You are on page 1of 17

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ISSN 2354-1172
Tập 7, Số 2b, 2021

MỤC LỤC

Lời giới thiệu 158


Khoa Xã hội học: 30 năm đào tạo, nghiên cứu, hợp tác quốc tế và phục vụ cộng đồng

Trịnh Văn Tùng 163


Văn hóa ứng xử của con người trong không gian công cộng: Mấy vấn đề lý luận
cơ bản và khả năng ứng dụng trong phân tích đời sống xã hội Việt Nam hiện nay

Mai Linh 179


Thực trạng đào tạo thực hành công tác xã hội tại các trường đại học hiện nay

Hoàng Bá Thịnh, Hoàng Nguyễn Tử Khiêm 191


Quan điểm giới trong công tác xã hội

Nguyễn Hồi Loan 205


Mô hình hợp tác nhà chùa - doanh nghiệp - nhà nước trong bảo trợ trẻ em
và người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt tại Chùa Phật Tích, tỉnh Bắc Ninh

Hoàng Thu Hương, Cù Thị Thanh Thúy, Nguyễn Thị Ngọc Anh 215
Sự tham gia tôn giáo tại đô thị: Những thách thức đối với người Công giáo di cư
ở Việt Nam hiện nay

Đào Thúy Hằng, Hoàng Thu Hương 227


Cơ sở trợ giúp xã hội thuộc tổ chức tôn giáo dành cho người cao tuổi:
Kinh nghiệm thế giới và thực tiễn Việt Nam

Đặng Kim Khánh Ly 238


Khả năng đáp ứng của các dịch vụ công tác xã hội bệnh viện với nhu cầu của người
bệnh tại bệnh viện tuyến trung ương và địa phương hiện nay

Nguyễn Thị Thái Lan 256


Thực trạng đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm đối với thanh niên khuyết tật các dân tộc
thiểu số ở tỉnh Hoà Bình

Lương Bích Thủy 270


Một số hoạt động tự chăm sóc sức khoẻ của phụ nữ tuổi trung niên

Phạm Thị Minh Tâm 285


Tài sản sinh kế của hộ gia đình vùng ven đô thành phố Thái Bình hiện nay

Nguyễn Thái Bá, Phạm Văn Quyết 297


Mối liên hệ giữa việc sử dụng mạng xã hội với kết quả học tập của sinh viên
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Nguyễn Lan Nguyên 309
Việc sử dụng mạng xã hội Facebook với học tập và quan hệ gia đình của sinh viên
hiện nay

Nguyễn Thị Thu Hà, Đào Thúy Hằng 321


Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng của sinh viên các trường đại học trên
địa bàn Thành phố Hà Nội trong thời kỳ hội nhập

Nguyễn Thị Kim Nhung 332


Các khía cạnh xã hội trong hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt tại đô thị Việt Nam

Nguyễn Thị Lan 349


Thách thức đối với cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay trong ứng phó
với biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường

Nguyễn Tuấn Anh 363


Vấn đề xã hội, phát triển xã hội, quản lý phát triển xã hội

TÓM TẮT BẰNG TIẾNG ANH 374


VNU-JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES
ISSN 2354-1172
Volume 7, Number 2b, 2021

CONTENTS

Introduction 158
Faculty of Sociology: 30 Years of Training, Research, International Cooperation
and Serving Community

Trinh Van Tung 163


Manners in Public Space - Some Basic Theoretical Issues and Applicability in Analyzing
Current Vietnamese Social Life

Mai Linh 179


The Current Situation of Practical Training in Social Work at Universities

Hoang Ba Thinh, Hoang Nguyen Tu Khiem 191


Gender Perspective in Social Work

Nguyen Hoi Loan 205


The Collaborating Model amongst Pagodas, Enterprises and the State in Protecting Children
and the Elderly with Special Circumstances in Phat Tich Temple, Bac Ninh Province

Hoang Thu Huong, Cu Thi Thanh Thuy, Nguyen Thi Ngoc Anh 215
Religious Participation in Urban Areas: Challenges for Catholic Migrants
in Vietnam Today

Dao Thuy Hang, Hoang Thu Huong 227


Faith-based Social Assistance Establishments for the Elderly: Global Experience
and Reality in Vietnam

Dang Kim Khanh Ly 238


Social Work Services in Hospitals in Response to Patient Demands in National
and Local Hospitals Today

Nguyen Thi Thai Lan 256


The Status of Vocational Training and Job Seeking Support for Ethnic Minority Youth
with Disabilities in Hoa Binh Province

Luong Bich Thuy 270


Some Self-care Activities of Middle-aged Women

Pham Thi Minh Tam 285


Livelihood Assets of Households in Peri-urban Areas of Thai Binh City Today

Nguyen Thai Ba, Pham Van Quyet 297


The Relationship between the Use of Social Networking Sites and Students’ Learning
Outcomes (University of Social Sciences and Humanities, VNU)
Nguyen Lan Nguyen 309
The Use of Facebook and Vietnamese Students’ Study and Family Relations Today

Nguyen Thi Thu Ha, Dao Thuy Hang 321


Factors Affecting Consumption Behavior of Student Learning at Universities in Hanoi
in the Integration Period

Nguyen Thi Kim Nhung 332


Social Dimensions in Domestic Waste Management in Urban Areas:
The Case of Hanoi, Vietnam

Nguyen Thi Lan 349


Challenges of Vietnamese Ethnic Minority Communities towards Climate Change
and Environmental Degradation

Nguyen Tuan Anh 363


Social Issues, Social Development and Social Development Management

ABSTRACTS IN ENGLISH 374


Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 7, Số 2b (2021) 215-226

Sự tham gia tôn giáo tại đô thị: Những thách thức đối với
người Công giáo di cư ở Việt Nam hiện nay

Hoàng Thu Hương*, Cù Thị Thanh Thúy**, Nguyễn Thị Ngọc Anh***
Tóm tắt: Tôn giáo được coi là một nguồn lực tâm lý, xã hội và tinh thần cho bộ phận
không nhỏ người Công giáo di cư ở các thành phố lớn vì mục tiêu học tập hoặc lập nghiệp.
Chuyển đổi nơi cư trú đồng thời là chuyển đổi nơi sinh hoạt tôn giáo đã đặt ra những câu
hỏi về sự tham gia tôn giáo sau di cư của người Công giáo cũng như những khó khăn,
thách thức mà người Công giáo đối diện khi duy trì đời sống đạo của mình. Dựa trên số
liệu điều tra về người di cư Công giáo tại ba thành phố đại diện cho các đặc điểm đô thị
hóa khác nhau, bao gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Biên Hòa, bài viết
đã làm rõ mức độ tham gia tôn giáo của người Công giáo di cư tại các đô thị, đồng thời
phân tích các thách thức đặt ra đối với sự tham gia tôn giáo của họ gồm: sự thay đổi môi
trường sống, thái độ của cộng đồng tôn giáo tại đô thị và sự tự nhận dạng của người Công
giáo di cư.
Từ khóa: Công giáo; sự tham gia tôn giáo; nghi lễ tôn giáo; người di cư.
Ngày nhận 20/8/2021; ngày chỉnh sửa 13/9/2021; ngày chấp nhận đăng 30/10/2021

DOI: https://doi.org/10.33100/tckhxhnv7.2b.HoangThuHuong.vcs

1. Đặt vấn đề xã hội của người di cư, mà còn tác động cả


tới đời sống văn hóa, tinh thần của họ.

Sau ba thập kỷ (1989-2009) tỷ lệ di cư Mối quan hệ giữa tôn giáo và di cư nội
nội địa liên tục tăng, di cư ở Việt Nam đang địa trong quá trình đô thị hóa đã được ghi
có dấu hiệu giảm. Sự biến đổi này có mối nhận trong một số nghiên cứu ở Trung
liên hệ mật thiết với quá trình phát triển kinh Quốc. Quá trình đô thị hóa ở Trung quốc đã
tế - xã hội. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt kéo theo sự phát triển của các nhà thờ ở khu
Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ, cùng với vực đô thị để tiếp nhận những Kitô hữu mới
đó là quá trình đô thị hóa, nên khoảng cách di cư tới các thành phố (Huang 2014). Bên
kinh tế giữa các khu vực, vùng, miền đã dần cạnh đó, sự tham gia tôn giáo cũng có tác
được thu hẹp và “người di cư có xu hướng động tới việc tạo dựng vốn xã hội cho các
lựa chọn điểm đến trong phạm vi quen thuộc nhóm xã hội bên lề như người di cư (Niu và
của họ” (Ban chỉ đạo Tổng điều tra Dân số cộng sự 2018). Cũng tương tự như Trung
và Nhà ở Trung ương 2019: 100). Tuy vậy, Quốc, đứng trước quá trình đô thị hóa mạnh
sự dịch chuyển về mặt địa lý kéo theo những mẽ, dòng di cư nông thôn - đô thị phát triển
biến đổi không chỉ trong đời sống kinh tế - đã làm nảy sinh vấn đề nghiên cứu về mối
quan hệ giữa tôn giáo và di cư nội địa ở Việt

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Nam. Các nghiên cứu về di cư ở Việt Nam
Hà Nội; email: huonght.ussh@gmail.com cho đến nay hầu như không dành mối quan
**
Trường Đại học Công đoàn
***
Nữ tu Công giáo, Giáo xứ Cổ Nhuế, Hà Nội.
tâm cho biến số tôn giáo. Gần đây, khía
215
Hoàng Thu Hương và cộng sự / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 7, Số 2b (2021) 215-226 216

cạnh biến đổi tôn giáo của người di cư đã Sự tham gia tôn giáo của người Công
thu hút được sự quan tâm của một số nhà giáo di cư đã trở thành một trong các vấn đề
nghiên cứu như nghiên cứu về xu hướng được giáo hội đặc biệt quan tâm. Theo giáo
biến đổi tôn giáo của người H’Mông di cư lý và giáo luật Công giáo, mỗi tín đồ có bổn
vào Tây Nguyên (Đoàn Đức Phương 2015; phận phải giữ về mặt đạo đức cũng như nghi
Phạm Văn Dương và cộng sự, 2017; Vũ Thị lễ, do đó dù di chuyển tới bất cứ nơi nào,
Hà và cộng sự 2016), về sự phát triển đạo người Công giáo cần tiếp tục duy trì đời
Tin Lành ở Tây Nguyên do ảnh hưởng của sống đức tin của mình bằng việc thực hành
quá trình di cư (Ngô Quốc Đông 2015), thực đầy đủ các nghi lễ tôn giáo theo giáo luật.
hành tôn giáo của người Công giáo di cư Việc tách khỏi cộng đồng quen thuộc, gia
(Hoàng Thu Hương và cộng sự 2019; nhập vào một cộng đồng mới có ảnh hưởng
Nguyễn Thị Ngọc Anh 2018). Đến nay, tới việc duy trì sự tham gia tôn giáo của
những thách thức đối với đời sống tôn giáo người Công giáo di cư. Hội đồng Giám mục
của người di cư ở khu vực đô thị ở Việt Việt Nam đã nhận định rằng, di cư đã có tác
Nam vẫn là một khoảng trống trong nghiên động tới cả cộng đồng nơi đi và nơi đến
cứu. “Nhiều giáo xứ tại nông thôn không còn đủ
Du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ XVI, nhân lực cho những sinh hoạt của cộng
gắn liền với quá trình truyền giáo của các đoàn. Ngược lại, nhiều giáo xứ nơi thành thị
giáo sĩ Phương Tây, Công giáo Việt Nam đã lại quá tải trong công tác mục vụ” (Hoàng
trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Sau khi Anh 2015).Từ năm 2007 đến nay, việc chăm
đất nước thống nhất, với sự hình thành của sóc mục vụ cho người di cư đã trở thành
Hội đồng Giám mục Việt Nam (1980), Công hoạt động chính thức tại các giáo xứ, người
giáo đã bắt đầu một giai đoạn phát triển mới Công giáo di cư đã được tạo môi trường sinh
“sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc”. Từ một hoạt và nhận được sự trợ giúp từ cộng đồng
tôn giáo ngoại lai, dần dần trở thành tôn giáo những người đồng đạo.
có vị trí thứ hai chỉ sau Phật giáo và tới năm Một số nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra,
2019, lần đầu tiên số liệu thống kê chính di cư làm biến đổi chiều cạnh thực hành tôn
thức từ Tổng điều tra dân số và nhà ở đã ghi giáo (Abdurehim 2015; Eraliev 2018), sự
nhận Công giáo là tôn giáo có số tín đồ đông tham gia tôn giáo của người di cư chịu sự
nhất trong tổng số 16 tôn giáo ở Việt Nam. tác động của đặc trưng tôn giáo của chính họ
Theo đó, số tín đồ Công giáo là 5,9 triệu cũng như tính tôn giáo của cộng đồng nơi
người (chiếm 44,6% số người theo tôn giáo) đến (Saunders và cộng sự 2016; Tubergen
vượt qua Phật giáo là 4,6 triệu tín đồ (chiếm và cộng sự 2011). Ở Việt Nam, những yếu
35,0% số người theo tôn giáo). Kết quả tổng tố ảnh hưởng tới sự tham gia tôn giáo của
điều tra dân số cho thấy số tín đồ Công giáo người di cư ít được chú ý. Trong bối cảnh
vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn mối quan hệ giữa di cư và tôn giáo đã được
(68,0%) (Tổng cục Thống kê 2020). Điều ghi nhận trong nhiều nghiên cứu trên thế
này cho thấy người Công giáo di cư ở khu giới và còn khoảng trống ở Việt Nam, cũng
vực đô thị là nhóm thiểu số. Là một nhóm như trước thực tế người Công giáo di cư ở
dễ bị tổn thương, người Công giáo di cư đô thị là nhóm thiểu số, nghiên cứu này
không chỉ đối diện với những khó khăn về hướng đến tìm hiểu sự tham gia tôn giáo tại
đời sống kinh tế xã hội ở nơi đến mà còn đối đô thị của người Công giáo di cư và bàn
diện với thách thức để duy trì đời sống đạo luận về các thách thức đối với sự tham gia
của mình. tôn giáo của họ.
217 Hoàng Thu Hương và cộng sự / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 7, Số 2b (2021) 215-226

2. Phương pháp nghiên cứu Quan điểm này rất khác với quan điểm của
các cuộc điều tra di cư ở Việt Nam, thường
Những dữ liệu phục vụ bài viết này bao xác định mốc thời gian di cư từ một tháng
gồm các dữ liệu thứ cấp thu thập từ các trở lên tới 5 năm tính đến thời điểm điều tra
nghiên cứu đã có về người Công giáo di cư (GSO, UNDP 2016; Tổng cục Thống kê
và các dữ liệu sơ cấp từ khảo sát bằng bảng 2011; Tổng cục Thống kê, Quỹ Dân số Liên
hỏi của đề tài “Đặc điểm và sự biến đổi sinh hợp quốc 2006). Nghiên cứu về di cư theo
hoạt tôn giáo của người Công giáo di cư vùng, Stump (1984) xác định di cư theo
trong quá trình đô thị hóa ở Việt Nam hiện vùng là người có nơi cư trú tại thời điểm
nay” do Quỹ Phát triển Khoa học và Công phỏng vấn khác với nơi cư trú khi họ 16
nghệ quốc gia tài trợ thực hiện năm 2019 tuổi. Cân nhắc các cách định nghĩa về di cư
(mã số 504.01-2019.01). Nghiên cứu này và quan điểm của Công giáo về người di cư,
được thực hiện tại 3 thành phố: Hà Nội, nghiên cứu này xác định người Công giáo di
Thành phố Hồ Chí Minh và Biên Hòa (tỉnh cư là những người đã trải qua nghi thức Rửa
Đồng Nai) có các đặc trưng khác nhau về tội của Công giáo và có nơi cư trú tại thời
kinh tế, xã hội và tôn giáo. Cụ thể, bài viết điểm phỏng vấn khác với nơi cư trú của họ
phân tích dữ liệu định lượng từ 856 người khi họ dưới 15 tuổi.
Công giáo di cư bao gồm cả cả di cư nội đô Sự tham gia tôn giáo: sự tham gia tôn
và di cư từ tỉnh/thành phố khác đến và dữ giáo thường được đo lường qua tần suất
liệu định tính bao gồm 10 phỏng vấn sâu tham dự các nghi lễ (Connor 2009; Hurh và
(PVS) và 2 thảo luận nhóm với người Công cộng sự 2016; Zhou 2013). Trong nghiên
giáo di cư.
cứu này, sự tham gia tôn giáo của người
Công giáo di cư được đo lường qua mức độ
3. Một số khái niệm và đo lường khái thực hành các nghi lễ theo quy định của Bộ
niệm giáo luật dành cho người Công giáo. Cụ thể,
các chiều cạnh thực hành nghi lễ của người
Người Công giáo di cư: Di cư đề cập đến Công giáo di cư bao gồm: i. Cầu nguyện
sự dịch chuyển nơi cư trú của con người. được đánh giá qua nhiều mức độ như nhiều
Tuy vậy, xác định người di cư lại tùy thuộc lần/ngày, 1 lần/ngày, vài lần/tuần, vài
vào cách định nghĩa. Các cuộc điều tra quy lần/tháng, không bao giờ; ii. Tham dự lễ
mô lớn về di cư ở Việt Nam (2004, 2009, Chủ nhật ít nhất 1 lần/tuần; 1-3 lần/tháng,
2015, 2019) cũng không hoàn toàn thống vài lần/năm; không bao giờ; iii. Tham dự lễ
nhất về cách thức thống kê di cư. Trong khi trọng có các mức độ như tham dự đầy đủ,
đó, đối với cộng đồng Công giáo thì những vắng từ 1-2 thánh lễ, vắng nhiều hơn 2 thánh
cộng đồng Công giáo được xây dựng từ lễ, và không bao giờ tham gia; iv. Bí tích
cuộc di cư 1954-1955 đến nay vẫn xác nhận Thánh thể có các mức độ như nhiều hơn 1
mình là người di cư. Hiện nay, Giáo hội coi lần/tuần, 1 lần/tuần, 1-3 lần/tháng, vài lần
người di cư là “người đã rời khỏi hay tạm trong năm, hầu như không bao giờ; v. Lãnh
rời khỏi nơi cư trú hoặc quê quán của mình nhận Bí tích hòa giải: vài lần trong năm, 1
để đến địa phương khác, vì lý do học tập, năm/lần, hầu như không bao giờ.
lao động hay những điều kiện sống khác”
Từ các thang đo lường trên, căn cứ theo
(Ủy ban mục vụ Di dân 2017). Với quan
Giáo luật Công giáo yêu cầu thực hành nghi
điểm của Công giáo, người di cư là những
người có nơi ở hiện tại khác với quê quán. lễ đối với giáo dân, trong nghiên cứu này
Hoàng Thu Hương và cộng sự / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 7, Số 2b (2021) 215-226 218

chúng tôi đã mã hóa lại mỗi chiều cạnh thực thị cho thấy chỉ có 15,4% người Công giáo
hành nghi lễ thành hai mức độ: thực hiện di cư thực hành đầy đủ các nghi lễ tôn giáo
theo đúng giáo luật (tương ứng 1 điểm) và ở nơi đến, trong khi có tới 84,6% không
thực hiện chưa đúng theo giáo luật (tương thực hành đầy đủ (với mức điểm từ 1- 4).
ứng 0 điểm). Trong đó, cầu nguyện theo Người Công giáo di cư thường duy trì sự
đúng giáo luật là ít nhất 1 lần/ngày, tham dự tham gia tôn giáo của mình ở mức 3/5 (với
lễ Chủ nhật ít nhất 1 lần/tuần, tham dự đầy Mode sự tham gia tôn giáo = Median sự tham gia tôn giáo
đủ các lễ quan trọng trong 1 năm, lãnh nhận = 3, Mean = 3,3 (Độ lệch chuẩn
(Std.D)=1,01)). Hai loại nghi lễ lãnh nhận
Bí tích Hòa giải ít nhất 1 lần/năm. Từ đó,
Bí tích Thánh thể và lãnh nhận Bí tích Hòa
biến số mới về tổng mức độ thực hành tôn
giải được hầu hết người Công giáo di cư
giáo được cộng lại từ 5 biến thực hành các
thực hiện, tiếp đó là 65,1% người được hỏi
nghi lễ tôn giáo nêu trên thành thang đo 5 đã tham dự đầy đủ các lễ trọng trong năm.
điểm, với 5 là mức độ thực hành đầy đủ các Cầu nguyện hàng ngày và tham dự lễ Chủ
nghi lễ theo đúng giáo luật . nhật là hai loại nghi lễ có tỷ lệ người Công
giáo di cư tham gia thấp nhất.
4. Kết quả nghiên cứu

4.1. Mức độ tham gia tôn giáo của người Công


giáo di cư tại các đô thị
Kết quả khảo sát mức độ tham gia tôn
giáo của người Công giáo di cư tại các đô

Bảng 1: Mức độ thực hành đầy đủ các nghi lễ tôn giáo của người Công giáo di cư tại các đô thị
STT Loại nghi lễ Tần số Phần trăm
1. Cầu nguyện hàng ngày 368 43,1

2. Lễ Chủ nhật 253 29,6

3. Các lễ trọng trong năm 556 65,1

4. Lãnh nhận Bí tích Thánh thể 823 96,7

5. Lãnh nhận Bí tích Hòa giải 845 98,7

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát đề tài Nafosted 504.01-2019.01)


Có thể phân chia các loại hình nghi lễ trên khắp thế giới; người Công giáo khôn
Công giáo thành 4 loại theo tần suất thực ngoan là người biết say mê thánh lễ, không
hành (theo ngày, theo tuần, theo tháng, theo bỏ lễ Chủ nhật, đi lễ là đi cho mình” (Khích
năm), trong đó đặc biệt quan trọng nhấn Nguyễn 2020). Do đó, chỉ với 29,6% số
mạnh những nghi lễ thực hành theo tuần (đi người di cư được hỏi trả lời đã tham dự đầy
lễ Chủ nhật). Theo quan điểm của đạo Công đủ các nghi lễ ngày Chủ nhật, 70,4% không
giáo, Thánh Lễ ngày Chủ nhật là trung tâm tham dự đầy đủ cho thấy khuynh hướng khó
và cao điểm nhất của đời sống đạo: “Người đảm bảo được việc thực hành đầy đủ các
ta được nhiều công phúc khi dự lễ sốt sắng nghi lễ thường xuyên theo quy định của giáo
hơn, khi người ta bố thí tất cả của cải mình luật của người Công giáo di cư. Phân tích kỹ
có cho người nghèo, và hơn đi hành hương hơn về mức độ thực hành tôn giáo ở hai loại
219 Hoàng Thu Hương và cộng sự / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 7, Số 2b (2021) 215-226

hình: di cư nội đô và di cư từ tỉnh/thành phố mức độ thực hành tôn giáo thấp hơn so với
khác đến. Kết quả cho thấy, di cư nội đô có loại hình di cư từ tỉnh/thành phố khác đến.

Bảng 2: Mối quan hệ giữa loại hình di cư và mức độ tham gia tôn giáo của người Công giáo di cư
Di cư từ tỉnh/thành phố
Di cư nội đô t(847) p
khác đến
Giá trị Độ lệch Giá trị trung
Độ lệch chuẩn
trung bình chuẩn bình
(Std.D)
(Mean) (Std.D) (Mean)
Mức độ tham gia tôn giáo 3,17 0,98 3,39 1,01 2,85 0,005
(Nguồn: Dữ liệu khảo sát đề tài Nafosted 504.01-2019.01)
Mức độ tham gia tôn giáo có mối quan giáo di cư từ tỉnh/thành phố khác đến. “Nếu
hệ với loại hình di cư và kết quả cho thấy di ở quê, anh là người chăm chỉ siêng năng,
cư nội đô có mức tham gia tôn giáo thấp hơn tham gia đầy đủ các nghi lễ, thì thường ra
(Mean=3,17) di cư từ các tỉnh thành phố ngoài Hà Nội anh cũng chăm chỉ thực hiện
khác đến (Mean=3,39). Lý giải điều này bổn phận đó. Tất nhiên cũng có một bộ phận
được gợi mở từ những dữ liệu phản ảnh bản xao nhẵng, nhưng nói chung đã sùng đạo thì
sắc tôn giáo của người di cư. So với nhóm đi đâu cũng phải tìm nhà thờ để đi lễ, chứ
người Công giáo di cư nội đô, nhóm người không thể bỏ được” (PVS, Nam, 30 tuổi,
Công giáo di cư từ tỉnh/thành phố khác giáo xứ Trung Trí - Hà Nội). Tuy nhiên, bản
thường “ra đi” từ những giáo xứ - mà họ cho tính tôn giáo này có xu hướng giảm dần theo
rằng “sùng đạo” hơn. Do đó, tính chất “sùng thời gian, khi nhóm người di cư trên 5 năm
đạo” và thói quen thực hành tôn giáo của có mức độ thực hành nghi lễ tôn giáo ít đầy
giáo xứ quê hương đã tạo nên bản tính tôn đủ hơn.
giáo sâu sắc hơn cho những người Công

Bảng 3: Mối quan hệ giữa thời gian di cư và mức độ tham gia tôn giáo của người Công giáo di cư
Di cư hơn 5 năm Di cư trong vòng 5 năm
Giá trị Giá trị
Độ lệch
trung trung Độ lệch chuẩn t(847) p
chuẩn
bình bình (Std.D)
(Std.D)
(Mean) (Mean)
Mức độ tham gia tôn giáo 3,26 0,97 3,41 1,05 2,05 0,04
(Nguồn: Dữ liệu khảo sát đề tài Nafosted 504.01-2019.01)
Thời gian di cư có mối quan hệ với mức là vì công việc. “Đối với nhiều người di cư,
độ tham gia tôn giáo, những người di cư họ lên Hà Nội làm việc hay học tập, không
ngắn hạn khi lên các thành phố lớn vẫn giữ nhà cửa, chưa có gia đình, không ai quản lý
được các nếp đạo, trong khi những người di nhắc nhở, dần dần theo thời gian nhiều bạn
cư lâu năm mức độ thực hành tôn giáo có xu bỏ bê không còn thường xuyên đi lễ” (PVS,
hướng suy giảm. Điều này góp phần lý giải Linh mục, 45 tuổi, Hà Nội). Tình trạng suy
thêm dữ liệu khảo sát khi có 32,8% số người giảm thực hành tôn giáo của người di cư cho
di cư được hỏi trả lời là có quen biết những thấy “những khủng hoảng trong đời sống
người Công giáo sau khi di cư có khuynh đạo, họ bị khủng hoảng trong việc lựa chọn
hướng “nhạt đạo” với nguyên nhân chủ yếu những chiến lược sống, có những xung đột
Hoàng Thu Hương và cộng sự / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 7, Số 2b (2021) 215-226 220

nội tâm giữa niềm tin tín ngưỡng và nhu cầu duy trì được sự tham gia các nghi lễ thường
riêng của bản thân. Vì vậy, viêc lựa chọn lối xuyên. Phải chăng đây là minh chứng cho
sống của người giáo dân Công giáo để vừa thấy việc duy trì sự tham gia ở mức độ trên
duy trì bản sắc cộng đồng truyền thống, vừa trung bình như vậy đủ khiến người Công
đáp ứng nhu cầu riêng tư bản thân là một giáo di cư yên tâm được rằng mình đã duy
thách thức nội tâm đối với người di cư trong trì được đời sống đạo? Phân tích các dữ liệu
đời sống xã hội hiện nay” (Bạch Vân và định tính đã cho thấy có 3 thách thức đối với
cộng sự 2016: 52). sự tham gia tôn giáo của người Công giáo di
Tóm lại, việc thực hành đầy đủ các bổn cư gồm có: sự thay đổi môi trường sống,
phận tôn giáo của người Công giáo di cư là thái độ của cộng đồng tôn giáo nơi đến và sự
một yêu cầu không dễ dàng thực hiện. Đời tự nhận dạng của người Công giáo di cư.
sống đô thị với những thay đổi về hoàn Sự thay đổi môi trường sống
cảnh, môi trường, điều kiện sống, sự chấp Thay đổi môi trường sống đặt ra nhiều
nhận, thái độ của cộng đồng tôn giáo bản thách thức trong cuộc sống của người Công
địa, cùng với việc rời xa cộng đồng tôn giáo giáo di cư và tác động tới sự tham gia tôn
quê hương, gia nhập vào cộng đồng tôn giáo giáo của họ. Người trong cuộc đã từng chia
mới, làm cho người di cư phải tự nhận diện sẻ trên báo Hiệp thông của Hội đồng Giáo
lại bản sắc tôn giáo của mình đang là những mục Việt Nam rằng do áp lực kinh tế như
thách thức không nhỏ phải vượt qua để có điều kiện sống khó khăn, chưa đảm bảo chất
thể có được “sự trưởng thành về niềm tin tôn lượng cuộc sống, do trách nhiệm đối với quê
giáo”. nhà và những bất công của xã hội khiến họ
cảm thấy chơi vơi trong cuộc sống ở thành
4.2. Thách thức đối với sự tham gia tôn
thị (Bạch Vân và cộng sự 2016: 50). Trước
giáo tại đô thị của người Công giáo di cư
di cư, sống đạo là sống đời sống của cộng
Trần Cao Khải (2019) cho rằng có ba đồng xã hội, thì sau khi rời quê hương, sống
nguyên nhân chính để người Công giáo nói đạo trở thành vấn đề cá nhân, buộc họ phải
chung và người di cư nói riêng “lơ là” đời tự quản lý việc thực hành tôn giáo của mình
sống tôn giáo: i. Do những ràng buộc của trước những cám dỗ mới của một môi
đời sống vật chất, vấn đề “cơm - áo - gạo - trường xa lạ với nhiều áp lực về kinh tế,
tiền” đã chi phối toàn bộ cuộc sống của công việc. “Nếu trong môi trường giáo xứ
người Công giáo; ii. Do nhiều người chỉ quê hương truyền thống mang tính chất
quan tâm giữ đạo một cách hình đồng đạo cùng nằm trong một quy chuẩn
thức, theo thói quen và theo nếp cũ, họ nghĩ nhất định, yếu tố cộng đồng tác động đến
rằng làm một vài việc theo luật buộc là đủ, mọi khía cạnh của đời sống người giáo dân
là yên tâm “mình có đạo; iii. Do còn thiếu vì vậy, xây dựng một đời sống riêng tư là
linh mục - những người chăm sóc mục vụ điều khó khăn. Nhưng khi người giáo dân
cho người Công giáo di cư. Dữ liệu khảo sát rời khỏi cộng đồng này, họ bước vào tiến
của nghiên cứu này dường như ủng hộ luận trình trải nghiệm cá nhân trong một môi
điểm thứ hai của Trần Cao Khải về nguyên trường mới. Bước chuyển từ xã hội đơn văn
nhân người di cư lơ là đời sống tôn giáo. Kết hóa, sang xã hội đa văn hóa sẽ cho người
quả nghiên cứu cho thấy người Công giáo di giáo dân di cư có một nhận thức mới về đời
cư đã duy trì tốt các loại nghi lễ mang tính sống đạo bằng chính trải nghiệm của cá
thời điểm (các lễ trọng, lãnh nhận Bí tích nhân mà còn gọi là “sự trưởng thành về đức
Thánh thể, lãnh nhận Bí tích Hòa giải), ít tin” (Bạch Vân và cộng sự 2016: 51).
221 Hoàng Thu Hương và cộng sự / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 7, Số 2b (2021) 215-226

Kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận xóm trọ có làng xóm, có người thân quen,
nguyên nhân sao nhãng đời sống tôn giáo tại v.v.. Các khu nhà trọ này tập trung nhiều
nơi đến do sự tách khỏi cộng đồng tôn giáo trên địa bàn đường Phạm Thế Hiển, Quận 8
quen thuộc: “Từ ngày lên đây em bỏ lễ hoặc khu vực các Giáo xứ Bến Hải, Bến Cát
nhiều, vì cơm áo gạo tiền, công việc bận thuộc Quận Gò Vấp, hay khu vực đường Lê
rộn. Ở đây đức tin không vững chắc bằng Đức Thọ là khu ở trọ tập trung nhiều anh chị
khi còn ở nhà với cha mẹ, lên Hà Nội không em Công giáo di cư đến từ giáo phận Phát
ai quan tâm, không có ai quản mình, mình tự diệm, Bùi chu, Thái bình, v.v.. Hay những
quản mình nên chểnh mảng” (PVS, Nam, 35 người con của Vinh thuộc các tỉnh Nghệ An,
tuổi, kinh doanh tự do). Hà Tĩnh, Quảng Bình, v.v. thì thường tập
Thay đổi môi trường sống, kéo theo trung gần các Giáo xứ Xuân hiệp, Khiết tâm,
những áp lực về kinh tế, công việc như công Tam hải và khu vực Dĩ an, Bến cát của tỉnh
việc tự do không có ngày nghỉ, khối lượng Bình Dương” (Hội đồng Giám mục Việt
công việc lớn, di chuyển nhiều, do cuối tuần Nam 2016: 53). “Đối với người Công giáo
là ngày mang lại thu nhập chủ yếu, v.v. làm di cư, một trong nhưng tiêu chí lựa chọn nơi
cho nhiều người Công giáo di cư không thể ở là gần với nhà thờ, vì họ muốn gần gũi với
chu toàn bổn phận tôn giáo. “Do công việc nơi đó, vì nhiều lí do, nhưng theo tôi vì để
bận rộn, thêm nữa khi nghỉ việc lại bị trừ tiện cho sinh hoạt tôn giáo, nhưng đồng thời
lương, nên nhiều khi không đi lễ nhà thờ cũng mang lại tâm lý yên tâm khi được gần
được. Công việc nhiều khi rất khó thu xếp, gũi với Thiên Chúa khi phải đến một nơi xa
có khi ngày trong tuần thì ít việc, nhưng lạ để sinh sống và làm việc” (PVS, Nữ, viên
cuối tuần lại bận lắm” (PVS, Nam, 30 tuổi, chức, 39 tuổi).
kinh doanh bất động sản). “Người Công Tóm lại, đối với người Công giáo di cư
giáo di cư thường là do mưu sinh, do vấn đề những thách thức từ thay đổi môi trường
kinh tế, vấn đề cuộc sống nên mới bỏ quê sống đã tạo ra rào cản trong việc thực hành
hương đến một nơi khác để sinh sống; do các nghi lễ tôn giáo. Nỗ lực “tái hiện lại”
đó, họ thường ưu tiên công việc hơn là đi lễ môi trường quê hương khi chọn nơi ở mới
nhà thờ, nhiều khi muốn đi, nhưng ngại xin gần với các nhà thờ/giáo xứ, cùng với nhóm
nghỉ, thậm chí nhiều người chủ không sẵn xã hội đồng hương của mình là chiến lược
sàng cho nghỉ, xin nghỉ nhiều cũng ngại, nên hữu ích giúp người Công giáo di cư đương
thôi ở nhà đọc kinh cầu nguyện, v.v..” (PVS, đầu với thách thức này.
Nữ, 50 tuổi, trông trẻ). Thái độ của cộng đồng tôn giáo tại đô thị
Đối diện với thách thức về sự thay đổi Trong thư mục vụ của Hội đồng Giám
môi trường sống, để giảm thiểu những khó mục Việt Nam (2015) đã ghi nhận vai trò
khăn do hoàn cảnh mang lại, người Công “đón tiếp” quan trọng của cộng đồng tôn
giáo di cư quy tụ nhau lại trong một môi giáo nơi đến đối với việc duy trì và “nâng
trường sống. Hay nói cách khác, họ cố gắng đỡ” đời sống tôn giáo của người di cư. Dữ
“tái hiện lại” môi trường sống quê hương tại liệu khảo sát cho thấy, đại đa số người Công
nơi ở mới. “Vì cuộc sống mưu sinh và người giáo di cư đều cảm thấy dễ dàng hòa nhập
Công giáo đã bỏ quê hương, gia đình, xóm vào đời sống tôn giáo của cộng đồng nơi
làng vào đây (Thành phố Hồ Chí Minh) làm đến, và chưa từng bị phân biệt đối xử trong
ăn sinh sống. Họ thường tìm một khu vực các sinh hoạt tôn giáo sở tại. Tuy nhiên, vẫn
sinh sống có những người cùng quê hương, có những định kiến và kì thị từ cộng đồng
cùng những xứ đạo quê nhà để trở thành một tôn giáo nơi đến, tạo nên những rào cản cho
Hoàng Thu Hương và cộng sự / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 7, Số 2b (2021) 215-226 222

quá trình hòa nhập tôn giáo, thực thi trách tôn giáo. Dữ liệu khảo sát cho thấy, 36,4%
nhiệm và bổn phận tôn giáo của người di cư. người Công giáo di cư cảm thấy e ngại vì
Bạch Vân và cộng sự (2016) đã chia sẻ về mình là người ngoại tỉnh, 17,2% cảm thấy e
những định kiến mà họ gặp phải tại nơi đến ngại khi tham gia các hoạt động của giáo xứ
như cảm giác bị đánh giá là những thành sở tại. Nhận xét về sự phân biệt đối xử với
phần “vô xứ”, những kẻ làm cho thành phố người Công giáo di cư, một linh mục cho
lộn xộn, những kẻ mang theo tệ nạn, là gánh biết: “Sống đạo của người Công giáo di cư
nặng cho thành phố, v.v.. Họ cảm thấy tự ti không đơn giản, rào cản mà họ gặp phải
với thân phận vô xứ của mình và luôn phải chính là sự định kiến và kỳ thị của giáo dân
cố gắng thích nghi với môi trường sống mới. bản địa. Ngay bản thân Linh mục đôi khi
Mặc dù dữ liệu định lượng chỉ ghi nhận cũng gặp phải những ý kiến kiểu như: Linh
6,5% ngưởi Công giáo di cư từng bị phân mục ở quê mà lên coi sóc xứ thành phố, v.v.
biệt đối xử trong cộng đồng giáo xứ sở tại, cho nên người Công giáo di cư đôi khi muốn
nhưng các dữ liệu định tính lại cho thấy tính sống đạo cũng khó, và vì thế quá trình hòa
chất “cục bộ” của các nhà thờ, giáo xứ nơi nhập tôn giáo của họ cũng không đơn giản”
đến khi có sự phân biệt giữa “giáo dân ở (PVS, Nam, 50 tuổi, Linh mục).
đây” với “giáo dân từ nơi khác đến”. Sự Chiến lược ứng xử của người Công giáo
phân biệt này giới hạn người di cư di cư trước thái độ của cộng đồng tôn giáo
được/không được tham gia vào một vài sinh nơi đô thị là xây dựng và hình thành nên các
hoạt tôn giáo nhất định, mặc dù điều này nhóm đồng hương, đồng đạo, như các nhóm
không nằm trong quy định, hay luật lệ của Công giáo xa quê, Công giáo đồng hương.
giáo xứ hay giáo hội Công giáo, mà xuất Việc tham gia vào các hội nhóm này mang
phát từ văn hóa làng xã, dòng họ rất đặc lại ý nghĩa rất lớn đối với người di cư như:
trưng của người Việt Nam. “Tôi ở giáo xứ có thêm các mối quan hệ xã hội mới; củng
Cổ Nhuế làm việc đã 5 năm, nơi đây xưa là cố niềm tin tôn giáo; thúc đẩy thực hành
làng xã rất cổ, việc tham gia phụng vụ tại nghi lễ; an ủi, sẻ chia khi gặp khó khăn; hỗ
nhà thờ trong thời gian dài thuộc về thành trợ nhau về vật chất, tiền bạc, công việc khi
viên trong những dòng họ Công giáo lâu đời khó khăn; giúp nhau vui vẻ tự tin hơn trong
tại đây. Họ có lệ là những ngày lễ lớn, lễ cuộc sống. Theo chia sẻ của người Công
trọng, chỉ những thành viên là giáo dân gốc giáo di cư thì: “Trước những rủi ro và cách
ở đây mới được tham gia vào các nghi thức thức của đời sống mới, chúng tôi phải đưa ra
như rước sách, dâng lễ và chỉ cho con cháu những lựa chọn dành cho mình để giảm
của họ làm việc đó. Sau này, công việc được thiểu những khó khăn đó. Chúng tôi tham
chia đều ra cho các nhóm, trong đó có người gia vào nhóm đồng hương nơi quy tụ các
di cư được tham gia” (PVS, Nữ, 42 tuổi, Sơ bạn trẻ xa quê Phát Diệm. Nơi đây, chúng
dòng). “Quan sát ban hành giáo của một vài tôi được cùng nhau chia sẻ những gánh nặng
giáo xứ tôi thấy hầu như chỉ có người bản trong cuộc sống, những thách đố của đời
xứ, bao nhiêu năm mới có 1 người di cư sống đức tin. Những buổi sinh hoạt cùng
được bầu vào ban điều hành của giáo xứ” nhau như một bệ đỡ tinh thần cho chúng tôi
(Nữ, 42 tuổi, Sơ dòng). ngay ở thành thị” (Bạch Vân và cộng sự
Sự phân biệt đối xử của cộng đồng tôn 2016: 53).
giáo nơi đến cũng tạo nên những rào cản về Tóm lại, sự tiếp nhận và thái độ của cộng
mặt tâm lý (như sự e ngại, thiếu tự tin) của đồng tôn giáo nơi đô thị có ảnh hưởng nhất
người di cư khi tham gia thực hành nghi lễ định đến việc thực hành tôn giáo của người
223 Hoàng Thu Hương và cộng sự / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 7, Số 2b (2021) 215-226

di cư. Mặc dù các dữ liệu định lượng không thấy có 28,5% người di cư được hỏi cho biết
cho thấy mức độ nghiêm trọng của những có trở về tham gia sinh hoạt tôn giáo tại giáo
định kiến và kỳ thị, nhưng phần nào cũng xứ quê gốc, và 43,4% cảm thấy gắn kết với
gây nên tâm lý mặc cảm, tự tin đối với giáo xứ quê gốc hơn. “Tâm lý người Công
người di cư khi tham gia sinh hoạt tôn giáo giáo nói chung luôn muốn thuộc về một
tại giáo xứ sở tại. Việc tham gia vào các hội cộng đoàn đức tin nào đó, do vậy khi di cư
nhóm đồng hương, đồng đạo được coi là họ sống đạo như một người Công giáo “vô
giải pháp hữu hiệu giúp người Công giáo xa danh” tại nơi đến, với tâm lý cho rằng mình
quê tích cực hòa nhập và thực hành tôn giáo vẫn gắn bó với đức tin giáo xứ quê hương,
tại nơi đến. còn ở đây chỉ là nơi sinh hoạt thứ hai, chỉ đi
Sự tự nhận dạng của người Công giáo di lễ ở đây để chu toàn đức tin tôn giáo, để có
cư nơi cho con cái đi lễ hay học giáo lý, họ mai
danh ẩn tích, thậm chí là giấu đi căn tính tôn
Người Công giáo sau khi di cư, họ phải
giáo của mình” (PVS, Nam, 50 tuổi, Linh
đối diện với vấn đề về sự tự nhận dạng lại
mục). Việc sống đạo một cách “vô danh” đã
bản sắc tôn giáo của mình. Sự tự nhận dạng
ảnh hưởng không nhỏ đến thực hành tôn
ở đây đề cập đến ý thức nhận diện bản thân
giáo của họ. Qua quá trình chăm sóc mục vụ
thuộc về cộng đồng tôn giáo nào (nơi đi, hay
cho người di cư, một linh mục đã nhận xét:
nơi đến), điều này không dễ dàng với hầu
“Trước đây, khi sống trong xứ đạo quê
hết người Công giáo di cư. Mặc dù, trong
hương, người Công giáo hầu như là biết
hướng dẫn mục vụ đối với người Công giáo
nhau, họ đến nhà thờ đồng nghĩa với việc
di cư đã quy định cụ thể “dù chưa làm đơn
đến gặp anh em, họ hàng, người quen, bạn
nhập xứ, thì người di cư thuộc về giáo xứ
bè, v.v., họ được “định danh” sẵn trong cộng
nơi mình đang cư ngụ” (Ủy ban mục vụ Di
đồng giáo dân đó, khi cả làng đi lễ, thì
dân 2017: 14) và “người Công giáo sinh
không có chuyện mình ở nhà không đi, cho
hoạt ở giáo xứ nào từ 6 tháng trở lên, thì trở
nên họ phải đi. Sau khi di cư họ trở thành
thành giáo dân của giáo xứ đó” (PVS, Nam,
người Công giáo “vô danh” - nghĩa là giữa
50 tuổi, Linh mục). Tuy vậy, kết quả khảo
giáo xứ 1.000 người này, tôi là một người di
sát định tính cho thấy tình thế lưỡng nan
cư sống đức tin rất lạc lõng. Giáo xứ không
xuất hiện khi người Công giáo di cư không
biết tôi là ai, xóm trọ không biết tôi là ai…
xác định được giáo xứ quê gốc hay giáo xứ
cho nên căn tính đức tin của người di cư từ
nơi đang sinh sống, học tập và làm việc là
đó cũng sẽ lỏng lẻo đi” (PVS, Nam, 50 tuổi,
nơi mình sẽ thuộc về.
Linh mục).
Đối với nhóm di cư ngắn hạn hoặc mới
Đối với nhóm di cư dài hạn: Việc tự
di cư: Họ tự nhận dạng bản thân vẫn thuộc
nhận dạng khó khăn hơn nhiều, và thậm chí
về giáo xứ quê hương bằng cách duy trì đời
không thể xác định được. Họ chấp nhận
sống tôn giáo “vô danh” tại giáo xứ nơi đến.
thuộc về cả hai nơi: giáo xứ quê hương và
Họ xác định giáo xứ nơi đến là nơi sinh hoạt
tôn giáo tạm, hay “đi lễ nhờ”. “Nhiều người giáo xứ sở tại và cố gắng chu toàn bổn phận
di cư mang tâm lý e ngại khi đến sinh hoạt ở ở cả hai giáo xứ. Giáo xứ sở tại là nơi họ có
giáo xứ nào đó khác giáo xứ của mình, họ nhiều đóng góp và tham gia sinh hoạt tôn
cho rằng mình chỉ đang “đi lễ nhờ” tại đây, giáo thường xuyên, trong khi đó họ cũng
chứ không hoàn toàn coi nhà thờ hay giáo đóng góp xây dựng giáo xứ quê hương và
xứ nơi đến là thuộc về mình” (PVS, Nam, trở về đây vào những dịp quan trọng. Một
39 tuổi, linh mục). Kết quả khảo sát cho người Công giáo di cư lâu năm cho biết
Hoàng Thu Hương và cộng sự / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 7, Số 2b (2021) 215-226 224

“Nhiều khi cũng ngại với cộng đoàn tham tôn giáo của người Công giáo di cư mang
gia ở đây, vì cứ đến dịp quan trọng, gia đình nhiều nét khác biệt. Dù cuộc sống hiện tại
mình lại về quê, không tham gia phục vụ gắn bó với giáo xứ sở tại nhưng với sự ‘vô
được ở trên này, bây giờ bản thân mình danh’ về thân phận, khiến một bộ phận
“đóng cả hai vai”, vừa sinh hoạt trên này, người Công giáo di cư vẫn duy trì sự gắn kết
vừa vẫn tham gia ở quê gốc, nên nhiều khi với giáo xứ quê hương – nơi bản sắc cá nhân
cũng thấy e ngại” (PVS, Nữ, 35 tuổi, kinh được ghi nhận. Sự lưỡng nan cũng có thể
doanh tự do). Nhận dạng bản thân thuộc về khiến cho đời sống tôn giáo tại nơi đến phai
cả hai nơi, nên người Công giáo di cư không nhạt dần, với tâm lý tham gia sinh hoạt tôn
thể hoàn toàn hòa nhập vào các sinh hoạt tôn giáo “nhờ” hay ‘tạm”.
giáo tại nơi đến. Họ thường tham gia những
nghi lễ tôn giáo quan trọng ở quê hương. Đó
là sợi dây gắn kết giữa người di cư với giáo 5. Kết luận
xứ quê gốc cho dù thời gian di cư đã diễn ra
Một số nghiên cứu trên thế giới đã cho
dài hay ngắn: “Cứ đến lễ lớn thì phải về quê.
thấy sự tham gia tôn giáo của người di cư
Đóng góp việc gì thì đóng góp ở cả hai nơi
chịu tác động không chỉ bởi đặc trưng tôn
cả ở nơi giáo xứ và cả ở quê. Không đóng
giáo của chính họ mà còn bị ảnh hưởng bởi
góp thì sau này quay về khó ăn khó nói. tính tôn giáo của cộng đồng nơi đến. Kế
Nhiều lúc cũng tủi, cũng ngại vì không đóng thừa các nghiên cứu đi trước, nghiên cứu
góp được” (PVS, Nam, 45 tuổi, bán hàng này đã tìm hiểu sự tham gia tôn giáo của
ăn). người Công giáo di cư tại đô thị, qua việc
Thế lưỡng nan khi “đóng hai vai” này khảo sát những người Công giáo di cư tới 3
gắn liền với giá trị văn hóa của người Việt - thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh
luôn đề cao nguồn gốc xuất thân, quê và Biên Hòa. Kết quả nghiên cứu cho thấy
hương, bản quán. Quê hương là nơi quay về, người Công giáo di cư duy trì tốt nhất việc
nên nhiều người di cư vẫn xác định trở về tham gia thực hành Bí tích Thánh thể và Bí
quê khi về già, về hưu, hay khi chết. Một tích Hòa giải. Trong khi đó các nghi lễ đòi
linh mục chia sẻ rằng: “Đối với người di cư, hỏi sự tham gia thường xuyên như cầu
bao giờ họ cũng hướng về quê hương, điều nguyện hàng ngày và lễ Chủ nhật là những
này xuất phát từ chính văn hóa, truyền thống nghi lễ mà người Công giáo di cư khó đảm
của người Việt - luôn coi trọng quê bảo sự tham gia theo đúng giáo luật. Sự
quán/nguyên quán của mình, ngay cả trong tham gia tôn giáo có khác biệt theo loại hình
chứng minh nhân dân của mỗi người cũng di cư và thời gian di cư. Những kết quả phân
còn đề nguyên quán. Do vậy, vấn đề về tích định lượng và định tính cho thấy sự
nguyên quán theo vào trong tôn giáo, người tham gia tôn giáo của người Công giáo di cư
Công giáo này ở đâu, gốc Bùi Chu, hay Phát tại đô thị hiện nay đang gặp phải một số
Diệm, v.v. vẫn luôn được nhắc đến dù họ có thách thức từ sự thay đổi môi trường xã hội,
di cư ra Hà Nội nhiều năm. Thêm vào đó, tôn giáo, từ sự đón nhận và thái độ của cộng
tâm lý “sống gửi, thác về”, chết phải về quê đồng tôn giáo nơi đến và chính sự tự nhận
hương cho nên họ không bỏ quê hoàn toàn diện bản sắc tôn giáo. Mặc dù dữ liệu định
được, những dịp lễ quan trọng vẫn mong về lượng không cho thấy rõ sự định kiến và kỳ
quê dự lễ” (PVS, Nam, 37 tuổi, Linh mục). thị của cộng đồng nơi đến đối với người
Chính thế lưỡng nan khi tự nhận dạng bản Công giáo di cư, nhưng dữ liệu định tính lại
sắc tôn giáo của mình khiến cho sinh hoạt cho thấy định kiến của cộng đồng nơi đến có
225 Hoàng Thu Hương và cộng sự / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 7, Số 2b (2021) 215-226

ảnh hưởng tới việc thực hành tôn giáo của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, tài liệu lưu
người di cư. Bên cạnh đó, cảm nhận về sự hành nội bộ.
“vô danh” ở nơi đến là một rào cảm tâm lý Ban chỉ đạo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Trung
của người Công giáo di cư khi hòa nhập vào ương. 2019. Kết quả Tổng điều tra Dân số và
Nhà ở: Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
đời sống tôn giáo sau di cư. Những thách
Connor Phillip. 2009. "Immigrant religiosity in
thức này đã tạo ra những rào cản cho việc
Canada: Multiple trajectories". Journal of
thực thi bổn phận tôn giáo của người Công International Migration and Integration
giáo di cư. Đương đầu với những thách thức 10(2):159–175
này, việc tham gia vào các nhóm xã hội (https://doi.org/10.1007/s12134-009-0097-9).
đồng hương như một chiến lược hữu ích để Truy cập tháng 8 năm 2020
người Công giáo di cư có thể tái hiện lại môi Đoàn Đức Phương. 2015. "Những biến chuyển
trường quê hương và duy trì sự tham gia tôn trong đời sống tôn giáo của người Mông Tin
giáo của mình. Lành di cư ở tỉnh Đắc Lắk". Tạp chí Nghiên
Nghiên cứu về sự tham gia tôn giáo của cứu Tôn giáo 8: 121–131.
người Công giáo di cư không phải nghiên Eraliev Sherzod. 2018. "Growing Religiosity
Among Central Asian Migrants in Russia: Why
cứu lịch đại nên có những hạn chế trong Does Migration “Theologise”?". Journal of
việc tìm hiểu sự biến đổi chiều cạnh thực International and Advanced Japanese Studies
hành của người Công giáo sau di cư. Dựa 10: 137–150.
trên các dữ liệu định tính, nghiên cứu đã chỉ GSO, UNDP. 2016. Điều tra di cư nội địa quốc
ra được một số yếu tố thách thức đối với sự gia 2015: Các kết quả chủ yếu: Hà Nội: Nhà
tham gia tôn giáo của người Công giáo di xuất bản Thông tấn.
cư. Tuy vậy, cần có thêm các nghiên cứu Hoàng Anh. 2015. "Di dân". Công giáo và Dân
định lượng để đo lường và đánh giá được tộc (http://www.cgvdt.vn/cong-giao-viet-
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này tới sự nam/di-dan_a2039). Truy cập tháng 6 năm
tham gia tôn giáo của người Công giáo di 2021
cư. Hoàng Thu Hương và cộng sự. 2019. "Thực hành
các nghi lễ tôn giáo của người Công giáo di cư
tới Hà Nội". Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân
* Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ văn 5(6): 697–708.
Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia Huang Jianbo. 2014. "Being Christians in
(NAFOSTED) trong đề tài mã số 504.01- Urbanizing China The Epistemological
2019.01. Tensions of the Rural Churches in the City".
Current Anthropology 55: 238-247
(https://doi.org/10.1086/677882). Truy cập
Tài liệu trích dẫn tháng 8 năm 2021.
Hurh và cộng sự. 2016. "Religious Participation of
Abdurehim Mamutjan. 2015. "Transnational Korean Immigrants in the United States".
migration and religious practice: Uyghur Journal for the Scientific Study of Religion
students in Malaysia". Journal of Muslim 41(2): 239–254.
Minority Affairs 35(4): 556–569
Khích Nguyễn. 2020. "Người Công giáo đi lễ để
(https://doi.org/10.1080/13602004.2015.10398
làm gì?". Giáo xứ An Phú
09). Truy cập tháng 8 năm 2020.
Bạch Vân và cộng sự. 2016. "Người giáo dân di (https://gxanphu.net/tu-lieu/song-dao/nguoi-
dân: Những thao thức và nguyện vọng". Trang cong-giao-di-le-de-lam-gi/). Truy cập tháng 6
49-56 trong báo Hiệp Thông - Bản Tin Của năm 2021.
Hoàng Thu Hương và cộng sự / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 7, Số 2b (2021) 215-226 226

Zhou Min và cộng sự. 2013. "Religious Tổng cục Thống kê. 2011. Tổng điều tra Dân số
Participation, Ethnic and Adaptation of và Nhà ở Việt Nam năm 2009: Di cư và đô thị
Vietnamese in an Immigrant Adolescents hóa ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và
Community". The Sociological Quarterly những khác biệt: Hà Nội: Nhà xuất bản Thống
kê.
36(3): 523–534.
Tổng cục Thống kê. 2020. Kết quả toàn bộ Tổng
Ngô Quốc Đông. 2015. "Hiện trạng và đặc điểm điều tra dân số và nhà ở 2019: Hà Nội: Nhà
tín đồ Công giáo, Phật giáo, Tin Lành ở Tây xuất bản Thống kê.
Nguyên". Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo 2: 50– Tổng cục Thống kê, Quỹ Dân số Liên hợp quốc.
77. 2006. "Điều tra di cư Việt Nam năm 2004: Di
Nguyễn Thị Ngọc Anh. 2018. "Thực hành nghi lễ cư trong nước và mối liên hệ với các sự kiện
của người Công giáo nhập cư tại Hà Nội: Một của cuộc sống".
phân tích so sánh với những người Công giáo (https://vietnam.unfpa.org/sites/default/files/pu
bản xứ tại Giáo xứ Cổ Nhuế, Quận Bắc Từ b-pdf/Dicuvalienhedoisong_GSO1206_v.pdf).
Liêm, Hà Nội". Tạp chí Khoa học Xã hội và Truy cập tháng 8 năm 2020
Nhân văn 4 (Số 3b): 370–381. Trần Cao Khải. 2019. "Vì sao giới trẻ công giáo
Niu Geng và cộng sự. 2018. "Religion and trust in ngày nay lơ là với đức tin". Công giáo.info
strangers among China’s rural-urban migrants". (http://conggiao.info/vi-sao-gioi-tre-cong-giao-
China Economic Review 50: 265-272 ngay-nay-lo-la-voi-doi-song-duc-tin-d-50925).
Truy cập tháng 8 năm 2021.
(https://doi.org/10.1016/j.chieco.2018.05.005).
Tubergen Van và cộng sự. 2011. The Religiosity
Truy cập tháng 8 năm 2021. of Immigrants in Europe: A Cross-National
Phạm Văn Dương và cộng sự. 2017. "Tác động Study. Journal for the Scientific Study of
của đạo Tin Lành đối với người Mông di cư ở Religion 50(2): 272–288.
Đắk Lắk". Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam Ủy ban mục vụ Di dân. 2017. "Hướng dẫn mục vụ
3, 68–77. di dân". Hội đồng Giám mục Việt Nam
Saunders Jennifer và cộng sự. 2016. Intersections (https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/huong-dan-
of Religion and Migration: Issues at the Global muc-vu-di-dan-31274). Truy cập tháng 8 năm
Crossroads: New York: Palgrave MacMillan. 2020.
Stump Roger W. 1984. "Regional Migration and Vũ Thị Hà và cộng sự. 2016. "Biến đổi tôn giáo,
tín ngưỡng của người H’mông di cư vào Đắk
Religious Commitment in the United States".
Lắk". Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội 12:
Journal for the Scientific Study of Religion 18–24.
23(3): 292–303.

You might also like