You are on page 1of 6

Chào cô và các bạn hôm nay em xin thay mặt các bạn ở nhóm thuyết

trình về chủ đề Sphingolipid và sáp, steroid và dẫn xuất.


Đầu tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về SPHINGOLIPID. Nó có hai
loại chính là Phospholipid và Glycolipid
Phospholipid là loại lipid phức tạp, trong đó nhóm hydroxy bậc
1 của hợp chất alcol được este hóa với axit phosphoric hoặc với
monoester của axit phosphoric. Sphigosin thường được cấu tạo
từ
- Một phân tử acid phosphoric.
- Dẫn xuất của acid L-Phosphatidic.
Chúng ta có thể dựa vào loại base nito có thể xác định nhiều
loại phospholipid. Thường gặp là colin và serin.

Xét về tính chất vật lí thì Phospholipid là


- Chất rắn, không màu nhưng để ở ngoài sẽ bị oxh và
chuyển thành màu tối do sự oxh của lk đôi của các acid béo
chưa no có trong thành phần. Bên cạnh đó,
- Tạo dung dịch keo giả. Ngoài ra,
- Do tính phân cực các phospholipid có thể tạo thành hạt
micell giúp ích cho hoạt động của tế bào, đảm bảo tính thấm
một chiều.
- Phospholipid sẽ bị thủy phân bởi Phospholipase A,B,C,D
Ta có thể chia Phospholipid thành 2 loại chính là
Glycerophospholipid và Sphingophospholipid:

Đầu tiền nói đến Glycerophospholipid thì đây là một diglycerid,


có 1 nhóm phosphat este hóa tại vị trí C3 của khung glycerol.

Nó chiếm số lượng lớn trong lipid tự nhiên, 1 trong những dạng


quan trọng nhất.

Thành phần cấu tạo chủ yếu của màng tế bào, xếp vào 1 nhóm
lớn là phospholipid.

Tùy từng loại nito có nhiều loại phosphatid khác nhau. Đây là
một số ví dụ về các chất Glycerophospholipid
Lecithin-Phosphatidylcholin: Giữ vai trò quan trọng trong hình
thành các phức hợp lipoprotein huyết tương, vận chuyển lipid,
"kết nối" protein và những chất ít phân cực nhất.

Cephalin-Phosphatidylethanolamin: Có vai trò trong sự đông


máu ở giai đoạn thromboplastin. Là nguồn cung cấp acid
phosphoric trong cơ thể.

Phosphatidylserin: Tham gia tín hiệu tế bào và quá trình


apotosis.

Phosphatidylinositol: Phosphatidyl inositol diphosphat là tiền


chất tạo tín hiệu nội bộ, có vai trò trong chuyển hoá calci.

Tiếp đến là Sphingophospholipid đây là este của aminoalcol


sphingosin và acid béo.

Ta sẽ cùng tìm hiểu về Sphingomyelin: Là sphingophospholipid


quan trọng duy nhất ở người. Sphingomyelin có vai trò quan
trọng trong cấu tạo bao myelin ở các tế bào thần kinh. Đây là
cấu trúc của Sphingomyelin.

Về chức năng thì phospholipid sẽ


- Tham gia cấu tạo tất cả màng tế bào, giữ vai trò quan trọng
trong sự vận chuyển và hấp thu lipid , một số vitamin hòa tan
trong chất béo.
- Đồng thời nó đóng vai trò như chất nhũ tương hóa
- Bên cạnh nó còn có khả năng hoạt hóa enzym
Các bạn cũng đã thấy tầm quan trọng của Phospholipid vì vây
cơ thể chúng ta nên bổ sung nó. Phospholipid sẽ có mặt trng
thức ăn chúng ta ăn thường ngày như
- trong óc heo, lòng đỏ trứng, lipoid của cá, cây xanh
Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về Glycolipid thì đây
- Là một dạng lipid phức tạp.
Nó có cấu trúc từ
 Alcol sphingosine nối với acid béo bởi nhóm amine tạo
thành ceramid.
 Một hoặc nhiều ose (glucose, galactose, galactosamine).
- Chức năng chung:
 Duy trì sự ổn định của màng tế bào.
 Nhận diện tế bào (trong miễn dịch, tạo mô, …).
- Các loại chính:
 Cerebrosid:
Chủ yếu ở não và mô thần kinh. Đây là một số ví dụ về hợp chất
thuộc Glycolipid Ví dụ:

Galactocerebroside
Glucocerebroside
 Sulfatide:
Là dẫn xuất chứa sulfat của cerebrosid. (nhóm sulfat thường gắn
vào C3 của galactose).

Sulfatide

 Ganglioside:
Là glycolipid phức tạp nhất.
Có nhiều ở chất xám, đầu dây thần kinh.
Tham gia dẫn truyền xung động thần kinh.

GM1 Ganglioside
GalNAC: N-Acetylgalactosamine.
NeuAc: N-Acetylneuraminic acid.
Phần tiếp theo là về sáp. Sáp hay Cerid là các este (30-40C) được tạo
thành từ các alcol bậc một mạch thẳng (16-30C), phân tử lớn, với các
axit béo bậc cao (14-36C). Sáp có công thức cấu tạo chung như sau:

Trong đó: R là gốc alcol thường có số nguyên tử cacbon chẵn. Các


alcol đã được biết là :
- Alcol xetilic:
- Alcol xerilic
- Alcol montanilic
R1 là gốc axit béo. Trong thành phần của sáp cũng tìm thấy các axit
béo thường gặp trong mỡ như axit palmitic, axit stearic, axit oleic,...
Ngoài ra, còn có một số axit béo khác đặc trưng của sáp, có khối
lượng phân tử lớn như :
- Axit xerotic, Axit montanic
Đây là một ví dụ về sáp ong

Thành phần của sáp ngoài các este của alcol với axit béo phân tử lớn,
còn có các hidrocacbon, axit béo tự do và alcol phân tử lớn tự do.

Sáp sẽ có những đặc tính như nó thuộc lipit đơn giản. Có điểm sôi từ
60 - 100°C.
- Ở nhiệt độ thường, sáp ở thể rắn, không tan trong nước, ít tan trong
rượu, tan trong dung mỗi hữu cơ và chỉ thủy phân trong môi trường
kiềm.
- So với mỡ trung tính, tất cả các loại sáp đều bền hơn dưới tác dụng
của ánh sáng, nhiệt, các chất oxi hóa và các yếu tố khác.
- Ngoài ra, sáp cũng khó bị thủy phân, do đó có thể dễ dàng bảo quản
sáp trong thời gian dài.

You might also like