You are on page 1of 7

Nhóm 3

Lớp học phần: 2211CHEM1418_Thực hành điện keo


Trần Nguyễn Thanh Mai_46.01.201.061
Thạch Nhất Linh_46.01.201.058
Dương Gia Huy_46.01.201.042
Đặng Minh Khải_46.01.201.049
Huỳnh Thị Hồng Nghĩa_46.01.201.076
Nguyễn Đăng Hoan_46.01.201.038

BÀI 4: ĐƯỜNG HẤP PHỤ ĐẲNG NHIỆT

I. MỤC ĐÍCH:

- Nghiên cứu sự hấp phụ của axit axetic trong môi trường nước trên than hoạt tính và vẽ các đường
hấp phụ đẳng nhiệt

II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT:

- Sự hấp phụ là hiện tượng thay đổi nồng độ của chất trên ranh giới pha so với trong lòng của pha.

- Sự hấp phụ phụ thuộc vào bản chất chất hấp phụ và chất bị hấp phụ, phụ thuộc vào nhiệt độ, nồng
độ dung dịch (nếu sự hấp phụ xảy ra trong pha lỏng) hoặc áp suất (nếu sự hấp phụ xảy ra trong pha
khí). Người ta phân biệt 2 loại lực hấp phụ:

+ Lực có bản chất vật lí: lực Van der Waals.

+ Lực có bản chất hóa học, chủ yếu biểu hiện khi sự hấp phụ xảy ra trên bề mặt chất rắn. Khi đó, giữa
vật rắn và các phân tử bị hấp phụ hình thành liên kết cộng hóa trị hoặc phối trí.

- Trong sự hấp phụ vật lí, quá trình hấp phụ được có thể được mô tả 1 cách định lượng bằng phương
trình đẳng nhiệt hấp phụ của Freundlich:

x 1
= a×C n
m
Trong đó:

• x là lượng chất bị hấp phụ bởi 1 chất hấp phụ có khối lượng m và nằm cân bằng với dung dịch
có nồng độ chất tan C.

• a và n là những hằng số đặc trưng cho 1 quá trình hấp phụ, được xác định từ thực nghiệm.
x
* Nếu đặt lên trục tung, còn lại trục hoành đặt C, thì đồ thị thu được là 1 đường cong (Hình 4.1)
m

Hình 4.1. Đẳng nhiệt hấp phụ

Lấy logarit phương trình đẳng nhiệt hấp phụ ta được:


x 1
lg = lg a + lg C
m n
x
Đồ thị thu được trong hệ tọa độ ( lg theo lgC) sẽ là đường thẳng (Hình 4.2). Dựa vào đây có thể
m
xác định các hằng số a và n.

III. HÓA CHẤT, DỤNG CỤ


- Pipet thể tích 5 mL, 10 mL, 20 mL, 50 mL, 100 Ml.

- Bình định mức 250 mL.

- Ống đong 100 mL.

- 6 bình tam giác có nút 8 bình tam giác không có nút.

- 3 phễu chiết.

- 2 buret 25 mL.
- Phenolphthalein, than hoạt tính, giấy lọc, giấy cân.

- Bình tia, ống bóp cao su.

- Hóa chất: dung dịch CH3COOH 2M; NaOH 0,1N và phenolphthalein.

IV. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH

1. Pha dung dịch CH3COOH:

-Dùng ống đong 100 mL lấy 50 mL dung dịch CH3COOH 2M, dùng pipet bầu 50 mL để lấy lượng
CH3COOH 2M trong ống đong vào bình định mức(hoặc dùng phễu đổ vào bình định mức), thêm
nước cất vào đến vạch 250 mL đậy nắp và lắc đều dung dịch trong bình sẽ thu được 250 mL dung
dịch CH3COOH 0,4M; dùng pipet bầu 100 mL lấy 100 mL dung dịch CH3COOH 0,4M vào một bình
tam giác có nút đậy (ghi chú là bình số 6); dùng pipet lấy thêm 25 mL dung dịch CH3COOH 0,4M
vào một bình tam giác không có nắp để làm mẫu chuẩn độ. Trong bình định mức còn 125 mL dung
dịch CH3COOH 0,4M ta tiếp tục thêm nước vào đến vạch 250 mL, đậy nắp lắc đều thu được 250 mL
dung dịch CH3COOH 0,2M. Thao tác tương tự như trên để pha lần lượt các bình như bảng dưới.

Bình 1 2 3 4 5 6
Thể tích dung dịch
100 100 100 100 100 100
(mL)
Nồng độ (mol/L) 0,0125 0,025 0,05 0,1 0,2 0,4

2. Chuẩn độ lại dung dịch đã pha: Để có được nồng độ chính xác của acid, phải chuẩn độ dung dịch
axit vừa pha ra bằng dung dịch NaOH 0,1M, với phenolphthalein làm chỉ thị. Muốn vậy, dùng pipet
lấy 20 mL ở bình 1 và 2; lấy 10 mL dung dịch ở bình 3 và 4; lấy 5 mL dung dịch ở bình 5 và 6 đem
chuẩn độ. Phép chuẩn độ thực hiện ít nhất 2 lần( trừ bình 2 không đủ thể tích).

3. Hấp phụ đẳng nhiệt: Cân khoảng 3 gam than hoạt tính trên cân phân tích (ghi lại khối lượng m
chính xác đến 4 chữ số) đã nghiền nhỏ và cho vào mỗi bình; cân lại khối lượng của giấy cân sau khi
đổ than hoạt tính vào bình để tính chính xác lượng than có trong bình; lắc kĩ trong 30 phút. Lọc qua
giấy lọc, lấy nước lọc với lượng như lần chuẩn độ trước ở mỗi bình để chuẩn độ acid. Hiệu kết quả
giữa 2 lần chuẩn độ (sau khi đã quy về 100 mL dung dịch) cho phép xác định lượng acid x đã bị hấp
phụ bởi m gam than trong 100 mL dung dịch.
V. XỬ LÝ KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

* Bảng số liệu thực nghiệm:

Chuẩn độ trước hấp phụ Chuẩn độ sau hấp phụ


Vacid VNaOH (mL) VNaOH (mL)
Bình m (gam)
(mL) C0 C
V1 V2 V1 V2
(mol/L) (mol/L)
1 3,0006 20 2,60 2,50 0,0128 2,00 1,90 0,0098
2 3,0004 20 5,00 5,00 0,0250 4,00 4,00 0,0200
3 3,0005 10 5,00 5,20 0,0510 4,10 4,00 0,0405
4 3,0003 10 10,00 10,00 0,1000 8,50 8,60 0,0855
5 3,0008 5 9,90 9,80 0,1970 9,50 9,60 0,1910
6 3,0000 5 20,0 19,9 0,3990 18,00 17,80 0,3580

* Bảng số liệu tính toán:

Bình m (gam) C (mol/L) x (g) x/m lg(x/m) lg(C)


1 3,0006 0,0098 0,0180 0,0060 -2,2219 -2,0088
2 3,0004 0,0200 0,0300 0,0100 -2,0000 -1,6990
3 3,0005 0,0405 0,0630 0,0210 -1,6779 -1,3925
4 3,0003 0,0855 0,0870 0,0290 -1,5376 -1,0680
5 3,0008 0,1910 0,0360 0,0120 -1,9209 -0,7190
6 3,0000 0,3580 0,2460 0,0820 -1,0862 -0,4461
Với x= MCH COOH .(C0 − C).V= 60.(C0 − C).0,1
3
* Vẽ đồ thị:

ĐỒ THỊ ĐẲNG NHIỆT HẤP PHỤ Ở DẠNG


LOGARIT
0
-2.5 -2 -1.5 -1 -0.5 0
-0.5
y = 0.7231x - 0.7481
R2 = 0.9902 -1

-1.5

-2

-2.5

Series1 Linear (Series1)

 Từ phương trình của đồ thị ta suy ra được:

lg a = −0,7481 
→ a = 0,179
1
= 0,7231 
→ n = 1,383
n

VI. CÂU HỎI

1. Sự hấp phụ là gì ?

-Trả lời : Hấp phụ là quá trình xảy ra khi một chất khí hay chất lỏng bị hút trên bề mặt một chất rắn xốp
hoặc là sự gia tăng nồng độ của chất này trên bề mặt chất khác. Chất khí hay hơi được gọi là chất bị hấp phụ
(adsorbate), chất rắn xốp dùng để hút khí hay hơi gọi là chất hấp phụ (adsorbent) và những khí không bị hấp
phụ gọi là khí trơ. Quá trình ngược lại của hấp phụ gọi là quá trình giải hấp phụ hay nhả hấp phụ.

2. Phân biệt sự hấp phụ vật lí với hấp phụ hóa học.

-Trả lời:

+ Hấp phụ vật lý là quá trình hấp phụ gây ra bởi lực hấp phụ có bản chất vật lý và không hình thành liên
kết hóa học, được thể hiện bởi các lực liên kết yếu như liên kết Vander Waals, lực tương tác tĩnh điện hoặc
lực phân tán London... Hấp phụ vật lý xảy ra ở nhiệt độ thấp, nhiệt hấp phụ thường nhỏ hơn so với hấp phụ
hóa học, khoảng dưới 20 kJ/mol nên thường có tính thuận nghịch.

+ Hấp phụ hóa học là quá trình hấp phụ gây ra bởi lực có bản chất hóa học, chủ yếu biểu hiện khi sự hấp
phụ xảy ra trên bề mặt chất rắn. Hấp phụ hóa học thường xảy ra ở nhiệt độ cao với tốc độ hấp phụ cao. Nhiệt
hấp phụ hóa học khoảng 100-400 kJ/mol nên quá trình hấp phụ hóa học thường không thuận nghịch.

3. Sự hấp phụ phụ thuộc vào những yếu tố nào ?


-Trả lời: Sự hấp phụ phụ thuộc vào bản chất chất hấp phụ và chất bị hấp phụ, nhiệt độ, nồng độ dung dịch
(nếu chất hấp phụ xảy ra trong pha lỏng) hoặc áp suất (nếu sự hấp phụ xảy ra trong pha khí).

4. Cho biết nguyên tắc pha loãng hóa chất từ dung dịch ban đầu ?

-Trả lời: Các dụng cụ phục vụ cho việc pha chế hóa chất phải được vệ sinh sạch sẽ và tráng lại bằng nước
cất - Dung dịch kiềm muốn pha chế phải được để trong bát có chất liệu bằng sứ.
Tính toán tỉ mỉ lượng dung môi và chất tan cần pha chế . Các loại hóa chất phải là hóa chất thí nghiệm tinh
khiết.
Sau khi đã hoàn thành việc pha chế, không để trộn lẫn các chất vào nhau. Nhớ dán nhãn bên ngoài và đặt lại
đúng vị trí quy định.
Khi pha chế hóa chất trong phòng thí nghiệm, cần dùng bình định mức, ống loại to, pipet chia độ.
Khi muốn trộn lẫn các dung dịch đã pha chế, chỉ sử dụng ống thủy tinh có một đầu bịt bằng cao su.
Pha chế dung dịch theo nồng độ quy định.
Tuân thủ những nguyên tắc trong phòng thí nghiệm đối với các chất dễ gây cháy nổ, chất độc.
Sử dụng đồ bảo hộ như khẩu trang, găng tay, kính mắt….để bảo đảm an toàn.
Pha chế theo các bước một cách thận trọng, chậm rãi, tránh để xảy ra tai nạn đáng tiếc.
5. Tại sao cần xác định lại nồng độ acid bằng phép chuẩn độ ?

-Trả lời: Cần xác định lại nồng độ acid bằng phép chuẩn độ để chắc chắn nồng độ acid đã pha giảm sai số
khi thao tác hoặc do hóa chất không được tinh khiết khi được bảo quản lâu ngày.

6. Tại sao khi chuẩn độ acid, thể tích dung dịch acid đem đi chuẩn độ lạ khác nhau ở giữa các bình ?

-Trả lời: Khi chuẩn độ acid thể tích lại khác nhau ở mỗi bình vì giảm thiểu được sai số khi thao tác do giữa
2 bình lượng than hoạt tính cân lệch nhau, khi lắc lại không đều giữa các bình và sai số trong thao tác lọc sẽ
ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm
-HẾT-

You might also like