You are on page 1of 24

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP NHÓM KINH TẾ ĐẦU TƯ

CHỦ ĐỀ: TẠI SAO ĐẦU TƯ VỪA TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC, VỪA TÁC

ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN NỀN KINH TẾ. LẤY VÍ DỤ CHỨNG MINH.

Giảng viên hướng dẫn: Đinh Thùy Dung


Mã lớp học phần: DTKT1154(223)_07
Nhóm thực hiện: 02

STT Họ và tên Mã sinh viên

1 Nguyễn Quỳnh Anh 11220442

2 Vũ Thị Thùy Anh 11220696

3 Lê Phúc Duy 11221660

4 Đặng Thị Minh Tuyên 11226785

5 Nguyễn Khánh Việt 11226905

6 Lê Công Vinh 11226922

Hà Nội, 2024.
MỤC LỤC

I. Tác động tích cực của đầu tư đến nền kinh tế...................................................

1. Tác động đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế................................

2. Tác động của FDI đến thị trường lao động và vấn đề việc làm.......................

3. Tác động của FDI trong cải tiến khoa học - công nghệ...................................

4. Tác động của FDI đến môi trường...................................................................

II. Tác động tiêu cực của đầu tư đến nền kinh tế.................................................

1. Đầu tư làm gia tăng nguy cơ lạm phát:............................................................

2. Đầu tư nước ngoài mang lại nhiều rủi ro:........................................................

3. Đầu tư là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế:......................................11

III. Ví dụ.................................................................................................................14

1. Mặt tiêu cực.......................................................................................................15

2. Mặt tích cực.......................................................................................................18

~2~
I. Tác động tích cực của đầu tư đến nền kinh tế

1. Tác động đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Các số liệu thống kê cho thấy, tăng trưởng kinh tế có mối tương quan

thuận chiều với tốc độ tăng thu hút FDI thực hiện hàng năm ở Việt Nam. Vốn

FDI chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư của toàn xã hội. Việc gia

tăng vốn FDI được giải ngân sẽ làm mở rộng quy mô sản xuất của các ngành

kinh tế, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Vốn FDI thực hiện đạt

20,38 tỷ USD, chiếm khoảng 1/4 tổng vốn đầu tư toàn xã hội và đóng góp

20,35% trong giá trị GDP năm 2019).

Có thể thấy, cơ cấu khu vực FDI trong GDP có xu hướng tăng dần từ năm

2005 đến nay. Năm 2005, khu vực FDI đóng góp 15,16% trong tăng trưởng

GDP. Con số này có xu hướng tăng đều đến năm 2008, mặc dù có giảm nhẹ vào

năm 2009 và năm 2010, nhưng sau đó tiếp tục tăng trở lại và tăng dần đến

20,35% vào năm 2019. Kết quả này cho thấy, khu vực FDI ngày càng có những

đóng góp trực tiếp rất quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh đó, FDI cũng giúp đẩy mạnh xuất khẩu, đóng góp vào thặng dư

cán cân thương mại của Việt Nam, từ đó thúc đẩy tăng trưởng GDP. Những

đóng góp này ngày càng được nâng cao. Giá trị xuất khẩu hàng hoá của khu vực

doanh nghiệp FDI chiếm 27% vào năm 1995 và tăng gấp gần 3 lần lên tới 71,7%

kim ngạch xuất khẩu cả nước vào năm 2020.

Mặc dù, nhập khẩu của khu vực FDI đạt 168,8 tỷ USD, chiếm tới 64,3%

kim ngạch nhập khẩu của cả nước nhưng tính chung cho năm 2020, khu vực

FDI đã xuất siêu 33 tỷ USD không kể dầu thô, giúp bù đắp 15,6 tỷ USD nhập

siêu của khu vực doanh nghiệp trong nước (Tổng cục Thống kê, 2020), từ đó,

đảo ngược cán cân thương mại của Việt Nam về kết quả xuất siêu 19,1 tỷ USD.

~3~
Những đóng góp này cho thấy, vai trò quan trọng của FDI trong tăng

trưởng của Việt Nam. Tốc độ tăng vốn FDI đăng ký và và thực hiện ở Việt Nam

trong những năm gần đây được đánh giá là do Việt Nam đang tích cực hội nhập

tham gia nhiều Hiệp định Thương mại tự do - FTA với các quốc gia trong khu

vực và quốc tế. Tuy nhiên, điều này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với nền kinh

tế. Nền kinh tế có thể dễ bị tổn thương trước các cú sốc từ bên ngoài.

Về tác động của FDI đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam, sự

tham gia của khu vực FDI trong nhiều ngành, lĩnh vực, đặc biệt là sự tập trung

vốn FDI trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và một số ngành công

nghiệp khác, là nhân tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo

hướng hiện đại, góp phần xây dựng môi trường kinh tế năng động và gia tăng

năng lực sản xuất các sản phẩm chứa hàm lượng chất xám cao trong nền kinh tế.

FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao

giá trị hàng nông sản xuất khẩu.

~4~
2. Tác động của FDI đến thị trường lao động và vấn đề việc làm

Đầu tư vào các ngành công nghiệp và dịch vụ mới tạo ra nhiều cơ hội việc

làm cho người lao động. Việc có nhiều việc làm hơn giúp cải thiện mức sống và

giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Khu vực FDI góp phần không nhỏ trong việc tạo việc làm cho người lao

động. Theo Tổng cục Thống kê (2019), kết quả Điều tra Lao động - Việc làm

quý 1/2019, khu vực doanh nghiệp FDI đã và đang tạo công ăn việc làm cho 3,8

triệu người lao động, chiếm trên 7% trong tổng lực lượng lao động (trên 54 triệu

lao động), chiếm trên 15% trong tổng lao động làm công ăn lương (25,3 triệu

người) ở Việt Nam. Bên cạnh tạo việc làm trực tiếp, khu vực FDI cũng gián tiếp

tạo việc làm cho rất nhiều lao động trong các ngành công nghiệp phụ trợ hay các

doanh nghiệp khác nằm trong chuỗi cung ứng hàng hoá cho các doanh nghiệp

FDI.

Mức lương bình quân của lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp

có vốn FDI cao hơn so với trong khu vực nhà nước hoặc khu vực ngoài nhà

nước. Cụ thể, mức lương trung bình của lao động trong khu vực có vốn FDI là

8,2 triệu đồng/tháng, trong đó đối với lao động nam là 9,2 triệu đồng/tháng và

lao động nữ là 7,6 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, lao động trong khu vực nhà

nước có mức lương trung bình là 7,7 triệu đồng/tháng và đối với khu vực ngoài

nhà nước là 6,4 triệu đồng/tháng (Tổng cục Thống kê, 2019).

Bên cạnh mức lương cao, khu vực FDI cũng góp phần quan trọng nâng

cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam thông qua hệ thống đào tạo nội bộ

trong doanh nghiệp hoặc liên kết với các cơ sở đào tạo ngoài doanh nghiệp.

Số liệu điều tra của Bộ Lao động, Thương binh và Xãhội năm 2017 cho

thấy, trên 57% doanh nghiệp FDI thực hiện các chương trình đào tạo cho người

~5~
lao động. Trong đó, tự đào tạo chiếm 40%, liên kết với các cơ sở đào tạo chiếm

17%. Điều này góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao

động trong doanh nghiệp FDI, tạo hiệu ứng tích cực, thúc đẩy nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực nói chung ở Việt Nam thông qua việc dịch chuyển lao

động từ khu vực FDI sang các khu vực còn lại.

3. Tác động của FDI trong cải tiến khoa học - công nghệ

Không thể phủ nhận rằng, khu vực FDI đã góp phần nâng cao trình độ

công nghệ, là kênh quan trọng giúp Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn

cả về kinh tế - xã hội với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. FDI

được kỳ vọng là kênh quan trọng để tiếp thu công nghệ tiên tiến trên thế giới,

đặc biệt là trong một số ngành như: Điện tử, công nghiệp phần mềm, công nghệ

sinh học...

4. Tác động của FDI đến môi trường

~6~
Khu vực FDI đã tích cực tham gia vào quá trình chuyển giao công nghệ

xanh, thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội, xây dựng và nâng cao nhận thức về

nền kinh tế xanh cho người lao động và người tiêu dùng. Có thể kể đến lợi thế

của FDI đối với việc phát triển bảo vệ môi trường tại Việt Nam như Dự án hệ

thống xử lý nước thải y tế tại Bệnh viện Chợ Rẫy; Công ty Điện lực Phú Mỹ 3

với việc cài đặt hệ thống phát hiện rò rỉ tự động và trồng 4.000 cây xanh xung

quanh công ty…

II. Tác động tiêu cực của đầu tư đến nền kinh tế

1. Đầu tư làm gia tăng nguy cơ lạm phát:

Đầu tư là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh

tế. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, đầu tư thường chiếm từ 24 đến 28%

trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Khi tổng cung chưa kịp

thay đổi, gia tăng đầu tư làm cho tổng cầu tăng (nếu các yếu tố khác không đổi).

Điều này dẫn đến cầu các yếu tố đầu vào tăng, giá các yếu tố đầu vào cũng vì

thế mà tăng theo. Chi phí sản xuất tăng khiến các doanh nghiệp phải đẩy giá bán

của hàng hóa lên cao. Giá hàng hóa tăng liên tục trong một khoảng thời gian gây

ra lạm phát.

Có thể kể đến cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Yếu tố được coi là

chủ chốt gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 là do sự phát triển quá “nóng”

của thị trường bất động sản tại Mỹ. Khi lãi suất giảm, các nhà đầu tư hay những

người dân bình thường đều có thể vay nợ dễ dàng từ các NHTM với mục đích

đầu tư vào BĐS. Tuy nhiên, đầu tư quá mức vào thị trường BĐS đã làm tăng

nhu cầu BĐS, đẩy giá BĐS tăng lên chóng mặt.

Ở Việt Nam, từ năm 2021 đến nay, giá nhà chung cư tại Hà Nội tăng liên

tục. Tính đến đầu năm 2024, theo nghiên cứu mới nhất của Net Credit, Hà Nội

~7~
tiếp tục lọt nhóm các thủ đô khó mua nhà ở nhất thế giới. Giá một căn nhà

chung cư tại nội thành Hà Nội đã tăng 77% trong năm qua, tương đương 45 năm

thu nhập bình quân của người lao động và đang đạt ngưỡng 70 triệu đồng/m2.

Vấn đề giá nhà tăng cao bên cạnh lý do lãi suất thấp, lạm phát cao kỷ lục thì cốt

lõi vấn đề nằm ở tình trạng cầu tăng cao trong khi nguồn cung lại sụt giảm. Nhu

cầu đầu tư vào nhà ở của người dân không ngừng tăng lên, thúc đẩy giá BĐS

liên tục thiết lập mặt bằng mới. Dưới đây là biểu đồ thể hiện nhu cầu tìm chung

cư vẫn rất lớn:

Nguồn: Batdongsan.com.vn

2. Đầu tư nước ngoài mang lại nhiều rủi ro:

 Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI:

FDI - nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - đây là hình thức đầu tư dài

hạn của cá nhân hoặc tổ chức vào một quốc gia khác bằng cách thiết lập nhà

xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh tại nước đó. Đối với các nước đang phát triển

- những nước luôn cần huy động vốn đầu tư - thì việc thu hút hiệu quả được

dòng vốn FDI là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

cũng mang lại cho quốc gia nhận đầu tư nhiều tác động tiêu cực:

 Mất cân đối trong đầu tư:

~8~
Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế được huy động từ hai nguồn chủ yếu là

đầu tư trong nước và nước ngoài. Vì vậy nếu như chỉ chú trọng đến việc sử dụng

vốn đầu tư nước ngoài FDI sẽ gây ra mất cân đối trong cơ cấu đầu tư. Nền kinh

tế quốc dân sẽ phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, FDI sẽ

chỉ tập trung vào một số địa phương có tiềm năng phát triển. Điều này sẽ gây ra

mất cân đối đầu tư giữa các địa phương.

 Nguy cơ trở thành bãi thải công nghệ:

Thực tế, do công tác quản lý ở nước sở tại còn nhiều hạn chế, một số nhà

đầu tư nước ngoài thông qua con đường FDI đã tiêu thụ một lượng máy móc

thiết bị lạc hậu, biến nước tiếp nhận FDI thành “bãi rác công nghệ”. Hay lợi

dụng việc nước được nhận đầu tư chưa chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường

mà một lượng lớn chất thải gây ô nhiễm ra môi trường. Điển hình như trường

hợp Formosa ở Hà Tĩnh năm 2016 gây ô nhiễm môi trường biển nặng nề.

 Lợi dụng chuyển giá để trốn thuế gây ảnh hưởng đến ngân sách và người

tiêu dùng:

Để thu hút được vốn đầu tư nước ngoài FDI, quốc gia muốn được nhận

đầu tư sẽ đánh ít thuế, cùng với đó là những chính sách ưu đãi nhà đầu tư. Lợi

dụng những lợi thế đó, một số nhà đầu tư nước ngoài FDI sử dụng biện pháp

chuyển giá với mục đích vừa thu được lợi nhuận, vừa “trốn được thuế”. Các tổ

chức này sẽ cung ứng nguyên vật liệu, chi tiết, linh kiện, bộ phận, sản phẩm dở

dang với giá cao. Để mua số nguyên vật liệu đó, nước được đầu tư phải chi một

khoản ngân sách lớn. Tuy nhiên đến cuối kỳ, phái nhà đầu tư lại báo lỗ, như vậy

sẽ không bị đánh thuế. Một ví dụ cụ thể là Coca-Cola Việt Nam trốn thuế trong

10 năm (từ năm 2007), với tổng khoản thuế phải thu từ doanh nghiệp này lên

đến 821,4 tỷ đồng.

~9~
Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực trên, các doanh nghiệp có vốn đầu tư

trực tiếp nước ngoài FDI có thể gây sức ép lên doanh nghiệp trong nước. Sự gia

tăng về số lượng các dự án FDI cũng đi kèm với những vấn đề xã hội, an ninh

quốc gia.

 Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức - ODA:

Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là nguồn vốn của nhà tài trợ nước

ngoài cung cấp cho một quốc gia đang phát triển khác để hỗ trợ phát triển, bảo

đảm phúc lợi và an sinh xã hội.

Thông tin về công tác huy động vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài,

tính đến giữa tháng 11/2023, Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ đã thực hiện ký

kết 6 hiệp định vay nước ngoài với Quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp

(IFAD), Hàn Quốc và Nhật Bản với tổng trị giá ký kết khoảng 531,79 triệu

USD.

Theo đó, khoản vay lớn nhất là thỏa thuận vay hỗ trợ ngân sách trị giá 50

tỷ Yên cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam hậu

Covid-19. Đây là khoản vay thuộc chương trình ODA thế hệ mới được triển

khai trên cơ sở cam kết của Thủ tướng Chính phủ hai nước Việt Nam và Nhật

Bản với lãi suất ưu đãi nhất từ trước đến nay.

ODA là khoản vay có mức lãi suất rất thấp lại đi kèm nhiều ưu đãi nhằm

hỗ trợ các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, song hành cùng những mặt lợi đó

là những điều kiện ràng buộc kèm theo. Với các nước viện trợ vốn ODA; họ đều

có những chính sách và quy định riêng để ràng buộc với các nước tiếp nhận. Các

nước này không chỉ muốn đạt ảnh hưởng về chính trị mà còn muốn đem lại lợi

nhuận cho họ. Vậy nên những khoản cho vay luôn đi kèm với những điều kiện

ràng buộc nhất định về nhiều mặt như kinh tế, chính trị,…

~ 10 ~
 ODA có ảnh hưởng về mặt chính trị:

Kể từ khi ra đời tới nay, viện trợ luôn chứa đựng hai mục tiêu cùng tồn tại

song song: Một là, thúc đẩy tăng trưởng bền vững và giảm nghèo ở các nước

đang phát triển. Hai là, tăng cường vị thế chính trị của các nước tài trợ.

Các nước cho vay ngoài giúp đỡ các nước đang phát triển thì mục đích

của họ là sử dụng ODA như một công cụ chính trị, xác định vị trí và ảnh hưởng

của mình tại các nước và vực tiếp nhận ODA.

 ODA là nguồn vốn có nguy cơ tăng nợ quốc gia:

Nguồn vốn ODA sẽ là “miếng mồi ngon” với điều kiện nước được nhận

viện trợ sử dụng hiệu quả nguồn vốn này kết hợp cùng với các nguồn vốn khác

để tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng xuất khẩu. Bởi lẽ, ODA không có

khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại

bằng ngoại tệ. Và ngược lại, nếu như không có những chính sách cũng như cách

làm đúng đắn với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA có thể tạo được

sự tăng trưởng nhất thời nhưng sau đó sẽ rơi vào vòng nợ nần do không có khả

năng trả nợ.

Ngoài ra, nước nhận viện trợ phải mua thiết bị, công cụ sản xuất và thuê

nhân sự, dịch vụ của nước tài trợ với chi phí cao, làm giảm hiệu quả đầu tư, ảnh

hưởng xấu đến các công ty cung cấp các sản phẩm tương tự trong nước.

3. Đầu tư là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế:

Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư tới tổng cung và

tổng cầu của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư dù tăng hay giảm

đều cùng một lúc là yếu tố duy trì sự ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định

của nền kinh tế của mọi quốc gia.

~ 11 ~
 Đầu tư bất động sản (BĐS):

Thị trường bất động sản được xem là một trong những trụ cột của nền

kinh tế, giúp tập trung các nguồn lực, tạo ra tài sản cố định cho quốc gia. Sự

phát triển của thị trường bất động sản tạo ra động lực tăng trưởng cho các ngành

nghề liên quan (thị trường tài chính, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, nội

thất, lao động...), đáp ứng nhu cầu về chỗ ở và phát triển đô thị, du lịch.

Tuy nhiên, việc đầu tư quá mức hoặc không hợp lý vào thị trường bất

động sản lại ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Đầu tư nhiều vào BĐS làm giá BĐS

tăng vọt. Khi giá tăng quá cao sẽ dẫn đến bong bóng BĐS. Điều này đồng nghĩa

với lượng vốn tồn đọng nhiều ở một lĩnh vực BĐS, khiến cho vốn của các ngành

nghề khác sụt giảm. Ngoài ra, bong bóng BĐS cũng là nguy cơ dẫn đến vỡ nợ

nhiều ngân hàng thương mại (NHTM). Tất cả những yếu tố trên gây ảnh hưởng

nghiêm trọng đến sự ổn định của nền kinh tế. Tình trạng nặng nề nhất của vấn

đề BĐS này có thể kể đến cuộc khủng hoảng tài chính của toàn thế giới năm

2008.

 Đầu tư làm gia tăng sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và

ngoài nước:

Cạnh tranh vốn là điều tất yếu để phát triển tích cực, thúc đẩy sự tăng

trưởng. Tuy nhiên, việc cạnh tranh bất bình đẳng thì ngược lại. Các doanh

nghiệp nước ngoài luôn có lợi thế cạnh tranh hơn so với doanh nghiệp Việt về

thuế, vốn và mặt bằng. Doanh nghiệp ngoại nhập khẩu sản phẩm công nghiệp hỗ

trợ được miễn giảm thuế nhập khẩu. Còn ở doanh nghiệp nội, khi nhập khẩu

nguyên liệu, trang thiết bị về sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ sẽ bị đánh

thuế nhập khẩu. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi tham gia đầu tư tại

Việt Nam được nhận các ưu đãi về thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ

~ 12 ~
giá điện… Trong khi đó, doanh nghiệp trong nước phải đóng đầy đủ tất cả

khoản thuế, phí trên, thậm chí còn phải tự tìm đất đầu tư nhà xưởng.

Từ đó, các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước cũng khó có thể cạnh

tranh về giá thành với các sản phẩm của doanh nghiệp nước ngoài. Về mặt nhân

công cũng tương tự. Các doanh nghiệp nước ngoài luôn trả mức lương cao hơn,

thu hút người lao động về phía họ. Và lẽ đương nhiên, bên nào hoạt động hiệu

quả hơn thì sẽ chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng. Kết quả là nhu cầu đối với

sản phẩm trong nước giảm, thị phần của các donah nghiệp trong nước giảm gây

sức ép lớn đến các doanh nghiệp nội địa.

Ngày càng nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, nếu

như không có những chính sách, luật định rõ ràng sẽ có thể gây hỗn loạn nền

kinh tế.

 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI:

Bên cạnh những ý kiến cho rằng FDI là một điểm sáng trong bức tranh

kinh tế của Việt Nam cũng có những cảnh báo về nguy cơ khi nền kinh tế phụ

thuộc vào nguồn lực bên ngoài. Và nếu như các doanh nghiệp FDI gặp vấn đề,

nền kinh tế Việt Nam cũng chịu những tác động không nhỏ.

Một ví dụ cụ thể, trong năm tài chính 2020, theo thông tin được Bộ Tài

chính đưa ra trong báo cáo kết quả tổng hợp, phân tích báo cáo tài chính năm

2020 của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có 14.108 doanh

nghiệp FDI, chiếm 56% tổng số doanh nghiệp FDI đang đầu tư kinh doanh tại

Việt Nam báo lỗ. Có những doanh nghiệp FDI được cho là kinh doanh thuận lợi

vẫn báo lỗ.

Công ty Airpay và Công ty Shopee là hai doanh nghiệp FDI có doanh thu

tăng mạnh trong năm 2020, mức tăng doanh thu của cả hai doanh nghiệp này là

~ 13 ~
2.964 tỉ đồng, đóng góp 58% tăng trưởng doanh thu của ngành. Tuy doanh thu

tăng cao, quy mô vốn đầu tư lớn (Công ty Shopee) và có sự mở rộng về quy mô

(Công ty Airpay), nhưng hai doanh nghiệp FDI này vẫn báo lỗ, trong đó Công ty

Shopee bị lỗ mất vốn, mức độ đóng góp vào ngân sách nhà nước hạn chế. Số

nộp ngân sách nhà nước của hai doanh nghiệp này lần lượt đạt khoảng 67 tỉ

đồng và 48 tỉ đồng. Từ thực tế này, Bộ Tài chính đánh giá: "Việc thu hút doanh

nghiệp FDI có quy mô vốn lớn chưa hẳn là đã có đóng góp tích cực hơn vào

nguồn thu ngân sách nhà nước, cũng như tác động tích cực đối với các chỉ tiêu

tài chính của ngành".

 Hỗ trợ phát triển chính thức ODA:

Thực tế, không ít dự án sử dụng vốn ODA có hiệu quả kinh tế thấp, không

có khả năng thu hồi vốn, dẫn đến khó khăn trong việc bố trí nguồn vốn để trả nợ

nước ngoài, làm tăng nợ quốc gia. Tình trạng giải ngân chậm, sử dụng vốn

không đúng mục đích làm thất thoát, lãng phí nguồn vốn ODA khá phổ biến.

Nhiều dự án chậm tiến độ, gây thiệt hại cho nền kinh tế Việt Nam.

Cụ thể như dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sử dụng vốn vay ODA

của Trung Quốc với tổng mức đầu tư ban đầu 8.770 tỷ đồng (gần 553 triệu

USD), sau đó “đội vốn” lên tới 18.002 tỷ đồng (hơn 868 triệu USD) trong đó

vốn vay là 13.867 tỷ đồng, vốn đối ứng từ phía Việt Nam là 4.134 tỷ đồng. Đây

là dự án từng là kỷ lục về chậm tiến độ và lỡ hẹn khai thác.

III. Ví dụ

Đường sắt đô thị Hà Nội là hệ thống được vận hành bởi Công ty Đường

sắt Hà Nội (Hanoi Metro Company – HMC), bao gồm 8 tuyến đường sắt đô thị

~ 14 ~
với tổng chiều dài khoảng 318 km, và 3 tuyến tàu điện một ray. Đây là hệ thống

đường sắt đô thị trên cao đầu tiên tại Việt Nam.

Hai tuyến đường sắt đầu tiên được xây dựng là tuyến số 2A (đoạn Cát

Linh – Hà Đông), và tuyến số 3 (đoạn Nhổn – Ga Hà Nội). Tính tới tháng 11

năm 2021, Tuyến số 2A sau 8 lần điều chỉnh tiến độ dự án, đã chính thức đi vào

khai thác thương mại vào ngày 6 tháng 11 năm 2021. Trong khi đó, Tuyến số 3

đoạn Nhổn – Ga Hà Nội dự kiến sẽ khai thác thương mại đoạn tuyến trên cao

vào cuối năm 2023 và toàn tuyến năm 2027-2029. Quá trình xây dựng hai tuyến

đường sắt gặp nhiều khó khăn về tài chính, vỡ tiến độ cũng như tai nạn xây

dựng.

Hiện nay, dự án đã chính thức đi vào hoạt động từ năm 2021, tuy nhiên từ

khi quá trình xây dựng bắt đầu đã có những tác động về cả mặt tiêu cực lẫn tích

cực tới nền kinh tế của Việt Nam.

1. Mặt tiêu cực

Về nguồn vốn nước ngoài, có thể thấy nhiều dự án sử dụng vốn ODA

không hiệu quả kinh tế thấp, không có khả năng thu hồi vốn, dẫn đến khó khăn

trong việc bố trí nguồn để trả nợ nước ngoài, làm tăng gánh nặng nợ quốc gia.

Tình trạng giải ngân chậm, sử dụng không đúng mục đích làm thất thoát, lãng

phí nguồn vốn ODA khá phổ biến.

 Bị phụ thuộc nhiều vào nước ngoài về cả mặt kinh tế cũng như là kỹ thuật

Việc vay vốn Trung Quốc trước mắt giải quyết được vấn đề vốn đầu tư

nhưng lại có những ràng buộc, bất lợi cho Việt Nam. Dự án được khởi công xây

dựng vào tháng 10 năm 2011 và chủ thầu là người Trung Quốc với tổng mức

đầu tư hơn 868 triệu USD (18.002 tỷ VND), trong đó phần vốn vay Trung Quốc

~ 15 ~
chiếm gần 70% (hơn 13.867 tỷ VND) và phần còn lại là vốn đối ứng từ phía

Việt Nam.

Thời điểm đó, Bộ Giao thông vận tải mới ban hành một số quy định về

tiêu chuẩn, quản lý khai thác, còn tiêu chuẩn thiết kế, thiết bị thì chưa có. Dù là

đầu tư dự án ở Việt Nam, nhưng Trung Quốc lại chiếm lợi thế về tiềm lực kinh

tế. Bên cạnh đó tổng thầu được phê duyệt thiết kế kỹ thuật do mình làm. Tư vấn

giám sát dự án cũng là một đơn vị Trung Quốc và đơn vị này cũng đứng ra phê

duyệt bản vẽ thi công từ 2015 – 2016. Trong quá trình thực hiện chỉ mới áp

dụng các tiêu chuẩn Việt Nam đã có như là tiêu chuẩn về bê tông, xi măng còn

lại những cái khác là vẫn áp dụng theo tiêu chuẩn của Trung Quốc. Cũng theo

lãnh đạo Ban quản lý dự án, toàn bộ lực lượng kỹ thuật từ phía Trung Quốc có

nhân sự vừa tham gia dự án, có mặt tại hiện trường với mục đích vừa tham gia

đào tạo, vừa tiếp nhận quản lý, vận hành.

Bên cạnh đó, năng lực quản lý điều hành của Tổng thầu còn hạn chế khi

lực lượng mỏng, thiếu kinh nghiệm dẫn đến công tác thiết kế, thi công, lập hồ sơ

nghiệm thu thanh toán, hoàn công... rất chậm trễ, thiếu khoa học.

 Gia tăng gánh nặng nợ quốc gia

Kết luận của Kiểm toán Nhà nước về dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông

cũng cho thấy, Bộ Giao thông vận tải (chủ đầu tư dự án) đã dự toán một số hạng

mục công việc xây lắp, mua sắm vật tư, thiết bị áp dụng chưa phù hợp quy định

của pháp luật Việt Nam về quản lý định mức, hợp đồng EPC làm tăng giá trị dự

toán các hạng mục công trình.

Dự án ĐSĐT Cát Linh – Hà Đông có kế hoạch vận hành kỹ thuật vào

tháng 10/2017, tuy nhiên Tổng thầu EPC Trung Quốc là Công ty Hữu hạn Tập

đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc đã đưa ra đề xuất với chủ đầu tư (Bộ GTVT)

~ 16 ~
lùi thời gian chạy kỹ thuật dự án đến đầu tháng 9/2018 (chậm thêm 11 tháng),

vận hành khai thác thương mại vào tháng 11/2018. Đây là lần thứ 6 dự án bị lùi

tiến độ hoàn thành. Dự án bị chậm, đồng nghĩa với việc Chính phủ đang phải trả

lãi vay lên đến cả tỷ đồng mỗi ngày.

 Quá trình giải ngân gặp khó khăn, gây thất thoát, lãng phí nguồn vốn

Thừa nhận về nguồn vốn giải ngân là nguyên nhân chủ yếu làm ảnh

hưởng đến tiến độ thi công của dự án, theo lãnh đạo Ban quản lý dự án đường

sắt, kể từ đầu tháng 12/2016, công tác giải ngân của khoản vay ưu đãi bên mua

250 triệu USD (khoảng 5.650 tỷ đồng) liên tục gặp vướng mắc do kế hoạch vốn

nước ngoài trong năm 2016 cho dự án bị hết, phải chờ kế hoạch vốn của năm

2017.

Trong khi đó, Hiệp định vay bổ sung 250,6 triệu USD cho dự án mặc dù đã

được ký kết từ 11/5/2017 nhưng lại chưa thể giải ngân do các bên vẫn chưa

thống nhất được ý kiến pháp lý, là điều kiện để khoản vay có hiệu lực.

Việc thanh toán của Tổng thầu cho các nhà thầu phụ cũng rất chậm trễ dẫn

đến các nhà thầu phụ thiếu vốn thi công và nh trạng các nhà thầu phụ thiếu niềm

tin vào Tổng thầu do Tổng thầu không giải quyết một cách thấu đáo, hợp lý các

vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng thầu phụ dẫn đến không chỉ đạo

được các nhà thầu phụ phối hợp thực hiện công tác thi công, lập và hoàn thiện

hồ sơ hoàn công. Kết quả là việc đưa tuyến đường sắt trên cao vào vận hành

cũng bị chậm tiến độ.

 Quá trình thực hiện chậm tiến độ gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi
trường

~ 17 ~
Trong quá trình thực hiện dự án, nhiều lần nhà thầu phải chỉnh sửa lại thiết

kế so với bản vẽ ban đầu, các nguyên liệu cũng có sự tăng lên nhiều hơn so với

dự kiến ban đầu, phần là để thay thế cho những đoạn công trình phải phá đi xây

lại và phần khác là để đáp ứng cho những thiết kế bổ sung thêm. Việc này gây

lãng phí các nguyên vật liệu.

Bên cạnh đó, quá trình xây dựng thả ra rác chủ yếu là vôi vữa, bê tông, bao

bì, vật liệu xây dựng từ công trường đã qua sử dụng. Các xe tải chở vật liệu xây

dựng, quá trình phá dỡ, đào, san lấp, vận chuyển vật tư và tập trung nhiều thiết

bị thi công có sử dụng động cơ diezen công suất cao đã phát thải khí độc hại như

SO2, NOx, CO… ra môi trường. Phía dưới đường sắt trên cao lại trở thành bãi

rác để những người thiếu ý thức đổ phế thải vật liệu xây dựng. Trong khi quá

trình này kéo dài thời gian hơn dự kiến nhiều năm gây ra nhiều hậu quả xấu mà

khó lường trước được, không chỉ tác động xấu đến cảnh quan môi trường và

chất lượng môi trường mà còn có những biến đổi xấu gây ảnh tới sức khỏe con

người.

2. Mặt tích cực

 Huy động được nguồn vốn lớn

Tổng dự án có mức đầu tư hơn 18 nghìn tỷ đồng nếu chỉ từ nguồn ngân

sách nhà nước sẽ không thể có đủ. Vì nguồn ngân sách nhà nước không chỉ chia

cho một đia phương mà là tất cả các địa phương trên cả nước.

Theo tính toán của ADB (2012), mỗi năm Việt Nam cần khoảng 10,4 tỷ

USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Trong giai đoạn 2016 – 2020, nhu cầu vốn cho

các dự án cơ sở hạ tầng giao thông do Bộ GTVT quản lý vào khoảng 40 – 45 tỷ

USD. Trong khi đó, khả năng đáp ứng nhu cầu đáp ứng của nguồn ngân sách và

nguồn vốn có nguồn gốc ngân sách (như trái phiếu chính phủ, vốn ODA) chỉ

~ 18 ~
khoảng 28%, còn nếu theo hướng dẫn xây dựng kế hoạch đầu tư công giai đoạn

2016 – 2020 thì nguồn vốn này chỉ đáp ứng được 7% nhu cầu.

 Làm tăng năng lực khoa học công nghệ của đất nước

Là dự án đường sắt đô thị đầu tiên ở Việt Nam với nhiều những quy

chuẩn, tiêu chuẩn về khoa học và công nghệ mới mà ở các phương tiện truyền

thống trước đó chưa có. Tuyến Cát Linh – Hà Đông có hạ tầng đường ray thép

đi cao trên cầu cạn, sử dụng công nghệ hàn liền đảm bảo tốc độ chạy tàu cao,

chống ồn, chống rung và lắp đạt các thiết bị chống trật bánh tàu. Tuyến sử dụng

công nghệ lấy điện từ đường ray thứ 3, theo tiêu chuẩn an toàn thế giới. Cùng

với đó, tuyến tàu còn được trang bị hệ thống thông tin liên lạc qua sử dụng công

nghệ truyền dẫn qua cáp sợi quang, hệ thống thông tin vô tuyến sử dụng ăng ten

thực hiện phủ sóng từ trường mạnh và lắp đtặ hệ thống camera giám sát hiện

đại.

Trong tương lai, tiêu chuẩn công nghệ của dự án đường sắt Cát Linh – Hà

Đông sẽ đảm bảo được việc kết nối công nghệ với các mạng lưới đường sắt đô

thị khác của Hà Nội trong tương lai. Và dựa vào đó để đưa ra những quy định về

quy chuẩn, quy định về kỹ thuật cho các dự án về sau được hoàn thiện hơn.

 Phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam nói chung và nâng tầm hệ thống giao
thông công cộng nói riêng

Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ mới sẽ cho thấy

thành phố đang phát triển, hiện đại, đời sống nhân dân được cải thiện và làm

tăng mĩ quan đô thị. Hơn nữa, vấn đề giao thông và kết nối là một trong những

yếu tố quan trọng nhất trong việc lựa chọn quy hoạch các khu đô thị, nhà ở và

thương mại, nhất là trong thời điểm các đô thị Hà Nội phải đối diện với bài toán

về gia tăng dân số, ách tắc giao thông và ô nhiễm không khí.

~ 19 ~
Với dự án tàu chạy trên cao sẽ giúp nâng cấp hệ thống giao thông đường

bộ mà không gây mất đi nhiều diện tích đất đô thị. Cùng với đó là làm giảm

gánh nặng cho hệ thống giao thông đường bộ, làm giảm tình trạng tắc nghẽn gia

thông, đồng thời làm điểm kết nối với nhiều với nhiều phương tiện khác, rút

ngắn thời gian và khoảng cách hơn trước khi có sự xuất hiện của loại phương

tiện này.

 Góp phần tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Theo thống kê tính đến năm 2022, tàu Cát Linh – Hà Đông đã phục vụ

gần 7,3 triệu lượt khách, trong đó, hơn 10.000 người dùng vé tháng sau một năm

vận hành chính thức. Từ sau khi hoạt động, đã có 66.584 lượt tàu chạy, đem về

doanh thu khoảng 53 tỷ đồng, tăng trưởng 20% mỗi tháng.

Ngoài ra, các dự án quy hoạch xung quanh khu vực lân cận khiến giá

trị của các bất động sản tăng lên, do người tiêu dùng sẵn sàng chi trả nhiều

hơn để có sự thuận tiện

 Đem lại cho người dân một loại phương tiện giao thông công cộng mới

Hiện nay, thay vì chờ xe bus hay là đi xe máy trong khói bụi, tắc đường,

chưa kể còn có những nguy hiểm khác thì tàu điện đã trở thành phương tiện đi

làm chính của nhiều người dân, sự ổn định và nhanh chóng trong quá trình tàu

chạy giúp cho họ thuận tiện để làm những việc khác.

Thông tin về lưu lượng khách đi tàu hằng ngày, lãnh đạo Metro cho hay:

Khi mới vận hành, vào các ngày cuối tuần, tàu vẫn chuyển trên dưới 30 nghìn

hành khách. Hiện tại, con số này từ 22-24 nghìn khách hàng. Tuy nhiên vào các

ngày làm việc, lượng hành khách dao động khoảng 35000-36000. Lượng khách

~ 20 ~
đi trải nghiệm tàu chiếm phần ít, đa số là những người đi học, đi làm và có nhu

cầu thực sự.

Việc vận hành tuyến đường sắt đô thì này đã giúp thay đổi thói quen đi lại

và từng bước tạo dựng văn hóa giao thông theo hướng văn minh và hiện đại.

 Dự án phương tiện giao thông công cộng góp phần bảo vệ môi trường

Đây là tuyến đường sắt thân thiện với môi trường, được vận hành bằng

điện thay vì bằng xăng dầu như các phương tiện giao thông truyền thống. Theo

tính toán, cứ 1 triệu chuyến đi chuyển từ phương tiện các nhân sang sử dụng

đường sắt đô thị thì sẽ giảm 487.000 giờ tham gia giao thông trên đường, đem

lại hiệu quả kinh tế trên 30 tỷ đồng. Hông thế, việc này cũng giảm được khoảng

100 tấn phát thải thải độc hại như SO2, CO2, Nox,.. gây ô nhiễm không khí và

giảm tình trạng ô nhiễm tiếng ồn.

 Thúc đẩy du lịch phát triển

Phương thức vận tải công cộng chủ đạo ở các đô thị lớn trên thế giới đã

chính chính thức hiện diện ngay ở Thủ đô Hà Nội. Vẻ đẹp hiện đại của các nhà

ga và toa tàu, sự liên tưởng đến bối cảnh trong các bộ phim của Trung Quốc,

Hàn Quốc, Nhật Bản,... cùng với những đặc tính ưu việt của tuyến đường sắt Cát

Linh-Hà Đông không chỉ thu hút những người dân trong thủ đô Hà Nội, mà còn

tạo nên sức hút đặc biệt đối với khách du lịch từ các địa phương cả trong và

ngoài nước đến trải nghiệm.

Theo thống kê mới nhất, tàu Cát Linh - Hà Đông đã phục vụ gần 7,3 triệu

lượt khách, trong đó hơn 10.000 người dùng vé tháng sau một năm vận hành

chính thức. Từ khi đi vào hoạt động, đã có 66.584 lượt tàu chạy, đem về doanh

thu khoảng 53 tỷ đồng, tăng trưởng 20% mỗi tháng.

~ 21 ~
Cũng đánh giá cao những mặt tích cực mà hệ thống đường sắt trên cao

mang lại, bạn đọc Peter Tran chia sẻ: "Với số nhân công vận hành theo các

phương tiện thông tin đại chúng đưa tin là khoảng 700 người, mức lương và các

chi phí bảo hiểm, tính trung bình 8 triệu đồng một người. Như vậy, tổng chi phí

riêng cho nhân sự của tàu Cát Linh - Hà Đông đã khoảng 67 tỷ đồng một năm.

Cộng với các chi phí khác như khấu hao, tiền điện, tiền bảo trì bảo dưỡng, thay

thế... có khi lên đến cả trăm tỷ đồng. Nghĩa là xét về mặt kinh tế, dự án này

không có lợi trực tiếp, nhưng nếu xét về mặt xã hội và kinh tế chung thì chúng ta

có thể thấy nhiều mặt tích cực".

Qua ví dụ về dự án đầu tư vào tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông ta có

thể nhận thấy rõ hơn rằng đầu tư vừa có những tác động tích cực vừa có

những tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới nói chung và của Việt Nam

nói riêng.

Tài liệu tham khảo

1. Tổng cục Thống kê (2019), Báo cáo Điều tra Lao động - Việc làm quý I/2019,

Hà Nội;

2. Tổng cục Thống kê (2020), Báo cáo tình hình Kinh tế - Xã hội quý IV/2020

và năm 2020, Hà Nội;

3. Ngân hàng Thế giới (2020), Báo cáo Phát triển Việt Nam 2019: Việt Nam -

Kết nối vì Phát triển và Thịnh vượng chung, Washington DC;

4. Lê Trình (2013), Các kết quả, hạn chế chính của đánh giá môi trường chiến

lược, đánh giá tác động môi trường và kiến nghị tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa các

nội dung này trong dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi, Hà Nội;

~ 22 ~
5. Vũ Thị Minh Ngọc và Lê Quang Linh (2020), Tác động của FDI đến môi

trường tại các tỉnh khu vực phía Bắc, Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, Số

119 Tháng 01/2020, Hà Nội;

6. Rakhmatullayeva, D., Kuliyev, I., Beisenbaiyev, Z., & Tabeyev, T. (2020),

Assessment of the influence of FDI on the economic growth of the host country:

evidence from Kazakhstan, In E3S Web of Conferences (Vol. 159, p. 06007),

EDP Sciences.

7. Giá nhà chung cư Hà Nội lại lập ngưỡng mới - Báo Tiền Phong (baomoi.com)

Tăng suốt thập kỷ qua, giá bất động sản còn tăng trong năm tới? | VTV.VN

Từ việc Coca-Cola bị truy thu 821 tỷ đồng thuế: Chặn các “ông lớn” FDI né

thuế | VTV.VN

8. Vốn ODA là gì? 05 điều cần biết về vốn ODA (thuvienphapluat.vn)

9. Vốn ODA là gì? Ưu và nhược điểm của loại vốn này (dnse.com.vn)

10. Việt Nam – Nhật Bản ký 03 thỏa thuận vay vốn trị giá gần 61 tỷ Yên

(dangcongsan.vn)

12. Vai trò của thị trường bất động sản trong nền kinh tế và giải pháp ổn định thị

trường tại Việt Nam - Tạp chí Tài chính (tapchitaichinh.vn)

13. Vì sao quá nửa số doanh nghiệp FDI đầu tư tại Việt Nam báo lỗ? - Tuổi Trẻ

Online (tuoitre.vn)

14. Bài học từ dự án Cát Linh - Hà Đông và kinh nghiệm sử dụng vốn ODA

trong tương lai | VOV.VN

15. Tàu Cát Linh - Hà Đông đem lại lợi ích ngoài doanh thu (vnexpress)
16. Đường sắt Cát Linh - Hà Đông là bài học lớn để thực hiện các dự án tiếp
theo (qdnd.vn)

~ 23 ~
~ 24 ~

You might also like