You are on page 1of 16

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ISSN 2354-1172
Tập 7, Số 2b, 2021

MỤC LỤC

Lời giới thiệu 158


Khoa Xã hội học: 30 năm đào tạo, nghiên cứu, hợp tác quốc tế và phục vụ cộng đồng

Trịnh Văn Tùng 163


Văn hóa ứng xử của con người trong không gian công cộng: Mấy vấn đề lý luận
cơ bản và khả năng ứng dụng trong phân tích đời sống xã hội Việt Nam hiện nay

Mai Linh 179


Thực trạng đào tạo thực hành công tác xã hội tại các trường đại học hiện nay

Hoàng Bá Thịnh, Hoàng Nguyễn Tử Khiêm 191


Quan điểm giới trong công tác xã hội

Nguyễn Hồi Loan 205


Mô hình hợp tác nhà chùa - doanh nghiệp - nhà nước trong bảo trợ trẻ em
và người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt tại Chùa Phật Tích, tỉnh Bắc Ninh

Hoàng Thu Hương, Cù Thị Thanh Thúy, Nguyễn Thị Ngọc Anh 215
Sự tham gia tôn giáo tại đô thị: Những thách thức đối với người Công giáo di cư
ở Việt Nam hiện nay

Đào Thúy Hằng, Hoàng Thu Hương 227


Cơ sở trợ giúp xã hội thuộc tổ chức tôn giáo dành cho người cao tuổi:
Kinh nghiệm thế giới và thực tiễn Việt Nam

Đặng Kim Khánh Ly 238


Khả năng đáp ứng của các dịch vụ công tác xã hội bệnh viện với nhu cầu của người
bệnh tại bệnh viện tuyến trung ương và địa phương hiện nay

Nguyễn Thị Thái Lan 256


Thực trạng đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm đối với thanh niên khuyết tật các dân tộc
thiểu số ở tỉnh Hoà Bình

Lương Bích Thủy 270


Một số hoạt động tự chăm sóc sức khoẻ của phụ nữ tuổi trung niên

Phạm Thị Minh Tâm 285


Tài sản sinh kế của hộ gia đình vùng ven đô thành phố Thái Bình hiện nay

Nguyễn Thái Bá, Phạm Văn Quyết 297


Mối liên hệ giữa việc sử dụng mạng xã hội với kết quả học tập của sinh viên
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Nguyễn Lan Nguyên 309
Việc sử dụng mạng xã hội Facebook với học tập và quan hệ gia đình của sinh viên
hiện nay

Nguyễn Thị Thu Hà, Đào Thúy Hằng 321


Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng của sinh viên các trường đại học trên
địa bàn Thành phố Hà Nội trong thời kỳ hội nhập

Nguyễn Thị Kim Nhung 332


Các khía cạnh xã hội trong hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt tại đô thị Việt Nam

Nguyễn Thị Lan 349


Thách thức đối với cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay trong ứng phó
với biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường

Nguyễn Tuấn Anh 363


Vấn đề xã hội, phát triển xã hội, quản lý phát triển xã hội

TÓM TẮT BẰNG TIẾNG ANH 374


VNU-JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES
ISSN 2354-1172
Volume 7, Number 2b, 2021

CONTENTS

Introduction 158
Faculty of Sociology: 30 Years of Training, Research, International Cooperation
and Serving Community

Trinh Van Tung 163


Manners in Public Space - Some Basic Theoretical Issues and Applicability in Analyzing
Current Vietnamese Social Life

Mai Linh 179


The Current Situation of Practical Training in Social Work at Universities

Hoang Ba Thinh, Hoang Nguyen Tu Khiem 191


Gender Perspective in Social Work

Nguyen Hoi Loan 205


The Collaborating Model amongst Pagodas, Enterprises and the State in Protecting Children
and the Elderly with Special Circumstances in Phat Tich Temple, Bac Ninh Province

Hoang Thu Huong, Cu Thi Thanh Thuy, Nguyen Thi Ngoc Anh 215
Religious Participation in Urban Areas: Challenges for Catholic Migrants
in Vietnam Today

Dao Thuy Hang, Hoang Thu Huong 227


Faith-based Social Assistance Establishments for the Elderly: Global Experience
and Reality in Vietnam

Dang Kim Khanh Ly 238


Social Work Services in Hospitals in Response to Patient Demands in National
and Local Hospitals Today

Nguyen Thi Thai Lan 256


The Status of Vocational Training and Job Seeking Support for Ethnic Minority Youth
with Disabilities in Hoa Binh Province

Luong Bich Thuy 270


Some Self-care Activities of Middle-aged Women

Pham Thi Minh Tam 285


Livelihood Assets of Households in Peri-urban Areas of Thai Binh City Today

Nguyen Thai Ba, Pham Van Quyet 297


The Relationship between the Use of Social Networking Sites and Students’ Learning
Outcomes (University of Social Sciences and Humanities, VNU)
Nguyen Lan Nguyen 309
The Use of Facebook and Vietnamese Students’ Study and Family Relations Today

Nguyen Thi Thu Ha, Dao Thuy Hang 321


Factors Affecting Consumption Behavior of Student Learning at Universities in Hanoi
in the Integration Period

Nguyen Thi Kim Nhung 332


Social Dimensions in Domestic Waste Management in Urban Areas:
The Case of Hanoi, Vietnam

Nguyen Thi Lan 349


Challenges of Vietnamese Ethnic Minority Communities towards Climate Change
and Environmental Degradation

Nguyen Tuan Anh 363


Social Issues, Social Development and Social Development Management

ABSTRACTS IN ENGLISH 374


Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 7, Số 2b (2021) 227-237

Cơ sở trợ giúp xã hội thuộc tổ chức tôn giáo dành cho


người cao tuổi: Kinh nghiệm thế giới và thực tiễn Việt Nam

Đào Thúy Hằng*, Hoàng Thu Hương**


Tóm tắt: Bàn về sự tham gia của các tổ chức thuộc tôn giáo trong việc cung cấp dịch vụ
xã hội, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các tổ chức này đã tích cực tham gia vào hệ thống
phúc lợi, là những nhà cung cấp dịch vụ xã hội quan trọng ở nhiều nước phương Tây. Tại
Việt Nam, đối mặt với tình trạng già hóa nhanh và nguồn lực công có hạn, nhà nước đã
đưa ra một số chính sách xã hội mới nhằm vận động các tổ chức tôn giáo cung cấp dịch vụ
chăm sóc các nhóm đối tượng của bảo trợ xã hội, trong đó có người cao tuổi. Bài viết này
hướng tới việc tìm hiểu vai trò của tổ chức tôn giáo trong việc cung cấp dịch vụ xã hội cho
người cao tuổi trên thế giới, và phân tích bức tranh tổng quan về quá trình hình thành và
phát triển cũng như một số đặc điểm của các cơ sở trợ giúp xã hội thuộc tổ chức tôn giáo
dành cho người cao tuổi ở Việt Nam. Những thách thức trong hoạt động của các cơ sở này
đặt ra yêu cầu về việc hoàn thiện cơ sở pháp lý, gợi mở những nghiên cứu tiếp theo về triển
vọng phát triển của mô hình này. Dữ liệu của bài viết này được khai thác từ dữ liệu thu
thập được bằng phương pháp phân tích nội dung website, phân tích tài liệu thứ cấp và điền
dã tại 6 cơ sở trợ giúp xã hội thuộc Phật giáo và Công giáo dành cho người cao tuổi.
Từ khóa: tổ chức dựa vào tôn giáo; cơ sở trợ giúp xã hội; người cao tuổi; Phật giáo; Công
giáo.
Ngày nhận 29/7/2021; ngày chỉnh sửa 23/9/2021; ngày chấp nhận đăng 30/10/2021

DOI: https://doi.org/10.33100/tckhxhnv7.2b.DaoThuyHang-HoangThuHuong

1. Dẫn nhập cách là nhà cung cấp phúc lợi đã đóng góp
vào việc cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu

Vai trò của các cơ sở trợ giúp xã hội cầu xã hội, duy trì sự gắn kết xã hội
(TGXH) thuộc tổ chức tôn giáo (TCTG) đã (Furness và cộng sự 2012). Bên cạnh đó,
được ghi nhận trong khá nhiều nghiên cứu một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra vai trò của
trên thế giới. Tại Mỹ, với khả năng cung cấp chính sách công trong việc thúc đẩy sự tham
nhiều loại dịch vụ, các cơ sở thuộc TCTG có gia của TCTG vào việc cung cấp các dịch vụ
thể cung cấp các dịch vụ có chất lượng xã hội (Tangenberg 2005).
tương đương hoặc cao hơn chất lượng dịch Trong số các dịch vụ xã hội mà các
vụ của các tổ chức thế tục khác (Bielefeld và TCTG tham gia cung cấp, TGXH cho người
cộng sự 2013a). Nghiên cứu tại châu Âu cho cao tuổi (NCT) đã đóng một vai trò quan
thấy các tổ chức có yếu tố tôn giáo với tư trọng trong việc hỗ trợ NCT hòa nhập với xã
hội. Tuổi già là giai đoạn con người bước

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG sang nửa đời còn lại, đón nhận những thay
Hà Nội; email: daothuyhang1906@gmail.com đổi về sức khỏe tinh thần và thể chất. Một số
**
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG
Hà Nội.
nghiên cứu đã cho thấy vào độ tuổi này, mọi
227
Đào Thúy Hằng, Hoàng Thu Hương / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 7, Số 2b (2021) 227-237 228

người cảm thấy tôn giáo là một phần quan với chính phủ để thành lập cơ sở TGXH,
trọng trong cuộc sống của họ (Ardelt và dưới sự quản lý của các chức sắc Công giáo
cộng sự 2006; Ellor và cộng sự 2011; (Hồ Thế Thiện 2020).
Zimmer và cộng sự 2016). Tham gia vào các Trong 30 năm qua, dân số cao tuổi Việt
TCTG có tác dụng tích cực đối với sức khỏe Nam tăng nhanh nhất so với tất cả các nhóm
thể chất và tinh thần của NCT (Krause và dân số khác. Đồng thời, già hóa ở Việt Nam
cộng sự 1999). Tương tự, Yeagerb và cộng sẽ là “già trong nhóm già nhất”, nghĩa là tỷ
sự (2006) đã nghiên cứu NCT Đài Loan và lệ NCT ở nhóm tuổi cao nhất (từ 80 tuổi trở
kết luận rằng tần suất đi lễ có mối liên hệ lên) sẽ tăng lên (UNFPA 2011: 15-19). Việc
chặt chẽ với tình trạng sức khỏe. Krause tăng số lượng NCT sẽ làm tăng gánh nặng
(2002) nhận ra rằng những người lớn tuổi kinh tế và xã hội để duy trì cuộc sống khỏe
thường xuyên đến nhà thờ thường cảm thấy mạnh của NCT vì chi phí chăm sóc NCT
gắn kết hơn với hội thánh của mình; và họ cao gấp 7-8 lần chăm sóc trẻ em (Phạm
kết nối với hội thánh của mình càng cao, họ Thắng và cộng sự 2009: 12). Trong văn hóa
Việt Nam, với đạo lý truyền thống “trẻ cậy
càng nhận được nhiều sự hỗ trợ về mặt tinh
cha, già cậy con”, gia đình là nguồn gốc cơ
thần và tình cảm. Như vậy, các nghiên cứu
bản để cung cấp phúc lợi cho NCT. Tuy
này cho thấy các TCTG cung cấp các TGXH
nhiên, cùng với sự gia tăng các vấn đề của
liên quan tới việc thực hành nghi lễ, củng cố NCT, các tổ chức phi chính phủ đã nổi lên
niềm tin - có vai trò tích cực đối với tâm lý, như một nguồn lực hỗ trợ NCT (Bế Quỳnh
tinh thần và tình cảm của NCT. Nga 2001). Các nghiên cứu gần đây cho
Tại Việt Nam, trong số 16 tôn giáo đã thấy, mặc dù tỷ lệ NCT sống cùng con vẫn
được chính thức công nhận, Phật giáo và cao nhưng đang có xu hướng giảm dần (Mai
Công giáo là hai tôn giáo lớn đã thành lập Tuyết Hạnh 2016). Ngoài ra, Mai Tuyết
được nhiều cơ sở TGXH để nuôi dưỡng, Hạnh (2016) nhận thấy số NCT không được
chăm sóc những hoàn cảnh khó khăn. Vai hưởng lương hưu hoặc bảo hiểm xã hội vẫn
trò của các TCTG trong việc tham gia cung còn khá lớn, đặc biệt là ở khu vực nông
cấp các dịch vụ xã hội được chính thức ghi thôn. Đây cũng là yếu tố làm gia tăng tính
nhận lần đầu tiên vào năm 2017 tại Hội nghị dễ bị tổn thương của NCT và đặt ra những
toàn quốc biểu dương và phát huy vai trò vấn đề đáng quan tâm đối với nhóm NCT cô
của các tôn giáo trong việc tham gia bảo trợ đơn. Cũng trong bối cảnh đó, Phật giáo hiện
xã hội (BTXH) và dạy nghề. Theo báo cáo đã có 15 cơ sở nuôi dưỡng 527 người già
tại hội nghị này, Việt Nam có 113 cơ sở neo đơn. Tương tự, tính tới năm 2017, các tổ
TGXH thuộc các TCTG, đang chăm sóc, chức và tín đồ Công giáo đã thành lập 56 cơ
nuôi dưỡng 11.800 đối tượng BTXH. Ngoài sở được cấp phép chăm sóc người già, người
ra, có hơn 50 cơ sở TGXH thuộc các TCTG tâm thần, trẻ mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi và
nuôi dưỡng, chăm sóc từ 10 người trở lên và người nhiễm HIV/AIDS (Đào Thị Đượm
chưa làm thủ tục đăng ký hoạt động theo 2019). Mặc dù Phật giáo và Công giáo đã
quy định của pháp luật (Uỷ ban Trung ương tham gia thành lập các cơ sở TGXH dành
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Lao động cho NCT, song sự hình thành, phát triển và
- Thương binh và Xã hội 2017). Trên thực vai trò của các TCTG trong việc tham gia
tế, do thủ tục pháp lý còn vướng mắc, một cung cấp các dịch vụ xã hội cho NCT vẫn là
số tổ chức Công giáo đã “lách luật” bằng một khoảng trống trong nghiên cứu ở Việt
cách cho phép các tín đồ tôn giáo đăng ký Nam.
229 Đào Thúy Hằng, Hoàng Thu Hương / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 7, Số 2b (2021) 227-237

Trong bối cảnh như vậy, góp phần bổ một số quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp, Đức,
sung khoảng trống trong nghiên cứu về sự Thụy Điển với sự phát triển của các dịch vụ
tham gia của các TCTG vào việc cung cấp phúc lợi xã hội thuộc TCTG.
các dịch vụ xã hội cho NCT ở Việt Nam, bài Mối quan tâm về các chính sách cho cơ
viết này hướng tới việc tìm hiểu vai trò của sở dịch vụ xã hội (CSDVXH) thuộc TCTG
TCTG trong việc cung cấp dịch vụ xã hội bắt đầu ở Mỹ vào những năm 1980 khi
cho NCT ở một số nước trên thế giới, và chính quyền Reagan tuyên bố rằng các
phân tích bức tranh tổng quan về quá trình TCTG cung cấp phúc lợi xã hội hiệu quả
hình thành và phát triển cũng như một số hơn các hiệp hội tự nguyện và cơ quan chính
đặc điểm của các cơ sở TGXH thuộc TCTG
phủ (Bielefeld và cộng sự 2013b; Göçmen
dành cho NCT ở Việt Nam.
2013). Mối quan tâm này tiếp tục xuất hiện
sau khi chính quyền của tổng thống George
2. Phương pháp nghiên cứu Bush thông qua các chính sách cải cách
phúc lợi, trong đó có các điều khoản liên
Dữ liệu của bài viết này được khai thác quan đến các lựa chọn từ thiện. Bielefeld &
từ dữ liệu thu thập được bằng phương pháp Cleveland (2013) đã xem xét 889 cuốn sách
phân tích nội dung website, phân tích tài liệu và tạp chí nghiên cứu các TCTG từ năm
thứ cấp và điền dã tại 6 cơ sở TGXH thuộc 1912 và cho thấy sự quan tâm đến vấn đề
Phật giáo và Công giáo dành cho NCT trong này bắt đầu gia tăng vào năm 1996 và đạt
khuôn khổ đề tài được Đại học Quốc gia Hà đến đỉnh điểm vào năm 2003 trước khi bắt
Nội tài trợ thực hiện năm 2019-2020, mã số đầu giảm vào năm 2008. Các nghiên cứu
QG.19.33. Đề tài QG.19.33 đã tổng hợp này cho thấy rằng hầu hết các hội thánh đều
được danh sách của 57 cơ sở TGXH thuộc tham gia vào một số hoạt động cung cấp
TCTG đang chăm sóc NCT với các thông dịch vụ xã hội, thường xuyên hỗ trợ những
tin TCTG thành lập cơ sở, người thành lập cá nhân có nhu cầu cấp thiết. Bielefeld &
cơ sở, đối tượng chăm sóc, thời điểm thành Cleveland nhận thấy rằng đã có những
lập, quy mô của cơ sở từ việc kiểm tra chéo nghiên cứu thảo luận về mối quan hệ giữa
các nguồn dữ liệu: i. Số liệu tổng hợp kèm CSDVXH thuộc tôn giáo và hệ thống phúc
theo công văn số 532/BTXH-CTXH ngày lợi xã hội. Trong truyền thống tôn giáo
31/7/2015 của Cục BTXH; ii. Dữ liệu từ các phương Tây, mặc dù sự tham gia của các tổ
báo cáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chức dựa trên đức tin trong việc cung cấp
Hội đồng Giám mục Việt Nam; iii. Các tin
phúc lợi xã hội đã ở giai đoạn thống trị,
tức về hoạt động của các cơ sở TGXH thuộc
nhưng sự phân đôi giữa nhà thờ và nhà nước
TCTG được truyền tải trên các website
có ảnh hưởng đến phạm vi hoạt động của
thuộc Phật giáo, Công giáo.
CSDVXH thuộc tôn giáo. Tuy nhiên, trong
sự phát triển của nhà nước thế tục,
3. Mối quan hệ giữa chính sách xã hội và CSDVXH thuộc tôn giáo vẫn tồn tại dưới sự
dịch vụ xã hội điều phối của các chính sách phúc lợi của
nhà nước. Thông qua một loạt nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích các nghiên cứu về được Bielefeld và Cleveland xem xét, người
chính sách xã hội và dịch vụ xã hội do ta thấy rằng các tổ chức dựa vào lòng tin với
TCTG cung cấp trên thế giới, phần này sẽ đề tư cách là nhà cung cấp dịch vụ xã hội đã
cập đến mối quan hệ giữa chính sách của tham gia vào việc cung cấp nhiều loại dịch
Đào Thúy Hằng, Hoàng Thu Hương / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 7, Số 2b (2021) 227-237 230

vụ. Nhà nước đã công nhận vai trò của các tôn giáo so với các tổ chức thế tục, nhưng
tổ chức này và cũng đã đưa ra các chính nhận địnht rằng CSDVXH thuộc tôn giáo có
sách để điều phối chúng. Đặc biệt, dưới thời thể huy động nguồn lực lớn hơn so với các
chính quyền Bush, các CSDVXH thuộc tôn tổ chức khác.
giáo đã được tạo điều kiện hợp pháp để Ở châu Âu, các đánh giá từ các nghiên
tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ xã cứu về tôn giáo, chính sách xã hội và
hội. CSDVXH thuộc tôn giáo đã chỉ ra rằng,
Nghiên cứu của Wineburg về chính sách nhiều quốc gia phúc lợi ở châu Âu đã trải
xã hội, sự phát triển dịch vụ cộng đồng và qua một thời kỳ thay đổi, trong đó khu vực
các tổ chức tôn giáo đã cho thấy trong suốt tình nguyện đã trở thành nơi cung cấp phúc
những năm 1980, chính sách của Mỹ tập lợi xã hội quan trọng kể từ những năm 1980
trung vào triết lý rằng “nhu cầu phục vụ của (Göçmen 2013, 497). Göçmen chỉ ra rằng
con người được xác định chính xác nhất nếu sự quan tâm đến CSDVXH thuộc tôn
thông qua các tổ chức và cơ quan địa giáo ở Anh và Thụy Điển chứng kiến sự
phương” (Wineburg 1993, 283). Do đó, ở thay đổi vị trí và vai trò của các tổ chức này
giai đoạn này, sự phát triển của nhiều dịch trong hệ thống phúc lợi xã hội thì ở Pháp và
vụ địa phương là kết quả của hoạt động của Đức, vị trí và vai trò của CSDVXH thuộc
các TCTG. Phân tích dữ liệu lịch sử về sự tôn giáo tương đối ổn định. CSDVXH thuộc
tham gia của các TCTG địa phương vào các tôn giáo ở Pháp và Đức được coi là “sự tiếp
dịch vụ xã hội và cuộc khảo sát 128 hội nối của hoạt động từ thiện tôn giáo bắt
thánh địa phương ở Greensboro - North nguồn từ các cộng đồng Cơ đốc giáo”, trong
Carolina Wineburg đã chỉ ra: i. Khi các khi các tổ chức tín ngưỡng phi Cơ đốc giáo
nguồn tài trợ bị cắt giảm, các TCTG dần dần được thành lập để phục vụ giáo dân, các tổ
trở thành nhà cung cấp dịch vụ - có nghĩa là chức Do Thái giáo và các hệ thống phúc lợi
tăng trách nhiệm giải trình từ việc lập kế xã hội (Göçmen 2013: 499).
hoạch, quản lý và tài trợ cho các chương Ở Vương quốc Anh, vào cuối những
trình cộng đồng; ii. Các TCTG tham gia giải năm 1980, tư tưởng mới về tự do cá nhân
quyết các vấn đề xã hội mới như sự gia tăng dần được nâng cao và nhà nước đảm nhận
số người nhiễm AIDS, đói nghèo và vô gia vai trò điều phối phúc lợi xã hội và các hiệp
cư; iii. Các TCTG đưa ra một loại hình dịch hội tự nguyện trở thành nhà cung cấp dịch
vụ mới đáp ứng nhu cầu của giáo dân vụ quan trọng. Do đó, Göçmen cho rằng sự
(Wineburg 1993). Twombly (2002) đặt câu chuyển đổi mô hình nhà nước phúc lợi là lý
hỏi về nghiên cứu so sánh giữa các tổ chức do chính để gia tăng sự quan tâm của chính
dịch vụ xã hội dựa trên tôn giáo và thế tục sách đối với các thể chế dựa vào tôn giáo ở
trong bối cảnh các sáng kiến chính sách từ Anh. Không giống như Vương quốc Anh,
thời tổng thống George Bush nhằm tăng Thụy Điển đại diện cho sự chuyển đổi từ mô
cường sự tham gia của CSDVXH thuộc tôn hình liên kết giữa nhà nước và nhà thờ sang
giáo trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội. mô hình nhà nước phúc lợi. Ở Thụy Điển,
Sự ủng hộ của chính quyền Bush đối với các Nhà thờ Tin lành Luther có mối liên kết chặt
CSDVXH thuộc tôn giáo dựa trên giả định chẽ với nhà nước trong khoảng hơn ba thế
rằng các tổ chức này có thể cung cấp dịch vụ kỷ và chỉ kết thúc vào năm 2000, và sau đó
hiệu quả hơn các nhà cung cấp thế tục. Mặc một số lĩnh vực như giáo dục và chăm sóc
dù trong nghiên cứu này, Twombly không sức khỏe đã có sự chuyển giao trách nhiệm
đánh giá hiệu quả của các CSDVXH thuộc từ nhà thờ sang nhà nước. Nhà thờ trở thành
231 Đào Thúy Hằng, Hoàng Thu Hương / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 7, Số 2b (2021) 227-237

một bộ phận của khu vực tự nguyện, có địa thế kỷ XIX. Trong những năm 1980, những
vị như các TCTG khác và nhà nước nắm thay đổi chính sách ở Pháp về phân cấp nhà
quyền kiểm soát và hành chính đối với tôn nước phúc lợi và những thay đổi pháp lý đối
giáo trong việc sắp xếp các dịch vụ trong hệ với các tổ chức tự nguyện đã tạo ra những
thống phúc lợi xã hội. Hiện tại, các cơ hội mới cho các thể chế dựa trên đức tin.
CSDVXH thuộc tôn giáo ở Thụy Điển liên Không giống như Vương quốc Anh, Thụy
kết với các tôn giáo lớn và được đăng ký Điển hoặc Đức, không có phân loại
thành giáo đoàn, là những thành phần chính CSDVXH thuộc tôn giáo cụ thể ở Pháp. Do
trị thúc đẩy các hành động của nhà nước vì đó, các tổ chức này cũng được đối xử như
phúc lợi xã hội, ủng hộ quyền công dân. các hiệp hội tự nguyện khác trong việc cung
Nhiều trong số đó cũng cung cấp hỗ trợ tài cấp phúc lợi xã hội (Göçmen 2013: 509-
chính, nhà ở tạm thời và thực phẩm cho
510). Nghiên cứu của Göçmen đã chỉ ra sự
những người có nhu cầu, chẳng hạn như
phát triển và tham gia của các tổ chức dựa
giúp họ tiếp cận các dịch vụ phúc lợi xã hội
trên niềm tin vào việc cung cấp các lợi ích
hoặc hỗ trợ tinh thần của chính quyền địa
xã hội, vốn gắn liền với các chính sách và
phương (Göçmen 2013: 504-505).
thể chế xã hội của mỗi quốc gia. Dựa trên
Trong khi đó, ở Đức, Caritas và
các nguồn tài liệu tiếp cận được từ các
Diakonie, hai tổ chức nổi bật trong hệ thống
nghiên cứu về chính sách xã hội và dịch vụ
phúc lợi xã hội, đại diện cho các nhóm Công
xã hội do TCTG cung cấp trên thế giới cho
giáo và Tin lành đã là những nhà cung cấp
thấy ở Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Điển và Đức,
phúc lợi xã hội quan trọng nhất trong nhiều
thế kỷ. Cho đến nay, đây vẫn là nhà cung sự tham gia của các CSDVXH thuộc tôn
cấp dịch vụ y tế và dịch vụ công tác xã hội giáo trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội
lớn nhất. Sự tồn tại của quyền lực đa nguyên chịu tác động của việc điều chỉnh chính sách
và không có xung đột giữa nhà nước và các xã hội ở các quốc gia này. Những kết quả
giáo hội lớn đã làm nảy sinh cấu trúc của của các nghiên cứu đi trước trên thế giới đã
nhà nước phúc lợi. Các TCTG đóng vai trò gợi mở cho việc xem xét ảnh hưởng của
là nhà cung cấp chính sách xã hội chủ chốt. chính sách xã hội ở Việt Nam đối với sự
Sự đa dạng tôn giáo ở Đức đã tăng lên kể từ tham gia của các TCTG vào việc cung cấp
những năm 1990, trong khi các hiệp hội TGXH cho các nhóm yếu thế.
phúc lợi truyền thống của hai nhóm tôn giáo
chính ở Đức đã dần mất đi những đặc quyền
trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ xã hội. 4. Cơ sở TGXH thuộc TCTG dành cho
Ngày nay, bên cạnh hai nhóm chính nêu NCT ở Việt Nam: Quá trình hình thành
trên, các tổ chức liên quan đến Hồi giáo và phát triển
cũng đã trở thành một trong những nhà tài
trợ nổi bật nhất ở Đức, cung cấp các dịch vụ Đầu thế kỷ XX, khi Việt Nam vẫn còn
tôn giáo, giáo dục và văn hóa, đóng một vai là thuộc địa của Pháp, các hoạt động từ thiện
trò quan trọng trong việc hỗ trợ cộng đồng bắt đầu phát triển và tập trung vào các hoạt
của họ hòa nhập với xã hội Đức (Göçmen động cứu trợ dành cho người nghèo. Tới
2013: 506-507). những năm 1930, một số cơ sở từ thiện
(charitable insitution) đã được thành lập để
Pháp là một trường hợp khác về mối
cung cấp nơi ở cho người nghèo, chăm sóc,
quan hệ giữa nhà nước và nhà thờ, đó là sự
nuôi dạy trẻ ở Việt Nam. Vào giai đoạn đầu
tách biệt rõ ràng giữa hai chủ thể này kể từ mới thành lập nhà nước, chính phủ đã thành
Đào Thúy Hằng, Hoàng Thu Hương / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 7, Số 2b (2021) 227-237 232

lập các trại an dưỡng (nay là các cơ sở trợ Từ 1945-1975 là giai đoạn phức tạp nhất
giúp xã hội) nhằm nuôi dưỡng NCT thuộc trong lịch sử Việt Nam thế kỷ XX khi Việt
gia đình cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc, Nam vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Dữ
gia đình liệt sĩ và một số cán bộ già yếu, mất liệu nghiên cứu cũng ghi nhận một số cơ sở
sức lao động mới được ban hành (Liên Bộ thuộc Công giáo xuất hiện trong giai đoạn
(Nội vụ - Tài chính - Cứu tế xã hội) 1956). này. Theo lịch sử giáo xứ Vinh Sơn (Châu
Giai đoạn từ 1956-1996, trải qua nhiều biến Thành, Tây Ninh) cho biết viện dưỡng lão
động lịch sử, nên cơ sở pháp lý cho các cơ dành do các bà thuộc dòng tu Đaminh đã
sở TGXH bị bỏ ngỏ. Từ năm 1996, Đảng được hình thành từ năm 1966 và ngày nay là
Cộng sảnViệt Nam đã xác định các vấn đề cơ sở chăm sóc những người già neo đơn,
chính sách xã hội cần được giải quyết theo bệnh tật (Giáo phận Phú Cường). Tại Đồng
tinh thần xã hội hóa: “Xã hội hóa các hoạt Nai, một cơ sở BTXH dành cho trẻ mồ côi
động giáo dục, y tế, văn hóa là vận động và được thành lập từ năm 1970 (Thi Ngoan
tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, 2012). Khảo sát trực tiếp một cơ sở TGXH
của toàn xã hội vào sự nghiệp đó” (Chính thuộc Công giáo đang chăm sóc NCT tại Đà
phủ 1997, 1999). Trên thực tế, chủ trương Nẵng được thành lập vào năm 1998 cho thấy
xã hội hóa của Đảng và Nhà nước Việt Nam hoạt động chăm sóc trẻ mồ côi và NCT là
có thể hiểu như chủ trương tư nhân hóa một truyền thống của dòng tu và đã bắt đầu từ
số hoạt động về kinh tế, văn hóa, xã hội trước 1975. Tuy nhiên, sau 1975 do những
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Nhà vấn đề liên quan tới chính sách về tôn giáo,
nước xã hội chủ nghĩa (Ngô Thành Dương hoạt động của cơ sở đã bị gián đoạn. Như
2006). Chính sách khuyến khích xã hội hóa vậy, trong giai đoạn 1945-1975, các cơ sở
đã mở đường cho sự tham gia chính thức TGXH thuộc TCTG dành cho NCT đã có
của các tổ chức ngoài công lập vào các hoạt những bước phát triển đầu tiên. Sau khi
động trợ giúp xã hội. thống nhất đất nước cho tới năm 1986, điều
Rà soát các văn bản pháp luật Việt Nam kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, hoạt
trong 20 năm qua, chúng tôi thấy có 6 nghị động từ thiện của các TCTG cũng vắng
định liên quan đến việc điều chỉnh các quy bóng trong thời kỳ này. Chúng tôi cũng chưa
định về thành lập và hoạt động của cơ sở tìm kiếm được các dữ liệu ghi nhận sự phát
BTXH. Khi ban hành quy định đầu tiên, triển của các cơ sở TGXH thuộc TCTG
chính phủ chỉ đề cập đến các cơ sở chăm sóc dành cho NCT trong giai đoạn này. Giai
với quy mô nhận chăm sóc ít nhất 10 người. đoạn từ 1986 đến cuối thế kỷ XX đã chứng
Tuy nhiên, từ năm 2017, chính phủ bổ sung kiến sự xuất hiện của 20 cơ sở TGXH thuộc
quy định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt TCTG dành cho NCT.
động cho các cơ sở BTXH có hoàn cảnh khó Bước vào thế kỷ XXI, cùng với chính
khăn dưới 10 người. Đồng thời, cũng từ thời sách xã hội hóa của nhà nước Việt Nam, sự
điểm này, trong các văn bản pháp luật, thuật gia tăng mối quan tâm của cộng đồng tới
ngữ cơ sở BTXH được thay thế bằng cơ sở hoạt động từ thiện xã hội, các CSTGXH dựa
TGXH. Phân tích thời điểm thành lập của vào tôn giáo cũng chính thức được thành lập
50/57 cơ sở TGXH thuộc TCTG ghi nhận nhiều hơn. Từ sau nghị định 25/2001/NĐ-
được thời điểm thành lập cho thấy sự phát CP đã có 25 CSTGXH dựa vào tôn giáo
triển các cơ sở TGXH thuộc TCTG dành dành cho NCT đã được thành lập (Chính
cho NCT ở Việt Nam cũng có sự biến động phủ 2001). Như vậy, CSTGXH dựa vào tôn
qua từng giai đoạn phát triển đất nước. giáo dành cho NCT ở Việt Nam chủ yếu
233 Đào Thúy Hằng, Hoàng Thu Hương / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 7, Số 2b (2021) 227-237

hình thành và phát triển trong vòng khoảng cái ngược đãi. Về mặt thủ tục, các cơ sở tôn
30 năm trở lại đây và gắn liền với bối cảnh giáo cũng yêu cầu người gia nhập viết đơn
chuyển đổi về chính sách kinh tế - xã hội xin vào cơ sở (có thể nhờ người viết hộ), có
cũng như tôn giáo. xác nhận của chính quyền địa phương hoặc
5. Một số đặc điểm của các cơ sở TGXH có sự đảm bảo của linh mục quản xứ hay
thuộc TCTG dành cho NCT ở Việt Nam phật tử.
Nếu như các cơ sở TGXH công lập có
5.1. Đối tượng chăm sóc các tiêu chí cụ thể về đối tượng được tiếp
nhận vào các cơ sở thì các cơ sở TGXH
Điều 24 Nghị định 20/2021/NĐ-CP thuộc TCTG thường đưa ra các tiêu chí
ngày 15/3/2021 quy định, NCT được tiếp chung chung hơn về đối tượng được tiếp
nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở BTXH gồm:
nhận. Các cơ sở TGXH thuộc TCTG vận
“NCT thuộc diện được chăm sóc, nuôi
hành trên nền tảng triết lý của tôn giáo, nên
dưỡng trong cơ sở TGXH theo quy định của
mỗi tôn giáo có quan điểm đặc thù về đối
pháp luật về NCT” và “NCT thực hiện theo
hợp động ủy nhiệm chăm sóc” (Chính phủ tượng cần được trợ giúp và thường mở rộng
2021). Theo Điều 18 Luật Người cao tuổi đến các đối tượng thiếu vắng sự chăm sóc về
(2009) thì những “NCT thuộc hộ gia đình mặt tinh thần, bên cạnh sự thiếu thốn về mặt
nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền vật chất. Theo Ủy ban Bác ái xã hội -
phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở Caritas Tổng Giáo phận Hà Nội thì đối
cộng động có nguyện vọng” sẽ được tiếp tượng phục vụ của Caritas là “con người, ưu
nhận vào các cơ sở BTXH và được hưởng tiên những người nghèo cả vật chất lẫn tinh
các chế độ như: “trợ cấp nuôi dưỡng hàng thần, bị bỏ rơi, bị gạt ra bên lề xã hội, thiếu
tháng; cấp tư trang, vật dụng phục vụ cho những điều kiện sống căn bản” (Tổng Giáo
sinh hoạt thường ngày; được hưởng bảo phận Hà Nội 2017). Trong khi đó Ban Từ
hiểm y tế; cấp thuốc chữa bệnh thông thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo xác định
thường; cấp dụng cụ, phương tiện hỗ trợ mục đích hoạt động công tác từ thiện xã hội
phục hồi chức năng; mai táng khi chết”. Các theo tinh thần “cứu khổ ban vui, vô ngã vị
cơ sở TGXH của TCTG ở Việt Nam cũng tha” của đạo Phật, và “vận động tăng, ni,
chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp phật tử chia sẻ những khó khăn đến với
luật về cơ sở TGXH. Do vậy, các cơ sở người đau khổ, nhường cơm xẻ áo với
TGXH của TCTG dành cho NCT cũng đưa những người thiếu thốn, hàn gắn vết thương
ra các tiêu chuẩn tiếp nhận NCT vào cơ sở vật chất và tinh thần với người bất hạnh theo
gần tương tự như các quy định về NCT tinh thần tư bi, trí tuệ của người con Phật”
thuộc diện BTXH. Nhìn chung, các cơ sở (Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt
đều đưa ra quy định nhận chăm sóc NCT cô
Nam 2013). Do vậy, NCT được tiếp nhận
đơn, không có người chăm sóc và có mong
vào các cơ sở BTXH thuộc tổ chức tôn giáo
muốn được vào cơ sở. Tuy vậy, tùy vào đặc
không chỉ bao gồm những người neo đơn,
điểm và nguồn lực của cơ sở, một số cơ sở
bổ sung thêm một số điều kiện như về giới không nơi nương tựa, mà còn có thể bao
(nhiều cơ sở do nữ tu Công giáo phụ trách gồm những người có con cái, nhưng con cái
chỉ nhận nữ), về độ tuổi (như Viện dưỡng nghèo khó, bất hòa với con cái hay bị con
lão chùa Diệu Pháp, Thành phố Hồ Chí cái ngược đãi. Thậm chí, có người chưa đủ
Minh chỉ nhận NCT từ 70 tuổi trở lên) và 60 tuổi cũng vẫn được tiếp nhận vào cơ sở.
hoàn cảnh gia đình như có con nhưng bị con Chẳng hạn, một phụ nữ 58 tuổi sống tại
Đào Thúy Hằng, Hoàng Thu Hương / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 7, Số 2b (2021) 227-237 234

Viện dưỡng lão chùa Từ Quang, thành phố trách nhiệm bố trí nhân sự cho các cơ sở
Vũng Tàu cho biết “Tôi già rồi, ở với con, chăm sóc NCT. Quan sát cho thấy Phật giáo
nhưng con nghèo quá không nuôi nổi nên tôi với tính chất độc lập tương đối của các trụ
xin vào đây… Tôi còn có một đứa con trai, trì, nên sự phát triển các cơ sở chăm sóc
vợ chồng bỏ nhau, hai con còn nhỏ không có NCT gắn liền với vai trò của người trụ trì.
ai nuôi nên tôi xin chùa cho cháu vào đây ở. Trong số các cơ sở đã tham quan, một cơ sở
Nhà chùa đã nhận hai cháu vào ở và nhận chăm sóc NCT tại Bắc Ninh đã có sự sụt
nuôi các cháu ăn học đầy đủ cho đến hết lớp giảm đáng kể về khả năng chăm sóc NCT.
12” (Trang Phật tử Việt Nam 2008) . Nhìn Vào năm 2014, cơ sở đã nhận chăm nuôi tới
128 người, nhưng tới thời điểm tháng
chung, quy định của các cơ sở TGXH của
5/2019 khi chúng tôi tới thăm cơ sở chỉ còn
TCTG về việc tiếp nhận NCT khá linh hoạt,
có 3 người. Lý do được đề cập đến do vị ni
nên các cơ sở sẵn sàng tiếp nhận cả những
trụ trì sức khỏe đã yếu, không có điều kiện
người không thuộc đối tượng được nuôi
để thực hiện các dịch vụ nghi lễ phục vụ nhu
dưỡng tại cơ sở TGXH như pháp luật quy cầu người dân nên dần dần thu hút được ít
định. Do vậy, các cơ sở TGXH thuộc TCTG nguồn tài trợ. Tóm lại, với cách huy động và
có thể bổ sung cho sự bao phủ đối tượng sử dụng nguồn nhân lực như hiện nay tại các
BTXH. cơ sở tôn giáo, chất lượng chăm sóc NCT
cũng như khả năng duy trì hoạt động lâu dài
5.2. Nguồn nhân lực của cơ sở của các cơ sở cũng bị thách thức.
Nguồn nhân lực của các CSTGXH dựa 5.3. Kinh phí duy trì hoạt động của cơ sở:
vào tôn giáo bao gồm nhóm lãnh đạo và đội
ngũ nhân viên chăm sóc. Mặc dù đội ngũ Các bằng chứng của nghiên cứu cho
lãnh đạo và một bộ phận nhân viên chăm thấy phần lớn kinh phí để duy trì hoạt động
sóc tại các cơ sở này là những người phục của cơ sở đến từ nguồn tài trợ bên ngoài.
vụ trọn đời cho công việc chăm sóc NCT, Một số cơ sở Công giáo tự túc nguồn kinh
song thách thức về đội ngũ kế cận là một phí sinh hoạt hàng ngày bằng hoạt động sản
trong cách yếu tố ảnh hưởng đến tính bền xuất, kinh doanh phục vụ người dân trong
vững và khả năng phát triển của các giáo xứ. Hiện nay, với chính sách ưu đãi
CSTGXH dựa vào tôn giáo. Thêm vào đó, thuế của nhà nước cho hoạt động từ thiện
đội ngũ nhân viên hỗ trợ chăm sóc đa số là của các doanh nghiệp, nên một số cơ sở tôn
các tín đồ hoặc tình nguyện viên. Nhân viên giáo nhận được sự tài trợ của doanh nghiệp
chăm sóc tại các CSTGXH thuộc TCTG để xây dựng các cơ sở TGXH. Tuy vậy, duy
hoạt động do sự thúc đẩy của niềm tin tôn trì hoạt động nhờ nguồn kinh phí từ bên
giáo, nên có thể đem lại sự chăm sóc tận tụy ngoài không phải là giải pháp mang tính bền
và chu đáo cho NCT. Tuy vậy, về lâu dài, vững. Thêm vào đó, với nguồn nhân lực hạn
đội ngũ nhân viên thời vụ và thiếu chuyên chế, lại phải chăm lo cho NCT, nên hoạt
nghiệp có thể sẽ ảnh hưởng tới chất lượng động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở tôn
chăm sóc NCT tại các cơ sở tôn giáo. giáo cũng chỉ có thể đáp ứng phần nào nhu
Đối với Công giáo, do đặc trưng có sự cầu của cơ sở, và vẫn cần huy động nguồn
thống nhất trong hệ thống quản lý trên toàn lực từ bên ngoài. Trong quá trình thăm quan
cầu, nên hoạt động của các cơ sở TGXH gắn một số cơ sở TGXH dựa vào tôn giáo cho
liền với hoạt động của giáo xứ hay dòng tu. NCT tại Đà Nẵng, lãnh đạo cơ sở chia sẻ
Chính vì vậy, giáo xứ hay dòng tu sẽ chịu trăn trở về giải pháp nhằm phát triển hoạt
235 Đào Thúy Hằng, Hoàng Thu Hương / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 7, Số 2b (2021) 227-237

động của cơ sở. Theo đó, họ mong muốn triển của các cơ sở TGXH thuộc TCTG gắn
được cấp phép phát triển dịch vụ chăm sóc liền với bối cảnh chuyển đổi về kinh tế - xã
NCT có thu phí để có nguồn kinh phí ổn hội và tôn giáo, chính sách của nhà nước và
định cho cơ sở. Tuy vậy, do một số vướng mối quan tâm của cộng đồng với các hoạt
mắc về pháp lý, nên việc phát triển dịch vụ động từ thiện xã hội. Qua phân tích một số
chăm sóc NCT có thu phí để bổ sung kinh đặc điểm cơ bản của cơ sở TGXH thuộc
phí cho hoạt động TGXG cho NCT thuộc TCTG dành cho NCT ở Việt Nam cho thấy
diện BTXH chưa được cấp phép. Qua tìm một số thách thức đặt ra đối với hoạt động
hiểu đặc điểm nguồn nhân lực và kinh phí của các cơ sở này. Thứ nhất là việc xác định
cho hoạt động của cơ sở TGXH thuộc đối tượng chăm sóc của các tổ chức này có
TCTG cho thấy với các mô hình hoạt động phạm vi khá rộng. Đây vừa là điểm mạnh
như hiện tại, sự tồn tại và phát triển của mô cũng là hạn chế của mô hình này nếu muốn
hình phụ thuộc rất nhiều vào khả năng huy phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa.
động nguồn lực của đội ngũ lãnh đạo cơ sở. Thứ hai, nguồn nhân lực phần lớn dựa trên
sự tình nguyện và chưa được đào tạo bài bản
về hoạt động chăm sóc NCT cũng sẽ trở
6. Kết luận thành thách thức đối với hiệu quả hoạt động
chăm sóc NCT tại các cơ sở TGXH thuộc
Dựa trên dữ liệu thu thập được từ các TCTG, đặc biệt với nhóm NCT gặp các vấn
nghiên cứu trước đó liên quan đến các cơ sở đề khó khăn trong sinh hoạt hay các căn
TGXH và các văn bản chính sách của nhà bệnh mãn tính, nan y. Thứ ba là nguồn kinh
nước, bài viết này cho thấy mối liên hệ giữa phí để duy trì hoạt động còn thiếu bền vững,
chính sách xã hội và dịch vụ xã hội do các phụ thuộc nhiều vào các nguồn lực bên
cơ sở tôn giáo cung cấp. Nghiên cứu cho ngoài.
thấy vai trò không thể phủ nhận của các tổ Do hạn chế về nguồn tư liệu tiếp cận
chức này, đóng góp vào hệ thống an sinh xã được, nghiên cứu này chưa tìm hiểu về các
hội của các nhà nước phúc lợi ở phương
chính sách xã hội cụ thể của một số nước
Tây. Tương tự tại Việt Nam, chính sách xã
Phương Tây về hoạt động dịch vụ xã hội do
hội hoá của nhà nước ủng hộ và khuyến
các TCTG cung cấp. Nghiên cứu giới hạn ở
khích sự tham gia của các tổ chức ngoài
công lập như các TCTG vào việc hỗ trợ việc xem xét tổng quan mối liên hệ giữa
cung cấp dịch vụ xã hội. Sự hình thành và chính sách xã hội và sự phát triển của dịch
phát triển các tổ chức TGXH thuộc TCTG vụ xã hội thuộc TCTG dành cho NCT trên
tôn giáo đã cho thấy sự tham gia của TCTG thế giới và phân tích tình hình thực tế ở Việt
vào hoạt động an sinh xã hội, góp phần Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy cũng
chăm sóc, hỗ trợ những NCT có hoàn cảnh tương tự như các quốc gia đã được đề cập
khó khăn. đến trong nghiên cứu, Việt Nam cũng có các
Theo dòng lịch sử có thể thấy, xuất phát chính sách xã hội khuyến khích và điều
từ hoạt động cứu trợ, nhân đạo với những chỉnh hoạt động của các cơ sở TGXH thuộc
người thuộc nhóm yếu thế, các TCTG ở Việt TCTG. Tìm hiểu sự phát triển và hoạt động
Nam trong đó có Phật giáo và Công giáo đã của các cơ sở TGXH thuộc TCTG dành cho
tích cực tham gia vào hoạt động TGXH, có NCT ở Việt Nam đã đặt ra những vấn đề
những đóng góp nhất định vào hoạt động liên quan đến hoàn thiện cơ sở pháp lý nhằm
của hệ thống an sinh xã hội quốc gia. Trong đảm bảo các cơ sở này hoạt động một cách
vòng 30 năm trở lại đây sự phục hồi và phát có hiệu quả và bền vững. Bên cạnh đó,
Đào Thúy Hằng, Hoàng Thu Hương / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 7, Số 2b (2021) 227-237 236

những kết quả nghiên cứu ban đầu về các cơ che-thanh-lap-va-hoat-dong-cua-co-so-bao-


sở TGXH thuộc TCTG dành cho NCT cũng tro-xa-hoi-47806.aspx). Truy cập tháng 11
năm 2021.
gợi mở ra những hướng nghiên cứu chuyên
Chính phủ. 2017. “Nghị Định 103/2017/NĐ-CP
sâu hơn về đặc điểm hoạt động, các yếu tố
quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải
ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ sở thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.” Thư
TGXH thuộc TCTG dành cho NCT và triển viện pháp luật (https://thuvienphapluat.vn/van-
vọng phát triển của các cơ sở này. ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-103-2017-
*
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Đại ND-CP-thanh-lap-to-chuc-hoat-dong-giai-the-
quan-ly-co-so-tro-giup-xa-hoi-322986.aspx).
học Quốc gia Hà Nội trong đề tài mã số
Truy cập tháng 9 năm 2021.
QG.19.33.
Chính phủ. 2021. "Nghị định số 20/2021/NĐ-CP
Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối
Tài liệu trích dẫn tượng bảo trợ xã hội". Thư viện pháp luật.
Ardelt Monika, Cynthia S. Koenig. 2006. “The (https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-
Role of Religion for Hospice Patients Older Xa-hoi/Nghi-dinh-20-2021-ND-CP-chinh-
Adults”. Research on Aging 28(2):184–215. sach-tro-giup-xa-hoi-doi-voi-doi-tuong-bao-
Bế Quỳnh Nga. 2001. “Người cao tuổi ở miền tro-xa-hoi-467723.aspx). Truy cập tháng 11
Trung và Nam Bộ Việt Nam năm 2000- phác năm 2021.
thảo từ một số kết quả nghiên cứu định tính.” Đào Thị Đượm. 2019. “Vài nét về hiện trạng,
Tạp chí Xã hội học 3(75):28–39. nguồn lực của Công giáo trong các lĩnh vực y
Bielefeld Wolfgang, William Suhs Cleveland. tế, giáo dục, từ thiện xã hội.”Tạp chí Công tác
2013a. “Defining Faith-Based Organizations Tôn giáo 8(2019): 26..
and Understanding Them Through Research.” Ellor James W., Susan H. McFadden. 2011.
Nonprofit and Voluntary Sector Quarterly “Perceptions of the Roles of Religion and
42(3):442–67. Spirituality in the Work and Lives of
Bielefeld Wolfgang, William Suhs Cleveland. Professionals in Gerontology: Views of the
2013b. “Faith-Based Organizations as Service Present and Expectations about the Future.”
Providers and Their Relationship to Journal of Religion, Spirituality and Aging
Government.” Nonprofit and Voluntary Sector 23(1–2):50–61.
Quarterly 42(3):468–94. Furness Sheila, Philip Gilligan. 2012. “Faith-
Chính phủ. 1997. “Nghị quyết số 90/CP về Based Organisations and UK Welfare Services:
phương hướng và chủ trương xã hội hóa các Exploring Some Ongoing Dilemmas.” Social
hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa.” Thư viện Policy and Society 11(4):601–12.
pháp luật (http://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq- Giáo phận Phú Cường. "Nhà thờ giáo xứ Vinh
toanvan.aspx?ItemID=8370&Keyword=). Truy Sơn". Trang thông tin Giáo xứ Giáo họ Việt
cập tháng 4 năm 2020. Nam
Chính phủ. 1999. “Nghị định 73/1999/NĐ-CP về (https://www.giaoxugiaohovietnam.com/PhuCu
chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các ong/01-Giao-Phan-PhuCuong-VinhSon-
hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn TayNinh.htm). Truy cập tháng 11 năm 2021.
hóa, thể thao.” Thư viện pháp luật Göçmen Ipek. 2013. “The Role of Faith-Based
(http://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq- Organizations in Social Welfare Systems: A
toanvan.aspx?ItemID=7023&Keyword=). Comparison of France, Germany, Sweden, and
Truy cập tháng 4 năm 2020. the United Kingdom.” Nonprofit and Voluntary
Chính phủ. 2001. "Nghị định của Chính phủ số Sector Quarterly 42(3):495–516.
25/2001/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2001 Hồ Thế Thiện. 2020. “Quy định pháp luật liên
Ban hành quy chế thành lập và hoạt động của quan đến hoạt động từ thiện xã hội của các tổ
cơ sở bảo trợ xã hội". Thư viện pháp luật chức tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.” Tạp chí
(https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may- Công Thương 18/9/2020.
hanh-chinh/Nghi-dinh-25-2001-ND-CP-Quy-
237 Đào Thúy Hằng, Hoàng Thu Hương / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 7, Số 2b (2021) 227-237

Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. (http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/
2013. “Quyết định số 249/2013/QĐ-HĐTS chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=
ngày 17 tháng 7 năm 2013 Ban hành nội quy detail&document_id=92321&category_id=0).
Ban Từ thiện xã hội Trung ương Giáo hội Phật Truy cập tháng 11 năm 2021.
giáo Việt Nam nhiệm kỳ VII (2012-2017).” Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA). 2011. “Già
(http://www.giaohoiphatgiaovietnam.vn/tin- hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam: Thực
tuc/noi-quy-ban-tu-thien-xa-hoi-trung-uong- trạng, dự báo và một số khuyến nghị chính
nhiem-ky-vii-va-quyet-dinh-ban-hanh-cua- sách.”
ghpgvn-491). Truy cập tháng 4 năm 2020. Tangenberg Kathleen M. 2005. “Faith-Based
Krause N., Ingersoll Dayton, J. Liang, H. Human Services Initiatives: Considerations for
Sugisawa. 1999. “Religion, Social Support, and Social Work Practice and Theory.” Social
Health among the Japanese Elderly.” Journal Work 50(3):197–206.
of Health and Social Behavior 40(4):405–21. Thi Ngoan. 2012. "Côi cút phận già, trẻ nhỏ trong
Krause Neal. 2002. “Church-Based Social Support cô nhi viện". Báo VNExpress
and Health in Old Age.” The Journals of (https://vnexpress.net/coi-cut-phan-gia-tre-
Gerontology Series B: Psychological Sciences nho-trong-co-nhi-vien-2284933.html). Truy
and Social Sciences 57(6):S332–47. cập tháng 11 năm 2021.
Liên bộ (Nội vụ - Tài chính - Cứu tế xã hội). Tổng Giáo phận Hà Nội. 2017. "Điểu lệ - Uỷ ban
1956. “Thông tư số 1-CT ngày 10/5/1956 Tạm Bác ái Xã hội - Caritas Tổng Giáo phận Hà
thời quy định tổ chức và biên chế ngành Cứu tế Nội". Trang thông tin Tổng Giáo phận Hà Nội
xã hội tại các khu, tỉnh và thành phố.” Thư viện (https://www.tonggiaophanhanoi.org/dieu-le-
pháp luật (https://thuvienphapluat.vn/van- uy-ban-bac-ai-xa-hoi-caritas-tong-giao-phan-
ban/bo-may-hanh-chinh/thong-tu-01-ct-tam- ha-noi/). Truy cập tháng 11 năm 2021.
thoi-quy-dinh-to-chuc-bien-che-nganh-cuu-te- Twombly Eric C. 2002. “Religious Versus Secular
xa-hoi-khu-tinh-thanh-pho-22791.aspx?v=d). Human Service Organizations: Implications for
Truy cập tháng 9 năm 2021. Public Policy.” Social Science Quarterly
Mai Tuyết Hạnh. 2016. “Đời sống của người cao (Wiley-Blackwell) 83(4):947–61.
tuổi Việt Nam trong giai đoạn già hóa dân số.” Uỷ ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Bộ
Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn Tập Lao động- Thương binh và Xã hội. 2017. Báo
2(số 1b):26–42. cáo tình hình các tôn giáo tham gia hoạt động
Ngô Thành Dương. 2006. “Bàn về khái niệm xã trợ giúp xã hội và dạy nghề.
hội hóa.” Tạp chí Cộng sản số 103. Wineburg Robert. 1993. “Social Policy,
(https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2009/06 Community Service Development, and
/23/3160/). Truy cập tháng 4 năm 2020. Religious Organizations.” Nonprofit
Phạm Thắng, Đỗ Thị Khánh Hỷ. 2009. “Báo cáo Management and Leadership 3(3):283–97.
tổng quan chính sách chăm sóc người già thích Yeagerb D. M., Dana A. Gleia, Melanie Auc, Hui-
ứng thay đổi cơ cấu tuổi tại Việt Nam.” Bộ Y Sheng Lind, Richard P. Sloane, Maxine
tế - Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Hà Weinsteinf. 2006. “Religious Involvement and
Nội. Health Outcomes among Older Persons in
Phật tử Việt Nam. 2008. "Chùa Từ Quang (Chau Taiwan.” Social Science & Medicine 63:2228–
Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) - Mái ấm của những 41.
người già". Trang Phật tử Việt Nam net Zimmer Zachary, Carol Jagger, Chi Tsun Chiu,
(https://www.phattuvietnam.net/chua-tu- Mary Beth Ofstedal, Florencia Rojo, Yasuhiko
quang-chau-duc-br-vung-tau-mai-am-cua- Saito. 2016. “Spirituality, Religiosity, Aging
nhung-nguoi-gia/). Truy cập tháng 11 năm and Health in Global Perspective: A Review.”
2021. SSM - Population Health 2:373–81.
Quốc hội. 2009. "Luật Người cao tuổi số
38/2009/QH12". Thư viện pháp luật

You might also like