You are on page 1of 2

Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Oanh

Lớp: K56A Logistics


MSV: 22K4280166

Câu 1. Hãy phân tích 5 áp lực cạnh tranh của Starbucks sử dụng mô hình của Michael
Porter.
• Sự ganh đua của các đối thủ cạnh tranh hiện có của Starbucks: Starbucks
phải đối mặt với sức ép cạnh tranh mạnh mẽ đến từ các đối thủ trong ngành dịch vụ ăn
uống và quán cà phê. Số lượng lớn các đối thủ cạnh tranh là một yếu tố làm gia tăng sự
cạnh tranh gay gắt trong ngành. Tại Mĩ, các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Starbucks là
McDonald's và Dunkin' Donuts. Tuy nhiên, với chất lượng cao cấp và việc ứng dụng
CNTT vào việc kinh doanh mà Starbucks mang lại đã giúp hãng có một số lợi thế so với
các đối thủ cạnh tranh.
• Sự đe dọa từ những đối thủ mới nhập cuộc: Nhìn chung mối đe dọa của
những đối thủ mới nhập cuộc là không cao. Với rào cản của ngành không cao và vốn đầu
tư thấp họ có thể xây dựng một thương hiệu cà phê cho riêng mình, và có thể cạnh tranh
với những của hàng của Starbuck ở cấp địa phương tuy nhiên tỷ lệ thành công là không
cao. Nhưng với chi phí chuyển đổi thấp, các thương hiệu mới có thể thu hút khách hàng
bằng cách sử dụng giá thấp hơn cho nên đây vẫn là những đối thủ tiềm ẩn cần đề phòng
của Starbucks.
• Sự đe dọa từ các dịch vụ và sản phầm thay thế: Bên cạnh việc có nhiều đối
thủ cạnh tranh thì Starbucks cũng có rất nhiều sản phẩm có thể thay thế họ chẳng hạn như
nước trái cây, đồ uống có cồn, không cồn và một số sản phẩm có sẵn. Đặc biệt là các sản
phẩm mà khách hàng có thể tự pha chế ở nhà… Bên cạnh đó chi phí chuyển đổi thấp, tất
cả các yếu tố nêu trên biến các sản phẩm thay thế trở thành một mối đe dọa lớn đối với
Starbucks. Tuy nhiên với việc có các sản phẩm cà phế chất lượng cao, dịch vụ khách
hàng xuất sắc và ứng dụng các CNTT vào kinh doanh đã tạo cho công ty rất nhiều lợi thế
so với các đối thủ thay thế.
• Năng lực mặc cả của người mua: là một trong những yếu tố có ảnh hưởng
lớn đến Starbucks. Đa phần các loại đồ uống chi phí chuyển đổi thấp, cho nên khách hàng
có thể dễ dàng thay đổi đồ uống ở Starbucks bằng những loại đồ uống của thương hiệu
khác. Tuy nhiên đây chỉ là quy mô nhỏ và sẽ ảnh hưởng yếu đến công ty.
• Năng lực mặc cả của nhà cung cấp: Các nhà cung cấp chỉ gây một phần áp
lực nhỏ đến Starbucks. Với yêu cầu cao trong việc tuyển chọn nhà cung cấp, tìm nguồn
cung ứng tốt là một chính sách quan trọng khác của Starbucks. Hiện nay Starbucks đang
dần loại bỏ những trung gian và tìm những nguồn cung trực tiếp từ nông dân. Bên cạnh
đó họ cũng giúp người dân nâng cao kiến thức cả về chè và ca cao. Từ việc lựa chọn khắc
khe đầu vào và có nhiều sự lựa chọn về nhà cung ứng chất lượng cao trong hàng thập kỷ
qua, đã làm giảm khả năng thương lượng của các nhà cung cấp và đưa nó xuống thấp.
Câu 2. Chiến lược kinh doanh của Starbucks là gì? Hãy phân tích vai trò của công nghệ
trong chiến lược kinh doanh này?
• Chiến lược kinh doanh của Starbucks là tập trung vào việc sử dụng công
nghệ và thay đổi mô hình quản lí để tìm ra các cơ hội cạnh tranh và nâng cao trải nghiệm
của khách hàng. Starbucks đã sử dụng các công nghệ phân tích dữ liệu và ứng dụng di
động để thu thập thông tin về khách hàng, phân tích dữ liệu và đưa qua quyết định kinh
doanh thông minh.
• Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh này bởi vì
nó giúp Starbucks thu thập dữ liệu, phân tích và đưa ra các quyết định dựa trên thông tin
số chính xác và thời gian thực. Các công nghệ này giúp Starbucks nhanh chóng nhận biết
các xu hướng khách hàng, cung cấp những sản phẩm và dịch vụ mới và nhanh chóng
phản hồi với nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó công nghệ còn giúp Starbucks tăng
cường quản lí giám sát các hoạt động của cửa hàng, tăng cường khả năng quản lý đối với
cả hệ thống cửa hàng trên toàn cầu. Việc đưa công nghệ vào sử dụng đã giúp Starbucks
đạt được hiệu quả cao hơn và tăng cường năng suất của họ, từ đó cải thiện doanh thu và
lợi nhuận của Starbucks trong những thời điểm kinh tế khó khăn, đình trệ.
Câu 3. Công nghệ đã giúp Starbucks cạnh tranh và vươn lên được trong thị trường như thế
nào?
• Với ứng dụng thanh toán qua smartphone sau 15 tháng đã có 42 triệu lượt
giao dịch.
• Mạng kỹ thuật số Starbucks đã tạo cho khách hàng một sự hài lòng và thu
hút khách hàng đến Starbucks nhiều hơn.
• Mạng không dây đã giúp người quản lý tăng hiệu quả việc quản lý các cửa
hàng tăng lên 25%.
• Đến năm 2011, Starbucks giành lại lợi nhuận và tăng trưởng liên tục, lên
kế hoạch mở thêm 500 cửa hàng mới.

You might also like