You are on page 1of 3

BÀI TẬP ĐỘNG HOÁ HỌC (tt)

Bài 1: BP (bo photphua) được điều chế bằng cách cho bo tribromua phản ứng với photpho tribromua trong khí
quyển hiđro ở nhiệt độ cao (>750oC).Tốc độ hình thành BP phụ thuộc vào nồng độ của các chất phản ứng ở 800oC
cho ở bảng sau:
–1 –1 –1 –1
Thí nghiệm [BBr ] (mol.L ) [PBr ] (mol.L ) [H ] (mol.L ) v (mol.s )
3 3 2
–6 –6 –8
1 2,25.10 9,00.10 0,070 4,60.10
–6 –6 –8
2 4,50.10 9,00.10 0,070 9,20.10
–6 –6 –8
3 9,00.10 9,00.10 0,070 18,4.10
–6 –6 –8
4 2,25.10 2.25.10 0,070 1,15.10
–6 –6 –8
5 2,25.10 4,50.10 0,070 2,30.10
–6 –6 –8
6 2,25.10 9,00.10 0,035 4,60.10
1) Xác định bậc phản ứng hình thành BP và viết biểu thức tốc độ phản ứng.
o o
2) Biết năng lượng hoạt hóa của phản ứng là 186kJ.mol–1 . Tính hằng số tốc độ ở 800 C , 880 C. và tốc
độ phản ứng ở 8800C với [BBr3]= 2,25.10–6 mol.L–1 ; [PBr3]= 9,00.10–6 mol.L–1 ; [H2]=0,0070 mol.L–1.
⎯⎯
k1
⎯ →

Bài 2: Đối với phản ứng : A B
k2

Các hằng số tốc độ k1 = 300 giây ; k2 = 100 giây -1 . Ở thời điểm t = 0 chỉ có chất A và không có chất B . Hỏi
-1

trong bao lâu thì một nửa lượng ban đầu chất A biến thành chất B?
Bài 3:
Để phân hủy H2O2 với tốc độ đáng kể người ta phải đun nóng và dùng thêm chất xúc tác (ví dụ
như ion iodua trong môi trường trung tính).
Bảng dưới đây ghi lại các số liệu thực nghiệm về tốc độ thoát khí oxi từ dung dịch H2O2 ở 298K
và 1,013.105Pa. Thí nghiệm được tiến hành bằng cách trộn dung dịch H2O2 3% (30g H2O2/1L dung dịch),
dung dịch KI 0,1 mol.L-1 với nước.
Thí nghiệm VH O (ml)
2 2
VKI (ml) VH O (ml) 2
O (ml/phút)
2

1 50 100 150 8,8


2 100 100 100 17
3 200 100 0 35
4 100 50 150 8,5
5 100 200 0 33
1. Xác định bậc phản ứng đối với H2O2 và đối với chất xúc tác.
2. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra và biểu thức tốc độ phản ứng
3. Tính nồng độ H2O2 (mol/L) khi bắt đầu thí nghiệm và sau 4 phút
Bài 4 : Xét phản ứng : 2A + B → C + D
Hằng số tốc độ phản ứng tính theo đơn vị : mol. l–1 . s–1
Kết quả một số thí nghiệm như sau :
Nhiệt độ Nồng độ đầu của A Nồng độ đầu của B Tốc độ ban đầu của phản ứng
TN o
( C) (mol.l–1 ) (mol.l–1 ) (mol.l–1.s–1)
1 25 0,25 0,75 4,0.10–4
2 25 0,75 0,75 1,2.10–3
3 55 0,25 1,50 6,4.10–3
a. Xác định bậc của phản ứng theo A, theo B và hằng số tốc độ phản ứng ở 25oC.
b. Tính hệ số nhiệt của tốc độ phản ứng.
Bài 5 : Nghiên cứu phản ứng: 2 NO + O2 → 2 NO 2 ở nhiệt độ T được một số kết quả sau đây:
Nồng độ đầu NO Nồng độ 1 Tốc độ tiêu thụ đầu
(mol/lit) đầu O2(mol/lit) O2(phút )-1

0,1 0,1 0,18


0,1 0,2 0,35
0,2 0,2 1,45
a. Tốc độ phản ứng thay đổi thế nào khi:
- Nồng độ oxi tăng 4 lần;
-Nồng độ NO tăng 4 lần;
- Nồng độ NO giảm một nửa;
- Nồng độ oxi giảm một nửa còn nồng độ NO tăng 4 lần;
- Nồng độ NO giảm một nửa, còn nồng độ O2 tăng 4 lần.
b. Tốc độ đầu của phản ứng không đổi khi tăng nhiệt độ từ 460 đến 600oC,còn các nồng độ đầu giảm một nửa.
Tính năng lượng hoạt động hóa của phản ứng.
c. Phân tử NO2 dễ bị dime hóa: 2NO2 ⎯ ⎯⎯⎯→ N2O4
So sánh năng lượng hoạt động hóa của phản ứng thuận và phản ứng nghịch.
Bài 6:
Trong một ống thủy tinh hàn kín có gắn hai sợi vonfram cách nhau 5 mm, chứa đầy không khí sạch và khô tại
nhiệt độ và áp suất chuẩn. Phóng điện giữa hai sợi vonfram này, sau vài phút, khí trong ống nhuốm màu nâu
đặc trưng.
1. Tiểu phân nào gây nên sự đổi màu quan sát được nêu trên? Ước lượng giới hạn nồng độ lớn nhất của nó
trong ống thủy tinh. Biết không khí chứa 78% N2 và 21% O2 (theo thể tích).
2. Màu nâu tương tự cũng thấy xuất hiện khí oxi và nitơ (II) oxit gặp nhau trong ống thủy tinh chân không. Viết
phương trình phản ứng xảy ra trong ống thủy tinh.
3. Tiến hành các thí nghiệm ở phần 2 tại 25ºC, ta thu được các số liệu ghi ở bảng dưới đây:
Số TT [NO] mol.l-1 [O2] mol.l-1 Tốc độ lúc đầu (mol.l-1.s-1)
-4 -4
1 1,16.10 1,21.10 1,15.10-8
2 1,15.10-4 2,41.10-4 2,28.10-8
-4 -5
3 1,18.10 6,26.10 6,24.10-9
4 2,31.10-4 2,42.10-4 9,19.10-8
5 5,75.10-5 2,44.10-4 5,78.10-9
Hãy xác định bậc phản ứng theo O2, theo NO, bậc của phản ứng chung và hằng số tốc độ phản ứng ở 298K.
Bài 7:
Đối với phản ứng X + Y → sản phẩm người ta đã nghiên cứu động học của nó qua 2 thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: [X]o = 1,00M; [Y]o được biểu thị theo bảng sau:

Thời gian (phút) 0 10 20 30 40 50


[Y] (M) 0,05 0,04 0,032 0,025 0,02 0,016
- Thí nghiệm 2: [X]o = 1,50M; [Y]o =0,05M. Sau 30 phút [Y]= 0,025M.
1. Xác định bậc của phản ứng riêng của các chất X, Y và bậc tổng cộng của phản ứng.
2. Tính hằng số tốc độ của phản ứng.
3. Tính tốc độ của phản ứng ở mỗi thí nghiệm sau 5 phút.
Bài 8. a) Ở nhiệt độ xác định T(oK), hợp chất C3H6O bị phân huỷ theo phương trình:
C3H6O(k) → C2H4(k) + CO(k) + K2(k)
Đo áp suất P của hệ theo thời gian, ghi nhận kết quả sau:
t (phút) 0 5 10 15
P (atm) 0,411 0,537 0,645 0,741
- Chứng minh phản ứng trên có bậc 1
- Ở thời điểm nào, áp suất của hệ bằng 0,822 atm?
b) Với phản ứng ở pha khí A2 + B2 → 2AB (*)
Cơ chế của phản ứng được xác định
(1) A2 2A (nhanh)
(2) A + B2 AB2 (nhanh)
(3) A+ AB2 2AB (chậm)
Xác định biểu thức tốc độ phản ứng của (*)
Bài 9. Ở 3100C sự phân hủy AsH3(khí) xảy ra theo phản ứng:
2
2AsH3(khí) → 2As(rắn) + 3H2(khí) (1)
Theo thời gian phản ứng, áp suất chung của hệ đo được là:
t (giờ) 0 5,5 6,5 8
P (mmHg) 733,32 805,78 818,11 835,34
a) Hãy chứng minh phản ứng (1) là phản ứng bậc 1.
b) Tính hằng số tốc độ.
c) Tính thời gian nửa phản ứng của phản ứng (1).
Bài 10: Xét phản ứng giữa NO2 và CO, sản phầm tạo thành gồm CO2 và NO ở 1400oC. Có 3 cơ chế được
đề nghị sau:
Cơ chế 1: NO2 + CO → CO2 + NO
Cơ chế 2: NO2 → NO + O
CO + O → CO2
Cơ chế 3: NO2 + NO2 → NO3 + NO
NO3 + CO → CO2 + NO2
Để xác định cơ chế nào hợp lý, người ta dùng phương pháp đo tốc độ đầu ứng với sự giảm nồng độ của
CO trong 5 thí nghiệm sau:
TN1 TN2 TN3 TN4 TN5
[NO2] (mol.l-1) 3,6 6,8 7,2 8,3 9,1
-1
[CO] (mol.l ) 5,4 5,4 3,6 9,1 5,4
-1 -1
-d[CO]/dt (mol.l .s ) 20 71 80 106 128
a) Hãy cho biết cơ chế nào là hợp lí, giai đoạn nào quyết định tốc độ phản ứng. Viết biểu thức tốc độ phản
ứng.
b) Trong thí nghiệm 1 trên, sau bao lâu thì -d[CO]/dt =4 mol.l-1.s-1
Bài 11:
Một phản ứng trong dung dịch được biểu diễn: A + B ⎯ ⎯⎯ X
⎯→ C + D , X là chất xúc tác đồng thể. Thực nghiệm
cho biết biểu thức tốc độ phản ứng được biểu diễn bằng: v=k.CA.CB . Để xác định giá trị của hằng số tốc độ
người ta thực hiện thí nghiệm với CA0 = 0,012M; CB0 = 6,00M , theo dõi sự biến đổi nồng độ của chất A theo
thời gian thấy cứ sau 10 phút nồng độ của chất A giảm đi một nửa.
1. Ở 25oC hằng số cân bằng của phản ứng (a) là KC = 4.106 .Tính thời gian cần thiết để hệ đạt tới trạng thái
cân bằng, nếu CA0 = CB0 = 1,00M ; lúc đầu trong hệ chưa có mặt các sản phẩm của phản ứng.
2. Ở 80oC hằng số cân bằng của phản ứng (a) là KC = 1.105. Tính ∆H và ∆S của phản ứng (a) (coi sự phụ
thuộc của ∆H và ∆S vào nhiệt độ là không đáng kể)
3. Người ta cho rằng cơ chế của phản ứng (a) diễn ra qua 3 giai đoạn sơ cấp sau:
⎯⎯
A + X ⎯
k1
⎯→ AX (b) nhanh
k2

⎯⎯
AX + B ⎯→ AXB (c) nhanh

k3

k4

AXB ⎯⎯k5
→ C + D + X (d) chậm
Cơ chế trên có phù hợp với định luật tốc độ thu được từ thực nghiệm không? Hãy chứng minh. (KC >102
coi phản ứng xảy ra hoàn toàn)
Bài 12. Phản ứng oxi hoá ion I- bằng ClO- trong môi trường kiềm diễn ra theo phương trình:
ClO- + I- → Cl- + IO- (a)
Biết (a) tuân theo định luật tốc độ thực nghiệm v = k[ClO-][I-][OH-]-1.
k1
Cho rằng phản ứng (a) xảy ra theo cơ chế: ClO + H2O
-
HClO + OH- nhanh;
k-1
k2
I- + HClO → HIO + Cl- chậm;
k3
OH- + HIO H2O + IO- nhanh.
k-3
1. Cơ chế trên có phù hợp với thực nghiệm động học hay không?
2. Khi [I-]0 << [ClO-]0 và [OH-]0 thì thời gian để nồng độ I- còn lại 6,25% so với lúc ban đầu sẽ gấp bao nhiêu lần
thời gian cần thiết để 75% lượng I- ban đầu mất đi do phản ứng (a)?
3

You might also like