You are on page 1of 47

TRƯỜNG CAO ĐẲNG FPT POLYTECHNIC

----------

ASSIGNMENT
Môn : Địa lý và Tài nguyên du lịch Việt Nam

Chủ đề : Tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch vùng du lịch
Đồng Bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc

Giảng viên : Nguyễn Văn Đạt


Lớp : TG19301
Nhóm : 2

Sinh viên thực hiện:

1. Nguyễn Văn Mạnh Ph48775


2. Trần Đình Quỳnh Ph48742
3. Lương Thuỳ Linh Ph48852
4. Trần Đăng Khoa Ph48767
5. Ngô Duy Khánh Ph48632

Hà Nội , Tháng 12/2023


MỤC LỤC

Lời mở đầu............................................................................................. 3

CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ VÙNG DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG


HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC........................................................ 4
1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................4
1.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................... 4
1.1.2. Các điều kiện tự nhiên ........................................................................ 5
1.1.2.1. Địa hình.........................................................................................5
1.1.2.2. Khí hậu..........................................................................................6
1.1.2.3. Thuỷ văn....................................................................................... 7
1.1.2.4. Hệ động thực vật...........................................................................8
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội .........................................................................9
1.2.1. Dân cư ............................................................................................. 9
1.2.2. Thành phần kinh tế.......................................................................... 9
CHƯƠNG 2 : TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA VÙNG DU LỊCH ĐỒNG
BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC ............................15
2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên............................................................... ..15
2.1.1.Tài nguyên du lịch biển .................................................................15
2.1.2. Tài nguyên du lịch hang động.......................................................16
2.1.3. Tài nguyên du lịch rừng.............................................................. ..17
2.1.4. Tài nguyên du lịch sông, hồ, suối nước nóng...............................18
2.1.5. Tài nguyên du lịch thuộc các khu rừng đặc dụng.........................19
2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn.............................................................. ..20
2.2.1. Di tích lịch sử.............................................................................. ..20
2.2.2. Làng nghề truyền thống.............................................................. ..22
2.2.3. Ẩm thực....................................................................................... ..23
2.2.4. Lễ hội.............................................................................................24
2.2.5. Bảo tàng và cơ sở văn hoá nghệ thuật ....................................... ..26

1
CHƯƠNG 3 : SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC TRƯNG, ĐỊA BÀN DU LỊCH
TRỌNG ĐIỂM CỦA VÙNG DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ
DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC.........................................................................27
3.1. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng..................................................27
3.2. Địa bàn du lịch trọng điểm của vùng................................................. ..28
3.3. Một số tuyến du lịch tiêu biểu của vùng .............................................32
CHƯƠNG 4 : MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH
VÙNG DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG
BẮC ......................................................................................................... ..34
4.1. Thực trạng hoạt động du lịch của vùng............................................. ..34
4.1.1. Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật..................................................34
4.1.2. Thực trạng đội ngũ lao động......................................................... ..37
4.1.3. Thực trạng doanh thu ngành du lịch ............................................ ..38
4.2. Một số đề xuất nhằm phát triển du lịch vùng ................................... ..41
4.2.1. Ưu điểm và hạn chế.........................................................................41
4.2.1.1. Một số ưu điểm.......................................................................... ..41
4.2.1.2. Một số hạn chế........................................................................... ..41
4.2.2. Một số đề xuất .............................................................................. ..42

Kết Luận..............................................................................................44

2
Lời mở đầu

Việt Nam nằm ở cực Đông của bán đảo Đông Dương thuộc khu vực
Đông Nam Á. Điều kiện tự nhiên thuận lợi với 3/4 địa hình là đồi núi, 2
đồng bằng châu thổ màu mỡ được bồi đắp với hệ thống sông ngòi dày đặc,
đường bờ biển và khí hậu nhiệt đới đã góp phần tạo nên một hệ sinh thái
cực kỳ phong phú cùng với nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ. Vùng đất
này từ hàng ngàn năm nay là nơi sinh sống của nhiều cộng đồng người
khác nhau, tạo nên một nền văn minh lúa nước phát triển rực rỡ và đa dạng
với những nét riêng biệt về phong tục và tập quán. Những tài nguyên du
lịch tự nhiên và nhân văn trên đã tạo nên tiềm năng to lớn, đưa du lịch trở
thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước.

Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc là một trong 7
tiểu vùng du lịch của Việt Nam. Được bồi đắp bỏi hai hệ thống sông lớn là
sông Hồng và sông Thái Bình, vùng châu thổ Bắc Bộ được coi như cái nôi
của nền văn minh lúa nước Việt Nam. Vị trí địa lý tạo thuận lợi cho giao
lưu và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, là nơi biểu hiện đầy đủ và tập
trung nhất truyền thống văn hoá đất nước và con người Viêt Nam, tập trung
đến 70% số lượng các di tích trên cả nước rất có giá trị trong việc khai thác
các hoạt động du lịch văn hoá. Thiên nhiên ở vùng này cũng thật phong
phú và đa dạng với có nhiều nét độc đáo mang sắc thái của cảnh quan nhiệt
đới ẩm gió mùa. Có những vùng núi non hùng vĩ và hiểm trở xuất hiện trên
lãnh thổ Việt Nam cách đây hàng trăm triệu năm , những cánh rừng bạt
ngàn với những khu rừng nhiệt đới nguyên sinh nổi tiếng, đặc biệt về số
lượng các loài động, thực vật. Thấy rõ được tầm quan trọng của vùng đồng
bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc với sự phát triển kinh tế - xã hội,
giữ gìn và bảo tồn phát huy các giá trị tự nhiên và nhân văn , các thành viên
nhóm 2 đã tìm hiểu, nghiên cứu về “ Thực trạng hoạt động du lịch của
vùng du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc ”.

3
CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ VÙNG DU LỊCH ĐỒNG
BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC

1.1. Điều kiện tự nhiên vùng Đồng Bằng Sông Hồng Và Duyên
Hải Đông Bắc
1.1.1. Vị trí địa lý

Đồng bằng sông Hồng (hay châu thổ sông Hồng) và duyên hải Đông
Bắc là một vùng đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc
miền Bắc (Việt Nam), vùng đất bao gồm 11 tỉnh và thành phố như: Hà Nội,
Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam
Định, Ninh Bình, Thái Bình, Quảng Ninh. Đồng bằng sông Hồng và Duyên
hải Đông Bắc được bồi đắp bởi phù sa của hai con sông lớn là sông Hồng
và sông Thái Bình.

Đồng bằng sông Hồng trải rộng từ vĩ độ 21°34´B (huyện Lập Thạch)
tới vùng bãi bồi khoảng 19°5´B (huyện Kim Sơn), từ 105°17´Đ (huyện Ba
Vì) đến 107°7´Đ (trên đảo Cát Bà). Duyên hải Đông Bắc ở cực Bắc của đất
nước ở vị trí 20º49’ đến 23º24’ vĩ độ Bắc và từ 103º31’ đến 108º03’ kinh
độ Đông. Phía bắc là Vùng Đông Bắc (Việt Nam) và Trung Quốc, phía tây
và tây nam giáp với vùng Tây Bắc, phía đông giáp với vịnh Bắc Bộ và biển
Đông, phía nam giáp với Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Đồng bằng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ các thềm phù sa
cổ 10 - 15m xuống đến các bãi bồi 2 - 4m ở trung tâm rồi các bãi triều hàng
ngày còn ngập nước triều.

4
Hình 1.1 : Vị trí vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc
( Nguồn: Internet )

1.1.2. Điều kiện tự nhiên

1.1.2.1 Địa hình

Vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc bao gồm các
dạng địa hình : rừng núi, trung du, đồng bằng, biển, hải đảo.

Đồng bằng sông Hồng : địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống
sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống giao
thông thuỷ bộ và cơ sở hạ tầng của vùng. Còn Duyên hải Đông Bắc : Đây
là vùng núi và trung du với nhiều khối núi và dãy núi đá vôi hoặc núi đất.
Phía Đông thấp hơn có nhiều dãy núi hình vòng cung. Phía Tây Bắc cao
hơn, với các khối núi đá và dãy núi đá cao.

5
Hình 1.2 : Địa hình vùng Đồng Bằng Sông Hồng ( Nguồn: Internet )

1.1.2.2. Khí hậu

Hình 1.3 : Gió mùa đông bắc ( Nguồn: Internet )

6
Khí hậu của vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc so
với các nơi khác ấm áp hơn với nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 độ C -
24 độ C, lượng mưa trung bình từ 1.600 - 1.900 mm và mùa mưa thường từ
tháng 5 đến tháng 10. Các tháng cuối năm và đầu năm thời tiết đẹp, trời ấm
áp, khô ráo, dễ chịu Ngay trong vùng cũng có những sự khác biệt về khí
hậu giữa vùng đồng bằng và vùng duyên hải. So với vùng đồng bằng, vùng
duyên hải có lượng mưa lớn hơn và thường có nhiều cơn giông nên mưa
nặng hạt hơn. Nhiệt độ ở vùng duyên hải thường có biên độ dao động cao
hơn đồng bằng khoảng 1-2 độ C. Vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải
Đông Bắc là một trong những lãnh thổ chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của gió
mùa Đông Bắc ở nước ta, trung bình mỗi năm có 20-25 đợt gió mùa Đông
Bắc. Đây cũng là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của bão, tập trung từ tháng
6 - 9. Đặc trưng khí hậu của vùng là mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm
sau, mùa này cũng là mùa khô. Mùa xuân có tiết mưa phùn.

1.1.2.3. Thủy văn

Nguồn nước ở đây khá dồi dào, chất lượng tương đối tốt. Vùng này có
nhiều sông lớn chảy qua như: sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm
(hệ thống sông Hồng), sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam (thuộc hệ
thống sông Thái Bình), sông Bằng, sông Kỳ Cùng,.… Sông Hồng với chiều
dài hơn 200 km chảy qua địa phận của vùng. Lượng nước và phù sa của
sông lớn nhất miền Bắc. Tổng lượng nước trung bình lên tới 114.000 m3 và
tổng lượng phù sa trung bình là 100 triệu tấn/năm. Về tới khu vực vùng
Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, sông phân thành nhiều
nhánh nên mới kịp thoát nước khi mùa lũ ập đến. Sông Thái Bình do sông
Cầu, sông Thương và sông Lục Nam hợp lại. Nước sông trong và ít phù sa.
Sông Hồng và sông Thái Bình đều chịu ảnh hưởng của nhịp điệu gió mùa
nên thủy chế thất thường, mùa mưa nước quá nhiều trong khi mùa khô rất ít
nước.

7
Vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc còn có một diện
tích khá lớn các hồ chứa nước tự nhiên và nhân tạo. Các hồ chứa nước lớn
có nhiều phong cảnh đẹp, khí hậu tốt có thể khai thác phục vụ du lịch như
các hồ chứa nước nhân tạo Suối Hai, Đồng Mô, Quan Sơn (Hà Nội), Đại
Lải (Vĩnh Phúc), Tam Chúc (Hà Nam), Yên Lập (Quảng Ninh) và hồ tự
nhiên như Hồ Tây (Hà Nội).… Tài nguyên nước ngầm trên địa bàn vùng
cũng khá phong phú. Trong tài nguyên nước ngầm, các mỏ nước khoáng có
tác dụng sinh lý tốt đối với cơ thể con người do có chứa những thành phần
đặc biệt có hàm lượng cao và nhiệt độ thích hợp là tài nguyên du lịch chữa
bệnh, chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp… mỏ nước khoáng Kênh Gà (Ninh
Bình), Quang Hanh (Quảng Ninh), Tiền Hải (Thái Bình)…

Hình 1.4 : Hệ thống sông ngòi Đồng bằng sông Hồng ( Nguồn: Internet )

1.1.2.4. Hệ động thực vật

Do nằm trong khu vực có nhiều dạng địa hình, các Vườn quốc gia,
khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn thiên nhiên, khu Ramsar nên vùng có
các hệ sinh thái đa dạng, phong phú. Trong đó phải kể đến hệ sinh thái rừng

8
ngập mặn, hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi, hệ sinh thái rừng biển với các
rạn san hô (Cát Bà), hệ sinh thái rừng lùn trên đỉnh núi và các dông núi hẹp,
hệ sinh thái rừng kín. Hệ động, thực vật phong phú với các loài động vật
sống trong rừng, các loài động vật sống ở đáy biển, cá biển, các loài thực
vật trên cạn, thực vật ngập mặn ,rong biển, san hô, các loài cây dược liệu,
các cây gỗ quý... Đặc biệt, tại đây còn có nhiều loài đặc hữu quý hiếm được
đưa vào Sách đỏ Việt Nam như voọc đầu trắng, voọc quần đùi trắng (Cát
Bà, Cúc Phương), cầy vằn, báo hoa mai (Cúc Phương), quạ khoang, sóc
đen (Cát Bà), gà lôi trắng, khỉ , báo, gấu, sóc bay (Ba Vì), cu li, khỉ mặt đỏ,
khỉ vàng, khỉ mốc, khỉ đuôi lợn, voọc má trắng, sóc bay lông chân, dơi tay
sọ cao.…(Tam Đảo), Tê tê vàng, khỉ vàng, rái cá lông mượt….

Hình 1.5 : Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà ( Nguồn: Internet )

1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

1.2.1. Dân cư

Diên tích của vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc trên
20.000 km2 ( Tỷ lệ chiếm khoảng 7% tổng diện tích cả nước ). Mật độ dân
số của vùng cao nhất Việt Nam ( 1064 người/km2 , dân số khoảng 22 triệu

9
người ). Tập trung chủ yếu các dân tộc như : Việt (kinh) , Mường , Dao ,
Sán Chay , Sán Dìu , Tày , Hoa ,….

Hình 1.6 : Biểu đồ dân cư vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc
( Nguồn: Internet)

Hình 1.7 :Dân cư vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc năm 2021
( Nguồn: Internet)

10
1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế

Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc là một khu vực có tốc
độ phát triển kinh tế nhanh, đứng thứ hai sau vùng Đông Nam Bộ. Cơ cấu
kinh tế của vùng đang có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dịch vụ.

 Công Nghiệp : Được hình thành sớm nhất và phát triển mạnh trong thời
kỳ đất nước thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá, Giá trị công
nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong GDP công nghiệp cả nước. Phần lớn
giá trị công nghiệp tập trung ở các thành phố Hà Nội, Hải Phòng,
Quảng Ninh.

 Thủ Công Nghiệp : Hàng thủ công mỹ nghệ sử dụng hầu hết nguyên
liệu trong nước gồm các mặt hàng truyền thống như mây, tre, đan, sơn
mài, gốm sứ, thêu, chạm khắc, các sản phẩm từ cói….đáp ứng thoả mãn
nhu cầu của khách du lịch và hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài.

 Nông Nghiệp : Về diện tích và tổng sản lượng lương thực, vùng này chỉ
đứng sau đồng bằng sông Cửu Long, nhưng là vùng có trình độ thâm
canh cao nên năng xuất lúa rất cao. Sự phát triển kinh tế cùng với hàng
loạt các chính sách mới cũng góp phần quan trọng cho việc giải quyết
lương thực, thực phẩm của vùng.

Hệ thống giao thông Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc
có hệ thống giao thông phát triển thuộc diện nhất nước và hội tụ đầy đủ các
loại hình giao thông đường bộ, đường thủy (sông và biển), đường sắt và
đường không, thuận lợi cho việc liên kết phát triển du lịch.

 Đường bộ: Vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc có Hà
Nội là thủ đô của cả nước, Hải Phòng là một trong năm Trung tâm quốc
gia và nhiều đô thị lớn nên mạng lưới giao thông đường bộ phát triển

11
gồm các đường quốc lộ và đường tỉnh. Các tuyến quốc lộ đều chủ yếu
được bắt đầu từ thủ đô Hà Nội nối với các trung tâm hành chính của các
tỉnh trong vùng. Ngoài ra, hệ thống đường tỉnh, đường huyện .

Hình 1.8 : Hệ thống giao thông vùng Đồng bằng Sông Hồng ( Nguồn: Internet)

 Đường sắt: Vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc hội tụ
của nhiều tuyến đường sắt với các nhánh đi và về qua thủ đô Hà Nội.
Giao thông đường sắt là phương tiện vận chuyển quan trọng, một trong
những điều kiện để liên kết vùng và liên kết quốc tế phát triển du lịch.
Đặc biệt là tuyến đường sắt xuyên Á, với định hướng phát triển mới sẽ
tạo điều kiện thuận lợi để kết nối du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng
và duyên hải Đông Bắc với các nước trong khối ASEAN.

 Đường hàng không: Hiện nay ở vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên
hải Đông Bắc có các sân bay : Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) cách
trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 30 km đủ khả năng phục vụ 25 triệu
hành khách mỗi năm vào năm 2020. Sân bay Cát Bi (Hải Phòng) đã
được phép tổ chức các chuyến bay quốc tế nối Hải Phòng với Ma Cao

12
(Trung Quốc) Các tuyến bay trong nước và quốc tế được mở rộng, các
chuyến bay được tăng cường đón 2 triệu hành khách một năm.

Hình 1.9 : Sân bay quốc tế Nội Bài ( Nguồn: Internet)

 Đường thủy: Vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc có
hai loại hình giao thông thủy là giao thông đường sông và giao thông
đường biển..

Hình 1.9 : Cảng tàu du lịch Quốc tế Tuần Châu ( Nguồn: Internet)

13
 Hệ thống cửa khẩu: Vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông
Bắc có thuận lợi lớn có nhiều cửa khẩu quan trọng để đưa đón khách du
lịch nước ngoài. Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) là cửa khẩu hàng
không quốc tế đã được xây dựng hiện đại, quy mô Cảng Hải Phòng là
cảng lớn thứ hai trong cả nước, sau cảng Sài Gòn. Cửa khẩu biên giới
đường bộ Móng Cái nằm trên tuyến đường liên vận quốc tế (AH14) nối
liền giữa Viêt Nam và Trung Quốc. Bên cạnh đó, do tiếp giáp với vùng
Trung du miền núi Bắc Bộ trong đó có hai cửa khẩu quan trọng là Lào
Cai (Lào Cai) và Hữu Nghị (Lạng Sơn).

Hình 1.9 : Của khẩu quốc tế Móng Cái - Quảng Ninh ( Nguồn: Internet)

14
CHƯƠNG 2 : TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA VÙNG DU LỊCH
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC

2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Vùng du lịch đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc có tiềm
năng rất phong phú và đa dạng và có sức hấp dẫn rất đối với khách du lịch
trong và ngoài nước. Có khả năng đáp ứng các yêu cầu của nhiều loại hình
du lịch với các loại đối tượng khác nhau và có khả năng tiếp nhận số lượng
lớn khách du lịch. Trong số các di tích Việt Nam thì vùng này chiếm hơn
90% về số lượng. Số lượng các danh hiệu thế giới do UNESCO xếp hạng
cũng đứng đầu với quần thể danh thắng Tràng An, vịnh Hạ Long, Hoàng
thành Thăng Long, Bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long, ca trù, dân ca quan
họ, khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà, khu dự trữ sinh quyển châu thổ
sông Hồng...

2.1.1. Tài nguyên du lịch biển

Hình 2.1 : Đảo Cô Tô - Vẻ đẹp hoang sơ miền Đông Bắc ( Nguồn: Internet )

15
Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc có đường bờ biển
tương đối dài với nhiều bãi biển đẹp có thể khai thác cho hoạt động du lịch
như bãi biển Trà Cổ, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Bãi Cháy (Quảng Ninh), Cát
Cò 1,2,3, Đồ Sơn (Hải Phòng), Đồng Châu (Thái Bình), Thịnh Long, Giao
Lâm (Nam Định)...Tuy nhiên các bãi biển có giá trị tắm biển nằm ở khu
vực phía Bắc và các đảo như Trà Cổ, Quan Lạn. Vịnh Hạ Long có giá trị
cảnh quan đặc biệt, nhưng giá trị tắm biển không cao. Các bãi biển như Đồ
Sơn, Quất Lâm, Thịnh Long…nước đục nên cũng ít có giá trị đối với du
lịch tắm biển. Hệ thống đảo ven bờ là những tài nguyên du lịch giá trị.

Các đảo Cô Tô, Ngọc Vừng, Quan Lạn (Quảng Ninh), Cát Bà, Bạch
Long Vĩ (Hải Phòng)... có những bãi tắm đẹp, môi trường trong lành là tài
nguyên du lịch tắm biển, thể thao và khám phá. Các đặc sản từ biển gồm
những loại thực phẩm cao cấp như bào ngư, tôm hùm, mực.…ở khu vực
này rất sẵn và rẻ. Bên cạnh đó, các sản phẩm khác từ biển như hàng hàng
mỹ nghệ, đồ lưu niệm cũng rất có giá trị đối với du lịch.

2.1.2. Tài nguyên du lịch hang động

Hình 2.2 : Du lịch Tam Cốc - Bích Động ( Nguồn: Internet )

16
Trong số rất nhiều hang động đã được phát hiện ở vùng Đồng bằng
sông Hồng và duyên hải Đông Bắc có rất nhiều hang đẹp, rộng có khả năng
khai thác phục vụ mục đích du lịch tham quan, nghiên cứu như Tràng an -
Tam Cốc - Bích Động, (Ninh Bình), Hương Tích (Hà Nội); Bồ Nâu, Sửng
Sốt (Quảng Ninh)..…

2.1.3. Tài nguyên du lịch rừng

Cảnh tĩnh mịch trong các cánh rừng già nguyên sinh như các Vườn
Quốc gia Ba Vì (Hà Nội), đảo Cát Bà (Hải Phòng) với hệ sinh thái rừng
rậm nhiệt đới rất điển hình, thỏa mãn trí tò mò của du khách và lòng say mê
nghiên cứu khoa học.

Với không gian thoáng đãng, xanh ngát của núi rừng cùng những khu
di tích lịch sử cổ kính, Ba Vì vẫn luôn được biết đến là khu sinh thái bậc
nhất tại Việt Nam. Với diện tích 11.372 ha cho bạn thỏa sức tham quan và
khám phá, vườn Quốc gia Ba Vì luôn là địa điểm hút khách với nhiều bạn
trẻ và người dân Hà thành, một sự kết hợp độc đáo, mới lạ giữa những khu
rừng xanh hoang sơ với những khu đền, di tích kiến trúc Pháp cổ kính.

Hình 2.3 :Vườn Quốc Gia Ba Vì ( Nguồn: Internet )

17
Quần đảo Cát Bà là quần thể gồm 367 đảo trong đó có đảo Cát Bà ở
phía nam vịnh Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng
Ninh. Nơi đây đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế
giới. Trên đảo chính Cát Bà có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi là một nơi
đang được đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái. phía đông nam của đảo
có vịnh Lan Hạ, phía tây nam có vịnh Cát Gia có một số bãi cát nhỏ nhưng
sạch, sóng không lớn thuận tiện cho phát triển du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng.
Trên biển xuất hiện nhiều núi đá vôi đẹp tương tự vịnh Hạ Long và Bái Tử
Long. Ở một số đảo nhỏ, cũng có nhiều bãi tắm đẹp.

2.1.4. Tài nguyên du lịch thuộc sông, hồ, suối nước nóng

Sông, hồ, suối nước nóng, nước khoáng là những tài nguyên du lịch
rất phong phú ở vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc.
Những tài nguyên này được khai thác phục vụ mục đích tham quan, nghỉ
dưỡng, vui chơi giải trí, thể dục thể thao và chữa bệnh. Điển hình có hồ Đại
Lải, Đầm Vạc (Vĩnh Phúc); Đồng Mô, hồ Tây, Quan Sơn, Suối Hai (Hà
Nội), Tam Chúc (Hà Nam).…các suối nước nóng Kênh Gà (Ninh Bình),
Quang Hanh (Quảng Ninh), Tiền Hải (Thái Bình) và các sông thuộc hệ
thống sông Hồng và sông Thái Bình.

Suối nước nóng Kênh Gà thuộc thôn Kênh Gà - Gia Thịnh - Gia
Viễn - Ninh Bình. Suối chảy ra từ lòng một quả núi nằm trên làng nổi Kênh
Gà và đổ vào nhánh sông Hoàng Long. Đây là một suối nước khoáng nổi
tiếng, đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đưa vào Top 5 khu du lịch
suối nước nóng thu hút khách nhất ở Việt Nam. Nước trong suối không
màu, không mùi, vị hơi chát. Nước có nhiệt độ ổn định là 53 °C.

Ngã ba Kênh Gà nơi hợp lưu giữa sông Bôi và sông Lạng vào sông
Hoàng Long, nơi đây được gọi là Vọng Ấm vì thời tiết luôn luôn ấm, nơi

18
quần tụ của nhiều loài cá và sinh vật dưới nước. Tại đây đã hình thành một
làng chài tên gọi Kênh Gà. Suối nước nóng Kênh Gà cùng với động Vân
Trình đã được quy hoạch và đưa vào khai thác du lịch theo tour Kênh Gà -
Vân Trình, hạ tầng khu vực được xây dựng khá tốt để phục vụ khách tham
quan và nghỉ dưỡng.

Hình 2.4 :Suối nước nóng Kênh Gà - Ninh Bình ( Nguồn: Internet )

2.1.5. Tài nguyên du lịch thuộc các khu rừng đặc chủng

Vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc có 32 khu bảo
tồn chiếm xấp xỉ 29%, trong đó có 6 vườn quốc gia; 14 khu dự trữ động
thực vật và 12 khu rừng văn hóa - môi trường. Đặc biệt trên lãnh thổ có
một số khu bảo tồn đất ngập nước có giá trị du lịch cao như Xuân Thủy
(Nam Định) và Vân Long (Ninh Bình) trong đó Xuân Thủy là 1 trong 4
khu Ramsar của cả nước, 2 khu dữ trữ sinh quyển là đảo Cát Bà (Hải
Phòng) và vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng (gồm vùng ven biển cửa
sông Đáy thuộc huyện Kim Sơn, Ninh Bình và Nghĩa Hưng, Nam Định;
vùng ven biển cửa cửa Ba Lạt thuộc huyện Giao Thủy, Nam Định và Tiền

19
Hải, Thái Bình và vùng ven biển cửa cửa Thái Bình thuộc huyện Thái Thụy,
Thái Bình).

Các vườn quốc gia Bái Tử Long (Quảng Ninh); Cát Bà (Hải Phòng);
Cúc Phương (Ninh Bình); Tam Đảo (Vĩnh Phúc); Ba Vì (Hà Nội) và Xuân
Thủy (Nam Định) còn bảo tồn được nhiều diện tích rừng nguyên sinh với
nhiều loại thực, động vật nhiệt đới điển hình. Đây là nơi lưu giữ tốt nhất
nguồn gen động thực vật, bảo tồn sinh thái và đa dạng sinh học vì thế có ý
nghĩa rất lớn về khoa học, về kinh tế, giáo dục và du lịch.

Các khu dự trữ động, thực vật và đặc biệt là các khu rừng văn hóa -
lịch sử môi trường như Côn Sơn, Hương Tích, Chùa Thầy…. đều nằm
trong các khu vực được quy hoạch để phục vụ mục đích du lịch cần sớm có
sự kết hợp để đạt hiệu quả cao trong việc bảo vệ, khai thác sử dụng.

2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Là cái nôi của văn minh sông Hồng vì vậy vùng Đồng bằng sông
Hồng và duyên hải Đông Bắc có hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn nổi
bật thể hiện qua các Di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ;
Lễ hội văn hóa dân gian; Ca múa nhạc; Ẩm thực; Làng nghề thủ công
truyền thống, làng Việt cổ; Các bảo tàng và cơ sở văn hóa nghệ thuật; Yếu
tố con người và bản sắc văn hóa dân tộc đều gắn liền với các giá trị của văn
minh sông Hồng. Đây là cơ sở để phát triển các loại hình và sản phẩm du
lịch du lịch mang thương hiệu vùng và có sức hấp dẫn khách du lịch cao.

2.2.1. Di tích lịch sử

Vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc là nôi của nền
văn minh sông Hồng nên tập trung nhiều di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc
nghệ thuật, khảo cổ….gắn với các giá trị văn minh sông Hồng. Toàn vùng
có 2.232 di tích cấp quốc gia so với cả nước có 3.125 di tích trong đó có 12

20
di tích cấp quốc gia đặc biệt với 2 Di sản văn hóa vật thể . Đây là hệ thống
tài nguyên đặc biệt giá trị phục vụ du lịch của vùng.

Hà Nội, Thủ đô nghìn năm văn hiến, trung tâm của vùng với hơn
1.000 di tích văn hóa - lịch sử cấp quốc gia có nguồn tài nguyên nổi bật.
Những di tích nổi tiếng trong và ngoài nước như Hoàng thành Thăng Long,
Văn Miếu Quốc Tử Giám, Cổ Loa, chùa Trấn Quốc, chùa Một Cột, phủ
Tây Hồ, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, phố cổ Hà Nội.… kết hợp văn hóa ẩm
thức, văn hóa phi vật thể luôn thu hút khách du lịch. Các di tích lịch sử -
văn hóa, kiến trúc nghệ thuật khác của vùng như cố đô Hoa Lư, nhà thờ đá
Phát Diệm (Ninh Bình), đền Đô, chùa Phật Tích, chùa Bút Tháp... (Bắc
Ninh), Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương), di tích chiến thắng Bạch Đằng
(Quảng Ninh), đền Trần, tháp Phổ Minh (Nam Định), đền thờ các vua Trần,
chùa Keo (Thái Bình).

Hình 2.5 :Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh ( Nguồn: Internet )

21
2.2.2. Làng nghề truyền thống

Nghề thủ công truyền thống ở vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên
hải Đông Bắc có lịch sử phát triển từ lâu đời,tiêu biểu là vùng Hà Nội xưa.
Nhiều phường nghề, làng nghề nổi tiếng từ xưa của vùng. Các làng nghề
tiêu biêu có giá trị khai thác du lịch như dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc, gốm sứ
Bát Tràng (Hà Nội), mộc Bích Chu, rèn Lý Nhân (Vĩnh Phúc), mộc Tiên
Sơn, đúc đồng Đại Bái, tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), dệt cói Kim Sơn (Ninh
Bình), tương Bần (Hưng Yên), gốm Chu Đậu (Hải Dương), đúc đồng La
Xuyên (Nam Định), chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình) và một số làng chài
ở Hải Phòng, Quảng Ninh... Có thể nói các sản phẩm thủ công truyền thống
ở vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc là một loại hình sản
phẩm du lịch độc đáo cần được đầu tư nghiên cứu và phát triển. Bên cạnh
làng nghề truyền thống, các làng Việt cổ là sự thể hiện sinh động bản sắc
văn hóa của nền văn minh lúa nước sông Hồng.

Hình 2.6 :Làng tranh Đông Hồ - Bắc Ninh ( Nguồn: Internet )

22
2.2.3. Ẩm thực

Dân tộc Việt Nam, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên
hải Đông Bắc rất coi trọng cách thức ăn uống và đã chăm chút nâng lên đến
tầm nghệ thuật. Ngoài các món ăn ở hàng vương giả cầu kỳ, tinh tế còn có
hàng trăm món ăn dân dã hấp dẫn lại rẻ. Có những món ăn dân gian đã nổi
tiếng trong và ngoài nước như chả cá Lã Vọng, bánh cuốn Thanh Trì, bánh
tôm hồ Tây, cốm làng Vòng, bánh cuốn chả Phủ Lý, bánh phu thê Đình
Bảng, cỗ chay Đào Xá, bánh nhã Hải Hậu, bánh cáy làng Nguyễn, canh cá
Quỳnh Côi.… Đồ uống tuy không phong phú song cũng nhiều loại độc đáo.
Rượu dân gian Bắc Bộ nổi tiếng với rượu làng Vân (Bắc Ninh). Nghệ thuật
pha trà, có thể sánh ngang với nghệ thuật pha trà cầu kỳ của Trung Hoa,
Nhật Bản là cảm hứng của nhiều du khách.

Hình 2.7 : Ẩm thực vùng Đồng bằng Sông Hồng ( Nguồn: Internet )

23
2.2.4. Lễ hội

Vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc là miền đất của
lễ hội. Các lễ hội ở vùng gắn liền với nền văn minh lúa nước sông Hồng
nên mang tính khái quát cao, phản ánh sinh động đời sống tâm linh, tư
tưởng triết học và bản sắc văn hóa Việt Nam. "Đồng bằng sông Hồng là
quê hương của hội làng, hội vùng, hội của cả nước; là cái nôi của lễ hội
nông nghiệp và lễ hội mang nội dung lịch sử - văn hóa ở tầm quốc gia".
Cho nên dù có những khác biệt nhất định, song các loại hình lễ hội Bắc Bộ
ít nhiều đều mang tính đại diện cho cả nước. Đây chính là một trong những
điểm chủ yếu hấp dẫn du khách đến với vùng Đồng bằng sông Hồng và
duyên hải Đông Bắc. Tuy nhiên, dưới góc độ du lịch cần thiết phải nghiên
cứu chọn lọc, có kế hoạch khôi phục hay phát triển một số hình thức lễ hội
có giá trị phục vụ du lịch. Trong số các lễ hội có hội Gióng được UNESCO
công nhận Di sản văn hóa phi vật thể là tài nguyên du lịch tầm vóc quốc tế,
ngoài ra còn các lễ hội nổi tiếng như chùa Hương (Hà Nội), Yên Tử
(Quảng Ninh), hội Lim (Bắc Ninh), hội Bạch Hạc, hội Xoan, hội chọi trâu
Phù Ninh (Phú Thọ).…thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

 Đối với phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải
Đông Bắc, loại hình nghệ thuật dân tộc cũng là một loại tài nguyên du
lịch giá trị. Hầu hết các loại hình nghệ thuật tại vùng Đồng bằng sông
Hồng và duyên hải Đông Bắc như ngâm thơ, hát ru, hát vè, trống quân,
hát đám, quan họ... đều rất phổ biến. Tuy nhiên, có giá trị hấp dẫn
khách du lịch nhất gồm Ca trù, Quan họ và Chèo. Ca trù sau này phát
triển thành lối hát thính phòng, một thú chơi tao nhã của đất kinh thành.
Ngày nay ca trù vẫn được ưa chuộng, đặc biệt là khách nước ngoài. Ca
trù được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần được
bảo vệ khẩn cấp (2009). Đây là tài nguyên du lịch đặc biệt giá trị.

24
Các loại hình nghệ thuật :

 Hát Quan họ có thể hát tại nhà trong các dịp cưới hỏi, giỗ, khao; hay
sau khi hát ở hội đình, hội chùa mời nhau về nhà. Hát quan họ được
UNESCO công nhận là di sản phi vật thể đại diện cho nhân loại (2009),
trở thành tài nguyên du lịch hấp dẫn.

 Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam được xuất
phát từ kinh dô Hoa Lư và phát triển mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ.

 Hát xẩm, một loại hình dân ca đặc trưng của miền Bắc Việt Nam, phổ
biến ở đồng bằng sông Hồng, thường được thể hiện bằng những người
khiếm thị đi hát rong. Hiện nay, tỉnh Ninh Bình, nơi có nghệ nhân hát
xẩm nổi tiếng cuối cùng đang đệ trình UNESCO công nhận là di sản
văn hóa thế giới cần được bảo vệ khẩn cấp.

Hình 2.7 : Ca trù - Sức sống bền bỉ trong lòng Hà Nội ( Nguồn: Internet )

25
2.2.5. Các bảo tàng và cơ sở văn hoá nghệ thuật

Bảo tàng : Vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc là nơi
có những trung tâm kinh tế và văn hóa lớn, đặc biệt là thủ đô Hà Nội. Có
thể nói Hà Nội là nơi tập trung đầy đủ nhất những tinh hoa văn hóa nghệ
thuật của cả nước. Ở Thủ đô Hà Nội có những bảo tàng thuộc loại lớn nhất
nước: Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Quân đội, Bảo
tàng Phụ nữ, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Địa chất, Bảo tàng Dân tộc học,
Làng văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam...Khách du lịch đặc biệt là
khách nội địa khi đến Hà Nội thường không quên đến thăm khu lưu niệm
về Bác Hồ, quần thể gồm Lăng, nơi ở và làm việc của Người và Bảo tàng.

Các cơ sở văn hóa nghệ thuật: Thủ đô Hà Nội vốn là nơi có truyền
thống trong các hoạt động văn hóa nghệ thuật. Ngày nay, cùng với sự phát
triển kinh tế, những hoạt động văn hóa nghệ thuật đang được chú ý phát
triển. Nhiều cơ sở văn hóa được phục hồi, nâng cấp hoặc xây mới như nhà
hát Thành phố Hà Nội cổ kính đã 100 năm tuổi, nhà hát Tuồng, Chèo
Trung ương, Nhà hát Tuổi trẻ, Nhà hát Múa rối nước... Những hoạt động
nghệ thuật, đặc biệt nghệ thuật dân tộc có sức hấp dẫn và thu hút du khách.

Hình 2.8 : Làng văn hoá du lịch các dân tộc Việt Nam ( Nguồn: Internet )

26
CHƯƠNG 3 : SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC TRƯNG, ĐỊA BÀN
DU LỊCH TRỌNG ĐIỂM CỦA VÙNG DU LỊCH ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC

3.1. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng

Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch của vùng Đồng bằng sông
Hồng và duyên hải Đông Bắc đã tập trung vào những dòng sản phẩm
chính bao gồm :

 Du lịch văn hóa gắn với văn minh lúa nước sông Hồng là sản
phẩm đặc trưng, đặc thù của vùng gắn liền với tìm hiểu cuộc sống,
tập quán canh tác, sinh hoạt truyền thống, ẩm thực.
 Du lịch lễ hội, tâm linh: Các sản phẩm này cũng như nhóm sản
phẩm trên, gắn liền với sự đa dạng cao, đặc thù về tài nguyên du
lịch văn hóa của vùng, các hoạt động lễ hội và các hoạt động tâm
linh phong phú, đa dạng.
 Du lịch biển đảo: Với các tài nguyên có giá trị đặc biệt quan trọng
là thắng cảnh di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và bên
cạnh đó là Cát Bà, các sản phẩm du lịch biển đảo có vai trò hết sức
quan trọng trong phát triển du lịch vùng, thời gian vừa qua đã thu
hút lượng khách lớn. Sản phẩm du lịch tham quan thắng cảnh biển
và chiêm ngưỡng giá trị địa chất Vịnh Hạ Long là sản phẩm mang
tính đặc thù cao.
 Du lịch MICE: với thế mạnh về hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật
và lợi thế về vai trò, vị trí của thủ đô Hà Nội, loại hình sản phẩm
du lịch này phát triển khá mạnh mẽ và thuận lợi. Du lịch cuối tuần,
vui chơi giải trí cao cấp: đây cũng là sản phẩm mang tính lợi thế
cao của vùng và có khả năng tạo sức thu hút đáp ứng nhu cầu du

27
khách. Trong thời gian qua loại hình sản phẩm du lịch này cũng
chưa được chú trọng phát triển nhiều, một số khu du lịch, giải trí
chưa đáp ứng nhu cầu hiện đại. Hiện nay, sự ra đời của một số tổ
hợp vui chơi giải trí và thương mại tổng hợp quy mô và tầm cỡ
được đầu tư tại Hà Nội sẽ giúp cải thiện tình hình này. Nhìn chung
sản phẩm du lịch của khu vực này gắn liền với các di sản thiên
nhiên thế giới và nền văn minh sông Hồng.

Hình 3.1 : Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long ( Nguồn: Internet )

3.2. Địa bàn du lịch trọng điểm của vùng

Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc tập trung nhiều tài
nguyên du lịch, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch
phong phú, đa dạng như du lịch biển đảo, du lịch văn hóa - tâm linh, du lịch
đồng quê , du lịch sinh thái, du lịch thể thao mạo hiểm,…

28
 Hà Nội : Các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, văn hoá : Hoàng
thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Lăng Chủ Tịch Hồ Chí
Minh, Chùa Một Cột, Nhà tù Hoả Lò, Cầu Long Biên , Nhà hát lớn.
Làng nghề truyền thống: Làng gốm bát tràng, Làng múa rối nước Đào
Thục, Làng lụa Vạn Phúc, Lễ hội truyền thống: Lễ hội Thánh Gióng,
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Lễ hội chùa Hương, Vườn quốc gia:
Vườn quốc gia Ba Vì.

Hình 3.2 : Chùa Một Cột - Biểu tương văn hoá của Hà Nội ( Nguồn: Internet )

 Quảng Ninh : Các công trình kiến trúc, di tích lịch sử , văn hoá : Chùa
Yên Tử, đền Cửa Ông, Đình Trà Cổ, di tích lịch sử Bạch Đằng, chùa
Long Tiên, Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm. Bãi biển đẹp : Trà Cổ , Ti
Tốp, Suối nước nóng Quang Hanh, Vịnh Hạ Long, Động Sửng Sốt ,
Động Thiên Cung, Vườn quốc gia : Vườn quốc gia Bái Tự Long.

29
 Hải Phòng : Vùng non nước Đồ Sơn , Danh thắng Tràng Kênh Bạch
Đằng , Núi Voi Xuân Sơn , Lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn, Suối nước nóng
Tiên Lãng, Biển Đồ Sơn, Vườn quốc gia Cát Bà.

 Ninh Bình : Quần thể danh thắng Tràng An , Tam cốc - Bích động ,
Vườn quốc gia Cúc Phương , Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước
Vân Long , Khu du lịch sinh thái Vườn chim Thung Nham, Cố đô Hoa
Lư, Chùa Bái Đính, Suối nước nóng Kênh Gà , Khu du lịch sinh thái hồ
Đồng Thái.

 Hà Nam : Chùa Tam Chúc, Chùa Bà Đanh, Làng trống Đọi Tam, Núi
Ngọc, Ngũ Động Thi Sơn , Làng kho cá Vũ Đại , Chùa Địa Tạng Phi
Lai Tự, Lễ hội Tịch Điền, Hội đền Trúc.

 Bắc Ninh : Đền Đô, Làng gốm Phù Lãng, Làng Tranh Đông Hồ, Chùa
Phật Tích, Chùa Bút Tháp , Chùa Dâu , Thành cổ Luy Lâu, Quan họ
Bắc Ninh, Lễ hội Lim.

 Vĩnh Phúc : Khu du lịch Tam Đảo, Khu Di tích Danh thắng Tây Thiên,
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức, Đền
thờ Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn, Tháp Bình Sơn – chùa Vĩnh
Khánh, chùa Hà Tiên, cụm đình Hương Canh, đình Thổ Tang, Khu Di
chỉ khảo cổ học Đồng Đậu… Các lễ hội truyền thống : lễ hội Tây Thiên,
lễ hội Chọi trâu, lễ hội đền Thính… Hát Trống quân

 Hải Dương :Chí Linh bát cổ, Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc; Đền Bia,
Đền Xưa, Chùa Giám; Văn miếu Mao Điền; Đình Cúc Bồ; Đền Quát,
Đền Long Động và nhiều di tích cách mạng như: Đình Đầu (Hợp Tiến-
huyện Nam Sách), Đền Từ Hạ (huyện Thanh Hà); Đình Phù Tài (huyện
Thanh Miện).

30
 Hưng Yên : Đền Chử Đông Tử , Làng Nôm, Chùa Phúc Lâm , Làng
hương Cao Thôn, Phố Hiến, Làng Thủ Sỹ, lễ hội Đền Mẫu, Đền Dạ
Trạch, Đền Đa Hòa.

 Nam Định : Vườn quốc gia Xuân Thủy, Khu du lịch biển Quất Lâm,
Biển Quất Lâm, Quần thể di tích quốc gia đặc biệt đền Trần, Quần thể
di tích lịch sử - văn hóa Phủ Dầy, Di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo
Hành Thiện, Lễ hội đền Trần, Lễ hội đền Trần Nam Định, Làng chạm
khắc gỗ La Xuyên.

Hình 3.3: Lễ hội đền Trần Nam Định ( Nguồn: Internet )

31
3.3. Một số tuyến du lịch tiêu biểu

 Tuyến du lịch Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, tuyến này nổi bật với
các giá trị văn hóa lịch sử và thắng cảnh ở Hà Nội, du lịch biển đảo và
tâm linh, cửa khẩu ở QuảngNinh, Hải Phòng. Tuyến này có nhiều tiềm
năng khai thác du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần với nguồn khách từ Hà Nội
và các điểm lân cận.
 Tuyến Hà Nội – Hà Nam – Ninh Bình tuyến này nổi bật với các giá trị
văn hóa lịch sử và thắng cảnh ở Hà Nội, thắng cảnh, tâm linh ở Hà Nam,
Ninh Bình. Trên cơ sở tuyến này hiện nay đang phát triển tuyến du lịch
tâm linh qua các điểm Hà Nội – chùa Hương – Tam Chúc – Tam Cốc –
Bích Động – Tràng An – Bái Đính.
 Tuyến Hà Nội – Lạng Sơn nổi bật với các giá trị văn hóa lịch sử và
thắng cảnh của cả hai điểm đến, ngoài ra lợi thế khá nổi bật của tuyến
này là du lịch cửa khẩu.
 Tuyến cao tốc CT05: Hà Nội – Việt Trì – Phú Thọ - Yên Bái – Lào Cai
– Sapa; tuyến Sông Đà: Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên – Lai
Châu đây là hai tuyến tiêu biểu kết nối vùng Đồng bằng sông Hồng và
Duyên hải Đông Bắc với Tây Bắc. Dựa trên nền tảng của các tuyến này
kéo dài tuyến xuống vùng duyên hải Đông Bắc lấy Hà Nội làm điểm
trung tâm sẽ kết nối các giá trị độc đáo của du lịch biển với nghỉ dưỡng
núi cao hình thành tuyến Quảng Ninh – Hải Dương - Bắc Ninh – Hà
Nội – CT05, hoặc kết nối theo hướng Quốc lộ 10 lấy Ninh Bình làm
trung tâm sẽ hình thành tuyến vành đai biển với tuyến Sông Đà.
 Tuyến Hà Nội - Thái Nguyên - Cao Bằng - Bắc Kạn là tuyến kết nối
vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc với vùng Đông
Bắc nổi bật với các giá trị lịch sử kháng chiến chống Pháp ở căn cứ
kháng chiến Việt Bắc.
 Tuyến Tây Bắc: Các tỉnh Tây Bắc - Hoà Bình - Hà Nam - Hà Nội -
Ninh Bình (về Hà Nam theo quốc lộ 21): Các điểm du lịch trên tuyến

32
gồm: Chùa Tiên (Hoà Bình), Tam Chúc (Hà Nam), Chùa Hương (Hà
Nội), Bái Đính (Ninh Bình)

Hình 3.4: Tour Điện Biên-Lai Châu-Sapa-Hà Nội-Ninh Bình ( Nguồn: Internet )

Hình 3.4: Tour Hạ Long - Ninh Bình - Sapa - Hà Nội ( Nguồn: Internet )

33
CHƯƠNG 4 : MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN DU
LỊCH VÙNG DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ
DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC

4.1. Thực trạng hoạt động du lịch của vùng

4.1.1. Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật

Cùng với sự gia tăng lượng khách .Hệ thống các cơ sở lưu trú ở vùng
phát triển với tốc độ nhanh. Năm Du lịch Quốc gia 2018 - Hạ Long -
Quảng Ninh có chủ đề “Hạ Long - Di sản, Kỳ quan - Điểm đến thân thiện”
sẽ có hơn 100 sự kiện diễn ra. Nhìn chung các cơ sở lưu trú du lịch trong
vùng đạt tiêu chuẩn xếp hạng và tiêu chuẩn chất lượng cao còn ít, chưa đáp
ứng được nhu cầu của khách du lịch.

Vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc rất coi trọng
cách thức ăn uống và đã chăm chút nâng lên đến tầm nghệ thuật. Ngoài các
món ăn ở hàng vương giả cầu kỳ, tinh tế còn có hàng trăm món ăn dân dã
hấp dẫn lại rẻ. Có những món ăn dân gian đã nổi tiếng trong và ngoài nước
như chả cá Lã Vọng, bánh cuốn Thanh Trì, bánh tôm hồ Tây, cốm làng
Vòng, bánh cuốn chả Phủ Lý, bánh phu thê Đình Bảng, cỗ chay Đào Xá,
bánh nhãn Hải Hậu, bánh cáy làng Nguyễn, canh cá Quỳnh Côi..…

Đồ uống tuy không phong phú song cũng nhiều loại độc đáo. Rượu
dân gian Bắc Bộ nổi tiếng với rượu làng Vân (Bắc Ninh). Nghệ thuật pha
trà, có thể sánh ngang với nghệ thuật pha trà cầu kỳ của Trung Hoa, Nhật
Bản là cảm hứng của nhiều du khách.

Hệ thống cơ sở dịch vụ ăn uống ở trong vùng là tương đối tốt, đặc biệt
ở khu vực Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Hầu hết các khách sạn, nhà

34
nghỉ, nhà khách, các khu du lịch đều có cơ sở ăn uống phục vụ nhiều món
ăn khác nhau. Bên cạnh đó là hệ thống các quán ăn tư nhân tập trung ở hầu
hết các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn phục vụ các món ăn đa dạng, hấp
dẫn. Ẩm thực vùng là một đặc trưng, hấp dẫn và được thể hiện ở hệ thống
các nhà hàng ăn uống.

Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đồ uống, chất lượng
phục vụ của đội ngũ tiếp viên và vấn đề giá cả còn bất cập. Một số cơ sở
(đặc biệt là các cơ sở tư nhân) còn buông lỏng việc quản lý, kiểm tra vệ
sinh thực phẩm, đồ uống, giá cả còn tùy tiện, chất lượng lao động còn kém
ảnh hưởng đến tâm lý khách du lịch.

Vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc có Thủ đô Hà
Nội, Hải Phòng là các trung tâm quốc gia và nhiều đô thị lớn, nhiều cơ sở
kinh tế....vì vậy hệ thống cơ sở vui chơi giải trí, thể thao khá phát triển
trong đó nổi bật như Casino Đồ Sơn, các sân Golf Đồng Mô, Sóc Sơn, Tam
Đảo, Hải Dương, Trà Cổ, quần thể khu vui chơi giải trí ở khu du lịch Đảo
Tuần Châu và nhiều cơ sở vui chơi cao cấp khác. Tuy nhiên hệ thống này
chủ yếu phục vụ người nước ngoài hoặc những người có thu nhập cao.

Hệ thống nhà hát, rạp chiếp phim, rạp xiếc, công viên gắn với các đô
thị lớn cũng khá phát triển, trong đó Nhà hát lớn ở Hà Nội, Hải Phòng có
sức thu hút khách cao. Tuy nhiên các hình thức vui chơi giải trí khác mang
tính chất quần chúng, hoặc vui chơi thể thao mạo hiểm còn thiếu. Đây là
điểm yếu chung của du lịch Việt Nam.

35
Hình 4.1 : Nhà hát lớn Hà Nội ( Nguồn: Internet )

4.1.2. Thực trạng đội ngũ lao động

Đội ngũ lao động du lịch của Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải
Đông Bắc có chất lượng ngày một nâng cao. Tỉ trọng lao động có trình độ
đại học trở lên tăng mạnh trong 10 năm trở lại đây: từ 12,5% (2005) tăng
lên 19,9% (2015). Lao động trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm số đông và
cơ cấu ổn định. Lao động đuợc đào tạo ngoài ngành có tỉ trọng tương đối
lớn nhưng xu hướng giảm dần từ 26,7% năm 2005 xuống còn 20,7% năm
2015. Đặc biệt lưu ý, lao động du lịch Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải
Đông Bắc chưa qua đào tạo chiếm tỉ lệ khá lớn tuy có tỉ trọng. Đội ngũ lao
động quản lý có tỉ lệ chuyên môn cao nhất trong số các lĩnh vực của ngành
du lịch. Họ đóng vai trò nghiên cứu, đào tạo, làm dự án phát triển du lịch,
chuyển giao khoa học kỹ thuật… Đa số cán bộ quản lý Nhà nước ở các địa

36
phương đều được đào tạo chuyên ngành văn hóa du lịch, quản trị kinh
doanh du lịch, khách sạn… tỉ lệ lớn được đào tạo chính quy.

Trình độ ngoại ngữ của lao động du lịch trong vùng có tỉ lệ cao hơn
nhiều so với các ngành kinh tế khác. Số lao động có ngoại ngữ tốt thường
tập trung ở đội ngũ hướng dẫn viên, đặc biệt hướng dẫn viên quốc tế.

Mặc dù chất lượng đội ngũ nhân lực có nhiều chuyển biến song vẫn
tồn tại những hạn chế: tỷ lệ lao động trong các cơ sở lưu trú, nhà hàng có tỉ
lệ lớn chưa được đào tạo bài bản dẫn đến còn thiếu kỹ năng và tính chuyên
nghiệp. Kiến thức hội nhập, ngoại ngữ, tin học; khả năng sáng tạo chưa đáp
ứng yêu cầu xã hội. Trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng, nền kinh tế
tri thức phát triển với tốc độ nhanh đòi hỏi đội ngũ nhân lực du lịch trong
vùng cần nâng cao hơn nữa khả năng làm việc, hợp tác cũng như chủ động,
sáng tạo trong chuyên môn, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng của ngành một
cách bền vững

Hình 4.2 : Hướng dân viên dẫn tour tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội
( Nguồn: Internet )

37
4.1.3. Thực trạng doanh thu ngành du lịch

Doanh thu hoạt động dịch vụ, du lịch tăng cao do số lượng khách du
lịch nội địa và quốc tế liên tục tăng trong mùa cao điểm. Khách quốc tế đến
tháng 7/2023 ước đạt hơn 1 triệu lượt người, tăng 6,5% so với tháng trước
và gấp 2,9 lần cùng kỳ năm trước; tính chung 7 tháng năm 2023, khách
quốc tế đến nước ta ước đạt hơn 6,6 triệu lượt người, gấp 6,9 lần. Như vậy,
chỉ sau 7 tháng, ngành du lịch đã đạt 83% kế hoạch cả năm về đón khách
quốc tế, nhiều khả năng sẽ sớm hoàn thành mục tiêu và còn nhiều dư địa để
tiếp tục tăng trưởng khi bước vào mùa cao điểm du lịch quốc tế cuối năm.

Tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội tháng Bảy ước đạt 388 nghìn
lượt người, tăng 4% so với tháng trước và tăng 52,6% so với cùng kỳ năm
trước, trong đó khách du lịch nội địa ước đạt 153 nghìn lượt người, tăng
2,8% so với tháng trước và tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước; khách
quốc tế ước đạt 235 nghìn lượt người, tăng 4,8% và gấp 2,2 lần. Tính
chung 7 tháng năm 2023, khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 2.609 nghìn
lượt người, gấp 2,3 lần cùng kỳ năm trước, trong đó khách du lịch nội địa
ước đạt 925 nghìn lượt người, tăng 14,5%; khách quốc tế ước đạt 1.684
nghìn lượt người, gấp 4,9 lần. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống của Hà
Nội tháng 7/2023 ước đạt 8,9 nghìn tỷ đồng, tăng 1,7% so với tháng trước
và tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu du lịch lữ hành đạt 1,7
nghìn tỷ đồng, tăng 1,8% và tăng 31,6%. Tính chung 7 tháng năm 2023,
doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 55,9 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1% so
với cùng kỳ năm 2022 (dịch vụ lưu trú tăng 24,9%; dịch vụ ăn uống tăng
8,8%); doanh thu du lịch lữ hành đạt 10,7 nghìn tỷ đồng, tăng 89,7%.

Tháng 7 luôn là tháng cao điểm nhất về du lịch của Quảng Ninh. Để
thu hút khách du lịch, các doanh nghiệp, khách sạn, khu nghỉ dưỡng trên
địa bàn tỉnh đã nâng cao chất lượng dịch vụ và cơ sở hạ tầng, đồng thời chủ
động liên kết với các đơn vị lữ hành lớn của Việt Nam tập trung khai thác

38
thị trường trong nước với du khách phía Nam và mở rộng thị trường khách
quốc tế. Công suất phòng tại khách sạn 3 – 5 sao ước đạt trên 90%; các cơ
sở lưu trú khác ước đạt trên 80%. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống của
Quảng Ninh tháng 7/2023 ước tính tăng 39% so với cùng kỳ năm trước;
doanh thu du lịch lữ hành tăng 132,7%. Tính chung 7 tháng năm 2023,
doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống của Quảng Ninh tăng 40,6% so với cùng
kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành tăng 82,5%. Tổng lượt
khách du lịch đến Quảng Ninh tháng Bảy ước đạt 1,94 triệu lượt khách,
nâng tổng số khách du lịch đến địa phương 7 tháng năm 2023 đạt 10,8 triệu
lượt khách, tăng 54% so với cùng kỳ năm 2022.

Hoạt động du lịch, dịch vụ của Hải Phòng tiếp tục đà tăng trưởng với
doanh thu dịch vụ lưu trú tháng 7/2023 ước đạt 261,7 tỷ đồng, tăng 6,4% so
với tháng trước và tăng 13,8% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ
ăn uống ước đạt 1,9 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1% và tăng 10%; doanh thu du
lịch lữ hành ước đạt 52,3 tỷ đồng, tăng 67,7% và tăng 31,27%. Tính chung
7 tháng năm 2023, doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 1,3 nghìn tỷ đồng, tăng
13% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 11,6 nghìn
tỷ đồng, tăng 13,8%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 165,2 tỷ đồng, tăng
68,1%. Trong tháng 7/2023, các cơ sở lưu trú và lữ hành Thành phố đã
phục vụ 1,1 triệu lượt khách, tăng 6,6% so với tháng trước và tăng 9,2% so
với cùng kỳ năm trước, trong đó khách quốc tế đạt gần 91 nghìn lượt, tăng
2,6% và giảm 8,9%. Tính chung 7 tháng năm 2023, tổng lượt khách do các
cơ sở lưu trú và lữ hành phục vụ ước đạt 4,7 triệu lượt, tăng 14,1% so với
cùng kỳ năm trước, trong đó khách quốc tế đạt gần 584,1 nghìn lượt, tăng
94,8%.

39
Hình 4.3 : Du lịch Hà Nội phát triển ( Nguồn: Internet )

4.2. Một số đề xuất nhằm phát triển du lịch vùng

4.2.1. Ưu điểm và hạn chế

4.2.1.1. Một số ưu điểm

Ngành du lịch ở vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng và duyên hải
Đông Bắc góp phần đáng kể trong tổng thu nhập hàng năm, đặc biệt du lịch
được đánh giá là một trong 3 ngành kinh mũi nhọn được nhà nước chú
trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông không ngừng phát triển
đóng góp rất nhiều vào thu nhập của đất nước.

Du lịch ở vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc mang
lại nhiều cơ hội làm việc cho người lao động, đặc biệt là nhân lực lao động
nữ. Giúp những mang lại nhiều cơ hội làm việc cho người dân nông thôn,
nâng cao mức sống, tạo ra những chuyển biến tích cực cho xã hội, làm
giảm quá trình đô thị hóa.

40
Du lịch nơi đây còn hỗ trợ phát triển ngành giao thông vận tải, bưu
chính viễn thông, bảo hiểm, dịch vụ tài chính, dịch vụ vui chơi, ăn uống và
nghỉ ngơi. Tạo ra thị trường tiêu thụ văn hóa thụ động, thúc đẩy tăng
trưởng nhanh tổng sản phẩm kinh tế quốc dân.

Đồng thời giúp quảng bá du lịch văn hóa, phong tục tập quán của con
người ở Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc nói riêng cũng như
Việt nam nói chung đến với bạn bè Quốc tế, mang lại nhiều giá trị lợi ích
kinh tế và cơ hội hợp tác cho Việt Nam.

4.2.1.2. Một số hạn chế

Một là, hệ thống kết cấu hạ tầng (đặc biệt là hệ thống thu gom và xử lý
rác thải ở các khu du lịch), cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của Đồng bằng
sông Hồng mặc dù đã được quan tâm đầu tư nhưng nhìn chung còn thiếu,
chưa đồng bộ, chất lượng thấp...

Hai là, chưa có những sản phẩm du lịch mang hơi thở riêng của địa
phương, hầu hết các công ty lữ hành chỉ coi các khu, điểm du lịch ở Đồng
bằng sông Hồng là điểm dừng chân, điểm trung chuyển trên hành trình đến
những điểm du lịch khác; mặt khác, từ Đồng bằng sông Hồng cách Hà Nội
không xa, nên phần lớn khách lựa chọn lưu trú ở Hà Nội - nơi có các điều
kiện về dịch vụ tốt hơn, trong khi đó Đồng bằng sông Hồng chưa có nhiều
dịch vụ du lịch bổ sung có chất lượng để hấp dẫn khách du lịch lưu trú dài
ngày...

Ba là, chưa chủ động tạo ra sự liên kết trong du lịch với các địa
phương và các tỉnh khác dẫn tới hạn chế nguồn khách du lịch quốc tế đến
vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, đặc biệt từ Hà Nội.

41
4.2.2. Một số đề xuất

Để thúc đẩy sự phát triển du lịch tại vùng Đồng bằng sông Hồng và
duyên hải Đông Bắc, cần tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh
vực du lịch. Tập trung cải cách hành chính và nâng cao hiệu quả của cơ
quan quản lý du lịch tại địa phương, phối họp chặt chẽ giữa các ngành liên
quan. Quy chế và quy chuẩn cần được xây dựng để bảo vệ tài nguyên du
lịch và tăng cường tuyên truyền giáo dục người dân về quan điểm phát triển
bền vững. Đây là một công việc đòi hỏi cần có sự phối họp chặt chẽ giữa
các ngành khác nhau, không chỉ riêng ngành Du lịch.

Tăng cường liên kết, xúc tiến, quảng bá du lịch, phát triển thị trường
du lịch. Để phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải
Đông Bắc, cần tập trung đầu tư nguồn kinh phí vào công tác xúc tiến và
quảng bá, đồng thời, mở rộng xã hội hóa công tác này để khuyến khích các
doanh nghiệp tích cực tham gia và quảng bá cho hình ảnh du lịch chung
của vùng. Việc xác định đúng đán các ưu tiên phát triển thị trường khách
du lịch là rất quan trọng. Vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông
Bắc cần tập trung vào thị trường khách du lịch nội địa và kiều bào Việt
Nam trên thế giới. Đối với thị trường quốc tế, cần tận dụng đường bay quốc
tế để chú trọng vào các thị trường lớn, như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan
(Trung Quốc), Trung Quốc các nước Đông Nam Á, Bác Mỹ và một số
nước châu Âu. Ngoài ra, cần nghiên cứu khả năng tiếp cận và phát triển thị
trường Trung Đông.

Phát triển nguồn nhân lực du lịch. Trong mọi lĩnh vực, nhân lực là yếu
tố then chốt, có vai trò quyết định đến sự phát triển bền vững của một
ngành và với ngành Du lịch cũng không phải là ngoại lệ. Vì vậy, để bảo
đảm phát triển bền vững lâu dài cho ngành Du lịch, cần xây dựng một đội
ngũ cán bộ quản lý với phẩm chất tốt, năng lực tổ chức và điều hành theo

42
mục tiêu bền vững, hiểu biết về môi trường, quan hệ giữa môi trường và
phát triển kinh tế - xã hội, chính sách phát triển bền vững của Nhà nước
trong lĩnh vực du lịch. Cần tính toán nhu cầu về số lượng cán bộ quản lý về
du lịch cho từng thời kỳ và cấp độ để xây dựng quy hoạch và kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng với nhiều hình thức thích họp, bao gồm cả ngán hạn và dài
hạn, trong nước và ngoài nước.

Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch. Trong đó, xác định
chất lượng sản phẩm du lịch là yếu tố cạnh tranh quan trọng và bảo đảm
kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm mới từ đầu. Các sản phẩm, dịch vụ
du lịch hiện có cần được cải thiện và nâng cao chất lượng, đồng thòi, cần
thực hiện các khảo sát, thu thập ý kiến đánh giá về sản phẩm, dịch vụ du
lịch tại vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc và tiếp thu các
góp ý để tăng cường chất lượng.

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Cần học hỏi từ các địa phưong trong
và ngoài nước, sử dụng các kinh nghiệm của họ để xây dựng các sản phẩm
và dịch vụ mới phù họp vói nhu cầu của khách du lịch. Điều quan trọng là
phải tiếp cận khách du lịch và láng nghe ý kiến của họ thông qua các cuộc
khảo sát, từ đó, phát triển các sản phẩm và dịch vụ du lịch vùng Đồng bằng
sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

Cần phát triển hệ thống cơ sở vật chất và kỹ thuật phục vụ du lịch đáp
ứng đầy đủ nhu cầu của khách du lịch với chất lượng cao, tiện nghi, hiệu
quả và đồng bộ. Xây dựng hệ thống khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú, nhà
hàng, tư vấn du lịch, đặt giữ chỗ, đại lý, hướng dẫn và phương tiện vận
chuyển khách du lịch. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sở hữu, phương
thức kinh doanh. Áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, vào kinh doanh và
phục vụ du lịch để tăng cường quản lý và tham gia hệ thống đặt phòng và

43
thanh toán quốc tế của các cơ sở lưu trú. Cần hiện đại hóa hệ thống cơ sở
lưu trú để tăng cường tiện nghi và chất lượng dịch vụ phục vụ thị trường.

Hình 4.4 : Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch ( Nguồn: Internet )

Hình 4.5 : Làm mới các sản phẩm du lịch ( Nguồn: Internet )

44
Kết luận

Ngày nay, du lịch đã trở thành ngành kinh tế có sự phát triển mạnh
trên thế giới vói tiềm năng và những đóng góp to lớn trên nhiều phương
diện của nó. Du lịch tạo công ăn việc làm, tăng ngân sách, góp phần mạnh
mẽ cho phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, khu vực, địa phương, là công
cụ đác lực để xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy phát triển văn hóa - xã hội.
Bên cạnh đó, du lịch cũng có những tác động tiêu cực không nhỏ đối với
môi trường, xã hội và cả nền kinh tế. Yêu cầu đặt ra đối với các quốc gia,
các nền kinh tế trên thế giới là nghiên cứu để có thể hướng đến sự phát
triển bền vững du lịch, đạt hiệu quả trên cả ba mặt: kinh tế - xã hội và bảo
vệ tài nguyên, môi trường. Chính vì vậy, phát triển bền vững du lịch là
hướng đi đúng đắn của ngành Du lịch Việt Nam cũng như của các nước
trên thế giới.

45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[ 1 ] Nguồn: Phạm Khương - http://www.vietnam-tourism.com.

[ 2 ] Nguồn: https://bvhttdl.gov.vn/quy-hoach-tong-the-phat-trien-du-lich-
vung-dong-bang-song-hong-va-duyen-hai-dong-bac-den-nam-2020-
tam-nhin-den-nam-2030-9764.htm

[ 3 ] Nguồn: Giang Tran - https://prezi.com/jldo3pfthwcb/ong-bang-


song-hong-duyen-hai-ong-bac.

[ 4 ] Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/
Vùng_đồng_bằng_sông_Hồng_và_duyên_hải_Đông_Bắc.

[ 5 ] Nguồn: Nguyễn Quốc Kỳ. Du lịch Việt Nam: Cơ hội và thách thức.
Tạp chí Du lịch Việt Nam (số 10), 12/2018.

[ 6 ] Nguồn: Tổng cục Du lịch (Trung tâm Thông tin du lịch). Sốliệu thống
kê chủyếu ngành dulịch,giai đoạn 2000 - 2012. H. NXB Thanh Niên,
2022.

[ 7 ] Nguồn: Cơsở dữ liệu ngành Du lịch. http://vietnamtourism.gov.vn

[ 8 ] Nguồn: Đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển du
lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ngày
23/12/2015. http://vietnamtourism.gov.vn.

46

You might also like