You are on page 1of 98

CÁC BẤT THƯỜNG TRONG SỰ

PHÁT TRIỂN RĂNG


GIẢNG VIÊN: BS HOÀNG NGỌC ANH THI
ĐỐI TƯỢNG: SINH VIÊN RĂNG HÀM MẶT NĂM THỨ 4
MỤC TIÊU
1. Mô tả được các giai đoạn trong sự phát triển của răng.
2. Liên hệ được các bất thường trong sự phát triển với các giai đoạn trong quá
trình phát triển của răng.
3. Phân loại được các bất thường của răng theo ít nhất một hệ thống phân loại.
4. Trình bày được lịch trình hình thành và phát triển của hai bộ răng.
5. Mô tả được tiền sử đưa đến, cùng thể hiện lâm sàng của một số các bất thường
thường gặp trên lâm sàng.
I. NHẮC LẠI CÁC GIAI ĐOẠN
PHÁT TRIỂN RĂNG
- Giai đoạn phôi của hệ răng sữa: tuần 6 - 8 trong bào thai, kéo dài
đến tháng 6 sau khi sinh.
- Giai đoạn phôi của răng vĩnh viễn tháng 3 - 5 và kéo dài đến
tháng thứ 9 sau khi sinh (mầm răng 8 đến 4 tuổi).
I. NHẮC LẠI CÁC GIAI ĐOẠN
PHÁT TRIỂN RĂNG
I. NHẮC LẠI CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN RĂNG
VỀ PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỂ
Răng trải qua các giai đoạn phát triển sau:
1. Lá răng
2. Giai đoạn nụ
3. Giai đoạn chỏm
4. Giai đoạn hình chuông
5. Giai đoạn hình chuông tiến triển
6. Giai đoạn bao thượng bì chân răng
I. NHẮC LẠI CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT
TRIỂN RĂNG
VỀ PHƯƠNG DIỆN MÔ SINH HỌC
Sự tăng trưởng:
Từ khi hình thành cho đến khi mất đi, răng trải qua các giai đoạn phát
triển sau đây:
1. Giai đoạn khởi đầu
2. Giai đoạn tăng sinh
3. Giai đoạn biệt hóa tế bào về phương diện mô học
4. Giai đoạn biệt hóa hình thể
5. Giai đoạn lắng đọng chất căn bản
I. NHẮC LẠI CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT
TRIỂN RĂNG
VỀ PHƯƠNG DIỆN MÔ SINH HỌC
I. NHẮC LẠI CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT
TRIỂN RĂNG
VỀ PHƯƠNG DIỆN MÔ SINH HỌC
1. Giai đoạn khởi đầu
Giai đoạn này xảy ra trong một thời gian ngắn:
Lá răng hình thành vào tuần lễ thứ 6 trong bào thai
Hình thành lá răng tiên phát cho hệ răng sữa
Lá răng tiên phát hình thành 10 điểm ở mỗi hàm tương tương ứng với vị trí các
mầm răng sữa sau này.
Mầm răng bao gồm: Cơ quan tạo men (nguồn gốc thượng bì niêm mạc miệng);
Nhú răng (trung mô); Bao mầm răng (trung mô).
I. NHẮC LẠI CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT
TRIỂN RĂNG
VỀ PHƯƠNG DIỆN MÔ SINH HỌC
1. Giai đoạn khởi đầu
I. NHẮC LẠI CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT
TRIỂN RĂNG
VỀ PHƯƠNG DIỆN MÔ SINH HỌC
1. Giai đoạn khởi đầu

Các xáo trộn trong giai đoạn này


có thể đưa đến sự thiếu răng
hoặc thừa răng (vd: mésiodent).
I. NHẮC LẠI CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN RĂNG
VỀ PHƯƠNG DIỆN MÔ SINH HỌC
2. Giai đoạn tăng sinh

Các xáo trộn trong giai đoạn này đưa đến các bất thường
về kích thước, tỷ lệ, số lượng và răng sinh đôi
I. NHẮC LẠI CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN RĂNG
VỀ PHƯƠNG DIỆN MÔ SINH HỌC
3. Giai đoạn biệt hóa tế bào về phương diện mô học

Sự xáo trộn trong giai đoạn này đưa đến các bất thường của
men và ngà
I. NHẮC LẠI CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN RĂNG
VỀ PHƯƠNG DIỆN MÔ SINH HỌC
4. Giai đoạn biệt hóa hình thể

Xáo trộn trong giai đoạn này đưa đến


bất thường về hình dáng và kích thước
(thí dụ, răng cửa bên có hình hạt gạo).
I. NHẮC LẠI CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN RĂNG
VỀ PHƯƠNG DIỆN MÔ SINH HỌC
5. Giai đoạn lắng đọng chất căn bản

Mọi khiếm khuyết ở giai đoạn này được xếp loại vào sự khiếm khuyết
về số lượng của men và ngà như thiểu sản men, ngà và men gốc răng
I. NHẮC LẠI CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN RĂNG

SỰ VÔI HÓA
- Là sự lắng đọng muối calcium lên trên khuôn chất hữu cơ làm cho
chất cơ bản của men và ngà được cứng hơn.
- Vôi hóa gồm 2 giai đoạn:
+ Vôi hóa một phần: ngay lập tức sau khi hình thành chất căn bản.
+ Chín muồi: giai đoạn vôi hóa dần dần (chỉ sự vôi hóa sau khi răng
mọc ra trong miệng)
I. NHẮC LẠI CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN RĂNG

SỰ VÔI HÓA
- Sự vôi hóa đỉnh múi -> phía cổ răng.
- Phần lớn các xáo trộn biến dưỡng ở giai đoạn này phản ánh khiếm khuyết chất lượng
men và ngà.
- Việc sử dụng tetracyclin cho trẻ em trong giai đoạn này gây ra sự nhiễm sắc cho răng,
=> Không nên sử dụng nếu không cần thiết cho sự sống còn của trẻ.
I. NHẮC LẠI CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN RĂNG

SỰ MỌC RĂNG
Răng mọc do : chân răng cấu tạo dài ra
áp lực của mạch máu
sự tăng trưởng của xương hàm
sự kéo dãn của dây chừng nha chu
sự bồi đắp liên tục chất cement ở chóp chân răng.
Mỗi răng có thời gian mọc và vị trí nhất định.
Chân răng được cấu tạo dần dần và hoàn tất sau 3 năm kể từ thời điểm răng mọc.
I. NHẮC LẠI CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN RĂNG

SỰ MỌC RĂNG
Các giai đoạn của sự mọc răng:
-Sự tăng trưởng của mầm răng.
-Sự mọc răng trước khi răng mọc ra trong xoang miệng.
-Sự mọc răng sau khi răng mọc ra trong xoang miệng.
-Khớp cắn thiếu niên.
-Sự mọc răng ở tuổi dậy thì.
-Sự cân bằng khớp cắn ở người trưởng thành.
I. NHẮC LẠI CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN RĂNG

SỰ MỌC RĂNG
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự mọc răng
- Chiều cao và cân nặng
- Giới tính
- Kích thước xương hàm
- Răng sữa
- Dinh dưỡng
- Viêm nhiễm xương hàm
- Yếu tố di truyền
I. NHẮC LẠI CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN RĂNG

Chân răng sữa tiêu dần khi đi đến tuổi thay, răng vĩnh viễn
thay thế mọc dần lên thế vào vị trí răng sữa.
I. NHẮC LẠI CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN RĂNG

Video về thứ tự , tuổi mọc răng sữa và răng vĩnh viễn


I. NHẮC LẠI CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN RĂNG

Video về mọc răng và sự phát triển của xương hàm


I. NHẮC LẠI CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN RĂNG

Trẻ em từ 6-11 tuổi hiện diện cả răng sữa và răng vĩnh


viễn trên cung hàm, gọi là răng hỗn hợp
I. NHẮC LẠI CÁC GIAI ĐOẠN
PHÁT TRIỂN RĂNG
SỰ NGÓT CHÂN RĂNG
Sự ngót chân răng sữa:
- Sự hiện diện của mầm răng vĩnh viễn kích thích sự ngót chân răng
sữa.
- Khi không có mầm răng vĩnh viễn bên dưới, tốc độ mòn ngót
chậm hơn.
Sự ngót chân răng vĩnh viễn:
- Sự ngót sinh lý chậm và ít hơn so với răng sữa, xảy ra trong giai
đoạn thiếu niên.
- Sự ngót chân răng rõ rệt là do: chấn thương, nhiễm trùng, di
chuyển răng....
I. NHẮC LẠI CÁC GIAI ĐOẠN
PHÁT TRIỂN RĂNG
SỰ MÒN RĂNG
Tùy thuộc vào loại thức ăn, thói quen ăn nhai
Răng sữa mòn hơn răng vĩnh viễn.
II. CÁC BẤT THƯỜNG TRONG SỰ
PHÁT TRIỂN RĂNG
Các bất thường có thể được xếp loại như sau:
- Bẩm sinh: hiện diện lúc sinh ra
- Phát triển: xảy ra trong khi tăng trưởng hoặc lớn lên của răng
- Di truyền: Sự mắc phải do sự chuyển giao các gen
II. CÁC BẤT THƯỜNG TRONG
SỰ PHÁT TRIỂN RĂNG
1. Bất thường về số lượng
2. Bất thường về hình dạng
3. Bất thường về màu sắc
4. Bất thường trong cấu trúc và cách sắp xếp
5. Các bất thường trong sự thay và mọc răng
6. Bất thường về vị trí
SỰ PHÁT TRIỂN RĂNG
1. Bất thường về số lượng

1.1. Thiếu răng


1.2. Răng dư
II. CÁC BẤT THƯỜNG TRONG SỰ PHÁT TRIỂN RĂNG
1. Bất thường về số lượng
1.1. Thiếu răng:
- Không răng
- Thiếu vài răng
- Thiếu nhiều răng
- Thiếu răng cửa bên vĩnh viễn bẩm sinh
- Thiếu răng cửa giữa vĩnh viễn
- Loạn sản biểu mô
II. CÁC BẤT THƯỜNG TRONG SỰ PHÁT TRIỂN RĂNG
II. CÁC BẤT THƯỜNG TRONG SỰ PHÁT TRIỂN RĂNG
1. Bất thường về số lượng (thiếu răng)

Không răng:
- Là thiếu hoàn toàn sự phát triển của răng ở cả hai bộ răng.
- Có thể đi kèm với các dạng loạn sản ngoại bì khô nước.
- Không răng hoàn toàn ở cả hai bộ răng thể hiện sự vô sản hoàn
toàn lá răng.
II. CÁC BẤT THƯỜNG TRONG SỰ PHÁT TRIỂN RĂNG
1. Bất thường về số lượng (thiếu răng)

Thiếu vài răng:


- Thiếu chỉ một đến hai răng.
Thiếu nhiều răng:
- Thuật ngữ này được sử dụng khi có nhiều răng bị thiếu ( Ngày nay
thuật ngữ này không chính xác)
II. CÁC BẤT THƯỜNG TRONG SỰ PHÁT TRIỂN RĂNG
1. Bất thường về số lượng (thiếu răng)

Thiếu răng bẩm sinh:


-Tỷ lệ khá phổ biến: 1,5% ở bộ răng sữa; 3-9% ở bộ răng vĩnh viễn.
-Liên quan đến giống nòi (yếu tố gen):
+ Nhiều nhất ở người Eskimos, người Mỹ da đỏ, người Đông Phương
+ Thấp nhất ở người da đen
+ Dân tộc Châu Âu: khuynh hướng thiếu răng cối nhỏ thứ hai hàm dưới.
+ Dân tộc Bắc Mỹ: khuynh hướng thiếu răng cửa bên hàm trên.
+ Dân tộc Nhật Bản: khuynh hướng thiếu răng cửa bên hàm dưới.
II. CÁC BẤT THƯỜNG TRONG SỰ PHÁT TRIỂN RĂNG
1. Bất thường về số lượng (thiếu răng)

- Tỷ lệ thiếu răng:
Răng cối vĩnh viễn thứ 3( 30%)
Thiếu răng cối nhỏ thứ 2 hàm dưới ( 0.8 – 6.4%)
Răng cửa bên hàm trên (1.1- 3.2%)
- Thiếu răng sữa không luôn luôn thiếu răng vĩnh viễn tương ứng mặc
dù phôi răng vĩnh viễn thay thế phát triển từ phần phôi răng sữa tương
ứng
II. CÁC BẤT THƯỜNG TRONG SỰ PHÁT TRIỂN RĂNG
1. Bất thường về số lượng (thiếu răng)

-Chẩn đoán dựa trên phim X-quang


-Kế hoạch điều trị tùy thuộc vào tuổi và tình trạng răng sữa
II. CÁC BẤT THƯỜNG TRONG SỰ PHÁT TRIỂN RĂNG
1. Bất thường về số lượng (thiếu răng)
Thiếu răng cửa bên vĩnh viễn bẩm sinh:
-Khá phổ biến
-Cần quan tâm đến vấn đề thẩm mỹ và tình trạng cung răng sau khi răng nanh
vĩnh viễn mọc lên
+ đóng kín khe hở các răng cửa
+ di gần răng nanh và mài chỉnh hình dạng răng nanh
+ phục hình
II. CÁC BẤT THƯỜNG TRONG SỰ PHÁT TRIỂN RĂNG
1. Bất thường về số lượng (thiếu răng)
Thiếu răng cửa giữa vĩnh viễn:
- thường gặp thiếu răng cửa giữa hàm dưới
II. CÁC BẤT THƯỜNG TRONG SỰ PHÁT TRIỂN RĂNG
1. Bất thường về số lượng (thiếu răng)
Loạn sản biểu mô:
-Là một bất thường do gen lặn
-Răng có hình chêm bất thường và màu trắng/ tóc vàng, thưa, không có lông mi,
mày, tuyến mồ hôi, trán nhô, mũi hình yên ngựa
Hội chứng Down
Hội chứng mặt - miệng – chi
Sứt môi và hàm ếch
Chậm trí khôn
II. CÁC BẤT THƯỜNG TRONG SỰ PHÁT TRIỂN RĂNG
1. Bất thường về số lượng (răng dư)

-Tỷ lệ tương đối cao


-Thường xảy ra ở bộ răng vĩnh viễn
-Nam nhiều hơn nữ
-Tỷ lệ cao nhất là vùng răng cửa hàm trên và vùng răng cối, tiếp đến là răng cối
nhỏ thứ hai hàm dưới
II. CÁC BẤT THƯỜNG TRONG SỰ PHÁT TRIỂN RĂNG
1. Bất thường về số lượng (răng dư)
II. CÁC BẤT THƯỜNG TRONG SỰ PHÁT TRIỂN RĂNG

2. Bất thường về hình dạng:


- Răng sinh đôi
- Răng dính
- Bướu răng
- Sinh đôi bệnh lý hoặc dính chân răng
- Múi dư mặt trong răng trước
- Răng trong răng
- Múi phụ hoặc dư
- Răng cửa bên hình chêm
- Răng cong
I. BẤT THƯỜNG HÌNH DẠNG THÂN RĂNG
1.1. Răng dính đôi (Fusion)

42
I. BẤT THƯỜNG HÌNH DẠNG THÂN RĂNG

1.1. Răng dính đôi (Fusion)


➢ Định nghĩa
Răng dính đôi (răng dung hợp) là dị dạng của răng do sự hợp
nhất của hai răng kế cận nhau.

43
I. BẤT THƯỜNG HÌNH DẠNG THÂN RĂNG
1.1. Răng dính đôi (Fusion)
➢Nguyên nhân
Hai mầm răng riêng rẽ bị dính vào nhau, ở một giai đoạn nào đó
của sự thành lập răng.

44
I. BẤT THƯỜNG HÌNH DẠNG THÂN RĂNG
1.1. Răng dính đôi (Fusion)
➢Biểu hiện lâm sàng
- Hay gặp nhất ở các răng cửa và
ở răng hàm trên.
- Hai răng kế cận dính nhau bởi
ngà hoặc cả men và ngà. Trên
thực tế thường là dính ngà.
- Một thân răng có kích thước lớn.
- Có hai buồng tủy và ống tủy
riêng biệt.
- Số lượng răng giảm.

45
I. BẤT THƯỜNG HÌNH DẠNG THÂN RĂNG

1.1. Răng dính đôi (Fusion)


➢ Biểu hiện lâm sàng
Ảnh hưởng về mặt lâm sàng:
-Tạo khoảng hở giữa các răng.
-Giảm thẩm mỹ.

46
1.2. Răng sinh đôi (Gemination)

47
I. BẤT THƯỜNG HÌNH DẠNG THÂN RĂNG
1.2. Răng sinh đôi (Gemination)
➢ Định nghĩa
Răng sinh đôi là dị dạng của răng do mầm răng chia đôi không hoàn
toàn trong quá trình phát triển.

48
I. BẤT THƯỜNG HÌNH DẠNG THÂN RĂNG
1.2. Răng sinh đôi (Gemination)
➢ Nguyên nhân
Từ 1 mầm răng chia đôi, phát triển thành 2 răng nhưng sự chia đôi
này không hoàn chỉnh.

49
I. BẤT THƯỜNG HÌNH DẠNG THÂN RĂNG
1.2. Răng sinh đôi (Gemination)
➢ Biểu hiện lâm sàng
-Hay gặp ở các răng cửa, các răng hàm trên.
- Răng có kích thước lớn.
- Hình dạng thân răng có thể bình thường
hoặc có rãnh bất thường.
-Thường chỉ có 1 buồng tủy, ống tủy lớn.
- Số lượng răng bình thường.
Ảnh hưởng về mặt lâm sàng:
- Răng chen chúc.
- Giảm thẩm mỹ.
50
I. BẤT THƯỜNG HÌNH DẠNG THÂN RĂNG
1.2. Răng sinh đôi (Gemination)

51
I. BẤT THƯỜNG HÌNH DẠNG THÂN RĂNG
1.3. Múi phụ (Accessory Cusps)

Núm phụ
Múi
Múi Talon mặt nhai
Carabelli
răng cối

Múi Carabelli được xem là 1 biến đổi bình thường.

52
I. BẤT THƯỜNG HÌNH DẠNG THÂN RĂNG
1.3. Múi phụ (Accessory Cusps)
➢ Múi Talon (Talon Cusp)

53
I. BẤT THƯỜNG HÌNH DẠNG THÂN RĂNG
1.3. Múi phụ (Accessory Cusps)
➢ Múi Talon (Talon Cusp)
Định nghĩa
Múi Talon (Núm phụ Talon) là một múi phụ nằm ở mặt lưỡi của
răng cửa hay răng nanh, là phần kéo dài của cingulum.
Nguyên nhân
- Chưa rõ nguyên nhân.
- Thường gặp ở bệnh nhân mắc
hội chứng Rubinstein-Taybi, hội
chứng Mohr, loạn sản sụn-ngoại
bì,…
54
I. BẤT THƯỜNG HÌNH DẠNG THÂN RĂNG
1.3. Múi phụ (Accessory Cusps)
➢ Múi Talon (Talon Cusp)
Biểu hiện lâm sàng
-Hay gặp ở răng vĩnh viễn, răng cửa bên
hàm trên.
-Thường chiếm ít nhất ½ khoảng cách từ
đường nối men-cement đến rìa cắn.
-Bao gồm men, ngà răng bình thường và
có thể có mô tủy hoặc không.
-Ảnh hưởng về mặt lâm sàng:
+ Gây cản trở khớp cắn.
+ Lưu giữ mảng bám => Sâu răng. 55
I. BẤT THƯỜNG HÌNH DẠNG THÂN RĂNG
1.3. Múi phụ (Accessory Cusps)
➢ Núm phụ mặt nhai răng cối (Dens Evaginatus)

56
I. BẤT THƯỜNG HÌNH DẠNG THÂN RĂNG

1.3. Múi phụ (Accessory Cusps)


➢ Núm phụ mặt nhai răng cối (Dens
Evaginatus)
Định nghĩa
Núm phụ mặt nhai răng cối là một núm
hoặc u nổi lên trên mặt nhai răng cối.
Nguyên nhân
- Chưa rõ nguyên nhân.

57
I. BẤT THƯỜNG HÌNH DẠNG THÂN RĂNG

1.3. Múi phụ (Accessory Cusps)


➢ Núm phụ mặt nhai răng cối (Dens Evaginatus)
Biểu hiện lâm sàng
- Hay gặp ở răng cối nhỏ.
- Thường xuất hiện ở các răng hàm dưới hơn.
- Thường có mô tủy ở núm phụ này.
Ảnh hưởng về mặt lâm sàng: cản trở khớp cắn.

58
I. BẤT THƯỜNG HÌNH DẠNG THÂN RĂNG
1.4. Răng trong răng (Dens Invaginatus)

59
I. BẤT THƯỜNG HÌNH DẠNG THÂN RĂNG

1.4. Răng trong răng (Dens Invaginatus)


➢ Định nghĩa
Đây là một dị dạng do một răng bị lồng bên trong một răng khác.

60
I. BẤT THƯỜNG HÌNH DẠNG THÂN RĂNG
1.4. Răng trong răng (Dens Invaginatus)
➢ Nguyên nhân
Do sự lộn lớp biểu mô men vào bên trong nhú răng tạo ra 1 răng
nằm bên trong răng khác.

61
I. BẤT THƯỜNG HÌNH DẠNG THÂN RĂNG

1.4. Răng trong răng (Dens Invaginatus)


➢ Biểu hiện lâm sàng
- Hiếm gặp ở răng sữa.
- Răng vĩnh viễn hay gặp ở răng cửa bên
hàm trên.
- Răng cửa bên hàm trên có thể có hình
dạng và kích thước bình thường nhưng ở
gót răng mặt trong có 1 hố sâu.
- Trường hợp nặng: hình dạng bất thường
hình củ.

62
I. BẤT THƯỜNG HÌNH DẠNG THÂN RĂNG

1.4. Răng trong răng (Dens Invaginatus)


➢ Biểu hiện lâm sàng
- Răng trong có men răng rất mỏng, buồng
tuỷ rộng.
-Răng ngoài có buồng tuỷ bị lệch, chân răng
to.
-Ảnh hưởng về mặt lâm sàng: Dắt thức ăn
=> Sâu răng.

63
2.1. Dính chân răng (Concrescence)

64
ii. BẤT THƯỜNG HÌNH DẠNG CHÂN RĂNG
2.1. Dính chân răng (Concrescence)
➢ Định nghĩa
Dính chân răng (liên trưởng): khi 2 răng kế cận dính
liền nhau ở phần cement, trong khi đó cả 2 răng đều
có hình dạng kích thước bình thường nhưng hay bị
quá sản cement.
➢ Nguyên nhân
-Do các yếu tố môi trường hay yếu tố phát triển sau
khi quá trình hình thành chân răng đã hoàn tất:
+ Chen chúc trong quá trình phát triển của răng.
+ Viêm do nhiễm trùng.
+ Sang chấn => Tiêu xương ổ răng.
65
2.1. Dính chân răng (Concrescence)
➢ Biểu hiện lâm sàng
-Giữa 2 răng bình thường, răng bình
thường và răng dư, hoặc 2 răng dư.
- 2 răng kế cận dính liền nhau ở phần
cement chân răng.

66
2.2. Quá sản Cement (Hypercementosis)

67
II. CÁC BẤT THƯỜNG TRONG SỰ PHÁT
TRIỂN RĂNG
3. Bất thường về màu sắc
1.2. Nguyên nhân
-Nhiễm màu răng có thể do các nguyên nhân nội sinh và ngoại sinh.
-Các nguyên nhân nội sinh:
+ Trước sinh: các rối loạn chuyển hóa, các rối loạn trong quá trình phát
triển mầm răng, các rối loạn di truyền, nhiễm fluor,…
+ Sau sinh: sâu răng, mòn răng, do các vấn đề về tủy răng,…

69
1.2. Nguyên nhân
- Các nguyên nhân ngoại sinh: thức ăn, khói thuốc, trà và cà phê,
thuốc,…

70
II. nhiễm màu nội tại
Nhiễm màu nội tại là sự đổi màu do các phân tử màu nội sinh xâm
nhập vào trong cấu trúc mô răng.
2.1. Nhiễm Fluor
-Các tổn thương răng gây nên do hàm lượng fluor trong nước uống
tăng cao > 1.2 ppm trong thời kì phát triển răng.

71
II. nhiễm màu nội tại
2.1. Nhiễm Fluor
➢ Cơ chế bệnh sinh:
Trong giai đoạn hình thành,
lượng fluor trong nước cao
=> Sự hình thành men răng
bị rối loạn => Men răng bị
kém khoáng hóa.

72
Ii. nhiễm màu nội tại
2.1. Nhiễm Fluor
➢ Biểu hiện lâm sàng:
- Thường gặp ở răng vĩnh viễn hơn.
- Được chia thành các mức độ sau:
Mức độ Biểu hiện lâm sàng
Rất nhẹ Các mảng, đốm trắng <25% diện tích bề mặt răng
Nhẹ Các mảng trắng đục lên tới 50% diện tích bề mặt răng
Vừa Các vùng màu nâu hoặc trắng chiếm gần hết bề
mặt răng
Nặng Men răng mờ đục, nâu, có rãnh, giòn, dễ nứt gãy ở bề
mặt răng
73
Ii. nhiễm màu nội tại
2.1. Nhiễm Fluor
➢ Biểu hiện lâm sàng

74
Ii. nhiễm màu nội tại
2.2. Nhiễm Tetracycline
➢ Cơ chế bệnh sinh:
- Tetracycline có ái lực với Calcium
=> Cùng Ca2+ lắng đọng trong xương
và răng => Tạo thành 1 hợp chất với
Ca2+ trên bề mặt hydroxyapatit.
- Tetracycline được hấp thụ chủ yếu vào
ngà và một ít vào men.
- Nhiễm tetracycline ảnh hưởng đến giai
đoạn răng đang hình thành và phát triển
=> Chống chỉ định tetracycline cho phụ
nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ
em dưới 12 tuổi.
75
Ii. nhiễm màu nội tại
2.2. Nhiễm Tetracycline
➢ Biểu hiện lâm sàng
Độ I: Vàng nhạt hoặc xám nhạt,
phân bố đồng đều trên thân
răng, không có các dải hay tập
trung 1 vùng.

Độ II: Các vết ố đậm màu hoặc


vàng/xám rộng hơn, không có
các dải màu.

76
Ii. nhiễm màu nội tại
2.2. Nhiễm Tetracycline
➢ Biểu hiện lâm sàng
Độ III: Các vùng ố màu trầm
trọng màu xám đậm hoặc xanh
với các dải màu.

Độ IV: Các vết ố quá đậm để tẩy


trắng và các dải màu đậm, nổi rõ.

77
Ii. nhiễm màu nội tại
2.2. Nhiễm Tetracycline
➢ Biểu hiện lâm sàng
- Một thể hiện của nhiễm sắc tetracyclin
để định bệnh: sự phát huỳnh quang dưới
ánh sáng cực tím.
- Khi răng nhiễm tetracycline tiếp xúc với
ánh sáng mặt trời, các vết ố màu sẽ
chuyển từ màu vàng sang màu đậm hơn
(nâu, xám) => R cối nhiễm màu thường
nhạt hơn so với răng cửa.

78
Ii. nhiễm màu nội tại
2.3. Nhiễm màu do bệnh lý toàn thân
➢ Nhiễm màu porphyrin
-Cơ chế bệnh sinh:
Rối loạn chuyển hóa porphyrin dẫn đến sự tăng tổng hợp và tiết
quá mức porphyrin => Lắng đọng porphyrin ở mô răng.

79
Ii. nhiễm màu nội tại
2.3. Nhiễm màu do bệnh lý toàn thân
➢ Nhiễm màu porphyrin
-Biểu hiện lâm sàng:
+ Xảy ra ở cả bộ răng sữa và răng vĩnh viễn.
+ Răng có màu nâu đỏ, phát huỳnh quang đỏ
dưới ánh sáng cực tím.
+ Ở răng sữa sự nhiễm màu thể hiện rõ
rệt hơn.
- Điều trị: Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà
có chỉ định tẩy trắng hoặc dán veneer hay
phối hợp cả hai.
80
Ii. nhiễm màu nội tại
2.3. Nhiễm màu do bệnh lý toàn thân
➢ Nhiễm màu bilirubin
-Cơ chế bệnh sinh:
Bệnh bilirubin máu cao bẩm sinh
=> Lắng đọng bilirubin ở các mô mềm
và mô khoáng hóa.
-Lâm sàng:
Răng chuyển màu sang xanh dương
hoặc xanh lục.
Thường gặp ở răng sữa hơn.

81
Ii. nhiễm màu nội tại

2.6. Do răng hoại tử tủy


➢ Cơ chế bệnh sinh
-Sự phân hủy mô tủy: Hemoglobin kết
hợp với:
+ NH3 (từ sự phân hủy tủy và vi
khuẩn) + nước => Ferric hydroxide =>
Màu nâu đỏ.
+ H2S => Hợp chất sulfure màu đen.

82
Ii. nhiễm màu nội tại

2.6. Do răng hoại tử tủy


➢Biểu hiện lâm sàng
-Các răng hoại tử tủy thường làm răng đổi màu vàng, xám, nâu.
-Mức độ đổi màu liên quan trực tiếp đến thời gian tủy đã bị hoại tử.

83
Iii. Nhiễm màu ngoại lai
3.1. Phân loại nhiễm màu ngoại lai
➢ Nhiễm màu do kim loại
-Có thể liên quan đến sự tiếp xúc trong
thời gian dài với các kim loại hoặc muối
kim loại.
-Kim loại:
+ Thâm nhập vào mô răng => Thay đổi
màu vĩnh viễn.
+ Kết dính vào lớp màng bám => Vết
dính màu trên răng.
- Thường xuất hiện ở tất cả các răng.

84
Iii. Nhiễm màu ngoại lai
3.1. Phân loại nhiễm màu ngoại lai
➢ Nhiễm màu không do kim loại
-Vết màu ngoại lai không do kim loại được hấp thụ vào các
chất lắng đọng ở bề mặt răng (cao răng, mảng bám,…).
-Các tác nhân bao gồm: vi khuẩn, thức ăn, nước uống, thuốc
lá, dung dịch xúc miệng và các loại thuốc khác.

85
Iii. Nhiễm màu ngoại lai

3.3. Đặc điểm lâm sàng


➢ Nhiễm màu do vi khuẩn
-Các vi khuẩn sinh màu có thể khiến
răng đổi nhiều màu sắc đa dạng: xanh,
nâu đen, đen, cam.
-Thường gặp ở trẻ em hơn.
-Thường xuất hiện đầu tiên ở mặt ngoài
răng trước hàm trên ở 1/3 cổ.

86
Iii. Nhiễm màu ngoại lai
3.3. Đặc điểm lâm sàng
➢ Nhiễm màu do các chất nhuộm màu
-Các loại nước uống, thuốc lá, thuốc (bạc nitrate, chlorhexidine),…
-Làm răng đổi màu vàng nâu đến đen.
-Thường ở vùng cổ răng mặt trong.

87
Iii. Nhiễm màu ngoại lai
3.3. Đặc điểm lâm sàng
➢ Nhiễm màu do các chất nhuộm màu
- Do thuốc lá, đồ uống:
+ Răng nhiễm màu nâu.
+ Do thuốc lá: xuất hiện nhiều ở mặt trong răng cửa dưới.
+ Do đồ uống: xuất hiện nhiều ở mặt trong răng cửa dưới, vết dính
thường lan tỏa hơn.

88
Iii. Nhiễm màu ngoại lai
3.3. Đặc điểm lâm sàng
➢ Do các miếng trám cũ
❖ Cơ chế bệnh sinh
- Các miếng trám cũ giống màu răng bị thoái hóa có thể làm răng trở nên
xám hoặc đổi màu.
- Các phục hồi có kim loại như amalgam hay vàng phản chiếu màu qua bề
mặt răng.
- Nhiễm màu do vật liệu trám chủ yếu do màu của vật liệu chứ không phải
do thâm nhập vào trong cấu trúc men ngà.

89
Ii. nhiễm màu nội tại

2.5. Do các miếng trám cũ


➢ Biểu hiện lâm sàng
Thay đổi màu sắc ở răng có miếng trám:
-Trám amalgam bạc: vết màu xám từ nhạt đến
đậm.
-Trám amalgam đồng: vết màu xanh đen tới
đen.
-Trám vàng: màu nâu đậm.
-Chất trám silicate hoặc nhựa dẻo: có màu
nâu hoặc hổ phách.

90
Iii. Nhiễm màu ngoại lai

3.3. Đặc điểm lâm sàng


- Do thuốc
+ Thường xuất hiện ở mặt ngoài răng
trước và mặt nhai răng sau.
+ Mức độ của tình trạng nhiễm màu tùy
thuộc vào đậm độ của thuốc và độ nhạy
của bệnh nhân.
+ Các thuốc chứa hàm lượng lớn sắt và
iot: nhiễm màu đen.
+ Chlorhexidine: nhiễm màu vàng nâu.
91
II. CÁC BẤT THƯỜNG TRONG SỰ PHÁT
TRIỂN RĂNG
4. Bất thường trong cấu trúc và cách sắp xếp
4.1. Men răng:
- Nhiễm fluor có tính cách địa phương trầm trọng
- Sinh men bất toàn
- Thiểu sản men do môi trường
4.2. Ngà răng:
- Sinh ngà bất toàn
II. CÁC BẤT THƯỜNG TRONG SỰ PHÁT
TRIỂN RĂNG
5. Các bất thường trong sự thay và mọc răng
5.1. Răng cối cứng khớp ( răng mọc thấp)
5.2. Mô nướu xơ hóa cao
5.3. Natal teeth
5.4. Răng cửa mọc lệch
5.5. Răng cối vĩnh viễn mọc kẹt
5.6. Răng mọc sớm
II. CÁC BẤT THƯỜNG TRONG SỰ PHÁT
TRIỂN RĂNG
6. Bất thường về vị trí
Khe hở giữa hai răng cửa giữa hàm trên

You might also like