You are on page 1of 23

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

BÀI TẬP LỚN


Học phần: Thống kê kinh doanh

THỰC HÀNH ỨNG DỤNG SPSS TRONG KINH DOANH

Giảng viên hướng dẫn Trần Thị Thanh Hương


Nhóm lớp 231ACT26A04
Mã học phần ACT26A
Nhóm thực hiện Nhóm 6

Mã sinh viên Họ và tên


24A4052889 Mai Thùy Dương
24A4052876 Chu Ngọc Ánh
24A4052299 Nguyễn Thị Yến

Hà nội, ngày 2 tháng 12 năm 2023


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Trần Thị Thanh Hương
trong Khoa Kế Toán – Kiểm Toán, người đã định hướng, giúp đỡ, trực tiếp giảng dạy,
truyền thụ kiến thức và đồng hành với chúng em trong suốt quá trình nghiên cứu, xây
dựng và hoàn thiện bài tập lớn lần này.
Bài tập lớn được hoàn thành trên cơ sở đóng góp của các thành viên với vốn kiến thức
được đúc kết ra từ quá trình học và nghiên cứu môn Thống kê kinh doanh. Đây cũng
là một cơ hội thực hành khiến chúng em có thể hiểu rõ hơn về các phân tích và kiểm
định đặc trưng có liên quan, áp dụng kiến thức trên giảng đường để làm quen và rút ra
được những kết luận bổ ích về những hiện tượng trong mối tương quan khác nhau và
sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố. C
Đặc biệt, với đề tài bài tập lớn “Thực hành ứng dụng SPSS trong thống kê” là đề tài
có sự liên hệ gần gũi với chương trình học cũng như có tính ứng dụng cao trong kinh
doanh và thực hiện nghiên cứu khoa học. Qua bài tập lớn này mang lại cho chúng em
những kiến thức vô cùng quý giá, giúp chúng em hiểu được tầm quan trọng của việc
ứng dụng phần mềm SPSS trong thống kê và trong quá trình làm việc và nghiên cứu
sau này.
Tuy chúng em đã cố gắng hết sức để nghiên cứu về đề tài nhưng do kiến thức và khả
năng tiếp thu thực tế vẫn còn nhiều hạn chế nên bài tập lớn của chúng em khó tránh
khỏi những sai sót. Chúng em hy vọng cô sẽ góp ý để giúp bài tập lớn của nhóm được
hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, chúng em cảm ơn sự tận tụy của cô trong quá trình giảng dạy.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................2

ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................4

Câu hỏi:...........................................................................................................................6

Câu 1. Xác định tính thời vụ của doanh thu bán hàng của công ty. Thời gian nào trong
năm SRC chịu ảnh hưởng của chỉ số thời vụ lớn nhất. Điều này có hợp lý không? Hãy
lý giải điều này...............................................................................................................8

a. Xác định tính thời vụ của công ty.........................................................................8


b. Nhận xét................................................................................................................9
c. Xây dựng mô hình..............................................................................................10
d. Mối liên hệ:.........................................................................................................10
e. Kiểm định khuyết tật..........................................................................................11
Câu 3: Kiểm định mối liên hệ thực tế của từng nhân tố tới doanh thu bán hàng của
công ty và đánh giá sự phù hợp của mô hình. Mô hình trên có thể sử dụng để dự đoán
được không? (với mức ý nghĩa 5%).............................................................................12

Câu 4: Dự đoán 4 quý của năm 2015 dựa vào hàm hồi quy đã xây dựng được, sử dụng
những giá trị trong bảng 3 và cho nhận xét..................................................................14

a. Lựa chọn hàm xu thế ( Thử qua 5 dạng hàm)....................................................14


b. Kiểm định sự phù hợp của mô hình....................................................................15
c. Kiểm định cặp giả thuyết....................................................................................16
d. Dự đoán 4 quý năm 2015...................................................................................16
Câu 5: Nếu năm 2015 giá dầu trung bình là 18.2 và chỉ số hoạt động phi nông nghiệp
là 34.5, hãy dự đoán doanh thu của công ty trong 2 năm tiếp theo..............................18

KẾT LUẬN..................................................................................................................21
ĐẶT VẤN ĐỀ

Tình huống 2 – Nhóm 6

Công ty cổ phần cao su Sao Vàng có tiền thân là Nhà máy cao su Sao Vàng, được
thành lập từ năm 1960. Ngày 27/8/1992, Nhà máy cao su Sao vàng được đổi tên thành
Công ty cao su Sao Vàng theo quyết định số 645/CNNG. Công ty chuyển đổi thành
công ty cổ phần vào ngày 24/10/2005 và chính thức niêm yết tại Sở giao dịch chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh với tên CTCP cao su Sao vàng và mã cổ phiếu là
SRC. Công ty cổ phần cao su Sao vàng hoạt động chính thức trong các lĩnh vực: sản
xuất kinh doanh các sản phẩm cao su, xuất nhập khẩu vật tư – thiết bị máy móc – hóa
chất phục vụ ngành công nghiệp cao su.
Sản phẩm chính của SRC hiện nay bao gồm: Săm lốp các loại (săm lốp xe đạp, xe
máy, ôtô, lốp nông lâm nghiệp) và Cao su kỹ thuật: các loại ống cao su, băng tải cao
su, trục lô cao su và đệm chống va đập tầu… Thị trường sản phẩm của SRC bao gồm
cả thị trường nội địa (khoảng 90% doanh thu) và thị trường xuất khẩu (khoảng 10%
doanh thu), cụ thể: thị trường nội địa của SRC bao gồm hầu hết các tỉnh thành trên cả
nước với hệ thống phân phối rộng khắp, trong đó chủ lực Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
với doanh thu đều đạt trên 10% tổng doanh thu của SRC năm 2013. Thị trường xuất
khẩu của SRC bao gồm Angola, Campuchia, Philippines, Ai Cập, Mỹ, Bangladesh.
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp sản xuất cao su như SRC được hưởng
lợi lớn từ việc giá cao su thiên nhiên giảm mạnh, giá nguyên liệu đầu vào giảm đáng
kể. Điều này làm cho biên độ lợi nhuận của các doanh nghiệp tăng trưởng khá cao
trong thời gian qua, và duy trì hoạt động kinh doanh khả quan trong bối cảnh kinh tế
gặp nhiều khó khăn. Dự báo trong năm 2015 giá nguyên liệu cao su thiên nhiên sẽ vẫn
duy trì ở mức thấp, 6 tháng đầu năm giá cao su thiên nhiên đã giảm hơn 10% so với
thời điểm cuối năm 2013 và xu hướng giảm vẫn còn tiếp diễn. Vì vậy, các doanh
nghiệp sản xuất cao su như SRC vẫn được đánh giá tích cực về triển vọng lợi nhuận
trong những năm tới.
Theo bảng tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của SRC, doanh thu bán hàng của
công ty theo quý trong những năm qua được thể hiện qua bảng 1 như sau:
Bảng 1. Doanh thu bán hàng theo quý của công ty qua các năm
Năm Quý Doanh thu bán hàng (triệu đồng)
2010 I 35452.300
II 41469.361
III 40981.634
IV 42777.164
I 43491.652
II 57669.446
2011
III 59476.149
IV 76908.559
I 63103.070
II 84457.560
2012
III 67990.330
IV 68542.620
I 73475.391
II 89124.339
2013
III 85891.854
IV 69574.971
I 80475.391
II 99120.339
2014
III 93891.854
IV 75574.971

Theo bảng số liệu trên, một số chuyên gia cho rằng doanh thu bán hàng của công ty bị
ảnh hưởng bởi yếu tố thời vụ. Điều này có đúng không và có thể lý giải như thế nào?
Đồng thời, các chuyên gia cũng muốn xem xét thời gian nào trong năm SRC chịu ảnh
hưởng của chỉ số thời vụ lớn nhất.
Giám đốc nghiên cứu thị trường của công ty cho rằng doanh thu bán hàng có thể được
dự đoán tốt hơn nếu sử dụng hàm hồi quy bội giữa doanh thu với 2 nhân tố có ảnh
hưởng quan trọng nhất tới doanh thu bán hàng, đó là: chỉ số hoạt động phi nông
nghiệp và giá dầu. Liệu rằng thực sự có mối liên hệ giữa doanh thu bán hàng với 2
nhân tố trên hay không? Nếu có, mối liên hệ này là thuận chiều hay ngược chiều? và
mức độ chặt chẽ của mối liên hệ này là bao nhiêu? Hãy xác định mối liên hệ thực tế
của từng nhân tố tới doanh thu bán hàng của công ty và đánh giá sự phù hợp của mô
hình
Các giá trị của 2 nhân tố trên được xác định qua bảng 3.
Để đưa ra phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của đơn vị trong thời gian
tiếp theo, SRC dựa trên các kết quả kinh doanh của đơn vị và tiến hành dự báo doanh
thu bán hàng trong thời gian tới.
Giả sử rằng, với các giá trị trong bảng sau và dựa vào hàm hồi quy đã xây dựng được,
công ty có thể đạt được mức doanh thu bán hàng của trong 4 quý năm 2016 là bao
nhiêu? Từ đó, rút ra nhận xét gì?
Bảng 2. Chỉ số hoạt động phi nông nghiệp và giá dầu các quý năm 2015

Quý Chỉ số hoạt động Giá dầu


phi nông nghiệp

I/2015 44.7 17.1

II/2015 44.4 17.3

III/2015 44.5 18.0

IV/2015 44.6 18.2


Câu hỏi:
1. Xác định tính thời vụ của doanh thu bán hàng của công ty. Thời gian nào trong
năm SRC chịu ảnh hưởng của chỉ số thời vụ lớn nhất. Điều này có hợp lý không?
Hãy lý giải điều này.
2. Xây dựng mô hình hồi quy bội giữa doanh thu với 2 nhân tố có ảnh hưởng quan
trọng nhất tới doanh thu bán hàng, đó là: chỉ số hoạt động phi nông nghiệp và giá
dầu. Mối liên hệ này là thuận chiều hay ngược chiều?
3. Kiểm định mối liên hệ thực tế của từng nhân tố tới doanh thu bán hàng của công
ty và đánh giá sự phù hợp của mô hình. Mô hình trên có thể sử dụng để dự đoán
được không? (với mức ý nghĩa 5%)
4. Dự đoán 4 quý của năm 2015 dựa vào hàm hồi quy đã xây dựng được, sử dụng
những giá trị trong bảng 3 và cho nhận xét.
5. Nếu năm 2015 giá dầu trung bình là 18.2 và chỉ số hoạt động phi nông nghiệp là
34.5, hãy dự đoán doanh thu của công ty trong 2 năm tiếp theo.

Bảng 3. Doanh thu bán hàng và chỉ số hoạt động phi nông nghiệp, giá dầu qua
các năm
Quý Doanh thu bán hàng Chỉ số hoạt động phi nông Giá dầu (ngàn
(triệu đồng) nghiệp đồng)
I/2010 35452.300 44.20 19.15
II/2010 41469.361 44.27 16.46
III/2010 40981.634 44.30 18.83
IV/ 42777.164 44.33 19.75
2010
I/2011 43491.652 44.40 18.53
II/2011 57669.446 44.33 17.61
III/2011 59476.149 44.37 17.95
IV/ 76908.559 44.43 15.84
2011
I/2012 63103.070 44.37 14.28
II/2012 84457.560 44.50 13.02
III/2012 67990.330 44.50 15.89
IV/ 68542.620 44.53 16.91
2012
I/2013 73475.391 44.60 16.29
II/2013 89124.339 44.55 17.00
III/2013 85891.854 44.67 18.02
IV/ 69574.971 44.73 17.00
2013
I/2014 80475.391 44.40 16.39
II/2014 99120.339 44.33 17.20
III/2014 93891.854 44.37 18.40
IV/ 75574.971 44.43 17.25
2014
Câu 1. Xác định tính thời vụ của doanh thu bán hàng của công ty. Thời gian nào
trong năm SRC chịu ảnh hưởng của chỉ số thời vụ lớn nhất. Điều này có hợp lý
không? Hãy lý giải điều này.
a. Xác định tính thời vụ của công ty
Sau khi chạy dữ liệu trên phần mềm SPSS, chúng ta có bảng dữ liệu sau:
Seasonal Decomposition

Series Name: Doanh thu

Ratio of
Original
Series to
Moving Moving Seasonally Smoothed Irregular
Original Average Average Seasonal Adjusted Trend-Cycle (Error)
DATE Series Series Series (%) Factor (%) Series Series Component
Q1 35452.300 . . 92.7 38242.122 37434.249 1.022
2010
Q2 41469.361 . . 114.0 36391.114 38771.798 .939
2010
Q3 40981.634 41175.03375 99.5 98.3 41682.159 41446.897 1.006
2010
Q4 42777.164 44204.96338 96.8 95.0 45018.570 44360.748 1.015
2010
Q1 43491.652 48541.78838 89.6 92.7 46914.109 48241.020 .972
2011
Q2 57669.446 55120.02713 104.6 114.0 50607.371 54732.542 .925
2011
Q3 59476.149 61837.87875 96.2 98.3 60492.813 62172.533 .973
2011
Q4 76908.559 67637.82025 113.7 95.0 80938.356 69406.747 1.166
2011
Q1 63103.070 72050.60712 87.6 92.7 68068.793 71550.953 .951
2012
Q2 84457.560 72069.13738 117.2 114.0 74115.071 72206.698 1.026
2012
Q3 67990.330 72319.93513 94.0 98.3 69152.532 71920.222 .962
2012
Q4 68542.620 74199.82263 92.4 95.0 72134.064 73949.707 .975
2012
Q1 73475.391 77020.86050 95.4 92.7 79257.336 77219.273 1.026
2013
Q2 89124.339 79387.59488 112.3 114.0 78210.367 79246.718 .987
2013
Q3 85891.854 80391.63875 106.8 98.3 87360.058 81223.049 1.076
2013
Q4 69574.971 82516.13875 84.3 95.0 73220.508 81465.628 .899
2013
Q1 80475.391 84765.63875 94.9 92.7 86808.182 84854.109 1.023
2014
Q2 99120.339 86515.63875 114.6 114.0 86982.279 86479.135 1.006
2014
Q3 93891.854 . . 98.3 95496.807 87337.992 1.093
2014
Q4 75574.971 . . 95.0 79534.891 87767.421 .906
2014

b. Nhận xét
Dựa vào số liệu trong bảng trên, ta thấy sự biến động của doanh thu có tính lặp đi lặp
lại trong các quý của năm. Do đó, doanh thu bán hàng của công ty là nhân tố có tính
thời vụ.
Cụ thể như sau:

Period Seasonal Factor (%)


Quý I 92.7
Quý II 114.0
Quý III 98.3
Quý IV 95.0

Như vậy, ta có thể thấy doanh thu của SCR tăng mạnh vào quý II, sau đó giảm dần ở
quý III, IV và I.
Cụ thể: Quý II các mặt hàng của SCR được tiêu thụ mạnh, doanh thu của công ty lớn
nhất trong năm là 114.0% (Chỉ số thời vụ trên 100%) và các quý còn lại bao gồm quý
I, III và IV có doanh thu tiêu thụ ít hơn lần lượt là 92.7%, 98.2% và 95% ( chỉ số tiêu
thụ dưới 100%)
Những kết luận trên là hoàn toàn hợp lý vì ba tháng quý II là ba tháng có giá vật tư
đầu vào là cao su tự nhiên giảm mạnh trong năm từ đó chi phí sản xuất giảm làm cho
giá vốn hàng bán giảm, dẫn đến doanh thu của các công ty trong ngành cao su tăng.
Bên cạnh lợi thế về giá nguyên liệu đầu vào giảm, các doanh nghiệp săm lốp còn đang
đứng trước triển vọng sáng sủa khi nhu cầu tiêu thụ săm lốp gia tăng đáng kể.

Câu 2: Xây dựng mô hình hồi quy bội giữa doanh thu với 2 nhân tố có ảnh
hưởng quan trọng nhất tới doanh thu bán hàng, đó là: chỉ số hoạt động phi nông
nghiệp và giá dầu. Mối liên hệ này là thuận chiều hay ngược chiều?
c. Xây dựng mô hình
Sau khi chạy dữ liệu trên phần SPSS, chúng ta có các bảng dữ liệu sau:
Bảng 3: Doanh thu bán hàng và chỉ số hoạt động phi nông nghiệp, giá dầu qua các
năm
Sử dụng hệ số hồi quy Beta chưa chuẩn hóa (Unstandardized Coefficients):

Coefficientsa
Standardized
Unstandardized Coefficients Coefficients Collinearity Statistics
Model B Std. Error Beta t Sig. Tolerance VIF
1 (Constant) -2527120.573 1318962.118 -1.916 .072
CSHDPNN 59653.919 29395.984 .423 2.029 .058 .916 1.092
GD -3267.168 2468.365 -.276 -1.324 .203 .916 1.092
a. Dependent Variable: DTBH

^
β 0 = -2527120,573

^
β 1 = 59653,919

^
β 2 = -3267,168

Mô hình hồi quy tổng quát:

DTBH = β 0 + β 1.CSHDPNN + β 2.GD + ε

Mô hình hồi quy mẫu:

DTBH = 2527120,573 + 59653,919.CSHDPNN - 3267,168.GD + ε

d. Mối liên hệ:


Giải thích:

 DTBH : Doanh thu bán hàng (triệu đồng)

 ε : Phản ánh ảnh hưởng của nguyên nhân khác (ngoài chỉ số hoạt động phi
nông nghiệp và giá dầu trong mô hình) tới kết quả doanh thu bán hàng.

 ^
β 0 = -2527120,573 cho biết khi Chỉ số hoạt động phi nông nghiệp bằng 0 và
Giá dầu bằng 0 (ngàn đồng) thì Doanh thu là - 2527120.573(triệu đồng). Nghĩa
là doanh nghiệp lỗ 2527120.573 (triệu đồng)

 ^
β 1 = 59653,919 cho biết trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, chỉ số
hoạt động phi nông nghiệp tăng 1 đơn vị thì doanh thu tăng thêm trung bình là
59653.919 (triệu đồng). Do đó, chỉ số hoạt động phi nông nghiệp tăng làm cho
Doanh thu tăng. Vậy chỉ số hoạt động phi nông nghiệp và Doanh thu có mối
quan hệ thuận chiều.

 ^
β 2 = -3267,168 cho biết khi C trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, giá
dầu tăng 1 nghìn đồng thì doanh thu giảm đi trung bình là 3267,168 (triệu
đồng). Do đó, giá dầu tăng thì doanh thu giảm. Vậy giá dầu và doanh thu có
mối quan hệ ngược chiều.

e. Kiểm định khuyết tật


Qua kết quả tại bảng Coefficients trên, giá trị VIF của hai biến chỉ số hoạt động phi
nông nghiệp và giá dầu đều băng 1,092 bé hơn 2. Do đó có thể kết luận rằng không
xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hay không có mối quan hệ giữa chỉ số
hoạt động phi nông nghiệp và giá dầu.

Correlations
DTBH CSHDPNN GD
DTBH Pearson Correlation 1 .503* -.399
Sig. (2-tailed) .024 .081
N 20 20 20
*
CSHDPNN Pearson Correlation .503 1 -.291
Sig. (2-tailed) .024 .214
N 20 20 20
GD Pearson Correlation -.399 -.291 1
Sig. (2-tailed) .081 .214
N 20 20 20
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

Theo kết quả từ ma trận hệ số tương quan, có thể thấy rằng giá trị p-value của hệ số
tương quan giữa hai biến chỉ số hoạt động phi nông nghiệp và giá dầu bằng 0,214 lớn
hơn 0,05. Do đó, giữa hai biến này không có sự tác động với nhau.

Suy ra, Mô hình hồi quy bội giữa doanh thu với 2 nhân tố có ảnh hưởng quan trọng
nhất tới doanh thu bán hàng, đó là: chỉ số hoạt động phi nông nghiệp và giá dầu không
có hiện tượng Đa cộng tuyến.

Model Summaryb
Adjusted R Std. Error of the
Model R R Square Square Estimate Durbin-Watson
a
1 .568 .323 .243 16609.821897 .852
a. Predictors: (Constant), GD, CSHDPNN
b. Dependent Variable: DTBH

Từ bảng Model Summary trên, có thể thấy rằng giá trị kiểm định durbin - watson
bằng 0,852 thuộc khoảng từ 0 đến 1. Do đó mô hình có hiện tượng tự tương quan
dương. Điều này đồng mang ý nghĩa rằng, ngoài hai biến độc lập trong mô hình là chỉ
số hoạt động phi nông nghiệp và giá dầu thi doanh thu của mỗi quý có sự tương quan
dương với doanh thu của quý trước đó.

Vậy, mô hình hồi quy bội giữa doanh thu với 2 nhân tố có ảnh hưởng quan trọng nhất
tới doanh thu bán hàng, đó là: chỉ số hoạt động phi nông nghiệp và giá dầu có hiện
tượng Tự tương quan

Câu 3: Kiểm định mối liên hệ thực tế của từng nhân tố tới doanh thu bán hàng
của công ty và đánh giá sự phù hợp của mô hình. Mô hình trên có thể sử dụng để
dự đoán được không? (với mức ý nghĩa 5%)

 Biến độc lập: chỉ số hoạt động phi nông nghiệp (CSHDPNN), giá dầu(Gd).
 Biến phụ thuộc: doanh thu bán hàng (DTBH)

Kiểm định cặp giả thuyết:

 H0: β 1 = 0 , chỉ số hoạt động phi nông nghiệp không tác động tới doanh thu bán
hàng.

H1: β 1 ≠ 0 , chỉ số hoạt động phi nông nghiệp tác động tới doanh thu bán hàng.

 H0: β 2 = 0 , , giá dầu không tác động tới doanh thu bán hàng.

H1: β 2 ≠ 0 , giá dầu tác động tới doanh thu bán hàng.

Coefficientsa
Standardized
Unstandardized Coefficients Coefficients Collinearity Statistics
Model B Std. Error Beta t Sig. Tolerance VIF
1 (Constant) - 1318962.118 -1.916 .072
2527120.573
CSHDPNN 59653.919 29395.984 .423 2.029 .058 .916 1.092
GD -3267.168 2468.365 -.276 -1.324 .203 .916 1.092
a. Dependent Variable: DTBH

^β − 0
TCKĐ: T =
se ( ^β )

Giá trị Sig của kiểm định t được sử dụng để kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy.

Ta nhận thấy sig kiểm định T của biến độc lập CSHDPNN = 0.058 > 0.05, X2 = 0.203
> 0.05, do đó ta chưa có cơ sở để bác bỏ H0.
Vậy chỉ số hoạt động phi nông nghiệp và giá dầu không tác động tới doanh thu bán
hàng của công ty Sao Vàng tại mức ý nghĩa 5% (1).

Kiểm định sự phù hợp của mô hình:

 H0: R2 = 0, mô hình không phù hợp

H1: R2 ≠ 0, mô hình phù hợp

ANOVAa
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 2238999200.781 2 1119499600.391 4.058 .036b
Residual 4690065118.719 17 275886183.454
Total 6929064319.500 19
a. Dependent Variable: DTBH
b. Predictors: (Constant), GD, CSHDPNN

Giá trị Sig của kiểm định F được sử dụng để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi
quy.

Ta thấy sig = 0.036 <0.05, có cơ sở bác bỏ H0

Từ (1) và (2), ta có thể kết luận rằng mặc dù hai biến độc lập là chỉ số hoạt động phi
nông nghiệp và giá dầu không có ý nghĩa thống kê tại mức 5% trong mô hình nhưng
mô hình này lại phù hợp với mức ý nghĩa 5%. Sự mâu thuẫn giữa 2 kiểm định này là
do hiện tượng tự tương quan đã xảy ra trong mô hình. Do đó, mô hình này không phù
hợp để dự báo cho doanh thu của các quý trong tương lai.

Câu 4: Dự đoán 4 quý của năm 2015 dựa vào hàm hồi quy đã xây dựng được, sử
dụng những giá trị trong bảng 3 và cho nhận xét.
a. Lựa chọn hàm xu thế ( Thử qua 5 dạng hàm)
Theo kết quả từ câu 3, mô hình hồi quy tuyến tính với hai biến độc lập là chỉ số hoạt
động phi nông nghiệp và giá dầu không phù hợp để dựa đoán doanh thu bán hàng của
công ty. Vì vậy ta sử dụng hàm xu thế biến động theo thời gian để dự đoán doanh thu
bán hàng của những năm tiếp theo.
Để dự đoán doanh thu bán hàng của những năm tiếp theo, nhóm tiến hành xác định
năm dạng hàm xu thế để chọn ra dạng hàm tốt nhất.
- Dạng 1: hàm tuyến tính

Model Summary
Adjusted R Std. Error of the
R R Square Square Estimate
.873 .762 .748 9578.320

- Dạng 2: hàm Parabol

Model Summary
Adjusted R Std. Error of the
R R Square Square Estimate
.903 .816 .794 8671.751

- Dạng 3: Hàm hyperbol

Model Summary
Adjusted R Std. Error of the
R R Square Square Estimate
.708 .501 .473 13862.871

- Dạng 4: Hàm mũ

Model Summary
Adjusted R Std. Error of the
R R Square Square Estimate
.878 .771 .758 .152

- Dạng 5: hàm bậc 3

Model Summary
Adjusted R Std. Error of the
R R Square Square Estimate
.904 .817 .783 8902.648
Qua 5 dạng hàm xu thế trên thì hàm mũ có sai số chuẩn ước lượng (Std. Error of the
Estimate) thấp nhất nên hàm mũ là hàm tốt nhất trong 5 dạng hàm. Do đó, nhóm lựa
chọn và thực hiện kiểm định sự phù hợp của hàm này.
b. Kiểm định sự phù hợp của mô hình
H0: R2 = 0
H1: R2 ≠ 0

ANOVA
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Regression 1.405 1 1.405 60.645 .000
Residual .417 18 .023
Total 1.822 19

Giá trị sig của kiểm định F được sử dụng để kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy có
giá trị bằng 0,000 bé hơn 0,05 nên bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1. Do
đó, hàm số mũ có ý nghĩa thống kê. Vậy mô hình này phù hợp với bộ dữ liệu ở mức ý
nghĩa 5%.
c. Kiểm định cặp giả thuyết
Nhóm tiếp tục thực hiện kiểm định biến động thời gian có tác động đến doanh thu hay
không với cặp giả thuyết
H0: β 2 = 0
H1: β 2 ≠ 0

Coefficients
Standardized
Unstandardized Coefficients Coefficients
B Std. Error Beta t Sig.
Case Sequence 1.047 .006 2.406 169.445 .000
(Constant) 39901.584 2820.898 14.145 .000
The dependent variable is ln(Doanh thu).

Giá trị sig của t đối với biến sự biến động thời gian (case sequece) có giá trị bằng
0,000 bé hơn 0,05 nên bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1. Vậy biến động
thời gian có sự tác động đến doanh thu của công ty.
=> Hàm xu thế dạng hàm số mũ cho biến doanh thu theo quý của công ty có dạng
Ln(DT) = 39901,584 + 1,047.t
d. Dự đoán 4 quý năm 2015
Dựa trên hàm xu thế dạng hàm mũ, nhóm tiến hành dự báo doanh thu của công ty
trong 4 quý năm 2015, kết quả thu được như sau:

Qua kết quả ước lượng, doanh thu của 4 quý năm 2015 có giá trị như sau:
- Doanh thu quý I năm 2015 đạt 104746,92275
- Doanh thu quý II năm 2015 đạt 109673,28478
- Doanh thu quý III năm 2015 đạt 114831,33899
- Doanh thu quý IV năm 2015 đạt 120231,98211
Kết quả dự đoán trên cho thấy doanh thu có sự tăng dần qua mỗi quý. Tuy nhiên điều
này là trái với nhận định ở câu 1 vì doanh thu của công ty có yếu tố mùa vụ. Do đó,
nhóm sử dụng mô hình xu thế dạng hàm mũ kết hợp yếu tố mùa vụ để dự đoán cho
doanh thu của 4 quý năm 2015

Dự báo bằng hàm Dự báo bằng hàm xu thế


Quý Yếu tố mùa vụ
xu thế kết hợp yếu tố mùa vụ

Quý I 104746,92275 92,7 97100,39739

Quý II 109673,28478 114 125027,5446

Quý III 114831,33899 98,3 112879,2062

Quý IV 120231,98211 95 114220,383


Dựa vào kết quả dự đoán, Doanh thu bán hàng của 4 quý trong năm 2015 sẽ dấu hiệu
tăng trưởng, tăng đều qua từng quý theo như giá trị dự đoán bằng hàm xu thế. Nhưng
khi kết hợp với chỉ số thời vụ ta thấy tại quý 2 năm 2015 công ty cao su Sao Vàng sẽ
đạt được doanh thu bán hàng cao nhất, cụ thể là 125027,5446 triệu đồng (đúng như đã
phân tích từ Câu 1, vào quý 2 thì doanh thu bán hàng của SRC chịu ảnh hưởng của chỉ
số thời vụ lớn nhất). Tóm lại, hai kết quả đều cho ra số liệu Doanh thu bán hàng tăng
so với các thời điểm trước đó.
Câu 5: Nếu năm 2015 giá dầu trung bình là 18.2 và chỉ số hoạt động phi nông
nghiệp là 34.5, hãy dự đoán doanh thu của công ty trong 2 năm tiếp theo.
Do mô hình tuyến tính không phù hợp để dự đoán doanh thu của công ty trong thời
gian kế tiếp. Nhóm tiếp tục sử dụng hàm xu thế dạng hàm mũ và kết hợp yếu tố mùa
vụ để dự đoán doanh thu trong 2 năm 2016 và 2017.
a. Hàm xu thế
Đầu tiên, nhóm sử dụng phần mềm SPSS để dự đoán cho 4 quý trong hai năm 2016 và
2017 bằng hàm xu thế chưa kết hợp yếu tố thời vụ, kết quả thu được như sau:

Qua kết quả trên, doanh thu của các quý trong năm 2017 và 2018 được dư báo như
sau:

Quý Doanh thu

Quý I 2016 125886.62338

Quý II 2016 131807.20859


Quý III 2016 138006.24538

Quý IV 2016 144496.82963

Quý I 2017 151292.67314

Quý II 2017 158408.13258

Quý III 2017 165858.23984

Quý IV 2018 173658.73377

Theo như kết quả dự đoán dựa vào hàm xu thế dạng mũ, ta thấy được rằng doanh thu
của công ty Sao Vàng có xu hướng tăng qua từng quý, năm và tăng đều so với quý,
năm trước. Thu được kết quả như trên là do bỏ qua sự tác động của yếu tố thời vụ, vậy
nên doanh thu đều tăng qua từng giai đoạn do giá trị của biến thời gian “t” tăng dần và
cao nhất là vào quý IV các năm do giá trị “t” trong hàm xu thế khi đó là lớn nhất.
Như đã được chứng minh ở câu 1 thì doanh thu của công ty có yếu tố mùa vụ, do đó
nhóm tiếp tục kết hợp hàm xu thế dạng hàm mũ với yếu tố mùa vụ để dự báo cho
doanh thu 4 quý năm 2016 và 2017

Dự báo bằng hàm Dự báo bằng hàm xu thế


Quý Yếu tố mùa vụ
xu thế kết hợp yếu tố mùa vụ

Quý I 2016 125886.62338 92,7 116696,8999

Quý II 2016 131807.20859 114 150260,2178

Quý III 2016 138006.24538 98,3 135660,1392

Quý IV 2016 144496.82963 95 137271,9881

Quý I 2017 151292.67314 92,7 140248,308

Quý II 2017 158408.13258 114 180585,2711

Quý III 2017 165858.23984 98,3 163038,6498

Quý IV 2018 173658.73377 95 164975,7971


Theo như kết quả dự đoán dựa vào hàm xu thế dạng mũ kết hợp với chỉ số thời vụ, ta
thấy được rằng doanh thu của công ty Sao Vàng trong những năm tiếp theo có xu
hướng tăng so với năm trước. Tuy nhiên nếu so với khi không tính đến chỉ số thời vụ
thì ta thấy có sự khác biệt rõ ràng. Cụ thể, nếu như doanh thu quý I năm 2016 dự kiến
khi không có yếu tố thời vụ là 125886.62338 (triệu đồng) thì khi thêm tính thời vụ
giảm xuống chỉ còn 116696,8999 (triệu đồng). Khi sử dụng mô hình nhân để dự đoán,
do có sự ảnh hưởng của yếu tố thời vụ nên doanh thu ở quý II sẽ đạt mức cao nhất
trong năm (đúng như kết quả tính chỉ số thời vụ ở câu 1), khác với khi chỉ dự đoán
bằng hàm xu thế thì doanh thu cao nhất rơi vào quý IV trong năm. Cụ thể, mức doanh
thu cao nhất dự kiến trong năm 2017 khi không xét tính thời vụ đạt vào quý IV và khi
có xét tính thời vụ đạt vào quý II lần lượt là 173658.73377 và 180585,2711 (triệu
đồng).
Với điều kiện thực tế đã đưa ra ở đề bài rằng: dự báo trong năm 2015 giá nguyên liệu
cao su thiên nhiên sẽ vẫn duy trì ở mức thấp, xu hướng giảm vẫn còn tiếp diễn; cùng
với những kết quả dự đoán như trên, có thể kết luận rằng việc lợi nhuận trong những
năm tới của các doanh nghiệp sản xuất cao su như CTCP Sao Vàng được đánh giá có
nhiều triển vọng là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với lý thuyết kinh tế.
KẾT LUẬN

Như vậy, có thể thấy việc sử dụng phần mềm SPSS để dự đoán, nghiên cứu và
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu như yếu tố mùa vụ là một việc cần thiết
cho doanh nghiệp. SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) cung cấp các
công cụ phân tích thống kê để xác định xu hướng, mối quan hệ, và dự đoán trong dữ
liệu doanh thu. Điều này giúp quản lý đưa ra quyết định chiến lược dựa trên thông tin
số liệu chính xác và phân tích sâu sắc về hiệu suất kinh doanh. Thống kê doanh thu
theo từng quý với hai nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất tới doanh thu bán hàng là chỉ
số hoạt động phi nông nghiệp và giá dầu giúp cho công ty cổ phần cao su Sao Vàng
bảo đảm, xác định và đo lường đầy đủ doanh thu theo từng quý, từng năm, giúp công
ty hiểu rõ hơn dữ liệu kinh doanh. Kết quả của việc dựa vào số liệu của SPSS chính là
một căn cứ giúp cho công ty thấy rõ được sự biến động hoặc sự chênh lệch doanh thu
theo từng quý, doanh thu có sự thay đổi khi có sự kết hợp của yếu tố thời vụ trong quý
trình hoạt động theo từng năm của công ty.
Qua việc điều tra khảo sát và dự đoán thực tế doanh thu của công ty Sao Vàng
trong hai năm tới, chúng ta có thể thấy được việc sử dụng linh hoạt các hàm xu thế
biến động theo thời gian, mô hình hồi quy tuyến tính với hai biến độc lập, từ đó giúp
công ty cổ phần Sao Vàng có thể dễ dàng kiểm soát đầy đủ doanh thu của mình theo
từng quý và từ đó có những chiến lược và phương hướng phát triển trong tương lai để
gia tăng lợi nhuận của mình.
Hơn hết, là một sinh viên Học viện Ngân Hàng nói chung và sinh viên khoa
Kinh Doanh Quốc Tế nói riêng, việc sử dụng mô hình SPSS trong thống kê giúp sinh
viên nắm bắt và áp dụng kiến thức thống kê vào thực tế. Qua việc phân tích dữ liệu
bằng SPSS, chúng em có cơ hội hiểu rõ hơn về quy trình thống kê, tìm hiểu về mô
hình phân phối dữ liệu, kiểm định giả thuyết, và xử lý dữ liệu thực tế. Điều này giúp
phát triển kỹ năng thống kê cần thiết cho nghiên cứu và làm việc trong nhiều lĩnh vực
khác nhau trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS. Trần Thị Kim Thu (2016), “Giáo trình Lý thuyết thống kê”, NXB Đại
học Kinh tế Quốc dân

You might also like