You are on page 1of 7

RĂNG TRẺ EM 1

BÀI 1 : CÁC BẤT THƯỜNG TRONG SỰ PHÁT TRIỂN RĂNG

1. Nhắc lại các giai đoạn phát triển của răng


2. Định nghĩa , nguyên nhân và các đặc điểm bất thuwongf trong sự
phát triển của răng
3. Nguyên tắc điều trị các bất thường trong quá trình phát triển của
răng
I. Nhắc lại các giai đoạn phát triển của răng
- Thời gian chân răng đóng chóp quan trọng trong việc điều
trị răng vĩnh viễn
- Bộ răng vĩnh viễn thì : Thời gian chân răng đóng = thời
gian mọc răng + 2,5 đến 3 lần
 Về phương diện hình thể
- Lá răng -> đây là giai đoạn khởi phát
- Giai đoạn nụ
- Giai đoạn chỏm
- Giai đoạn hình chuông
Giai đoạn tăng sinh , biệt hóa hóa mô và biệt hóa hình
thái
- Giai đoạn hình chuông tiến triển
- Giai đoạn bao thượng bì chân răng
Cuối cùng là giai đoạn lắng đọng
 Về phương diện mô sinh học
- Sự răng trưởng của răng: từ khi trưởng thành cho đến khi
mất đi răng trải qua các giai đoạn sau đaay
1. + giai đoạn khởi đầu
2. + giai đoạn tăng sinh
3. + giai đoạn biệt hóa tế bào về phương diện mô học
4. + giai đoạn biệt hóa hình thể
5. + giai đoạn lắng đọng chât căn bản
1. Giai đoạn khởi đầu
- Giai đoạn này xảy ra trong thời gian ngắn
- Lá răng được hình thành vào tuần lễ thứ 6 trong bào thai
- Hình thành lá răng tiên phát cho hệ răng sữa
- Lá răng tiên phát đầu tiên thì hình thành 10 điểm ở mỗi
hàm tương ứng với vị trí mầm răng sữa sau này
- Mầm răng bao gồm: cơ quan tạo men( nguồn gốc thượng
bì niêm mạc miệng ) , nhú răng ( trung mô ) , bao mầm
răng ( trung mô)
- Các xáo trộn trong giai đoạn này có thể đưa đến sự thiếu
răng hoặc là thừa răng
2. Giai đoạn tăng sinh
- Các sự xáo trộn trong giai đoạn này đưa đến các bất
thường về kích thước, tỷ lệ , số lượng và răng sinh đôi
3. Giai đoạn biệt hóa tế bào về phương diện mô học
- Các sự xáo trộn về giai đoạn này gây đến sự bất thường
về men và ngà
+ sinh ngà bất thường
+ sinh men bất thường
4. Giai đoạn biệt hóa về hình thể ( của mầm răng )
- Xáo trộn trong giai đoạn này thì gây bất thường về hình
dáng và kích thước
+ bất thường về số lượng chân răng
+ răng gập khúc
+ răng cửa bên có hình hạt gạo
5. Giai đoạn lắng đọng chất căn bản
- Mọi khiếm khuyết ở giai đoạn này đều được xếp vào sự
khiếm khuyết về số lượng của men và ngà như thiểu sản
men, ngà và men gốc răng
- Thiểu sản men , nhiễm fluor
 Sự vôi hóa
- Là sự lắng đọng của muối calcium lên trên khuôn chất
hữu cơ làm cho chất cơ bản của men và ngà được cứng
hơn
- Vôi hóa gồm 2 giai đoạn
+ vôi hóa một phần : ngay lập tức sau khi hình thành chất
căn bản
+ chín muồi : giai đoạn vôi hóa dần dần( chỉ sự vôi hóa sau
khi răng mọc ra trong miệng )
- Sự vôi hóa đỉnh múi -> phía cổ răng
- Phần lớn các xáo trộn trong giai đoạn này đều phản ánh
khiếm khuyết về chất lượng của men và ngà
- Việc sử dụng tetracylin cho trẻ em trong giai đoạn này gây
ra sự nhiễm sắc của răng
K nên sử dụng nếu không cần thiết cho sự sống còn
của trẻ
 Sự mọc răng
- Răng mọc do :
+ chân răng cấu tạo dài ra
+ áp lực của mạch máu
+ sự tăng trưởng của xương hàm
+ sự kéo dãn của dây chằng nha chu
+ sự bồi đắp liên tục của cement ở chóp chân răng
- Mỗi răng có thời gian mọc và vị trí nhất định của nó
- Chân răng được cấu tạo và dần dần hoàn tất sau 3 năm kề
từ thời điểm răng mọc
- Răng vẫn liên tục phát triển do có sự bù đắp liên tục của
cement ở chân răng
 Các giai đoạn của sự mọc răng
- Sự tăng trưởng của mầm răng
- Sự mọc răng trước khi răng mọc ra trong xoang miệng
- Sự mọc răng sau khi răng mọc ra trong xoang miệng
- Khớp cắn thiếu niên
- Sự mọc răng ở tuổi dậy thì
- Sự cân bằng khớp cắn ở người trưởng thành
 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự mọc răng
- Giới tính:
- Chiều cao và cân nặng
- Kích thước xương hàm
- Răng sữa
- Dinh dưỡng
- Viêm nhiễm xương hàm
- Yếu tố di truyền
o Chân răng sữa tiêu dần khi đến tuổi thay , răng
vĩnh viễn mọc lên thay thế dần vị trí của răng
sữa . Sự tiêu răng sinh lý thường diễn ra theo
chiều dọc
o Trẻ em từ 6-11t hiện diện cả răng sữa và răng
vĩnh viễn trên cung hàm gọi là răng hỗn hợp cho
đến khi 12 tuổi trẻ mới hoàn toàn thay thế hết
răng sữa
II. CÁC BẤT THƯỜNG TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA RĂNG
 Các bất thường được xếp loại như sau
- Bẩm sinh : hiện diện lúc sinh ra
- Phát triển : xảy ra trong khi tăng trưởng hoặc lớn lên của
răng
- Di truyền : sự mắc phải do sự chuyển giao các gen

 Các lại bất thường trong sự phát triển của răng


1) Bất thường về số lượng
2) Bất thường về hình dáng
3) Bất thường về màu sắc
4) Bất thường trong cấu trúc và cách sắp xếp
5) Bất thường trong sự thya và mọc răng
6) Bất thường về vị trí răng
1. BẤT THƯỜNG VỀ SỐ LƯỢNG
- Thiếu răng
- Răng dư
a. Thiếu răng
- Không răng
- Thiếu vài răng
- Thiếu nhiều răng
- Thiếu răng cửa bên vĩnh viễn bẩm sinh
- Thiếu răng cửa giữa vĩnh viễn
- Loạn sản biểu mô
o Không răng
- Là thiếu hoàn toàn sự phát triển của răng ở cả hai bộ răng
- Có thể đi kèm với các dạng loạn sản ngoại bì khô nước
- Không răng hoàn toàn ở cả hai bộ răng thể hiện sự vô sản
hoàn toàn lá răng
o Thiếu răng
- Tỷ lệ thiếu răng
+ răng cối vĩnh viễn thứ 3 (30%)
+ thiếu răng cối nhỏ thứ 2 hàm dưới (0.8-6.4%)
+ răng cửa bên hàm trên ( 1.1-3.2%)
- Thiếu răng sữa không luôn luôn tương đồng thiếu răng
vĩnh viễn tương ứng dù phôi răng vĩn viễn thay thế phát
triển từ phần phôi răng sữa tương ứng( chỉ có 30-50% )
- Thiếu răng bẩm sinh
+ tỷ lệ khá phổ biến : 1,5% răng sữa /3-9% ở bộ răng vĩnh
viễn
+ liên quan đến giống nòi ( yếu tố gen )
 Nhiều nhất ở người Eskimos , người Mỹ da
đỏ , người Đông Phương
 Thấp nhất ở người da đen
 Dân tộc Châu Âu : khuynh hướng thiếu răng
cối nhỏ thứ 2 hàm dưới
 Dân tộc Bắc Mỹ : khuynh hướng thiếu răng
cửa bên hàm trên
 Dân tộc Nhật Bản : khuynh hướng thiếu
răng cửa bên hàm dưới
- Chẩn đoán: dựa trên phim Xquang
- Kế hoạch điều trị: tùy thuộc vào tuổi và tình trạng của
răng sữa

o Thiếu răng cửa bên vĩnh viễn bẩm sinh


- Khá phổ biến liên quan đến việc phát âm
- Cần quan tâm đến vấn đề thẩm mỹ và tình trạng cung
răng khi răng nanh vĩnh viễn mọc lên
+ đóng kín các khe hở
+ di gần răng nanh và mài chỉnh hình dạng răng nanh
+ phục hình
o Thiếu răng cửa giữa vĩnh viễn
- Thường gặp ở hàm dưới
o Loạn sản biểu mô
- Là bất thường do gen lặn : là sự di truyền lặn trên nhiễm
sắc thể X hay gặp nhất .Nam thiếu nhiều răng các răng
còn lại thì thường nhỏ , hình nón và chậm mọc có thể
tóc mỏng thưa, da khô , vàng , không có tuyến mồ hôi
một phần hoặc hoàn toàn , giảm tiết nước bọt trán nhô
và mũi hình yên ngựa . Nữ thì nhẹ hơn , thiếu một hoặc
hai răng cửa bên hàm trên và hoặc thiếu răng hàm nhỏ
thứ hai hàm dưới.
- Răng có hình chêm bất thường và màu trắng , không có
lông mi và mày
- Hội chứng Down( 3 NST số 21)
- Hội chứng mặt – miệng –chi : thiểu sản mũi, khe hở vòm
miệng , ngón tay dị dạng đi kèm với thiếu răng
- Bệnh khe hở môi và vòm miệng : răng cửa bên hàm trên
thiếu hoặc nhỏ
- Chậm trí khôn

You might also like