xác định tuyến hành trình cơ bản
2.2. Lựa chọn các điểm phù hợp với đối tượng khách
2.3. Sơ đồ tuyến điểm
2.3.1. Sơ đồ tổng thể
2.3.2. Sơ đồ chi tiết

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH


3.1. Sắp xếp các điểm đến theo trình tự thời gian
3.2. Chương trình du lịch hoàn chỉnh

CHƯƠNG 4: BÀI THUYẾT MINH


4.1. Bài thuyết minh trên tuyến
4.2. Bài thuyết minh tại điểm

You might also like