You are on page 1of 5

MÔ PHỎNG HỆ THỐNG TCS TRÊN Ô TÔ BẰNG PHẦN MỀM

CARSIM
I. Giới thiệu

1. Lý do lựa chọn đề tài

- Hệ thống cân bằng điện tử TCS làm giảm đáng kể các vụ va chạm, tử vong và thương
tích nghiêm trọng.

- Giúp chúng ta nắm các kiến thức để đánh giá sự an toàn, khả năng đáp ứng nhu cầu
người lái, khả năng thích nghi của phương tiện trong các điều kiện ngoại cảnh.

- Góp phần vào nguồn tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu trong quá trình học tập.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Hiểu rõ được khái niệm, cấu tạo và hoạt động của hệ thống cân bằng điện tử TCS.

- Nghiên cứu phương pháp điều khiển hệ thống TCS dựa trên các sơ đồ và các phương
trình toán học.

- Xây dựng mô hình mô phỏng hệ thống ESC bằng phần mềm Carsim.

3. Đối tượng nghiên cứu

- Hệ thống cân bằng điện tử trang bị phổ biến trên các dòng xe ô tô và trong mô
phỏng Carsim.

4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp dịch thuật tài liệu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp mô hình hóa và mô phỏng

II. Cơ sở lý thuyết

1. Lịch sử phát triển của hệ thống TCS

- Traction control bắt đầu xuất hiện từ giữa những năm 1980 cùng với các công nghệ:
ABS (Anti-lock Brakes 1978), traction control (1985) và hệ thống cân bằng điện tử
stability control (1995). Ba công nghệ trên đều ra đời từ phòng thí nghiệm của hãng
Bosch (Đức) và cả ba công nghệ đều liên quan đến vấn đề đảm bảo độ tiếp xúc giữa
lốp xe và mặt đường.
2. Giới thiệu về Traction Control System (TCS)

- Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS (Traction Control System) trên xe ô tô là một trong 3
công nghệ an toàn của hệ thống phanh. Hệ thống này còn có các tên gọi khác như
ASR, DSC, TRC.

- TCS có vai trò giúp xe bám đường ở mức tối đa và chống trơn trượt khi xe di chuyển
ở địa hình xấu hay trong thời tiết khắc nghiệt như mưa gió, đường bùn trơn.

3. Tính cần thiết của Traction Control System (TCS)

- Hệ thống kiểm soát lực kéo có khả năng giới hạn tốc độ vòng quay bánh xe trong
quá trình tăng tốc sao cho các bánh xe vẫn đảm bảo được độ bám đường tốt nhất.
Qua đó, người lái có thể dễ dàng kiểm soát chiếc xe, đặc biệt là trong điều kiện mặt
đường trơn trượt.

- Trong một số trường hợp, một vài bánh xe có thể quay nhanh hơn so với các bánh
còn lại. Lúc này, hệ thống TCS sẽ giảm lực truyền tới các bánh xe quay nhanh để làm
chậm chúng lại, hoặc phân bổ lực sang những bánh xe khác để chúng quay nhanh
hơn.
4. Ưu và nhược điểm của hệ thống TCS

Ưu điểm

- Làm giảm nguy cơ va chạm trên đường đến mức tối thiểu. Cụ thể hơn, hệ thống này
giúp chủ xe có thể kiểm soát tốt hơn trong các tình huống khắc nghiệt như mưa tuyết
hoặc đường trơn trượt.

- Việc cài đặt hệ thống TCS khá dễ dàng. Hầu hết các ô tô hiện nay đều được trang bị
phanh ABS và hệ thống TCS.

Nhược điểm

- Do sự tiện lợi của hệ thống kiểm soát lực kéo TCS, ô tô được lắp đặt công nghệ mới
nhất này thường có giá cao hơn những ô tô khác.

- Hệ thống này bao gồm nhiều bộ phận điện tử khác nhau nên những bộ phận này sẽ
trở nên kém hiệu quả hay hư hỏng theo thời gian, còn sửa chữa chúng thì khá tốn
kém.

- Ngoài ra, không phải lái xe nào cũng thích TCS, một số người muốn tự kiểm soát,
điều khiển chiếc xe hơn là phụ thuộc vào hệ thống chống trượt.

II. Các thành phần chính của hệ thống TCS

1. Cảm biến tốc độ bánh xe

- Cảm biến tốc độ ô tô có công dụng để đo tốc độ di chuyển của xe ô tô. Bộ phận này
nằm ở trong hệ thống phanh điện tử của xe. Do đó, khi xe có tốc độ đột ngột thay đổi
thì nó giúp người lái dễ dàng kiểm soát được tay lái, hạn chế sự cố xảy ra.
2. Cảm biến vị trí góc lái

- Cảm biến góc lái còn được gọi tắt là SAS, đây là một thành phần quan trọng của hệ
thống TCS để đo tốc độ quay và góc vị trí vô lăng. Cảm biến góc lái có thể đo vị trí vô
lăng khi bạn quay bánh xe sang phải hoặc trái và cảm biến góc lái truyền dữ liệu đến
bộ điều khiển điện tự động để ECU đưa ra hướng dẫn lái chính xác.

2. Bộ xử lý điều khiển trung tâm ECU


3. Các cơ cấu chấp hành

4. Hệ thống phanh

5. Hệ thống truyền động

IV. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống TCS

V. Cơ sở lý thuyết tính toán

VI. Thiết kế bộ điều khiển trên SIMULINK

1. Xây dựng mô hình của hệ thống TCS

2. Mô hình hoá hệ thống TCS Matlab Simulink

VII. Mô phỏng hệ thống trên phần mềm Simulink/Carsim

1. Mộ phỏng hệ thống TCS trên 2 đường có hệ số bám khác nhau

2. Mô phỏng xe có TCS và xe không có TCS chạy trên đường

VIII. Những thách thức và hạn chế

1. Hạn chế của hệ thống TCS

2. Những thách thức trong việc triển khai hệ thống TCS

IX. Kết luận

1. Tóm tắt các điểm quan trọng

2. Tầm quan trọng và triển vọng của hệ thống TCS trong tương lai

X. Tài liệu tham khảo

You might also like