You are on page 1of 11

BÁO CÁO VĨ MÔ THÁNG 01.

2023
PHÒNG PHÂN TÍCH VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ
NỘI DUNG
❑ Chỉ số SXCN trong tháng 1/2023 giảm 14,61% so với tháng 12/2022 và 8,04% so với cùng kỳ năm trước. Ngành
công nghiệp chế biến chế tạo – động lực chính của SXCN đã giảm 16,05% MoM và 9,1% YoY. Diễn biến giảm này
nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì trong tháng 2 tới đây;

❑ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng (TMBL) trong tháng 1/2023 đạt 544.829 nghìn tỷ đồng, tăng
19,95% YoY. So với tháng 12, tổng mức bán lẻ hàng hóa cũng ghi nhận được mức tăng tích cực 5,25%. Đây là
mức tăng mạnh nhất trong một tháng Tết trong khoảng 10 năm trở lại đây. Tăng trưởng tiêu dùng tích cực trong
tháng 1 có được một phần nhờ nền thấp trong cùng kỳ (Việt Nam vẫn chưa mở cửa lại toàn bộ nền kinh tế cho tới
giữa tháng 3/2022) và yếu tố giá tăng (giá cả hàng hóa tăng xấp xỉ 5%);

❑ Về đầu tư công, vốn đầu tư từ NSNN trong tháng 1/2023 đạt 27.025 tỷ đồng, tăng 4,73% YoY và giảm 59,02%
MoM, hoàn thành 3,7% kế hoạch cả năm. Chúng tôi kỳ vọng giải ngân đầu tư công sẽ tiếp tục được đẩy mạnh
trong các tháng tiếp theo để hoàn thành kế hoạch giải ngân rất lớn trong năm 2023 – trên 700 nghìn tỷ đồng;

❑ Chỉ số CPI tăng 4,89% YoY trong tháng 1, mức tăng YoY cao nhất kể từ đầu năm 2020, đồng thời cao hơn mục
tiêu lạm phát 4,5% đã được đề ra cho năm 2023. Chúng tôi cho rằng chỉ số CPI của Việt Nam sẽ tiếp tục trên 4,5%
trong tháng 2, trước khi hạ nhiệt trở lại trong các tháng sau đó, dự báo cả năm 2023 ở mức 4-4,5%;

❑ Tính tới hết tháng 1/2023, đồng VND đã tăng trở lại 0,75% so với đồng USD. Lãi suất ở mặt bằng cao cùng chỉ số
DXY hạ nhiệt là những yếu tố đang hỗ trợ cho sự lên giá của đồng VND. Việc VND vẫn có diễn biến lên giá trong
bối cảnh NHNN có động thái mua USD trở lại (theo một số nguồn tin) cho thấy áp lực tỷ giá từ ngoại cảnh đang
giảm bớt. Kết hợp cùng việc kiểm soát được chỉ số CPI trong những tháng tới về dưới ngưỡng mục tiêu 4.5%, đây
sẽ là cơ sở để hạ tiếp mặt bằng lãi suất và dần nới lỏng hơn về chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ tăng trưởng.

BÁO CÁO VĨ MÔ THÁNG 1.2023| 2


Chỉ số sản xuất công nghiệp
Giảm 8,04% so với cùng kỳ trong tháng đầu năm
Chỉ số sản xuất công nghiệp Chỉ số PMI và chỉ số SXCN YoY của Việt Nam
MoM 30% 20
30% PMI - 50 (P)
YoY
IIP (T) 15
20% YTD 20%
10
10% 10%
5

0%
0% 0

-10% -8,04%
-5
-10%
-20% -14,61%
-10
-20%
-30% -15
T1 T3 T5 T7 T9 T11 T1 T3 T5 T7 T9 T11 T1
-30% -20
2021 2022 2023 1/19 5/19 9/19 1/20 5/20 9/20 1/21 5/21 9/21 1/22 5/22 9/22 1/23

Chỉ số SXCN các nhóm ngành (YoY) ❑ Chỉ số SXCN trong tháng 1/2023 giảm 14,61% so với tháng 12/2022 và 8,04% so với cùng
Công nghiệp chế biến,
150% chế tạo kỳ năm trước. Tương tự, ngành công nghiệp chế biến chế tạo – động lực chính của SXCN cũng
Khai khoáng đã giảm 16,05% MoM và 9,1% YoY.
100%
Sản xuất kim loại ❑ Chỉ số PMI ngành sản xuất của Việt Nam trong tháng 1 ghi nhận ở mức 47,4 điểm. Chỉ số

50%
PMI đã tăng nhẹ so với mức 46,4 điểm trong tháng trước do tốc độ giảm của cả 3 yếu tố chính là
Sản xuất sản phẩm
điện tử, máy vi tính và
sản phẩm quang học
sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới, và việc làm đều đã chậm lại và số lượng đơn đặt hàng
Sản xuất thuốc, hoá
0% dược và dược liệu xuất khẩu đã tăng lần đầu tiên trong vòng 3 tháng. Dù vậy, đây đã là tháng thứ 3 liên tiếp chỉ số
Sản xuất trang phục PMI ở dưới mức 50 điểm, cho thấy sức khỏe ngành sản xuất đang gặp nhiều khó khăn.
-50%
Sản xuất xe có động ❑ Việc chỉ số PMI vẫn ở dưới mức 50 điểm cho thấy triển vọng kém tích cực của lĩnh vực sản xuất

-100% công nghiệp, lĩnh vực chiếm tới 25% GDP của Việt Nam. Với số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục
Toàn ngành công
T9
T10
T11
T12

T6

T10
T11
T12
T1
T2
T3
T4
T5
T6
T7
T8

T1
T2
T3
T4
T5

T7
T8
T9

T1

nghiệp giảm, chúng tôi dự báo, chỉ số SXCN trong tháng 2 tới đây sẽ tiếp tục có diễn biến giảm.
2021 2022 2023

BÁO CÁO VĨ MÔ THÁNG 1.2023| 3


Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
Tăng xấp xỉ 20% YoY trong tháng đầu tiên của năm
Tổng mức bán lẻ hàng hóa Bán lẻ hàng hóa
Tỷ VND
50% 450.000 435.442
40% MoM
YoY
30% 400.000
19,95%
20%
10% 5,25% 350.000
0%
2019
-10% 300.000 2020
2021
-20% 2022
2023
-30% 250.000
T1 T4 T7 T10 T1 T4 T7 T10 T1 T4 T7 T10 T1 T4 T7 T10 T1 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

2019 2020 2021 2022 2023

Du lịch lữ hành ❑ TMBL trong tháng 1/2023 đạt 544.829 nghìn tỷ đồng, tăng 19,95% YoY. So với tháng 12, tổng
Tỷ VND
5.000 mức bán lẻ hàng hóa cũng ghi nhận được mức tăng tích cực 5,25%. Đây là mức tăng mạnh nhất
4.500 trong một tháng Tết trong khoảng 10 năm trở lại đây.
4.000
2019 ❑ Về cơ cấu, doanh thu bán lẻ hàng hóa vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (79,92%), với giá trị tăng 18%
3.500 2020 trong tháng 1. Trong khi đó, mức tăng của các mảng doanh thu dịch vụ ăn uống và lưu trú và du
3.000 2021 lịch lữ hành vẫn khá cao, lần lượt là 37,4% và 113,3% YoY. Dù vậy, doanh thu của mảng du lịch
2022
2.500 2.161 vẫn đang ở mức thấp so với trước đại dịch. Với việc Trung Quốc mở cửa trở lại, chúng tôi kỳ vọng
2023
2.000
mảng du lịch sẽ có nhiều dư địa để tăng trưởng trong các tháng tới đây.
1.500 ❑ Tăng trưởng tiêu dùng tích cực trong tháng 1 có được một phần nhờ nền thấp trong cùng kỳ (Việt
1.000 Nam vẫn chưa mở cửa lại toàn bộ nền kinh tế cho tới giữa tháng 3/2022) và yếu tố giá tăng (giá
500 cả hàng hóa tăng xấp xỉ 5% so với cùng kỳ). Thêm vào đó, tháng 1/2023 cũng trùng với dịp Tết
0 nguyên đán, khiến cho nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao hơn so với các tháng không có
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Tết. BVSC cho rằng ngoại trừ du lịch do được hưởng lợi từ việc Trung Quốc mở cửa trở
lại, thì tiêu dùng trong năm 2023 có thể gặp thách thức khi lạm phát duy trì ở mức cao.

BÁO CÁO VĨ MÔ THÁNG 1.2023| 4


Vốn đầu tư
Giải ngân đầu tư công tích cực từ đầu năm, tăng 4,7% so với cùng kỳ
❑ Về vốn FDI, trong tháng 1, tổng vốn FDI đăng ký đạt 1,69 tỷ USD, giảm 19,8% YoY. Trong đó, vốn Vốn đầu tư FDI
Triệu USD
FDI đăng ký cấp mới tăng gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ, do mức nền thấp trong tháng 1/2022, 40.000

trong khi vốn đăng ký thêm và giá trị góp vốn mua cổ phần giảm lần lượt 76% và 60% YoY. Vốn 35.000
30.000
FDI thực hiện cũng giảm 16,25% so với cùng kỳ năm ngoái. Xét về đối tác, Singapore tiếp tục là
25.000
quốc gia có vốn FDI đăng ký cấp mới vào Việt Nam lớn nhất, ở mức 767,6 triệu USD, chiếm
20.000
63,7%. Trong khi đó, Bắc Giang là tỉnh nhận được số vốn FDI cấp mới lớn nhất, 774,2 triệu USD, 15.000
chiếm trên 64%. Trong năm 2023, BVSC đánh giá triển vọng thu hút vốn FDI vào Việt Nam không 10.000

quá tích cực trong bối cảnh môi trường tài chính thế giới thắt chặt, các NHTW lớn vẫn còn kế 5.000
-
hoạch tăng lãi suất và triển vọng tăng trưởng kinh tế nhiều quốc gia lớn gặp khó khăn. 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 1T/2022 1T/2023

Đăng ký cấp mới Đăng ký tăng thêm Góp vốn, mua cổ phần Vốn thực hiện
❑ Về đầu tư công, theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư từ NSNN trong tháng 1/2023 đạt 27.025 tỷ
đồng, tăng 4,73% YoY và giảm 59,02% MoM, hoàn thành 3,7% kế hoạch cả năm. Theo xu hướng
Giá trị giải ngân đầu tư công theo tháng (Tỷ VND)
thông thường trong các năm, khối lượng giải ngân đầu tư công thường thấp trong thời điểm đầu
70.000
năm, do trùng vào dịp lễ tết và là thời điểm các dự án chờ đợi kế hoạch cả năm, do đó mức giảm
mạnh so với tháng cuối cùng của năm 2022 không đáng lo ngại. Thậm chí, BVSC cho rằng, mức 60.000

giải ngân trên 27 nghìn tỷ riêng trong tháng 1 cũng là một con số khá tích cực trong bối cảnh tháng
50.000
1 trùng với dịp Tết nguyên đán, với số ngày làm việc ít hơn so với cùng kỳ nhưng vẫn ghi nhận
được mức tăng trưởng so với cùng kỳ.
40.000

❑ Trong các tháng tiếp theo, BVSC kỳ vọng giải ngân đầu tư công sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, 30.000 27.025 2018
với mức tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ. Năm 2023 là năm thứ 3 thực hiện kế hoạch 2021- 2019
2020
2025, do đó, nhiều dự án đã qua giai đoạn chuẩn bị, hoàn thiện hồ sơ và giải phóng mặt bằng. Với 20.000 2021
2022
kế hoạch lớn – hơn 700 nghìn tỷ cho đầu tư phát triển, đầu tư công được kỳ vọng sẽ là trụ cột tăng 2023
10.000
trưởng của Việt Nam trong năm nay. T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

BÁO CÁO VĨ MÔ THÁNG 1.2023| 5


Xuất nhập khẩu
Duy trì xuất siêu dù kim ngạch xuất khẩu giảm trong tháng Tết
Giá trị xuất khẩu lũy kế từ đầu năm của một số mặt hàng chính (Triệu USD) Tăng trưởng XNK và cán cân thương mại Cán cân tháng

6000 XK YoY (RHS) 60%


Điện thoại và linh kiện 4.000
4.503 5000 NK YoY (RHS) 50%
3.700 4000 3.600 40%
Điện tử, máy tính và linh kiện
4.110
3000 30%
Máy móc thiết bị, dụng cụ PT khác 2.800
3.500 2000 20%
2023
Dệt, may 2.500 1000 10%
3.571 2022

1.600 0 0%
Giày dép
1.938
-1000 -10%
Gỗ và sản phẩm gỗ 1.100
1.549 -2000 -20%

600 -3000 -30%


Thủy sản
872 T1 T4 T7 T10 T1 T4 T7 T10 T1 T4 T7 T10 T1
0 1000 2000 3000 4000 5000 2020 2021 2022 2023

Giá trị nhập khẩu lũy kế từ đầu năm của một số mặt hàng chính (Triệu USD) ❑ Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 1/2023 ước đạt 25 tỷ USD, giảm 21% so với cùng kỳ, trong khi nhập khẩu ước
đạt 21,48 tỷ USD, giảm 27% YoY. Đây là mức giảm so với cùng kỳ mạnh nhất trong hơn 10 năm trở lại đây. Điểm tích
Điện tử, máy tính và linh kiện 4.800
7.121 cực là cán cân TM theo tháng tiếp tục duy trì trạng thái xuất siêu, ở mức 3,6 tỷ USD.

Máy móc thiết bị, dụng cụ PT khác 2.200 ❑ Ngoài yếu tố mùa vụ khi trùng vào dịp Tết nguyên đán với số ngày làm việc của doanh nghiệp ít hơn, mức giảm mạnh
3.927
của hoạt động xuất nhập khẩu cũng phản ánh triển vọng tiêu dùng kém tích cực trong năm 2023. Diễn biến này cũng
Điện thoại và linh kiện 1.000
2.010 2023 đã được cảnh báo trước đó khi chỉ số PMI ngành sản xuất đã có 2 tháng liên tiếp ở dưới mức 50 điểm, trong đó, số
700 2022 lượng đơn hàng mới, bao gồm đơn hàng xuất khẩu đều đã có diễn biến giảm trong các tháng vừa qua.
Vải
1.392
❑ BVSC đánh giá triển vọng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2023 sẽ gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh triển
Sắt thép 655
1.073 vọng tăng trưởng kinh tế ở các đối tác xuất khẩu chính – Mỹ và EU kém tích cực, môi trường tài chính thắt chặt, lãi
Chất dẻo 600 suất cao và lạm phát cũng vẫn đang ở mức cao. Những yếu tố này sẽ tác động tiêu cực tới cầu tiêu dùng, qua đó ảnh
1.018
hưởng tới triển vọng xuất khẩu của Việt Nam.
0 2.000 4.000 6.000 8.000

BÁO CÁO VĨ MÔ THÁNG 1.2023| 6


Xuất khẩu
Diễn biến các nhóm hàng chính
Tăng trưởng XK các sản phẩm máy móc và ĐTDĐ so với cùng kỳ Tăng trưởng XK các mặt hàng nông sản chính so với cùng kỳ
140% 150%
120%
120%
100%
80% 90%
60% 60%
40%
20% 30%
0% 0%
-20%
-30%
-40%
-60% -60%
T1 T4 T7 T10 T1 T4 T7 T10 T1 T4 T7 T10 T1 T1 T4 T7 T10 T1 T4 T7 T10 T1 T4 T7 T10 T1
2020 2021 2022 2023 2020 2021 2022 2023

Điện tử, máy tính và linh kiện Điện thoại và linh kiện Máy móc thiết bị, dụng cụ PT khác Cà phê Gạo Hạt điều Rau quả Sắn và sản phẩm của sắn Thủy sản

Tăng trưởng XK các mặt hàng công nghiệp chế biến so với cùng kỳ ❑ Về các mặt hàng, nhóm công nghiệp chế biến tiếp tục là nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
300% kim ngạch xuất khẩu cả nước (89%). Giá trị xuất khẩu của phần lớn các mặt hàng trong nhóm này
250% đều ghi nhận sụt giảm.
200%
❑ Tương tự, giá trị xuất khẩu các sản phẩm máy móc và điện tử cũng đều ghi nhận sụt giảm trong
150%
tháng đầu tiên của năm 2023. Triển vọng tăng trưởng của các đối tác thương mại lớn kém tích cực
100%
khiến cho triển vọng xuất khẩu của các sản phẩm này cũng gặp khó khăn.
50%
0% ❑ Rau quả là mặt hàng hiếm hoi ghi nhận tăng trưởng dương về giá trị xuất khẩu trong tháng 1/2023,
-50% với mức tăng 2,39% YoY, trong khi phần lớn các sản phẩm nông sản khác đều ghi nhận giá trị XK
-100% sụt giảm. Với sự mở cửa trở lại của nền kinh tế Trung Quốc – đối tác xuất khẩu rau quả lớn nhất
T1 T4 T7 T10 T1 T4 T7 T10 T1 T4 T7 T10 T1 của Việt Nam (tỷ trọng trên 50%) và việc Việt Nam đã ký kết nhập khẩu chính ngạch thêm một số
2020 2021 2022 2023 loại nông sản mới từ năm 2022 vừa qua, BVSC kỳ vọng mặt hàng này sẽ ghi nhận tăng trưởng tích
Dệt, may Gỗ và sản phẩm gỗ Sắt thép Túi xách, ví, va li, mũ, ô dù cực hơn trong năm 2023, trong bối cảnh xuất khẩu nhiều mặt hàng khác gặp khó khăn.

BÁO CÁO VĨ MÔ THÁNG 1.2023| 7


Lạm phát
Chỉ số CPI tăng 4,89% YoY, dự báo tiếp tục ở mức cao trong tháng 2.
❑ Chỉ số CPI tăng 4,89% YoY trong tháng 1, mức tăng YoY cao nhất kể từ đầu năm 2020, đồng thời cao hơn mục tiêu lạm
phát 4,5% đã được đề ra cho năm 2023.

❑ Gần như tất cả các nhóm hàng hóa đã tăng trở lại trong tháng này. Trong đó, nhóm giáo dục là nhóm có mức tăng mạnh
nhất, 11,6% YoY do học phí đã tăng từ tháng 9/2022. Trong khi đó, xét về mức đóng góp, nhóm nhà ở và vật liệu xây
dựng và thực phẩm là 2 nhóm tạo áp lực tăng lớn nhất lên chỉ số CPI, đều ở mức 1,3 điểm phần trăm vào mức 4,89%.

❑ Trong tháng 1, thuế BVMT đối với mặt hàng xăng dầu tăng cao trở lại so với năm 2022, nhưng so với cùng kỳ, giá xăng
dầu vẫn đang thấp hơn, qua đó giúp làm giảm áp lực tăng lên chỉ số CPI. Nhóm giao thông gần như không thay đổi, khi
chỉ tăng 0,05% YoY và đóng góp 0,01% vào mức tăng chung của chỉ số CPI trong tháng 1 này.

❑ BVSC cho rằng chỉ số CPI của Việt Nam sẽ tiếp tục trên 4,5% trong tháng 2 tới đây, khi so với mức nền thấp của năm 2022,
trong khi năm 2023, những hỗ trợ để giảm giá không còn lớn như năm 2022. Chúng tôi kỳ vọng chỉ số CPI YoY sẽ hạ nhiệt
trong các tháng sau đó, dự báo cả năm 2023 ở mức 4-4,5%.

Giá xăng RON92 trong nước (đồng/lít) 2019 Giá thịt lợn hơi trong nước (VND/kg) 2019
2020
2020 2021
90.000
30.000 2021 2022
2022 80.000 2023

2023
25.000 70.000

60.000
20.000
50.000

15.000 40.000

30.000
10.000 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

BÁO CÁO VĨ MÔ THÁNG 1.2023| 8


Tỷ giá
Đồng VND lên giá trở lại trong tháng 1
Diễn biến tỷ giá và chỉ số DXY
❑ So với cuối tháng 12/2022, tính tới hết tháng 1/2023, đồng VND đã tăng trở
25000 115
lại 0,75% so với đồng USD. Lãi suất ở mặt bằng cao cùng chỉ số DXY hạ
SBVNUSD Index

24500 USDVND Curncy 110 nhiệt là những yếu tố đang hỗ trợ cho sự lên giá của đồng VND.
DXY Curncy

24000 105 ❑ Tất cả đồng tiền tại các nước mới nổi ở châu Á (theo mẫu theo dõi của
BVSC – xem đồ thị) cùng có chung diễn biến lên giá so với cuối năm
23500 100
2022. Trong đó, đồng Baht của Thái Lan là đồng tiền có diễn biến tăng giá

23000 95
cao nhất 4,76% YTD.

22500 90
❑ Trong cuộc họp chính sách tiền tệ đầu tiên của năm 2023, Fed đã tiếp tục có
10/21 12/21 2/22 4/22 6/22 8/22 10/22 12/22 2/23
động thái tăng lãi suất ở tốc độ chậm lại, 25 bps, thấp nhất kể từ tháng 3/2022
cho tới nay. Việc Fed giảm tốc độ tăng lãi suất, với kế hoạch dừng tăng lãi
Diễn biến một số đồng tiền so với USD
suất trong năm 2023 trong bối cảnh kinh tế Mỹ có triển vọng kém tích cực đã
VND 0,75%
INR 1,07%
khiến cho chỉ số DXY tiếp tục có diễn biến hạ nhiệt sau khi đạt đỉnh 20 năm từ
EUR 1,89% hồi tháng 10/2022. BVSC cho rằng diễn biến này cũng sẽ giúp giảm áp lực
PHP 1,93%
mất giá đối với đồng VND trong năm nay, giúp cho đồng VND sẽ có diễn biến
GBP 2,20%
JPY 2,21% ổn định hơn so với năm 2022.
KRW 2,66%
CNY 3,00% ❑ Việc VND vẫn có diễn biến lên giá trong bối cảnh NHNN có động thái mua
MYR 3,27%
USD trở lại (theo một số nguồn tin) cho thấy áp lực tỷ giá từ ngoại cảnh đang
IDR 4,27%
THB 4,76%
giảm bớt. Kết hợp cùng việc kiểm soát được chỉ số CPI trong những tháng tới
0% 1% 2% 3% 4% 5% về dưới ngưỡng mục tiêu 4,5%, đây sẽ là cơ sở để hạ tiếp mặt bằng lãi suất
và dần nới lỏng hơn về chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ tăng trưởng.

BÁO CÁO VĨ MÔ THÁNG 1.2023| 9


Lãi suất
Lãi suất huy động gần như đi ngang trong tháng 1, có dấu hiệu giảm nhiệt từ cuối tháng
Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng Lãi suất liên ngân hàng (%)
SOB
Trung bình 9
9,5%
<5000 tỷ
9,0% 8
>5000 tỷ
8,5% 7
Qua đêm
8,0% 6
1 tuần
7,5% 5 2 tuần
7,0% 4
6,5% 3
6,0% 2
5,5% 1
5,0% 0
1/19 5/19 9/19 1/20 5/20 9/20 1/21 5/21 9/21 1/22 5/22 9/22 1/23 1/21 3/21 5/21 7/21 9/21 11/21 1/22 3/22 5/22 7/22 9/22 11/22 1/23

Diễn biến thị trường mở (Tỷ VND) ❑ Trong tháng 1, lãi suất huy động (LSHĐ) 12 tháng (theo mẫu theo dõi của BVSC) tiếp tục tăng thêm 7 bps,
80.000
60.000
lên mức 8,49%. Như vậy, LSHĐ 12 tháng đã tăng 268 bps so với cùng kỳ. Mức LSHĐ hiện tại đã cao hơn so
40.000 với mặt bằng trước dịch Covid-19.
20.000
0 ❑ Lãi suất huy động gần như đi ngang trong tháng 1, có dấu hiệu giảm nhiệt từ cuối tháng. Với áp lực hỗ trợ tỷ
-20.000 giá giảm bớt, chúng tôi cho rằng áp lực tăng lãi suất không còn trong năm 2023. Thay vào đó, chính sách
-40.000
tiền tệ năm nay nhiều khả năng sẽ chuyển sang hướng hỗ trợ cho tăng trưởng. BVSC kỳ vọng lãi
-60.000
-80.000
suất sẽ giảm trở lại trong năm 2023 này, với các dấu hiệu rõ nét hơn từ Quý 2, khi Fed ngừng việc
-100.000 Bơm/hút ròng mua KH tăng lãi suất và lạm phát của Việt Nam hạ nhiệt.
-120.000 Bơm/hút ròng qua BH
-140.000 ❑ Theo NHNN, mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho cả năm 2023 sẽ ở mức 14-15%. BVSC cho rằng với mặt
6/5/2022 17/6/2022 29/7/2022 9/9/2022 21/10/2022 2/12/2022 13/1/2023
bằng lãi suất cao, khu vực bất động sản gặp khó khăn và triển vọng kinh tế kém tích cực, tăng trưởng tín
dụng cả năm 2023 sẽ chỉ ở khoảng 13%.

BÁO CÁO VĨ MÔ THÁNG 1.2023| 10


BỘ PHẬN PHÂN TÍCH VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ
Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt

Trụ sở chính: Số 8 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội Chi nhánh: Tầng 8, 233 Đồng Khởi, Quận 1, Tp. HCM
Tel: (84 4) 3 928 8080 Tel: (84 8) 3 914 6888
Fax: (8 44) 3 928 9888 Fax: (84 8) 3 914 7999

You might also like