You are on page 1of 2

* Giá trị nghệ thuật:

- Nghệ thuật miêu tả nhân vật chân thực, phong phú


- Ngôn ngữ truyện gần gũi, chân thành
-Sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng "tôi", người kể chuyện là cậu bé Phrăng
giúp cho câu chuyện tự nhiên và góp phần diễn tả một cách chân thực,
sinh động tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.
-Tình huống truyện hấp dẫn, thu hút người đọc.
-Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, nhân vật hiện lên sinh động qua
ngoại hình, trang phục, cử chỉ, lời nói, hành động, tâm trạng.
* Giá trị nội dung:
- Nội dung chính: Chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng của
người dân An –đát và cậu bé Phrăng. Chuyện được kể bằng chính lời kể
của cậu, một cậu bé người An- đát hay nghỉ học và lười học bài về nhà.
Hôm đó, vì mải chơi, không học bài nên Prăng không muốn đến trường.
Cuối cùng cậu bé cũng vẫn đến lớp.
- Thông điệp: Phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng
nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng
nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan
trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.
- Thể hiện lòng yêu nước của người dân Pháp khi đất nước có chiến
tranh
- Phản ánh thực trạng đất nước Pháp thế kỉ XIX
- Ca ngợi tiếng mẹ đẻ, đề cao lòng yêu nước.
- Khẳng định chân lí bất diệt: "Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ,
chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình, thì chẳng khác gì nắm
được cái chìa khóa chốn lao tù".
Liên hệ bản thân: Bản thân mình là người đọc nhận ra được tầm quan
trọng của tiếng mẹ đẻ và cho dù có đi đâu xa thì vẫn sẽ luôn mãi nhớ về
ngôn ngữ quê hương mình. Vì ngôn ngữ quê hương là thứ trong sáng
nhất, cao quý nhất của một người đối với quốc gia của họ.

You might also like