CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH DOANH VÀ CHỦ THỂ KINH DOANH

You might also like

You are on page 1of 15

CHƯƠNG I.

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH DOANH VÀ CHỦ THỂ KINH DOANH

STT Nội dung Phân công


NHẬN ĐỊNH
1 1+2 Nhi
2 3+4 H. Phương
3 5+6 Phát
4 7+8 Soni
5 9 + 10 Nhật
6 11 + 12 Tâm
7 13 + 14 M. Phương
8 15 + 16 Ngọc
9 17 + 18 + 19 Phú
10 20 + 21 + 22 Tuấn
TÌNH HUỐNG
11 Tình huống số 1 Nhi + H. Phương + Phát
12 Tình huống số 2 Soni + Nhật + Tâm + Phú
13 Tình huống số 3 M. Phương + Ngọc + Tuấn

Deadline NHẬN ĐỊNH: 21h00, Thứ tư (08/3/2023).


Deadline TÌNH HUỐNG: 21h00, Thứ bảy (11/3/2023).
Lưu ý: Các bạn làm phần của mình sau đó paste lên [Phần trả lời] ở phía dưới đề của
Google Docs này luôn nha.
I. CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI? GIẢI THÍCH VÌ SAO?
1. Luật chuyên ngành và Luật Doanh nghiệp quy định khác nhau về thành lập,
tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp thì
phải áp dụng quy định của Luật Doanh nghiệp.
Nhận định SAI. Vì căn cứ theo Điều 3 Luật Doanh nghiệp 2020 thì trường hợp luật
khác có quy định đặc thù về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt
động có liên quan của doanh nghiệp thì áp dụng quy định của luật đó. Như vậy có nghĩa là
nếu luật khác (ở đây là luật chuyên ngành) và Luật Doanh nghiệp quy định khác nhau về
thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp
thì phải áp dụng quy định của Luật chuyên ngành.
Ví dụ: Trong tình huống đăng kí kinh doanh một loại hình doanh nghiệp thì trong
Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định rõ ràng về cách thức thành lập, tổ chức, quản lý và
hoạt động nhưng nếu muốn đăng kí kinh doanh loại hình có tính chất và có điều kiện như
khách sạn thì trong Luật Doanh nghiệp không quy định rõ nên ta phải áp dụng các quy định
tại Luât Du lịch 2017 cùng Nghị định số 168/2017/NĐ-CP và Thông tư số 06/2017/TT-
BVHTTDL như: về phòng cháy và chữa cháy thì Doanh nghiệp phải đảm bảo đủ điều kiện
về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa
cháy.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh thông qua mô hình doanh nghiệp đều phải thực
hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp.
Nhận định SAI. Mặc dù đa số các tổ chức, cá nhân kinh doanh thông qua mô hình
doanh nghiệp đều phải thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp.
Tuy nhiên, vẫn có một số mô hình doanh nghiệp có điều kiện mới được thành lập mà trong
Luật Doanh nghiệp lại không quy định rõ về thủ tục đăng ký doanh nghiệp nên phải làm thủ
tục đăng kí doanh nghiệp theo các văn bản và Luật chuyên ngành phù hợp.
Ví dụ: Đối với loại hình kinh doanh có điều kiện như kinh doanh chứng khoán thì
cần phải tuân thủ các quy định của Luật Chứng khoán 2019.

3. Đăng ký doanh nghiệp chỉ là hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Nhận định SAI. Vì theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về
đăng ký doanh nghiệp thì đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp,
đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và các nghĩa vụ
đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định này. Như vậy, đăng ký doanh nghiệp
không chỉ là hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp mà còn có các hoạt động khác.

4. Các chủ thể kinh doanh đều có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật.
Nhận định SAI. Vì theo quy định của pháp luật thì đối với từng loại hình chủ thể
kinh doanh khác nhau sẽ được quy định số lượng người đại diện theo pháp luật khác nhau.
Có thể minh chứng như sau:
- Đối với DNTN chỉ có một người đại diện theo pháp luật là chủ DNTN (theo khoản
3 Điều 190 LDN 2020)
- Đối với HKD (theo khoản 2 Điều 81 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh
nghiệp) :
+ Cá nhân là chủ HKD thì cá nhân là người đại diện theo pháp luật;
+ Hộ gia đình là chủ HKD thì ủy quyền một người làm đại diện.
- Đối với CTHD ít nhất là 2 người đại diện theo pháp luật vì theo khoản 1 Điều 184
LDN 2020 thì CTHD có bao nhiêu thành viên hợp danh thì có bấy nhiêu người
đại diện theo pháp luật và theo Điều 177 LDN 2020 CTHD phải có ít nhất 02
thành viên.
- Công ty TNHH và công ty CTCP có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo
pháp luật (khoản 2 Điều 12 LDN 2020).

5. Các tổ chức có tư cách pháp nhân đều có quyền thành lập doanh nghiệp.
Nhận định SAI. Vì bên cạnh những tổ chức có tư cách pháp nhân có quyền thành lập
doanh nghiệp thì pháp luật cũng quy định những tổ chức có tư cách pháp nhân nhưng không
được quyền thành lập doanh nghiệp tại điểm a, g khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.
Cụ thể, cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để
thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình ; tổ chức pháp
nhân thương mại mà bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định
theo quy định của Bộ luật Hình sự sẽ không có quyền thành lập doanh nghiệp.

6. Người thành lập doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu
tài sản góp vốn cho doanh nghiệp.
Nhận định SAI. Vì tính chất đặc thù của doanh nghiệp tư nhân, cụ thể doanh nghiệp
tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp, là loại hình doanh nghiệp mà không có sự
tách biệt tài sản chủ doanh nghiệp tư nhân và tài sản của doanh nghiệp. Do đó, theo khoản 4
Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020 thì chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục
chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp như đối với các loại công ty.

7. Mọi tài sản góp vốn vào doanh nghiệp đều phải được định giá.
Nhận định SAI. Vì theo khoản 1 Điều 36 LDN 2020 có quy định: “1. Tài sản góp
vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành
viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng
Việt Nam”. Như vậy, chỉ những tài sản không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do
chuyển đổi, vàng thì mới phải thẩm định tài sản, còn những tài sản như tiền VNĐ, vàng,...
thì không cần định giá.

8. Chủ sở hữu doanh nghiệp có tư cách pháp nhân chỉ chịu trách nhiệm hữu
hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.
Nhận định SAI. Vì chế độ trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài
sản của doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với loại hình công ty TNHH, công ty cổ phần. Tuy
nhiên chế độ trách nhiệm này, sẽ không áp dụng đối với loại hình công ty hợp danh. Cụ thể,
căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 177 LDN 2020 thì “thành viên công ty hợp danh chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty”. Như vậy, đối với
loại hình công ty hợp danh, chủ sở hữu doanh nghiệp có tư cách pháp nhân sẽ phải chịu
trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.

9. Đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp thì đương nhiên bị cấm góp vốn
vào doanh nghiệp.
Nhận định SAI. Vì căn cứ vào khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 thì chỉ có
những đối tượng được quy định tại khoản này mới không được góp vốn vào doanh nghiệp.
Vẫn có một số đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp nhưng được phép góp vốn vào
doanh nghiệp, như: Người vị thành niên (dưới 18 tuổi), người có khó khăn trong nhận thức,
hành vi, tổ chức không có tư cách pháp nhân, … tại điểm đ khoản 2 Điều này.

10. Tên trùng là trường hợp tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc
giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký.
Nhận định SAI. Vì căn cứ theo khoản 1 Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020 thì: “Tên
trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên
tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký”. Như vậy, trường hợp tên doanh nghiệp yêu cầu
đăng ký đọc giống tên doanh nghiệp đăng ký chưa được gọi là tên trùng mà chỉ được xem là
tên trung khi được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.

11. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt
sang một trong những tiếng nước ngoài tương ứng.
Nhận định SAI. Vì theo khoản 1 Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định tên
doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là “tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong
những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh”. Và khi dịch sang tiếng nước ngoài thì tên doanh
nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
Ví dụ: Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài không hợp lệ: 베 트 남 유 제 품

주식회사, tương ứng Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Tên doanh nghiệp hợp lệ: VIETNAM
DAIRY PRODUCTS JOINT STOCK COMPANY.

12. Chi nhánh và văn phòng đại diện đều có chức năng thực hiện hoạt động kinh
doanh sinh lợi trực tiếp.
Nhận định SAI. Vì căn cứ vào:
Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Chi nhánh là đơn vị phụ
thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của
doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của
chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp”. Do chi nhánh có
nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp (tìm kiếm lợi
nhuận) nên chi nhánh có chức năng thực hiện hoạt động kinh doanh sinh lợi trực tiếp.
Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Văn phòng đại diện là đơn
vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh
nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.” Và theo đó “Văn phòng đại diện không thực hiện chức
năng kinh doanh của doanh nghiệp”. Vì vậy văn phòng đại diện không có chức năng thực
hiện hoạt động kinh doanh sinh lợi trực tiếp mà chỉ có chức năng đại diện theo ủy quyền cho
lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
13. Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh trong các ngành, nghề đã đăng ký với cơ
quan đăng ký kinh doanh.
Nhận định đúng. Tại khoản 1 Điều 7 Luật doanh nghiệp 2014 quy định, doanh nghiệp
được tự do kinh doanh mọi ngành nghề mà luật không cấm. Việc luật cho phép doanh
nghiệp được tự do kinh doanh mọi ngành nghề mà luật không cấm không có nghĩa là bạn
không cần đăng ký với cơ quan cấp phép. Nghĩa là ngoài mã ngành chính mà doanh nghiệp
đã chọn làm chủ đạo, bạn có thể chọn thêm nhiều mã ngành phụ khác để kinh doanh. Điều
đó đã chứng minh ngay từ khi doanh nghiệp thành lập, bắt buộc bạn phải đăng ký danh sách
ngành nghề kinh doanh trên hồ sơ. Và bạn chỉ được phép kinh doanh các ngành này, trường
hợp doanh nghiệp bạn muốn mở rộng thêm sang lĩnh vực khác phải làm thủ tục đăng ký bổ
sung ngành nghề kinh doanh và thông báo đến cơ quan cấp giấy phép.

14. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, trung
thực và chính xác của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Nhận định SAI. Vì căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định
về nguyên tắc áp dụng giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì “người thành lập doanh
nghiệp hoặc doanh nghiệp là người phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp
pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
và các báo cáo”. Điều này cũng được quy định tại khoản 3 Điều 8 LDN 2020. Và theo
khoản 3 Điều 4 Nghị định này thì cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ “chịu trách nhiệm về
tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm
pháp luật của doanh nghiệp xảy ra trước và sau khi đăng ký doanh nghiệp”.

15. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp.
Nhận định SAI. Vì theo khoản 15 Điều 4 LDN 2020 thì “Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký
doanh nghiệp mà cơ quan đăng ký doanh nghiệp cấp cho doanh nghiệp” còn theo khoản 1
Điều 13 Luật Đầu tư 2014 thì “Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy
hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư”. Căn cứ vào
định nghĩa, ta có thể thấy mục đích của hai loại giấy chứng nhận trên là hoàn toàn khác
nhau. Do đó, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp.

16. Mọi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp phải được cấp lại Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp mới.
Nhận định SAI. Vì đối với những nội dung thay đổi tại Điều 28 LDN 2020 thì khi
thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp phải được cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp mới (khoản 1, 3 Điều 30 LDN 2020). Đây là những yếu tố để nhận dạng doanh
nghiệp và là cơ sở để thành lập doanh nghiệp. Do đó, nếu doanh nghiệp thay đổi một hoặc
nhiều nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì phải tiến hành cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với những thông tin mới.
Còn đối với các nội dung khác được quy định tại khoản 1 Điều 31 LDN 2020 thì khi
thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải làm thủ tục thông báo thay đổi
không phải cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.

17. Doanh nghiệp không có quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh
có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh.
Nhận định ĐÚNG. Vì căn cứ vào khoản 6 Điều 16 Luật Doanh nghiệp 2020 thì đối
với hành vi kinh doanh khi chưa đủ điều kiện đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
là hành vi bị nghiêm cấm. Vậy nên doanh nghiệp chỉ có quyền kinh doanh ngành, nghề đầu
tư kinh doanh có điều kiện khi đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp
luật.
VD: Ngân hàng là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện vậy nên doanh nghiệp muốn
kinh doanh ở ngành, nghề này phải đáp ứng đủ điều kiện có vốn điều lệ lớn hơn 3000 tỷ
đồng.

18. Mọi điều kiện kinh doanh đều phải được đáp ứng trước khi đăng ký kinh
doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Nhận định SAI. Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 8 LDN 2020 thì nghĩa vụ của
doanh nghiệp là phải “đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề
đầu tư kinh doanh có điều kiện [...] theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều
kiện trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh”. Như vậy, cần phân biệt rõ ràng giữa
“hành vi thực hiện hoạt động kinh doanh” và “hành vi đăng ký kinh doanh”. Do đó, có thể
thấy rằng tại thời điểm nộp hồ sơ lên cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng ký kinh doanh thì
các doanh nghiệp chưa cần phải đáp ứng mọi điều kiện kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ bắt
buộc đáp ứng mọi điều kiện kinh doanh khi tiến hành thực hiện hành vi kinh doanh ngành,
nghề kinh doanh có điều kiện.

19. Công ty con là đơn vị phụ thuộc của công ty mẹ.


Nhận định sai. Căn cứ khoản 2 Điều 196 LDN 2020 có quy định: “Hợp đồng, giao
dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện
độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với chủ thể pháp lý độc lập”. Điều này được
minh chứng qua việc công ty con là một chủ thể doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh riêng, là đơn vị kinh doanh độc lập không phụ thuộc vào doanh nghiệp mẹ trong
báo cáo tài chính kế toán, có mã số thuế riêng, nộp thuế TNDN riêng. Công ty con có thể
được thành lập dưới các hình thức khác nhau nhưng đều là những thực thể pháp lý độc lập
với công ty mẹ. Công ty con tham gia quan hệ pháp luật bằng danh nghĩa của chính mình.
Các hoạt động kinh doanh của công ty con được điều hành bởi chính bộ máy quản lý của
mình. Công ty mẹ chỉ có thể tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt
động của công ty con thông qua các cơ quan quyền lực của công ty con.

20. Sở hữu chéo là việc đồng thời hai doanh nghiệp sở hữu phần vốn góp, cổ
phần của nhau.
Nhận định ĐÚNG. Vì sở hữu chéo được hiểu là việc đồng thời hai doanh nghiệp có
sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau. Sở hữu chéo có hai hình thức là sở hữu chéo trực
tiếp và sở hữu chéo gián tiếp.
- Sở hữu chéo trực tiếp:
Ví dụ 1: A là công ty mẹ của công ty B. Như vậy B sẽ không được tham gia góp vốn,
mua cổ phần của công ty A.
Ví dụ 2: A là công ty mẹ của các công ty B, công ty C. Như vậy B và C sẽ không được
đồng thời góp vốn mua cổ phần của nhau.
- Sở hữu chéo gián tiếp:
A là công ty mẹ của công ty B và C.
Ví dụ 1: B (hoặc C) lập ra một công ty con là B1. B1 không bị cấm mua phần vốn
góp, cổ phần của A, vì B1 không phải là công ty con của A.
Ví dụ 2: B mua phần vốn góp/ cổ phần của C, C lập ra công ty con C1 mua cổ phần
của B.

21. Tập đoàn kinh tế là một trong những hình thức pháp lý của Doanh nghiệp.
Nhận định SAI. Vì theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 thì Doanh nghiệp gồm
những hình thức pháp lý sau: Doanh nghiệp tư nhân và Công ty. Trong đó, ở hình thức
Công ty thì bao gồm 03 hình thức nhỏ: Công ty cổ phần, Công ty TNHH và Công ty hợp
danh. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 194 Luật Doanh nghiệp 2020 thì “Tập đoàn kinh
tế [...] là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp
hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế [...] không phải là một loại hình doanh nghiệp, không
có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này”. Như vậy,
tập đoàn kinh tế không phải là một trong những hình thức pháp lý của Doanh nghiệp.

22. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam không phải là doanh nghiệp.
Nhận định SAI. Vì: Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã thoả mãn điều kiện được coi là
doanh nghiệp theo khoản 10 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020. Cụ thể:
- Doanh nghiệp có tên gọi pháp lý là: TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM, hình thức
pháp lý là: Công ty TNHH một thành viên.
- Có trụ sở chính ở: Quận Ba Đình, Thủ đô Hà Nội
- Có tài sản riêng (vốn điều lệ của tập đoàn) tại thời điểm phê duyệt Điều lệ này là
281.500.000.000.000 đồng.
- Mục đích chính tạo ra lợi nhuận từ việc kinh doanh xăng dầu và ngoài ra có thu lợi
nhuận từ các mặt hàng kinh doanh khác.
- PVN là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu,
hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, các quy định của pháp luật có liên quan và
theo Điều lệ của tập đoàn.

II. LÝ THUYẾT.
1. Phân biệt quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp và quyền góp vốn vào doanh
nghiệp. Giải thích vì sao Luật Doanh nghiệp có sự phân biệt hai nhóm quyền này.
2. Trình bày và cho ý kiến nhận xét về thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định
của pháp luật Việt Nam hiện hành.
3. Phân tích các hình thức kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật? Cho
ví dụ đối với mỗi hình thức kinh doanh có điều kiện.
4. Phân biệt vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn có quyền biểu quyết.
5. Hãy xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại hình doanh
nghiệp.

III. TÌNH HUỐNG.

1. Tình huống 1.
Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) An Bình do ông An làm chủ có trụ sở chính tại Tp.
Hồ Chí Minh, ngành nghề kinh doanh là vận tải hàng hóa bằng đường bộ. Sau một thời
gian, ông An có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh, cho nên ông đã có những dự định
sau:
- DNTN An Bình sẽ thành lập chi nhánh tại Tp. Hà Nội để kinh doanh ngành tổ
chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại.
- Ông An/ DNTN An Bình thành lập thêm một DNTN / Công ty TNHH 1 TV khác để
thực hiện kinh doanh ngành nghề là buôn bán sắt thép.
- Chủ DNTN An Bình đầu tư vốn để thành lập một công ty TNHH một thành viên để
kinh doanh dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch.
- Ông An góp vốn cùng với ông Jerry (quốc tịch Hoa Kỳ) và bà Anna Nguyễn (quốc
tịch Việt Nam và Canada) để thành lập hộ kinh doanh (HKD) kinh doanh ngành tổ chức,
giới thiệu và xúc tiến thương mại.
Anh (chị) hãy cho biết theo quy định của pháp luật hiện hành, những dự định
trên của ông An có phù hợp hay không, vì sao?
Trả lời:

- DNTN An Bình sẽ thành lập chi nhánh tại Tp. Hà Nội để kinh doanh ngành tổ chức,
giới thiệu và xúc tiến thương mại.

=> Đối với trường hợp này, DNTN An Bình không thể thành lập chi nhánh tại Tp. Hà Nội
để kinh doanh ngành tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại.
Theo quy định tại Điều 45 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp có quyền
thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể
đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị
hành chính. Chi nhánh đó có nhiệm vụ thực hiện các chức năng của doanh nghiệp, nhưng
với điều kiện ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh
của doanh nghiệp (theo khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020)

Cụ thể trong tình huống trên DNTN An Bình lập chi nhánh để kinh doanh ngành tổ
chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại là không giống với ngành nghề của DNTN chính là
kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường bộ. Do đó, ở trường hợp này DNTN An Bình
không được phép lập chi nhánh.

- Ông An/ DNTN An Bình thành lập thêm một DNTN / TNHH 1 TV khác để thực hiện
kinh doanh ngành nghề là buôn bán sắt thép.

● Trường hợp 1, ông An không được phép thành lập DNTN khác.

Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật DN 2020 thì Ông An là chủ DNTN
nên phải có trách nhiệm tài sản vô hạn, do đó ông không thể lập thêm DNTN khác. Bên
cạnh đó, tại khoản 3 điều này cũng quy định mỗi cá nhân chỉ được phép thành lập 1 DNTN
và chủ DNTN phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản của DNTN đó.

● Trường hợp 2, ông An được phép thành lập công ty TNHH 1 thành viên.

Tại khoản 3 Điều 188 Luật DN 2020 có quy định chủ DNTN thì sẽ không được đồng
thời làm chủ HKD, thành viên hợp danh của Công ty hợp danh và phải chịu trách nhiệm vô
hạn về doanh nghiệp do mình làm chủ. Nhưng pháp luật hiện hành không cấm việc chủ
DNTN thành lập Công ty TNHH. Công ty TNHH là loại hình công ty có chế độ trách nhiệm
tài sản hữu hạn, tài sản công ty độc lập với tài sản cá nhân, do đó thành viên công ty chỉ
chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi
số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Do đó chủ DNTN vẫn có thể thành lập Công ty TNHH 1
thành viên khác bằng tài sản riêng của mình.

● Trường hợp 3, DNTN không được phép thành lập DNTN khác/Công ty TNHH 1
thành viên.
DNTN không có tư cách pháp nhân, không có tài sản độc lập (không thỏa mãn điểm c,
d khoản 1 Điều 74 BLDS 2015), do đó doanh nghiệp tư nhân không được phép thành lập
DNTN khác hoặc Công ty TNHH 1 thành viên.
- Chủ DNTN An Bình đầu tư vốn để thành lập một công ty TNHH một thành viên để
kinh doanh dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch.

=> Đối với trường hợp này, chủ DNTN An Bình được phép đầu tư vốn để thành lập một
công ty TNHH một thành viên để kinh doanh dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ
chức tour du lịch.

Theo khoản 3 Điều 188 LDN 2020 quy định: “Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành
lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ
kinh doanh, thành viên công ty hợp danh”.

Như vậy, pháp luật chỉ hạn chế chủ DNTN không được đồng thời là chủ hộ kinh
doanh, thành viên công ty hợp danh vì chủ DNTN phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt
động của DNTN, chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động của hộ kinh
doanh và thành viên công ty hợp danh liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình về mọi hoạt động của công ty hợp danh. Do đó, nếu để chủ DNTN đồng thời là chủ hộ
kinh doanh, thành viên công ty hợp danh sẽ gây rủi ro cho các chủ thể tham gia quan hệ
kinh doanh với DNTN, công ty hợp danh, hộ kinh doanh và khi giải quyết trách nhiệm tài
sản của các DNTN, công ty hợp danh hay hộ gia đình sẽ gây ảnh hưởng đến các chủ thể
khác. Tuy nhiên, pháp luật không cấm chủ doanh nghiệp tư nhân đầu tư vốn vào thành lập
Công ty TNHH vì thành viên công ty TNHH chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về mọi hoạt
động của công ty. Trong đó, công ty TNHH 1 thành viên cũng thuộc loại hình công ty
TNHH nên chủ DNTN có thể góp vốn vào để thành lập.

- Ông An góp vốn cùng với ông Jerry (quốc tịch Hoa Kỳ) và bà Anna Nguyễn (quốc tịch
Việt Nam và Canada) để thành lập hộ kinh doanh (HKD) kinh doanh ngành tổ chức,
giới thiệu và xúc tiến thương mại.

=> Trường hợp này, ông An không được phép góp vốn cùng với ông Jerry và bà Anna
Nguyễn để thành lập HKD kinh doanh ngành tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại.

Thứ nhất, về nguyên tắc thành lập hộ kinh doanh phải là cá nhân hoặc thành viên hộ
gia đình là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (khoản 1 Điều 80 Nghị
định 01/2021/NĐ-CP). Trong tình huống trên, ông Jerry không có quốc tịch Việt Nam nên
không được phép cùng với ông An và bà Anna Nguyễn thành lập HKD.
Hơn nữa, nếu thỏa mãn điều kiện về quốc tịch nhưng ông An hiện đang là chủ
DNTN An Bình mà theo quy định tại khoản 3 Điều này thì có quy định “Cá nhân, thành
viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư
nhân”. Do vậy, ông An, ông Jerry và bà Anna Nguyễn cũng không thể góp vốn thành lập
HKD.

2. Tình huống số 2.
Vincom kiện Vincon “nhái” thương hiệu.
Cho rằng Công ty cổ phần (CTCP) tài chính và bất động sản Vincon “nhái” thương
hiệu của mình, ngày 23/11, CTCP Vincom đã chính thức gửi đơn khởi kiện lên Tòa án nhân
dân thành phố Hà Nội, đồng thời gửi đơn yêu cầu xử lý vi phạm tới Thanh tra của Bộ Khoa
học và Công nghệ.
Vincom cho rằng khác nhau duy nhất của hai thương hiệu là ở một chữ N và M tại
cuối từ, nhưng bản chất hai chữ này đều là phụ âm đọc tương tự nhau và nhìn cũng na ná
giống nhau. Sự khác biệt này không đủ để phân biệt rõ ràng giữa hai tên của doanh nghiệp,
gây nhầm lẫn cho công ty.
Ông Lê Khắc Hiệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) CTCP Vincom, cho rằng
hành vi trên của Vincon là cố tình nhầm lẫn để hưởng lợi trên uy tín và danh tiếng của
Vincom, vốn đã được khẳng định trên thị trường. Ông Hiệp dẫn chứng, năm 2009, Vincom
đã có lời cảnh báo tới Vincon về việc họ công bố dự án khu du lịch sinh thái Chân Mây –
Lăng Cô, khi dư luận có sự nhầm lẫn hai thương hiệu. Gần đây, nhất là sự việc bắt quả tang
cán bộ Vincon đánh bạc trong phòng họp, khiến dư luận hiểu lầm thành cán bộ Vincom.
Theo ông Hiệp, dù đã gửi thư tới Ban lãnh đạo yêu cầu đổi tên để tránh nhầm lẫn, tuy nhiên
phía Vincon không có câu trả lời hợp lý nên chúng tôi đã quyết định khởi kiện ra Tòa để
giải quyết dứt điểm vấn đề này.
(Nguồn http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201048/20101125000907.aspx)
Anh (chị) hãy cho biết, theo Luật Doanh nghiệp thì lập luận trên của CTCP
Vincom đúng hay sai?

Nhóm thảo luận cho rằng lập luận trên của CTCP Vincom là sai. Bởi những nội dung
và lập luận sau:

- Chủ thể thứ nhất: Nguyên đơn Công ty cổ phần Vincom


+ Loại hình: Công ty cổ phần
+ Tên riêng: Vincom
- Chủ thể thứ hai: Bị đơn Công ty cổ phần tài chính và bất động sản Vincon
+ Loại hình: Công ty cổ phần
+ Tên riêng: Tài chính và bất động sản Vincon

Cơ sở pháp lý áp dụng: Căn cứ điểm a và d Khoản 2 Điều 41 LDN 2020 có thể thấy
rằng tên riêng của hai công ty là hoàn toàn khác nhau khi một bên là “Vincom” bên còn lại
là “Tài chính và bất động sản Vincon”.

=> Tên gọi của công ty Tài chính và bất động sản Vincom là hợp pháp khi đã thỏa mãn các
điều kiện sau:

+ Điều kiện thứ nhất: Đã thỏa mãn là tên doanh nghiệp không đọc giống nhau theo
điểm a Khoản 2 Điều 41 LDN 2020.

Vậy nên lập luận của công ty Vincom là không chính xác.

+ Điều kiện thứ hai: Tên của công ty “cổ phần tài chính và bất động sản Vincon” khác
tới 20 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt so với Công ty “Vincom” cho nên không
thỏa mãn điều kiện tại điểm d Khoản 2 Điều 41 LDN 2020 là khác một chữ cái trong
bảng chữ cái tiếng Việt.

3. Tình huống số 3.
Dương, Thành, Trung và Hải thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Thái
Bình Dương kinh doanh xúc tiến xuất nhập khẩu. Công ty được cấp chứng nhận đăng ký
kinh doanh với vốn điều lệ 5 tỷ đồng. Trong thỏa thuận góp vốn do các bên ký:
- Dương cam kết góp 800 triệu đồng bằng tiền mặt (16% vốn điều lệ).
- Thành góp vốn bằng giấy nhận nợ của Công ty Thành Mỹ (dự định sẽ là bạn hàng
chủ yếu của Công ty TNHH Thái Bình Dương), tổng số tiền trong giấy ghi nhận nợ là 1,3 tỷ
đồng, giấy nhận nợ này được các thành viên nhất trí định giá là 1,2 tỷ đồng (chiếm 24% vốn
điều lệ).
- Trung góp vốn bằng ngôi nhà của mình, giá trị thực tế vào thời điểm góp vốn chỉ
khoảng 700 triệu đồng, song do có quy hoạch mở rộng mặt đường, nhà của Trung dự kiến sẽ
ra mặt đường, do vậy các bên nhất trí định giá ngôi nhà này là 1,5 tỷ đồng (30% vốn điều
lệ).
- Hải cam kết góp 1,5 tỷ đồng bằng tiền mặt (30% vốn điều lệ). Hải cam kết góp 500
triệu đồng, các bên thỏa thuận khi nào công ty cần thì Hải sẽ góp tiếp 1 tỷ còn lại.
(Nguồn: Tổ công tác thi hành Luật doanh nghiệp)
Anh (chị) hãy bình luận hành vi góp vốn trên của Dương, Thành, Trung, Hải.
Ngọc:
Dương cam kết góp 800 triệu đồng bằng tiền mặt (16% vốn điều lệ)
=> Dương sẽ nhận được % vốn điều lệ dựa trên số tiền đã góp.
Thành góp vốn bằng giấy nhận nợ của Công ty Thành Mỹ (dự định sẽ là bạn
hàng chủ yếu của Công ty TNHH Thái Bình Dương), tổng số tiền trong giấy ghi nhận
nợ là 1,3 tỷ đồng, giấy nhận nợ này được các thành viên nhất trí định giá là 1,2 tỷ đồng
(chiếm 24% vốn điều lệ).
=> Giấy nhận nợ được xem là tài sản không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do
chuyển đổi, vàng nên cần được thẩm định giá (khoản 1 Điều 36 LDN). Trong tình huống
trên, khoản nợ được ghi nhận trong giấy nhận nợ mà Thành đem góp vốn là 1,3 tỷ nhưng
được định giá 1,2 tỷ, bên cạnh đó Trung có quyền đòi được nợ nhưng có thể có rủi ro trong
việc đòi được nợ trong trường hợp người nợ không trả nợ được. Các bên đã thống nhất phần
vốn góp là 1,2 tỷ thấp hơn giá trị khoản nợ được ghi trong giấy nhận nợ là 1,3 tỷ. Hiện tại,
Luật chỉ quy định trách nhiệm thiệt hại trong việc tài sản góp vốn được định giá cao hơn so
với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn (khoản 2 Điều 36 LDN), nên trong tình huống trên
định giá thấp hơn vẫn được chấp nhận.

You might also like