You are on page 1of 16

ÔN TẬP BÀI 5, 6, 8, 9

BÀI 5: NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
Câu 1 (MH-2018). Ở sinh vật nhân thực, nhiễm sắc thể được cấu trúc bởi 2 thành phần chủ yếu là:
A. ADN và prôtêin histôn. B. ADN và mARN.
C. ADN và tARN. D. ARN và prôtêin
Câu 2 (MH-2017-LẦN 2). Cho các bước quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố
định:
I. Đặt tiêu bản lên kính hiển vi.
II. Quan sát tiêu bản dưới vật kính 40x.
III. Quan sát tiêu bản dưới vật kính 10x.
Thứ tự đúng của các bước trên là:
A. I → II → III. B. I → III → II. C. II → I → III. D. II → III → I.
Câu 3 (MH-2017-LẦN 2). Các mức xoắn trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm
sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực được kí hiệu là 1, 2, 3 trong hình 1. Các
số 1, 2, 3 lần lượt là
A. sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn), sợi chất nhiễm sắc, sợi cơ bản.
B. sợi chất nhiễm sắc, sợi cơ bản, sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn).
C. sợi cơ bản, sợi chất nhiễm sắc, sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn).
D. sợi cơ bản, sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn), sợi chất nhiễm sắc.
Câu 4 (MH-2017-LẦN 2). Hình 2 mô tả dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
nào sau đây?
A. Đảo đoạn. B. Chuyển đoạn. C. Lặp đoạn. D.
Mất đoạn.

Câu 1 (MH - 2019): Khi nói về đột biến lặp đoạn NST, phát biểu nào sau đây sai?

A. Đột biến lặp đoạn làm tăng số lượng gen trên 1 NST.
B. Đột biến lặp đoạn luôn có lợi cho thể đột biến.
C. Đột biến lặp đoạn có thể làm cho 2 alen của 1 gen cùng nằm trên 1 NST.
D. Đột biến lặp đoạn có thể dẫn đến lặp gen, tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo ra các gen mới.

Câu 2 (MH - 2019): Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Giả sử có 1 thể đột biến của loài này chỉ bị
đột biến mất đoạn nhỏ không chứa tâm động ở 1 NST thuộc cặp số 5. Cho biết không phát sinh đột
biến mới, thể đột biến này giảm phân bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Theo lí thuyết, có bao
nhiêu phát biểu sau đây đúng về thể đột biến này?

I. Giao tử được tạo ra từ thể đột biến này có 12 NST.


II. Mức độ biểu hiện của tất cả các gen trên NST số 5 đều tăng lên.
III. Trong tổng số giao tử được tạo ra có 50% số giao tử không mang NST đột biến.
IV. Tất cả các gen còn lại trên NST số 5 đều không có khả năng nhân đôi.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 3 (MH - 2020): Dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi trình tự phân bố các gen nhưng không làm thay
đổi chiều dài của NST?
A. Đảo đoạn NST. B. Mất đoạn NST.
C. Thêm 1 cặp nuclêôtit. D. Mất 1 cặp nuclêôtit.

Câu (MH 2021) 1: Dạng đột biến NST nào sau đây làm thay đổi cấu trúc NST?
A. Lệch bội. B. Chuyển đoạn. C. Đa bội. D. Dị đa bội.
Câu 5 (MH-2017-LẦN 2). Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật có vú, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục mà không có ở tế bào xôma.
B. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ mang các gen quy định giới tính.
C. Các gen nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính Y được di truyền 100% cho giới XY.
D. Các gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X chỉ truyền cho giới XX.
Câu 6 (MH-2017-LẦN 2). Các vùng trên mỗi nhiễm sắc thể của cặp nhiễm sắc
thể giới tính XY ở người được ký hiệu bằng các chữ số La Mã từ I đến VI trong
hình 3. Trong cặp nhiễm sắc thể giới tính này, vùng tương đồng giữa nhiễm sắc
thể X và nhiễm sắc thể Y gồm các vùng nào sau đây?
A. I và IV; II và V. B. II và IV; III và V.
C. I và V; II và VI. D. I và IV; III và VI.
Câu 1(2017). Khi nói về hậu quả của đột biến nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau
đây sai?

1
A. Đột biến chuyển đoạn có thể làm cho gen chuyển từ nhiễm sắc thể này sang nhiễm sắc thể khác.
B. Đột biến đảo đoạn làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
C. Đột biến lặp đoạn làm tăng chiều dài của nhiễm sắc thể.
D. Đột biến mất đoạn làm giảm chiều dài của nhiễm sắc thể.
Câu 2(2017). Khi nói về đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây sai?
A. Đột biến lặp đoạn dẫn đến lặp gen, tạo điều kiện cho đột biến gen.
B. Đột biến lặp đoạn luôn làm tăng khả năng sinh sản của thể đột biến.
C. Đột biến lặp đoạn làm tăng chiều dài của nhiễm sắc thể.
D. Đột biến lặp đoạn có thể có hại cho thể đột biến.
Câu 1 (2018): Một loài thực vật, xét 6 gen mã hóa 6 chuỗi pôlipeptit nằm trên đoạn không chứa tâm động
của một nhiễm sắc thể. Từ đầu mút nhiễm sắc thể, các gen này sắp xếp theo thứ tự: M, N, P, Q, S, T. Theo lí
thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen M sẽ làm thay đổi trình tự côđon của các phân tử mARN được
phiên mã từ các gen N, P, Q, S và T.
II. Nếu xảy ra đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể làm cho gen N chuyển vào vị trí giữa gen S và gen T thì
có thể làm thay đổi mức độ hoạt động của gen N.
III. Nếu xảy ra đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể chứa gen N và gen P thì luôn có hại cho thể đột biến.
IV. Nếu xảy ra đột biến điểm ở gen S thì có thể không làm thay đổi thành phần các loại nuclêôtit của gen
này.
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 2 (2018): Một loài thực vật, xét 6 gen mã hóa 6 chuỗi pôlipeptit nằm trên đoạn không chứa tâm động
của một nhiễm sắc thể. Từ đầu mút nhiễm sắc thể, các gen này sắp xếp theo thứ tự: M, N, P, Q, S, T. Theo
lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen M sẽ làm thay đổi trình tự côđon của các phân tử mARN được
phiên mã từ các gen N, P, Q, S và T.
II. Nếu xảy ra đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể làm cho gen N chuyển vào vị trí giữa gen S và gen T thì
có thể làm thay đổi mức độ hoạt động của gen N.
III. Nếu xảy ra đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể chứa gen N và gen P thì có thể tạo điều kiện cho đột biến
gen, tạo nên các gen mới.
IV. Nếu xảy ra đột biến điểm ở gen S thì luôn làm thay đổi thành phần các loại nuclêôtit của gen này.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 3 (2018): Một loài thực vật, xét 6 gen mã hóa 6 chuỗi pôlipeptit nằm trên đoạn không chứa tâm động
của một nhiễm sắc thể. Từ đầu mút nhiễm sắc thể, các gen này sắp xếp theo thứ tự: M, N, P, Q, S, T. Theo lí
thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen M sẽ làm thay đổi trình tự côđon của các phân tử mARN được
phiên mã từ các gen N, P, Q, S và T.
II. Nếu xảy ra đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể làm cho gen N chuyển vào vị trí giữa gen S và gen T thì
có thể làm thay đổi mức độ hoạt động của gen N.
III. Nếu xảy ra đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể chứa gen N và gen P thì có thể tạo điều kiện cho đột biến
gen, tạo nên các gen mới.
IV. Nếu xảy ra đột biến điểm ở gen S thì có thể không làm thay đổi thành phần các loại nuclêôtit của gen
này.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 4 (2018): Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên một nhiễm sắc thể.
II. Đột biến chuyển đoạn giữa 2 nhiễm sắc thể không tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết.
III. Có thể gây đột biến mất đoạn nhỏ để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn.
IV. Đột biến lặp đoạn có thể làm cho hai alen của một gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể.
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 5 (2018): Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến mất đoạn lớn thường gây hậu quả nghiêm trọng hơn so với đột biến lặp đoạn.
II. Đột biến đảo đoạn được sử dụng để chuyển gen từ nhiễm sắc thể này sang nhiễm sắc thể khác.
III. Đột biến mất đoạn thường làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
IV. Đột biến lặp đoạn có thể làm cho 2 alen của một gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể.
A. 3 B. 4 C. 1 D. 2.
Câu 1 (2019): Dạng đột biến nào sau đây có thể làm cho 2 alen của 1 gen nằm trên cùng 1 NST?
A. Thêm 1 cặp nuclêôtit. B. Mất 1 cặp nuclêôtit.
C. Lặp đoạn NST. D. Đảo đoạn NST.
Câu 2 (2019): Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây có thể làm cho gen chuyển từ nhóm gen liên kết này
sang nhóm gen liên kết khác?
A. Lặp đoạn. B. Mất đoạn. C. Chuyển đoạn. D. Đảo đoạn.
Câu 3 (2019): Một đoạn NST bị đứt ra, đảo ngược 180º và nối lại vị trí cũ làm phát sinh đột biến
2
A. đảo đoạn. B. chuyển đoạn. C. lặp đoạn. D. mất đoạn.
Câu 4 (2019): Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể được ứng dụng để loại khỏi nhiễm
sắc thể những gen không mong muốn?
A. Lặp đoạn. B. Mất đoạn. C. Chuyển đoạn. D. Đảo đoạn.
Câu 5 (2019): Một NST có trình tự các gen là ABCDEFG.HI bị đột biến thành NST có trình tự các gen là
CDEFG.HIAB. Đây là dạng đột biến nào?
A. Chuyển đoạn. B. Lặp đoạn. C. Đảo đoạn. D. Mất đoạn.
Câu 6 (2019): Một NST có trình tự các gen là ABCDEFG.HI bị đột biến thành NST có trình tự các gen là
CDEFG.HI Đây là dạng đột biến nào?
A. Mất đoạn. B. Chuyển đoạn. C. Đảo đoạn. D. Lặp đoạn.
Câu 7 (2019): Một NST có trình tự các gen là ABCDEFG.HI bị đột biến thành NST có trình tự các gen là
ABCBCDEFG.HI. Đây là dạng đột biến nào?
A. Lặp đoạn. B. Mất đoạn. C. Đảo đoạn. D. Chuyển đoạn.
Câu 8 (2019): Một NST có trình tự các gen là ABCDEFG●HI bị đột biến thành NST có trình tự các gen là
ADCBEFG●HI. Đây là dạng đột biến nào?
A. Mất đoạn. B. Lặp đoạn. C. Chuyển đoạn. D. Đảo đoạn.
Câu 4 (2020): Dạng đột biến NST nào sau đây làm thay đổi cấu trúc NST?
A. Đa bội. B. Lệch bội. C. Chuyển đoạn. D. Di da bội.
Câu 5 (2020): Dạng đột biến NST nào sau đây làm thay đổi cấu trúc NST?
A. Đa bội. B. Lệch bội. C. Dị đa bội. D. Lặp đoạn.
Câu 6 (2020): Dạng đột biến NST nào sau đây làm thay đổi cấu trúc NST?
A. Đa bội. B. Lệch bội. C. Dị đa bội. D. Đảo đoạn.
Câu 1 (2021): Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây có thể dẫn đến lặp gen tạo điều kiện cho đột biển
gen?
A. Mất đoạn. B. Lặp đoạn. C. Chuyển đoạn. D. Đảo đoạn.
Câu 2 (2021): Một gen vốn đang hoạt động nay chuyển đến vị trí mới có thể không hoạt động hoặc giảm
mức độ hoạt động là hệ quả của đột biến nào sau đây?
Lệch bội. B. Dị đa bội. C. Đảo đoạn NST. D.Tự đa bội.
Câu 3 (2021): Một đoạn NST nào đó đứt ra rồi đảo ngược 180o và nối lại làm phát sinh đột biến:
A. mất đoạn NST. B. đảo đoạn NST. C. tự đa bội. D. dị đa bội.

Câu 4 (2021): Sự trao đổi đoạn giữa 2 NST không tương đồng làm phát sinh đột biến
A. chuyển đoạn NST. B. đảo đoạn NST. C. lệch bội. D. đa bội.

BÀI 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ


Câu 1 (MH-2017-LẦN 1).
Hình 1 là ảnh chụp bộ nhiễm sắc thể bất thường ở một người.
Người mang bộ nhiễm sắc thể này
A. mắc hội chứng Claiphentơ.
B. mắc hội chứng Đao.
C. mắc hội chứng Tớcnơ.
D. mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.

Câu 2 (MH-2017-LẦN 1). Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sự không phân li của 1 nhiễm sắc thể trong nguyên phân của tế bào xôma ở một cơ thể luôn tạo ra thể ba.
B. Thể lệch bội có hàm lượng ADN trong nhân tế bào tăng lên gấp bội.
C. Sử dụng cônsixin để ức chế quá trình hình thành thoi phân bào có thể gây đột biến đa bội ở thực vật.
D. Các thể đa bội đều không có khả năng sinh sản hữu tính.
Câu 3 (MH-2018). Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Có bao nhiêu dạng đột biến sau đây làm thay
đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào của thể đột biến?
I. Đột biến đa bội.
II. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.
III. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.
IV. Đột biến lệch bội dạng thể một.
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 4 (MH-2017-LẦN 2). Đậu Hà Lan có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Tế bào sinh dưỡng của thể
ba thuộc loài này có bao nhiêu nhiễm sắc thể?
A. 13. B. 15. C. 21. D. 42.

3
Câu 5 (MH-2017-LẦN 2). Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Giả sử đột biến làm
phát sinh thể một ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu dạng thể một khác nhau
thuộc loài này?
A. 12. B. 24. C. 25. D. 23.

Câu 1 (MH - 2019): Dạng đột biến nào sau đây làm tăng số lượng alen của 1 gen trong tế bào nhưng
không làm xuất hiện alen mới?

A. Đột biến gen. B. Đột biến tự đa bội.


C. Đột biến đảo đoạn NST. D. Đột biến chuyển đoạn trong 1 NST.

Câu 2 (MH - 2019): Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen AaBb, có một số tế bào xảy ra sự
không phân li của tất cả các cặp NST ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, tạo ra các giao
tử đột biến. Nếu giao tử đột biến này kết hợp với giao tử Ab thì tạo thành hợp tử có kiểu gen nào sau
đây?

A. AAaBbb. B. AaaBBb. C. AAaBBb. D. AaaBbb.


Câu 3 (MH - 2020): Một loài thực vật, xét 2 cặp NST kí hiệu là D, d và E, e. Cơ thể có bộ NST nào sau đây
là thể một?
A. DEE. B. DDdEe. C. Ddeee. D. DdEe.
Câu 4 (MH - 2020): Ở thực vật, thể ba mang bộ NST nào sau đây?
A. 2n - 1. B. N. C. 2n + 1. D. 3n.
Câu 5 (MH - 2020): Phép lai P: cây tứ bội Aaaa cây tứ bội Aaaa, thu được F1. Cho biết cây tứ bội giảm phân
chỉ cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, ở F1 kiểu gen AAaa chiếm tỉ lệ
A. 1/2. B. 3/4. C. 2/3. D. 1/4.
Câu 6 (MH - 2020) : Một loài thực vật có bộ NST 2n = 6. Xét 3 cặp gen (A, a; B, b và D, d) phân li độc lập.
Cho các phát biểu sau:
I. Các thể lưỡng bội của loài này có thể có tối đa 27 loại kiểu gen.
II. Các thể ba của loài này có thể có các kiểu gen: AaaBbDd, AABBbDd, aaBBDdd.
III. Các thể tam bội phát sinh từ loài này có tối đa 125 loại kiểu gen.
IV. Các thể một của loài này có tối đa 108 loại kiểu gen.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu trên?
A. 3 B. 4 C. 1 D. 2
Câu (MH 2021) 1: Một loài thực vật, xét 2 cặp NST kí hiệu là A, a và B, b. Cơ thể nào sau đây là thể một?
A. AaB. B. AaBb. C. AaBbb. D. AaBB.
Câu (MH 2021) 2: Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể ba?
A. Giao tử n kết hợp với giao tử n + 1. B. Giao tử n kết hợp với giao tử n - 1.
C. Giao tử 2n kết hợp với giao tử 2n. D. Giao tử n kết hợp với giao tử 2n.
Câu 1(2017). Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Thể một thuộc loài này có bộ nhiễm sắc
thể là
A. n+1. B. n-1. C. 2n-l. D. 2n+1.
Câu 2(2017). Một loài sinh vật cổ bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài
này có bộ nhiễm sắc thể là
A. 2n -1. B. 2n+1. C. n-l. D. n+1.
Câu 3(2017). Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Cây tứ bội được phát sinh từ loài này có
bộ nhiễm sắc thể là
A. 4n. B. n. C. 2n. D. 3n.
Câu 4(2017). Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Cây tam bội được phát sinh từ loài này
có bộ nhiễm sắc thể là
A. 4n. B. 2n +1. C. 3n. D. 2n-l.
Câu 5(2017). Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Cây tứ bội được phát sinh từ loài này có
bộ nhiễm sắc thể là
A. 4n. B. 2n. C. n. D. 3n.
Câu 6(2017). Người mắc hội chứng bệnh nào sau đây là thể một?
A. Hội chứng AIDS. B. Hội chứng Đao.
C. Hội chứng Tơcnơ. D. Hội chứng Claiphentơ.
Câu 7(2017). Ở người, hội chứng bệnh nào sau đây chỉ xuất hiện ở nữ giới?
A. Hội chứng Claiphentơ. B. Hội chứng AIDS.
C. Hội chứng Tơcnơ. D. Hội chứng Đao.
Câu 8(2017). Ở người, bệnh hoặc hội chứng bệnh nào sau đây do đột biến nhiễm sắc thể gây nên?
A. Bệnh bạch tạng. B. Bệnh máu khó đông.
C. Bệnh mù màu đỏ - xanh lục. D. Hội chứng Đao.

4
Câu 9(2017). Một loài thực vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể
có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể một?
I. AaBbDdEe. II. AaBbdEe. III. AaBbDddEe.
IV. AaBbDdEee. V. AaBbDde. VI. AaaBbDdEe.
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3
Câu 10(2017). Một loài động vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể
có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể ba?
I. AaaBbDdEe. II. ABbDdEe. III. AaBBbDdEe.
IV. AaBbDdEe. V. AaBbDdEEe. VI. AaBbDddEe.
A.4. B.2. C.3. D. 5.
Câu 11(2017). Một loài động vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể
có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể ba?
I. AaaBbDdEe. II. ABbDdEe III. AaBBbDdEe.
IV. AaBbDdEe. V. AaBbdEe. VI. AaBbDdE.
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 12(2017). Một loài thực vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cá thể
có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể một?
I. AaBbDdEe. II. AaBbdEe. III. AaBbDddEe.
IV. ABbDdEe. V. AaBbDde. VI. AaBDdEe.
A. 1. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 13(2017). Một loài động vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể
có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể ba?
I. AaaBbDdEe. II. ABbDdEe. III. AaBBbDdEe.
IV. AaBbDdEe. V. AaBbDdEEe. VI. AaBbDddEe.
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 1 (2018): Thể đột biến nào sau đây có thể được hình thành do sự không phân li của tất cả các nhiễm sắc
thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử lưỡng bội?
A. Thể tứ bội. B. Thể ba. C. Thể một. D. Thể tam bội.
Câu 2 (2018): Thể đột biến nào sau đây có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa giao tử đơn bội với giao
tử lưỡng bội?
A. Thể ba. B. Thể tứ bội. C. Thể tam bội. D. Thể một.
Câu 3 (2018): Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà
được giải thích bằng chuổi các sự kiện như sau:
1. Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n
2. Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n
3. Cơ thể 3n giảm phân bất thường cho giao tử 2n
4. Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội
5. Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n
Thứ tự chính xác là:
A. 5 → 1 → 4. B. 4 → 3 → 1. C. 3 → 1 → 4. D. 1 → 3 → 4.
Câu 4 (2018): Khi nói về thể đa bội ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
II. Thể dị đa bội có thể được hình thành nhờ lai xa kèm đa bội hóa.
III. Thể đa bội có thể được hình thành do sự không phân ly của tất cả các NST trong lần nguyên phân đầu
tiên của hợp tử.
IV. Dị đa bội là dạng đột biến làm tăng số nguyên lần bộ NST đơn bội của loài.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 1 (2019): Thể đột biến nào sau đây đuợc tạo ra nhờ lai xa kết hợp với đa bội hóa?
A. Thể song nhị bội. B. Thể tam bội. C. Thể tứ bội. D. Thể ba.
Câu 2 (2019): Cơ thể sinh vật có bộ NST nào sau đây là thể tự đa bội chẵn?
A. 4n. B. 2n-l. C. 2n+l. D. 3n.
Câu 3 (2019): Cơ thể sinh vật có bộ NST gồm 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau được gọi là
A. thể tam bội. B. thể một. C. thể dị đa bội. D. thể ba.
Câu 4 (2019): Thể đột biến nào sau đây có bộ NST 2n + 1?
A. Thể một. B. Thể tứ bội. C. Thể tam bội. D. Thể ba.
Câu 5 (2019): Một loài thực vật, tiến hành phép lai P: AAbb x aaBB, thu được các hợp tử lưỡng bội. Xử lí
các hợp tử này bằng cônsixin để tạo các hợp tử tứ bội. Biết rằng hiệu quả gây tứ bội là 36%; các hợp tử đều
phát triển thành các cây F1; các cây F1 đều giảm phân tạo giao tử, các cây tứ bội chỉ tạo giao tử lưỡng bội.
Theo lí thuyết, giao tử có 1 alen trội của F1 chiếm tỉ lệ
A. 32%. B. 22%. C. 40%. D. 34%.
Câu 6 (2019): Một loài thực vật, tiến hành phép lai P: AAbb × aaBB thu được các hợp tử lưỡng bội. Xử lí
các hợp tử này bằng cônsixin đề tạo các hợp tử tứ bội. Biết rằng hiệu quả gây tứ bội là 36%; các hợp tử đều
5
phát triển thành các cây F1, các cây F1 đều giảm phân tạo giao tử, các cây tứ bội chỉ tạo giao tử lưỡng bội.
Theo lí thuyết, giao tử có 2 alen trội của F1 chiếm tỉ lệ
A. 40%. B. 32%. C. 34%. D. 22%.
Câu 7 (2019): Một loài thực vật, tiến hành phép lai P: AAbb x aaBB, thu được các hợp tử lưỡng bội. Xử lí
các hợp từ này băng cônsixin để tạo các hợp tử tứ bội. Biết rằng hiệu quả gây tứ bội là 36%; các hợp tử đều
phát triên thành các cây F1; các cây F1 đều giảm phân tạo giao tử, các cây tứ bội chỉ tạo giao tử lưỡng bội.
Theo lí thuyết, giao tử gồm toàn alen lặn của F1 chiếm tỉ lệ:
A. 34%. B. 32%. C. 17%. D. 22%.
Câu 8 (2019): Một loài thực vật, tiến hành phép lai P: AAbb × aaBB, thu được các hợp tử lưỡng bội. Xử lí
các hợp tử này bằng consixin để tạo các hợp tử tứ bội. Biết rằng hiệu quả gây tứ bội là 36%; các hợp tử đều
phát triển thành các cây F1; các cây F1 đều giảm phân tạo giao tử, các cây tứ bội chỉ tạo giao tử lưỡng bội.
Theo lí thuyết, giao tử có 1 alen trội của F1 chiếm tỉ lệ
A. 34%. B. 17%. C. 22%. D. 32%.
Câu 1 (2020): Một loài thực vật có bộ NST 2n, hợp tử mang bộ NST 4n có thể phát triển thành thể đột biến nào
sau đây?
A. Thể ba. B. Thế một. C. Thể tứ bội. D. Thể tam bội.
Câu 2 (2020): Một loài thực vật có bộ NST 2n, hợp tử mang bộ NST (2n – 1) có thể phát triển thành
thể đột biến nào sau đây?
A. Thể một. B. Thể ba. C. Thể tam bội. D. Thể tứ bội.
Câu 3 (2020): Một loài thực vật có bộ NST 2n, hợp tử mang bộ NST 3n có thể phát triển thành thể đột biến
nào sau đây?
A. Thể tam bội. B. Thể tứ bội. C. Thể một. D. Thể ba.
Câu 1 (2021): Theo lý thuyết, bằng phương pháp gây đột biến tự đa bội, từ các tế bào thực vật có kiểu gen
DD, Dd và dd không tạo ra được tế bào tứ bội có kiểu gen nào sau đây?
A. dddd. B. DDDD. C. DDDd. D. DDdd.

Câu 2 (2021): Giả sử 1 loài sinh vật có bộ NST 2n = 8; các cặp NST được kí hiệu là A, a; B, b; D, d và E, e.
Cá thể có bộ NST nào sau đây là thể ba?
A. AABbddee. B. AabDdEe. C. AaaBbDdee. D. aaBbddee.
Câu 3 (2021): Theo lí thuyết, bằng phương pháp gây đột biến tự đa bội, từ các tế bào thực vật có kiểu gen
BB, Bb và bb không tạo ra được tế bào tứ bội có kiểu gen nào sau đây?
A.BBBB. B.BBbb. C.bbbb. D.BBBb.
Câu 4 (2021): Giả sử 1 loài sinh vật có bộ NST 2n = 8, các cặp NST được kí hiệu là A,a; B,b; D,d và E,e. Cá
thể có bộ NST nào sau đây là thể một?
A.AabbbDdee. B.AaBbDEe. C.Aabbdddee. D.AabbddEe.
Câu 5 (2021): Theo lí thuyết, bằng phương pháp gây đột biến tự đa bội, từ các tế bào thực vật có kiểu gen
AA, Aa, aa không tạo ra được tế bào tứ bội có kiểu gen nào sau đây?
A. Aaaa. B. AAaa. C. aaaa. D. AAAA.
Câu 6 (2021): Giả sử 1 loài sinh vật có bộ NST 2n=8; các cặp NST được kí hiệu A, a; B, b; D, d và E, e. Cá
thể có bộ NST nào sau đây là thể ba?
A. AaBbDdEe. B. AabbDdEe. C. AaBbDEe. D. AaBbDdEEe.
Câu 7 (2021): Theo lí thuyết, bằng phương pháp gây đột biến tự đa bội, từ các tế bào thực vật có kiểu gen
BB, Bb và bb không tạo ra được các tế bào tứ bội có kiểu gen nào sau đây?
A. bbbb. B. Bbbb. C. BBBB. D. BBbb.

Câu 8 (2021): Giả sử 1 loài sinh vật có bộ NST 2n = 8; các cặp NST được kí hiệu là A, a; B, b; D, d và E; e.
Cá thể có bộ NST nào sau đây là thể một?
A. aaBBDdEe. B. AaBDdEe. C. AAbbDdee. D. AAabbddee.

6
CHUYÊN ĐỀ III. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
BÀI 8: QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI.
Câu 1 (MH-2017-LẦN 2). Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy
định thân thấp. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có cả cây
thân cao và cây thân thấp?
A. Aa × Aa. B. Aa × AA. C. AA × aa. D. aa × aa.
Câu 2 (MH-2017-LẦN 2). Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả
vàng. Biết rằng thể tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Cho giao
phấn hai cây cà chua tứ bội (P) với nhau, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 75% cây quả đỏ : 25%
cây quả vàng. Kiểu gen của P là
A. AAaa × aaaa. B. AAaa × Aaaa. C. Aaaa × Aaaa. D. AAaa × AAaa.
Câu 3 (MH-2017-LẦN 2). Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định
thân thấp. Cho cây thân cao thuần chủng giao phấn với cây thân thấp (P), thu được F1. Cho các cây F1 giao
phấn với nhau, thu được F2. Cho các cây F2 tự thụ phấn, thu được F3. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo
lí thuyết, F3 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ
A. 3 cây thân cao : 1 cây thân thấp. B. 5 cây thân cao : 3 cây thân thấp.
C. 3 cây thân cao : 5 cây thân thấp. D. 1 cây thân cao : 1 cây thân thấp.
Câu 1 (MH - 2019): Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 1 loại kiểu gen?
A. AA × Aa. B. AA × aa. C. Aa × Aa. D. Aa × aa.

Câu 2 (MH - 2019): Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1 ?
A. AA × AA. B. Aa × aa. C. Aa × Aa. D. AA × aa
Câu 3 (MH - 2019): Cho biết alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng.
Theo lí thuyết, phép lai giữa các cây có kiểu gen nào sau đây tạo ra đời con có 2 loại kiểu hình?
A. Dd × Dd. B. DD × dd. C. dd × dd. D. DD × DD.

Câu 4 (MH - 2019): Ở đậu Hà Lan, alen quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen quy định hoa
trắng. Trong thí nghiệm thực hành lai giống, một nhóm học sinh đã lấy tất cả các hạt phấn của 1 cây
đậu hoa đỏ thụ phấn cho 1 cây đậu hoa đỏ khác. Theo lí thuyết, dự đoán nào sau đây sai?

A. Đời con có thể có 1 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình.


B. Đời con có thể có 2 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình.
C. Đời con có thể có 3 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình.
D. Đời con có thể có 2 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình.
Câu 5 (MH - 2020): Cho biết alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Theo
lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 3:1?
A. Bb × Bb. B. Bb × bb. C. BB × Bb. D. BB × bb.
Câu (MH 2021) 1: Một loài động vật, tính trạng màu mắt được quy định bởi 1 gen nằm trên NST thường có
4 alen, các alen trội là trội hoàn toàn. Tiến hành các phép lai sau:
Phép lai Thế hệ P Tỉ lệ kiểu hình ở F1 (%)
Đỏ Vàng Nâu Trắng
1 Cá thể mắt đỏ Cá thể mắt nâu 25 25 50 0
2 Cá thể mắt vàng Cá thể mắt vàng 0 75 0 25
Cho cá thể mắt nâu ở thế hệ P của phép lai 1 giao phối với 1 trong 2 cá thể mắt vàng ở thế hệ P của phép lai
2, thu được đời con. Theo lí thuyết, đời con có thể có tỉ lệ
A. 50% cá thể mắt nâu : 25% cá thể mắt vàng : 25% cá thể mắt trắng.
B. 25% cá thể mắt đỏ : 25% cá thể mắt vàng :25% cá thể mắt nâu : 25% cá thể mắt trắng.
C. 100% cá thể mắt nâu.
D. 75% cá thể mắt nâu : 25% cá thể mắt vàng.
Câu 1 (2018): Cho biết alen A trội hoàn toàn so với alen a. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con
gồm toàn cá thể có kiểu hình lặn?
A. AA × aa. B. Aa × Aa. C. aa × aa. D. Aa × aa.
Câu 2 (2018): Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1?
A. Aa × aa. B. AA × AA. C. aa × aa. D. Aa × Aa.
Câu 3 (2018): Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con chỉ có kiểu gen đồng hợp tử trội?
A. AA × Aa. B. Aa × Aa. C. Aa × aa. D. AA × AA.
Câu 4 (2018): Một loài động vật, tính trạng màu mắt do 1 gen có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy
định. Thực hiện hai phép lai, thu được kết quả sau:
- Phép lai 1: Cá thể đực mắt đỏ lai với cá thể cái mắt nâu (P), thu được F 1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1
cá thể mắt đỏ : 2 cá thể mắt nâu : 1 cá thể mắt vàng.
- Phép lai 2: Cá thể đực mắt vàng lai với cá thể cái mắt vàng (P), thu được F 1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ
3 cá thể mắt vàng : 1 cá thể mắt trắng.
Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở loài này, kiểu hình mắt đỏ được quy định bởi nhiều loại kiểu gen nhất.
II. Ở loài này, cho cá thể đực mắt nâu giao phối với các cá thể cái có kiểu hình khác, có tối đa 6 phép lai đều
thu được đời con gồm toàn cá thể mắt nâu.
III. F1 của phép lai 1 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.
IV. Cho cá thể đực mắt đỏ ở P của phép lai 1 giao phối với cá thể cái mắt vàng ở P của phép lai 2, có thể
thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 5 (2018): Một loài động vật, tính trạng màu mắt do một gen có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường
quy định. Thực hiện 2 phép lai giữa các cá thể thuộc loài này, thu được kết quả sau:
- Phép lai 1: Cá thể đực mắt đỏ lai với cá thể cái mắt nâu (P), thu được F 1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1
cá thể mắt đỏ : 2 cá thể mắt nâu : 1 cá thể mắt vàng.
- Phép lai 2: Cá thể đực mắt vàng lai với cá thể cái mắt vàng (P), thu được F 1 có kiểu hình phân li theo tỉ
lệ 3 cá thể mắt vàng : 1 cá thể mắt trắng.
Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở loài này, kiểu hình mắt đỏ được quy định bởi nhiều loại kiểu gen nhất.
II. Ở loài này, cho cá thể đực mắt nâu giao phối với các cá thể cái có kiểu hình khác, có tối đa 6 phép lai đều
thu được đời con gồm toàn cá thể mắt nâu.

8
III. F1 của phép lai 1 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
IV. Cho cá thể đực mắt đỏ ở P của phép lai 1 giao phối với cá thể cái mắt vàng ở P của phép lai 2, có thể
thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1
Câu 6 (2018): Một loài động vật, tính trạng màu mắt do một gen có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường
quy định. Thực hiện hai phép lai, thu được kết quả sau:
- Phép lai 1: Cá thể đực mắt đỏ lai với cá thể cái mắt nâu (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cá
thể mắt đỏ : 2 cá thể mắt nâu : 1 cá thể mắt vàng.
- Phép lai 2: Cá thể đực mắt vàng lai với cá thể cái mắt vàng (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3
cá thể mắt vàng : 1 cá thể mắt trắng.
Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở loài này, kiểu hình mắt nâu được quy định bởi nhiều loại kiểu gen nhất.
II. Ở loài này, cho cá thể đực mắt nâu giao phối với các cá thể cái có kiểu hình khác, có tối đa 6 phép lai đều
cho đời con gồm toàn cá thể mắt nâu.
III. F1 của phép lai 1 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
IV. Cho cá thể đực mắt đỏ ở P của phép lai 1 giao phối với cá thể cái mắt vàng ở P của phép lai 2, thu được
đời con có 75% số cá thể mắt đỏ.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 7 (2018): Một loài động vật, tính trạng màu mắt do 1 gen có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy
định. Thực hiện hai phép lai, thu được kết quả sau:
Phép lai 1: Cá thể đực mắt đỏ lai với cá thể cái mắt nâu (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cá
thể mắt đỏ : 2 cá thể mắt nâu : 1 cá thể mắt vàng.
Phép lai 2: Cá thể đực mắt vàng lai với cá thể cái mắt vàng (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3
cá thể mắt vàng : 1 cá thể mắt trắng.
Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở loài này, kiểu hình mắt nâu được quy định bởi nhiều loại kiểu gen nhất.
II. Ở loài này, cho cá thể đực mắt nâu giao phối với các cá thể cái có kiểu hình khác, có tối đa 6 phép lai đều
thu được đời con gồm toàn cá thể mắt nâu.
III. F1 của phép lai 1 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
IV. Cho cá thể đực mắt đỏ ở P của phép lai 1 giao phối với cá thể cái mắt vàng ở P của phép lai 2, có thể thu
được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 1 (2019): Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con gồm toàn kiểu gen dị hợp?
A. Aa x Aa. B. AA x aa. C. Aa x aa. D. AA x Aa.
Câu 2 (2019): Theo lí thuyết. phép lai nào sau đây cho đời con chỉ có kiểu gen đồng hợp?
A. AA × aa. B. aa × aa. C. AA × Aa. D. Aa × Aa.
Câu 3 (2019): Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 2 loại kiểu gen?
A. AA x AA. B. AA x Aa. C. Aa x Aa. D. AA x aa.
Câu 4 (2019): Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con gồm toàn kiểu gen dị hợp?
A. Aa × AA. B. Aa × Aa. C. Aa × aa. D. AA × aa.
Câu 1 (2020): Menđen phát hiện ra các quy luật di truyền khi nghiên cứu đối tượng nào sau đây?
A. Ruồi giấm. B. Chim bồ câu. C. Khoai tây. D. Đậu Hà Lan.
Câu 2 (2020): Tính trạng màu mắt ở cá kiếm do 1 gen có 2 alen quy định. Một nhóm học sinh tiến hành thí
nghiệm và ghi lại kết quả ở bảng sau:
Thế hệ Phép lại thuận Phép lại nghịch
P ♀ Cá mắt đen x ♂ Cá mắt đỏ ♀ Cá mắt đỏ x ♂ mắt đen
F1 100% cá ♀, ♂ mắt đen 100% cá ♀, ♂ mắt đen
F2 75% cá ♀, ♂ mắt đen : 25% cá ♀, ♂ mắt đỏ 75% cá ♀, ♂ mắt đen : 25% cá ♀, ♂ mắt đỏ
Trong các kết luận sau đây mà nhóm học sinh rút ra từ kết quả thí nghiệm trên, kết luận nào sai?
A. Trong tổng số cá mắt đen ở F2, có 25% sổ cá có kiểu gen đồng hợp.
B. F2 có tỉ lệ kiểu gen là 1:2:1.
C. Alen quy định mắt đen trội hoàn toàn so với alen quy định mắt đỏ.
D. Gen quy định tính trạng màu mắt nằm trên NST thường.
Câu 3 (2020): Tính trạng màu mắt ở cá kiếm do 1 gen có 2 alen quy định. Một nhóm học sinh tiến
hành thí nghiệm và ghi lại kết quả ở bảng sau:
Thế hệ Phép lai thuận Phép lai nghịch
P ♀Cá mắt đen  ♂ Cá mắt đỏ ♀Cá mắt đỏ  ♂ Cá mắt đen
F1 100% cá ♀, ♂ mắt đen 100% cá ♀, ♂ mắt đen

9
F2 75% cá ♀, ♂ mắt đen : 25% cá ♀, ♂ mắt đỏ 75% cá ♀, ♂ mắt đen : 25% cá ♀, ♂ mắt đỏ
Trong các kết luận sau đây mà nhóm học sinh rút ra từ kết quả thí nghiệm trên, kết luận nào sai?
A. Gen quy định tình trạng màu mắt nằm trên NST thường.
B. Alen quy định mắt đen trội hoàn toàn so với alen quy định mắt đỏ.
C. F2 có tỉ lệ kiểu gen là 1: 2: 1.
D. Trong tổng số cá mắt đen ở F2, có 50% số cá có kiểu gen dị hợp.
Câu 1 (2021): Ở đậu Hà Lan, alen quy định kiểu hình thân cao và alen quy định kiểu hình nào sau đây được
gọi là 1 cặp alen?
A. Hoa đỏ. B. Hạt vàng. C. Hạt nhăn. D. Thân thấp.
Câu 2 (2021): Ở đậu Hà Lan, alen quy định kiểu hình hạt vàng và alen quy định kiểu hình nào sau đây được
gọi là 1 cặp alen?
A. Quả vàng. B. Hoa trắng. C. Hạt xanh. D. Thân thấp.

Câu 3 (2021): Ở đậu Hà Lan, alen quy định kiểu hình hoa đỏ và alen quy định kiểu hình nào sau đây được
gọi là 1 cặp alen?
A. Hoa trắng. B. Thân cao. C. Quả vàng. D. Hạt trơn.
Câu 4 (2021): Ở đậu Hà lan, alen quy định hạt trơn và alen quy định kiểu hình nào sau đây được gọi là 1 cặp
alen?
A.Quả vàng. B.Thân cao. C.Hạt nhăn. D.Hoa trắng.
Câu 5 (2021): Nhà khoa học nào sau đây đưa ra giả thuyết các nhân tố di truyền của bố và mẹ tồn tại trong
tế bào của cơ thể con một cách riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau?
A.G.J.menđen. B.F.Jacop. C.K.Coren. D.T.H.Moocgan.

Câu 1 (2021): Ở người, xét 2 gen trên 2 cặp NST thường; gen quy định nhóm máu có 3 alen là , , ;
kiểu gen và quy định nhóm máu A; kiểu gen và quy định nhóm máu B; kiểu gen
quy định nhóm máu AB; kiểu gen quy định nhóm máu O; gen quy định dạng tóc có 2 alen, alen D trội
hoàn toàn so với alen d. Một cặp vợ chồng có nhóm máu khác nhau, sinh con trai tên là T có nhóm máu A,
tóc quăn và 2 người con gái có kiểu hình khác bố, mẹ về cả 2 tính trạng đồng thời 2 người con gái này có
nhóm máu khác nhau. Lớn lên, T kết hôn với H. Cho biết, H, bố H và mẹ H đều có nhóm máu A, tóc quăn
nhưng em trai của H có nhóm máu O, tóc thẳng. Theo lí thuyết, xác suất sinh con đầu lòng là con trai có
nhóm máu A, tóc thẳng của T và H là
A. 1/18. B. 10/27. C. 4/9. D. 5/108.

Câu 2 (2021): Ở người, xét 2 gen trên 2 cặp NST thường; gen quy định nhóm máu có 3 alen là , , ;
kiểu gen và quy định nhóm máu A; kiểu gen và quy định nhóm máu B; kiểu gen
quy định nhóm máu AB; kiểu gen quy định nhóm máu O; gen quy định dạng tóc có 2 alen, alen D trội
hoàn toàn so với alen d. Một cặp vợ chồng có nhóm máu giống nhau, sinh con trai tên là T có nhóm máu A,
tóc quăn và 2 người con gái có kiểu hình khác bố, mẹ về cả 2 tính trạng đồng thời 2 người con gái này có
nhóm máu khác nhau. Lớn lên, T kết hôn với H. Cho biết, H, bố H và mẹ H đều có nhóm máu A, tóc quăn
nhưng em trai của H có nhóm máu O, tóc thẳng. Theo lí thuyết, xác suất sinh con đầu lòng là con gái có
nhóm máu A, tóc quăn của T và H là
A. 10/27. B. 5/108. C. 1/18. D. 4/9.
Câu 3 (2021): Ở ngươi, xét 2 gen trên 2 cặp NST thường; gen quy định nhóm máu có 3 alen là I A, IB, IO;
Kiểu gen IAIA và IAIO quy định nhóm máu A; Kiểu gen IBIB và IBIO quy định nhóm máu B; Kiểu gen IAIB quy
định nhóm máu AB; Kiểu gen I OIO quy định nhóm máu O; gen quy định dạng tóc có 2 alen, alen D trội hoàn
toàn so với alen d. Một cặp vợ chồng có nhóm máu khác nhau, sinh con trai tên là T có nhóm máu A, tóc
quăn và 2 người con gái có kiểu hình khác bố, mẹ về cả 2 tính trạng đồng thời 2 người con gái này có nhóm
máu khác nhau. Lớn lên, T kết hôn với H. Cho biết, H, bố H và mẹ H đều có nhóm máu A, tóc quăn nhưng
em trai của H có nhóm máu O, tóc thẳng. Tính theo lý thuyết, xác xuất sinh con đầu lòng là con trai có nhóm
máu A, tóc quăn của T và H là
A. 10/27. B. 4/9. C. 1/18. D. 5/108.
Câu 4 (2021): Ở người, xét 2 gen trên 2 cặp NST thường; gen quy định nhóm máu có 3 alen là , , ;
kiểu gen và quy định nhóm máu A; kiểu gen và quy định nhóm máu B; kiểu gen
quy định nhóm máu AB; kiểu gen quy định nhóm máu O; gen quy định dạng tóc có 2 alen, alen D trội
hoàn toàn so với alen d. Một cặp vợ chồng có nhóm máu giống nhau, sinh con trai tên là T có nhóm máu A,
tóc quăn và 2 người con gái có kiểu hình khác bố, mẹ về cả 2 tính trạng đồng thời 2 người con gái này có
10
nhóm máu khác nhau. Lớn lên, T kết hôn với H. Cho biết, H, bố H và mẹ H đều có nhóm máu A, tóc quăn
nhưng em trai của H có nhóm máu O, tóc thẳng. Theo lí thuyết, xác suất sinh con đầu lòng là con gái có
nhóm máu A, tóc thẳng của T và H là
A. 10/27. B. 1/18. C. 5/108. D. 4/9.
BÀI 9: QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP
Câu 1 (MH-2017-LẦN 1). Theo lí thuyết, cơ thể nào sau đây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen? A.
AAbb. B. AaBb. C. AABb. D. aaBB.
Câu 2 (MH-2017-LẦN 1). Một cơ thể có kiểu gen AaBb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, số dòng thuần chủng
tối đa có thể được tạo ra là
A. 8. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 3 (MH-2017-LẦN 1). Cho biết các gen phân li độc lập, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra
đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1?
A. Aabb ×aaBb. B. AaBb × AaBb. C. AaBB ×AABb. D. AaBB ×AaBb.
Câu 4 (MH-2017-LẦN 1). Ở một loài thực vật, màu hoa được quy định bởi hai cặp gen A, a và B, b phân li
độc lập; Khi trong kiểu gen cócả hai loại alen trội A và B thìcho hoa đỏ, các kiểu gen còn lại đều cho hoa
trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến và không tính phép lai thuận nghịch. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép
lai giữa hai cây có kiểu hình khác nhau đều cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 : 1?
A. 3. B. 6. C. 4. D. 5
Câu 5 (MH-2017-LẦN 1). Ở một loài thực vật giao phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen
a quy định hoa trắng. Alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Để xác định
các gen này phân li độc lập hay di truyền liên kết, từ một cây hoa đỏ, thân thấp và một cây hoa trắng, thân
cao; một nhóm học sinh đã đưa ra các dự đoán sau đây:
(1) Để xác định được các gen này phân li độc lập hay di truyền liên kết cần thực hiện tối thiểu 2 phép lai.
(2) Lai hai cây ban đầu với nhau, nếu đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1 thì các gen này phân li
độc lập.
(3) Lai hai cây ban đầu với nhau, thu được F1 có cây hoa đỏ, thân cao. Cho các cây hoa đỏ, thân cao này
giao phấn với nhau, nếu ở đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:2:1 thì các gen này di truyền liên kết.
(4) Lai hai cây ban đầu với nhau thu được F1 có cây hoa đỏ, thân cao. Cho các cây hoa đỏ, thân cao này giao
phấn với nhau, nếu thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9:3:3:1 thì các gen này phân li độc
lập.Biết rằng không xảy ra đột biến và trao đổi chéo; loài thực vật này chỉ ra hoa, kết quả một lần trong đời.
Trong các dự đoán trên, có bao nhiêu dự đoán đúng?
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 6 (MH-2018). Biết rằng không xảy ra đôṭ biến. Theo lí thuyết, phép lai AABb × aabb cho đời con có
bao nhiêu loaị kiểu gen?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 7 (MH-2018). Cho cây dị hợp tử về 2 cặp gen (P) tự thụ phấn, thu được F1. Cho biết mỗi gen quy định
một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F1 có
thể là:
A. 3 : 3 : 1 : 1. B. 1 : 2 : 1. C. 19 : 19 : 1 : 1. D. 1 : 1 : 1 : 1.
Câu 8 (MH-2018). Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp;
alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Hai cặp gen này phân li độc lập. Biết
rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở loài này có tối đa 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hoa đỏ.
II. Cho một cây thân cao, hoa trắng tự thụ phấn, có thể thu được đời con có số cây thân cao, hoa trắng chiếm
75%.
III. Cho một cây thân cao, hoa đỏ tự thụ phấn, nếu thu được đời con có 4 loại kiểu hình thì số cây thân cao,
hoa trắng ở đời con chiếm 18,75%.
IV. Cho một cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn, có thể thu được đời con có
2 loại kiểu hình.
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 9 (MH-2018). Một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa
trắng. Phép lai P: AA × aa, thu được các hợp tử F1. Sử dụng cônsixin tác động lên các hợp tử F1, sau đó cho
phát triển thành các cây F1. Cho các cây F1 tứ bội tự thụ phấn, thu được F2. Cho tất cả các cây F2 giao phấn
ngẫu nhiên, thu được F3. Biết rằng cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh.
Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F3 là
A. 31 cây hoa đỏ : 5 cây hoa trắng. B. 77 cây hoa đỏ : 4 cây hoa trắng.
C. 45 cây hoa đỏ : 4 cây hoa trắng. D. 55 cây hoa đỏ : 9 cây hoa trắng.
Câu 11 (MH-2018). Một loài thực vật, chiều cao cây do 2 cặp gen A, a và B, b cùng quy định; màu hoa do
cặp gen D, d quy định. Cho cây P tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 6 cây thân cao, hoa

11
vàng : 6 cây thân thấp, hoa vàng : 3 cây thân cao, hoa trắng : 1 cây thân thấp, hoa trắng. Biết rằng không xảy
ra đột biến và không có hoán vị gen. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cây P dị hợp tử về 3 cặp gen đang xét.
II. F1 có 2 loại kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hoa vàng.
III. Lấy ngẫu nhiên một cây thân thấp, hoa vàng ở F1, xác suất lấy được cây thuần chủng là 1/3.
IV. Lấy ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa vàng ở F1, xác suất lấy được cây dị hợp tử về 3 cặp gen là 2/3.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 12 (MH-2017-LẦN 2). Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy
định thân thấp; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Cho hai cây (P) giao
phấn với nhau, thu được F1 gồm 448 cây, trong đó có 112 cây thân thấp, quả dài. Biết rằng không xảy ra đột
biến. Trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai phù hợp với kết quả trên?
I. AaBb × Aabb. II. Aabb × Aabb. III. AaBb × AaBb. IV. aaBb × aaBb.
V. aaBb × AaBB. VI. aabb × aaBb. VII. AaBb × aabb. VIII. Aabb × aabb.
A.3. B.4. C.5. D.6.

12
Câu 13 (MH-2017-LẦN 2). Ở một loài động vật giao phối, xét hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc
thể thường. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu phép lai khác nhau giữa
các cá thể của loài này (chỉ tính phép lai thuận) đều tạo ra đời con có kiểu gen đồng hợp tử lặn về cả hai
cặp gen đang xét?
A. 10. B. 16. C. 8. D. 4.
Câu 14 (MH-2017-LẦN 2). Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do hai cặp gen (A, a ; B, b) cùng
quy định. Khi trong kiểu gen có đồng thời cả hai loại alen trội A và B cho lông nâu; khi trong kiểu gen
chỉ có một loại alen trội (A hoặc B) hoặc không có alen trội nào cho lông trắng. Alen D quy định chân
cao trội hoàn toàn so với alen d quy định chân thấp. Biết rằng không xảy ra đột biến mới. Theo lí thuyết,
phép lai AaBbDd × aaBbDd, cho đời con có số con lông nâu, chân cao chiếm tỉ lệ A. 3,125%.
B. 28,125%. C. 42,1875%. D. 9,375%.
Câu 1 (MH - 2019): Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBB giảm phân tạo ra loại giao tử aB chiếm tỉ lệ
A. 50%. B. 15%. C. 25%. D. 100%.
Câu 2 (MH - 2019): Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là cơ thể đồng hợp tử về tất cả các cặp gen đang xét?
A. aabbdd. B. AabbDD. C. aaBbDD. D. aaBBDd.

Câu 3 (MH - 2019): Một loài thực vật, cho cây thân cao, lá nguyên giao phấn với cây thân thấp, lá
xẻ (P), thu được F1 gồm toàn cây thân cao, lá nguyên. Lai phân tích cây F 1, thu được Fa có kiểu
hình phân li theo tỉ lệ 1 cây thân cao, lá nguyên : 1 cây thân cao, lá xẻ : 1 cây thân thấp, lá nguyên :
1 cây thân thấp, lá xẻ. Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây
đúng?

A. Cây thân thấp, lá nguyên ở Fa giảm phân bình thường tạo ra 4 loại giao tử.
B. Cho cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 1/3 số cây thân cao, lá xẻ.
C. Cây thân cao, lá xẻ ở Fa đồng hợp tử về 2 cặp gen.
D. Cây thân cao, lá nguyên ở Fa và cây thân cao, lá nguyên ở F1 có kiểu gen giống nhau.
Câu 4 (MH - 2019): Một loài thực vật, cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 56,25% cây hoa
đỏ; 18,75% cây hoa hồng; 18,75% cây hoa vàng; 6,25% cây hoa trắng. Lai phân tích cây hoa đỏ dị hợp tử
về 2 cặp gen ở F1, thu được Fa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I.
F1 có 6 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ.
II.
Các cây hoa đỏ F1 giảm phân đều cho 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.
III.
Fa có số cây hoa vàng chiếm 25%.
IV.
Fa có số cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ lớn nhất.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6 (MH - 2020): Cơ thể có kiểu gen nào sau đây gọi là thể dị hợp 2 cặp gen?
A. aaBb. B. AaBb. C. Aabb. D. AAbb.
Câu 7 (MH - 2020): Theo lí thuyết, quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen nào sau đây tạo ra giao tử
ab?
A. AaBB. B. Aabb. C. AAbb. D. aaBB.
Câu 8 (MH - 2020): Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí
thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 1:1:1:1?
A. AaBb × AaBb. B. Aabb × AaBb. C. Aabb × aaBb. D. AaBb × aaBb.
Câu 9 (MH - 2020): Một loài thực vật, xét 2 cặp gen (A, a và B, b), mỗi gen quy định 1 tính trạng, các
alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: 2 cây có kiểu hình trội về 2 tính trạng và đều dị hợp 1 cặp gen giao
phấn với nhau, thu được F1 chỉ có 1 loại kiểu hình. Theo lí thuyết, ở F1 số cây có 3 alen trội chiếm tỉ lệ
A. 1/2. B. 1/4. C. 3/4. D. 1/8.
Câu (MH 2021) 1: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được gọi là thể đồng hợp 2 cặp gen?
A. AAbb. B. AaBb. C. AABb. D. AaBB.

13
Câu (MH 2021) 2: Theo lí thuyết, quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen nào sau đây tạo ra 1 loại giao
tử?
A. AaBB. B. aaBb. C. aaBB. D. AABb.
Câu (MH 2021) 3: Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết,
phép lai nào sau đây cho đời con có nhiều loại kiểu hình nhất?
A. AaBb AaBb. B. AaBb AABb. C. AaBb AaBB. D. AaBb AAbb.
Câu 1(2017). Theo lí thuyết, quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen Aabb tạo ra loại
giao tử Ab chiếm tỉ lệ
A. 25%. B. 12,5%. C. 75%. D. 50%.
Câu 2(2017). Theo lí thuyết, quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen AaBBDd tạo ra tối
đa bao nhiêu loại giao từ?
A. 6. B. 2. C. 8. D. 4.
Câu 3(2017). Theo lí thuyết, quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen AaBbDD tạo ra tối
đa bao nhiêu loại giao tử?
A. 4. B. 2. C. 8. D. 6.
Câu 4(2017). Theo lí thuyết, quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen AaBBDd tạo ra tối
đa bao nhiêu loại giao tử?
A. 4. B. 2. C. 8. D. 6.
Câu 5(2017). Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai AABB x
AABb cho đời con có bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 6(2017). Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai sau đây cho đời con
có kiểu gen phân li theo tỉ lệ: 2: 2: 1: 1: 1: 1 ?
I. AaBbdd x AABBDD. II. AaBBDD x AABbDD. III. Aabbdd x AaBbdd.
IV.AaBbdd X aaBbdd. V. AaBbDD X AABbdd. VI. AaBBdd X AabbDD.
A. 5. B. 4. C. 6. D. 3.
Câu 7(2017). Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân
thấp; alen B quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, kiểu gen Bb quy định
hoa hồng; hai cặp gen này phân li độc lập. Cho cây thân cao, hoa trắng giao phấn với cây thân thấp, hoa
đỏ (P), thu được F1 gồm 100% cây thân cao, hoa hồng. Cho F 1 tự thụ phấn, thu được F2. Biết rằng không
xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A. F2 có 37,5% số cây thân cao, hoa hồng.
B. F2 có 12,5% số cây thân thấp, hoa hồng.
C. Tất cả các cây thân thấp, hoa đỏ ở F2 đều có kiểu gen đồng hợp tử.
D. F2 có 2 loại kiểu gen quy định kiểu hình thân thấp, hoa hồng.
Câu 8(2017). Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân
thấp; alen B quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, kiểu gen Bb quy định
hoa hồng; hai cặp gen này phân li độc lập. Cho cây thân cao, hoa trắng giao phấn với cây thân thấp, hoa
đỏ (P), thu được F1 gồm 100% cây thân cao, hoa hồng. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2- Biết rằng không
xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A. F2 có 18,75% số cây thân cao, hoa trắng.
B. F2 có 12,5% số cây thân thấp, hoa hồng.
C. Trong tổng số cây thân cao, hoa đỏ ở F2, số cây thuần chủng chiếm 25%.
D. F2 có 2 loại kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hoa hồng.
Câu 9(2017). Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen A, a và B, b quy định. Tính trạng
chiều cao cây do một gen có 2 alen D, d quy định. Cho cây hoa đỏ, thân cao (P) tự thụ phấn, thu được F1
có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 9 cây hoa đỏ, thân cao: 3 cây hoa hồng, thân cao: 3 cây hoa hồng, thân
thấp: 1 cây hoa trắng, thân thấp. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, F1 có bao nhiêu loại kiểu
gen quy định kiểu hình hoa đỏ, thân cao?
A. 2. B. 9. C. 4. D. 3.

14
Câu 1 (2018): Một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên có bộ NST lưỡng bội 2n = 6. Xét 3 cặp gen A, a;
B, b; D, D nằm trên 3 cặp NST, mỗi gen qui định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Giả sử
do đột biến, trong loài đã xuất hiện các dạng thể ba tương ứng với các cặp NST và các thể ba này đều có
sức sống và khả năng sinh sản. Cho biết không xảy ra các dạng đột biến khác. Theo lý thuyết, có bao
nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Loài này có tối đa 42 loại kiểu gen.
II. Ở loài này, các cây mang kiểu hình trội về cả 3 tính trạng có tối đa 20 loại kiểu gen.
III. Ở loài này, các thể ba có tối đa 33 loại kiểu gen.
IV. Ở loài này, các cây mang kiểu hình lặn về 1 trong 3 tính trạng có tối đa 10 loại kiểu gen.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 2 (2018): Một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 6. Xét 3 cặp
gen A, a; B, b; D, D nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội
hoàn toàn. Giả sử do đột biến, trong loài đã xuất hiện các dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc
thể và các thể ba này đều có sức sống và khả năng sinh sản. Cho biết không xảy ra các dạng đột biến
khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở loài này có tối đa 45 loại kiểu gen.
II. Ở loài này, các cây mang kiểu hình trội về cả ba tính trạng có tối đa 25 loại kiểu gen.
III. Ở loài này, các thể ba có tối đa 36 loại kiểu gen.
IV. Ở loài này, các cây mang kiểu hình lặn về 1 trong 3 tính trạng có tối đa 18 loại kiểu gen.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 3 (2018): Một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 6. Xét 3 cặp
gen A, a; B, b; D, D nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là
trội hoàn toàn. Giả sử do đột biến, trong loài đã xuất hiện các dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm
sắc thể và các thể ba này đều có sức sống và khả năng sinh sản. Cho biết không xảy ra các dạng đột biến
khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở loài này có tối đa 42 loại kiểu gen.
II. Ở loài này, các cây mang kiểu hình trội về cả ba tính trạng có tối đa 20 loại kiểu gen.
III. Ở loài này, các thể ba có tối đa 21 loại kiểu gen.
IV. Ở loài này, các cây mang kiểu hình lặn về 1 trong 3 tính trạng có tối đa 10 loại kiểu gen.
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Câu 1 (2019): Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập quy định 2 tính trạng, các alen trội là trội
hoàn toàn. Cho 2 cây (P) có kiểu hình khác nhau về 2 tính trạng giao phấn với nhau, thu được F1. Theo lí
thuyết, phát biểu nào sau đây sai về F1?
A. Có thể có ti lệ kiểu gen là 1 : 2 : 1. B. Có thể gồm toàn cá thể dị hợp 2 cặp gen.
C. Có thể có tỉ lệ kiểu gen là 1 : 1. D. Có thể có tỉ lệ kiểu gen là 1 : 1 : 1 : 1.
Câu 2 (2019): Một loại thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập quy định 2 tính trạng, các alen trội là trội
hoàn toàn. Cho 2 cây (P) có kiểu hình khác nhau về 2 tính trạng giao phấn với nhau, thu được F1 . Theo lí
thuyết, phát biểu nào sau đây sai về F1?
A. Có thể chỉ có 1 loại kiểu hình. B. Có thể có tỉ lệ kiểu hình là 1 : 1.
C. Có thể có tỉ lệ kiểu hình là 1 : 1 : 1 : 1. D. Có thể có tỉ lệ kiểu hình là 3 : 1.
Câu 3 (2019): Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập quy định 2 tính trạng, các alen trội là trội
hoàn toàn. Cho 2 cây (P) có kiểu hình khác nhau về 2 tính trạng giao phấn với nhau, thu được F1, Theo lí
thuyết, phát biểu nào sau đây sai về Fl?
A. Có thể có 4 loại kiểu gen. B. Có thể chỉ có 1 loại kiểu gen.
C. Có thể có 3 loại kiểu gen. D. Có thể có 2 loại kiểu gen.
Câu 4 (2019): Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập quy định 2 tính trạng, các alen trội là trội
hoàn toàn. Cho 2 cây (P) có kiểu hình khác nhau về 2 tính trạng giao phấn với nhau, thu được F1. Theo lí
thuyết, phát biểu nào sau đây sai về F1?
A. Có thể có tỉ lệ kiểu hình là 3 : 1. B. Có thể chỉ có 1 loại kiểu hình.
C. Có thể có tỉ lệ kiểu hình là 1 : 1 : 1 : 1. D. Có thể có tỉ lệ kiểu hình là 1 : 1.

15
Câu 5 (2019): Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so
với alen a quy định thân thấp; alen B quy định khả năng chịu mặn trội hoàn toàn so với alen b quy định
không có khả năng chịu mặn; cây có kiểu gen bb không có khả năng sống khi trồng trong đất ngập mặn
và hạt có kiểu gen bb không nảy mầm trong đất ngập mặn. Để nghiên cứu và ứng dụng trồng rừng phòng
hộ ven biển, người ta cho 2 cây (P) dị hợp 2 cặp gen giao phấn với nhau để tạo ra các cây F 1 ở vườn ươm
không nhiễm mặn; sau đó chọn tất cả các cây thân cao F 1 đem trồng ở vùng đất ngập mặn ven biển, các
cây này giao phấn ngẫu nhiên tạo ra F 2. Theo lí thuyết, trong tổng số cây F 2 ở vùng đất này, số cây thân
cao, chịu mặn chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 64/81. B. 9/16. C. 8/9. D. 2/3.
Câu 1 (2020): Xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định hoa đỏ, alen a quy định hoa trắng; alen B
quy định quà tròn, alen b quy định quả dài. Cho biết sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi
trường, cây hoa trắng, quả dài có kiểu gen nào sau đây?
A aabb. B, aaBB. C. AABB. D. Aabb.
Câu 2 (2020): Xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định hoa đỏ, alen a quy định hoa
trắng, alen B quy định quả tròn, alen b quy định quả dài. Cho biết sự biểu hiện của gen
không phụ thuộc vào môi trường, cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng có kiểu gen nào sau
đây?
A. aabb. B. aaBB. C. AAbb. D. AABB.
Câu 3 (2020): Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so
với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng
Phép lai P: Cây thân cao, hoa đỏ x Cây thân cao, hoa đỏ, thu được F1. Theo lí thuyết, nếu F1 xuất hiện
kiểu hình thân cao, hoa đỏ thì lệ kiểu hình này có thể là:
A. 6.25% B. 56,25% C. 18,75% D. 12,50%
Câu 4 (2020): Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định thần có trội
hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn tuần so với
alen b quy định hoa trắng. Phép lai P: Cây thân cao, hoa đỏ x Cây thân cao, hoa đỏ, thu
được F1. Theo lý thuyết, nếu F1 xuất hiện kiểu hình thân cao, hoa đỏ thì tỉ lệ kiểu hình này
có thể là
A. 18,75%. B. 75,00%. C. 6,25%. D. 12,50%.
Câu 5 (2020): Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân
thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, 2 cặp gen này phân li độc
lập. Phép lai P: Cây thân cao, hoa đỏ x Cây thân cao, hoa đỏ, thu được F1 gồm 75% cây thân cao, hoa đỏ
và 25% cây thân cao, hoa trắng. Cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 có 4 loại kiểu hình.
Theo lí thuyết, số cây có 4 alen trội ở F2 chiếm tỉ lệ :
3 9 1 9
A. 8 B. 16 C. 4 D. 64
Câu 6 (2020): Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy
định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, 2
cặp gen này phân li độc lập. Phép lạ P: Cây thân cao, hoa đỏ  Cây thân cao, hoa đỏ, thu
được F1 gồm 75% cây thân cao, hoa đỏ và 25% cây thân cao, hoa trắng. Cho các cây F1
giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 có 4 loại kiểu hình. Theo lý thuyết, số cây có 2 alen trội
ở F2 chiếm tỉ lệ
A. 3/8. B. 11/32. C. 7/16. D. 1/4.
Câu 7 (2020): Một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên, xét 4 cặp gen: A, a; B, b; D, d; E, e. Bốn cặp gen
này nằm trên 4 cặp NST, mỗi cặp gen quy định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Giả sử do đột
biến, trong loài đã xuất hiện các dạng thể ba tương ứng với các cặp NST đang xét, các thể ba đều có khả
năng sống và không phát sinh các dạng đột biến khác. Theo lí thuyết, trong loài này các thể ba mang kiểu
hình của 3 loại alen trội A, D, E và kiểu hình của alen lặn b có tối đao nhiêu loại kiểu gen?
A. 36 B. 44. C. 24 D. 48.

16

You might also like