You are on page 1of 18

ĐỀ MẪU SỐ 04 – KIỂM TRA CUỐI KỲ (50%)

(Môn: Thống kê trong kinh doanh và kinh tế - Thời gian làm bài: 90 phút)
----------------------

Câu 1: (3,0 điểm)


Trong kho để rất nhiều sản phẩm của xí nghiệp A. Lấy ngẫu nhiên 100 sản phẩm, đem cân được kết quả
như sau:
X (g) 800 - 850 850 - 900 900 - 950 950 - 1000 1000 - 1050 1050 - 1100 1100 - 1150
Số sản phẩm 5 10 20 30 15 10 10
Các sản phẩm có trọng lượng ≥ 1050𝑔 là “sản phẩm loại 1”.
a) Hãy ước lượng trọng lượng trung bình của “sản phẩm loại 1” với độ tin cậy 98% (giả thiết trọng
lượng này có phân phối chuẩn).
b) Nếu muốn ước lượng tỉ lệ “sản phẩm loại 1” với độ tin cậy 80% và độ chính xác 3% thì cần điều tra
thêm bao nhiêu sản phẩm nữa?
Giải.
Câu Đáp án Điểm
1 a) (2,0 điểm) Hãy ước lượng trọng lượng trung bình của “sản phẩm loại 1” với độ tin cậy
(3,0 điểm) 98% (giả thiết trọng lượng này có phân phối chuẩn).

 Với bộ số liệu mẫu, ta có: n1  20  30, x1  1100, S1  25, 649. 0,5


  98%  tn 1; /2  t19;0.01  2,5395 0,5
 Giá trị phân phối tới hạn: .
S 25, 649
  tn 1; /2 . 1  2,5395.  14,565 0,5
n1 20
 Sai số ước lượng: .
 Vậy khoảng ước lượng cho trọng lượng trung bình của “sản phẩm loại 1” với độ

tin cậy 98% là


 
  x   ; x    1085, 435;1114,565 . 0,5

b) (1,0 điểm) Nếu muốn ước lượng tỉ lệ “sản phẩm loại 1” với độ tin cậy 80% và độ chính xác
3% thì cần điều tra thêm bao nhiêu sản phẩm nữa?
10  10
 Với bộ số liệu mẫu, ta có: n  100 và tỉ lệ “sản phẩm loại 1” là f   0, 2.
100 0,25
  80%  0,8  Z  /2  1, 2816
 Giá trị phân phối tới hạn: .
   0    0, 03
 Giải bất phương trình:
f 1  f 
 Z .  0, 03
2
N
2
0,25
 Z  2
 2   1, 2816 
N . f 1  f     .0, 2. 1  0, 2   291, 999744
 0, 03   0, 03 
 
 N min  292 0,25
.
 Vậy cần điều tra thêm 292 – 100 = 192 sản phẩm. 0,25
Câu 2: (2,0 điểm)
Một phần bảng ANOVA như sau:
ANOVA
Source of Variation SS df MS F
Between Groups 5.3270 2 ?
Within Groups ? ? ? ?
Total 6.8311 17
a) Hãy hoàn chỉnh bảng ANOVA (điền kết quả vào dấu ?).
b) Phát biểu giả thuyết.
c) Với mức ý nghĩa 5%, số liệu trên đủ chứng tỏ có sự khác biệt về điểm trung bình giữa các tổng thể
hay không?
Giải.
Câu Đáp án Điểm
2 a) (1,0 điểm) Hãy hoàn chỉnh bảng ANOVA (điền kết quả vào dấu ?).
(2,0 điểm)  Bảng ANOVA
Source of Variation SS df MS F
Between Groups 5.3270 2 2.6635
1,0
Within Groups 1.5041 15 0.1003 26.5553
Total 6.8311 17
b) (0,5 điểm) Phát biểu giả thuyết.
H0: Điểm trung bình giữa các tổng thể là như nhau. 0,25
H1: Có sự khác biệt về điểm trung bình giữa các tổng thể. 0,25
c) (0,5 điểm) Với mức ý nghĩa 5%, số liệu trên đủ chứng tỏ có sự khác biệt về điểm trung
bình giữa các tổng thể hay không?
 Giá trị kiểm định: F = 26.5553
 Giá trị phân phối tới hạn: F ;k 1;n k  F0.05;2;15  3.68 . 0,25

 Vì F  F0.05;2;15 nên ta bác bỏ giả thuyết H0.


 Vậy với mức ý nghĩa 5%, số liệu trên đủ chứng tỏ có sự khác biệt về điểm trung 0,25
bình giữa các tổng thể.
Câu 3: (2,0 điểm)
Nghiên cứu mối liên hệ giữa thời gian tự học và kết quả học tập của sinh viên. Chọn ngẫu nhiên 200 sinh
viên để thu thập dữ liệu, ta có bảng số liệu sau:
Kết quả học tập Thời gian tự học (giờ/ngày) Tổng
Ít Trung bình Nhiều
(dưới 2 giờ/ngày) (2-4 giờ/ngày) (trên 4 giờ/ngày)
Trung bình 70 25 5 100
Khá 15 35 10 60
Giỏi 5 10 25 40
Tổng 90 70 40 n=200
Với mức ý nghĩa 5%, có thể kết luận rằng kết quả học tập và thời gian tự học có độc lập nhau hay không?
Giải.
Câu Đáp án Điểm
3  Bảng giá trị kỳ vọng: 0,75
(2,0 điểm) Kết quả học tập Thời gian tự học (giờ/ngày)
Ít Trung bình Nhiều
(dưới 2 giờ/ngày) (2-4 giờ/ngày) (trên 4 giờ/ngày)
Trung bình 45 35 20
Khá 27 21 12
Giỏi 18 14 8
 Phát biểu giả thuyết:
H0: Kết quả học tập và thời gian tự học độc lập với nhau. 0,5
H1: Kết quả học tập và thời gian tự học có liên hệ với nhau.
 Giá trị kiểm định:
O  Eij 
2
 70  45 15  27   5  18 
2 2 2

    
2 ij

Eij 45 27 18

 25  35  35  21 10  14 


2 2 2

   0,25
35 21 14
 5  20  10  12   25  8 
2 2 2

  
20 12 8
 89.6528.
 2 ;( m 1).( n 1)   2 0,05;(31).(31)   20,05;4  9, 4877 0,25
 Giá trị phân phối tới hạn: .
 2  89, 6258   2 0,05;4  9, 4877
 Vì nên ta bác bỏ giả thuyết H0. 0,25
 Vậy với mức ý nghĩa 5%, kết quả học tập và thời gian tự học có liên hệ với nhau.
Câu 4: (3,0 điểm)
Dữ liệu sau đây ghi nhận chi phí quảng cáo và lợi nhuận (triệu đồng) của công ty SOL bán hàng trực
tuyến trong năm vừa qua:
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Advert 0,5 0,7 0,65 0,8 0,8 0,7 0,5 0,6 0,8 0,45 0,5 0,6
Profit 21,5 26 24 28 29 27 23 22,7 28 21,5 22 24
a) Tính hệ số tương quan và cho biết chi phí quảng cáo và lợi nhuận có quan hệ với nhau không?
b) Viết phương trình hồi quy và cho biết ý nghĩa kinh tế của hệ số góc.
c) Nếu biết chi phí quảng cáo là 0,9 triệu thì doanh thu dự báo sẽ là bao nhiêu?
d) Hãy cho biết mô hình hồi quy có phù hợp không?
e) Hãy cho biết hệ số góc có ý nghĩa thống kê không? Tìm khoảng tin cậy cho hệ số góc tổng thể.
f) Hãy tính sai số tiêu chuẩn.
g) Hãy tính hệ số xác định và nêu ý nghĩa?
h) Dự đoán khoảng cho giá trị trung bình và giá trị cụ thể của doanh thu khi biết chi phí quảng cáo là 1
triệu đồng.
Giải.
Câu Đáp án Điểm
4 a) (1,0 điểm) Tính hệ số tương quan và cho biết chi phí quảng cáo và lợi nhuận có quan hệ
(1,0 điểm) với nhau không?
 Ta có: 𝑥̅ = 0,6333; ∑ 𝑥 2 = 4,995; 𝑛 = 12; 𝑦̅ = 24,725;
0,5
∑ 𝑦 2 = 7418,79; ∑ 𝑥𝑦 = 191,645.
∑ 𝑥𝑦−𝑛.𝑥̅ .𝑦̅
 Hệ số tương quan được tính bởi công thức: 𝑟 =
√(∑ 𝑥 2 −𝑛.𝑥̅ 2 )(∑ 𝑦 2 −𝑛.𝑦̅ 2 )
191,645−12.0,6333.24,725 0,25
= = 0,9625 > 0.
√(4,995−12.0,63332 )(7418,79−12.24,7252 )
 Nhận xét: Giữa chi phí quảng cáo và lợi nhuận có tương quan thuận và mạnh (chặt
0,25
chẽ).
b) (1,0 điểm) Viết phương trình hồi quy và cho biết ý nghĩa kinh tế của hệ số góc.
 Phương trình hồi quy có dạng: 𝑦 = 𝑎 + 𝑏𝑥,
∑ 𝑥𝑦−𝑛.𝑥̅ .𝑦̅ 0,25
trong đó: 𝑏 = ∑ 2 2 ; 𝑎 = 𝑦
̅ − 𝑏. 𝑥̅
𝑥 −𝑛.𝑥̅
191,645−12.0,6333.24,725
 Ta có: 𝑏 = = 20,5596;
4,995−12.0,63332 0,25
𝑎 = 24,725 − (20,5596). 0,6333 = 11,7039.
 Vậy phương trình hồi quy cần tìm là 𝑦 = 11,7039 + 20,5596𝑥 (∗). 0,25
 Ý nghĩa kinh tế của hệ số góc: Khi chi phí quảng cáo tăng 1 triệu đồng thì lợi
0,25
nhuận tăng trung bình 20,5596 triệu đồng.
c) (1,0 điểm) Nếu biết chi phí quảng cáo là 0,9 triệu thì doanh thu dự báo sẽ là bao nhiêu?
 Chi phí quảng cáo là 0,9 triệu đồng nên 𝑥 = 0,9. 0,25
 Thay vào phương trình (∗) ta được:
0,5
𝑦 = 11,7039 + 20,5596.0,9 ≈ 30,2075 (triệu đồng).
 Vậy nếu biết chi phí quảng cáo là 0,9 triệu thì doanh thu dự báo sẽ là 30,2075
0,25
triệu đồng.

(Lưu ý: Sinh viên làm tròn đến chữ số thập phân thứ 4)
--- HẾT ---
ĐỀ MẪU SỐ 01 – KIỂM TRA CUỐI KỲ (50%)
(Môn: Thống kê trong kinh doanh và kinh tế - Thời gian làm bài: 90 phút)
----------------------

Câu 1: (3,0 điểm)


Tập đoàn bán lẻ F. Mart dự định mở một siêu thị tại khu dân cư H. Để đánh giá sức mua của khách hàng,
tập đoàn thực hiện một nghiên cứu thị trường. Sau đây là một phần kết quả của cuộc khảo sát:

Chi tiêu (triệu đồng/tháng) Dưới 5 5-6 6-7 7-8 8-9 9 - 10 ≥ 10


Số hộ 12 18 20 24 36 15 5

a) Tìm khoảng tin cậy 90% của mức chi tiêu trung bình hàng tháng của hộ gia đình.
b) Với độ tin cậy 85%, hãy ước lượng tỉ lệ hộ gia đình có mức chi tiêu hàng tháng ≥ 8 triệu đồng.
Giải.
Câu 2: (3,0 điểm)
Số ngày nghỉ trong năm ghi nhận được của một mẫu 24 nữ nhân viên trong một công ty như sau:

18 14 12 12 16 14 16 20 15 14 10 15
16 14 16 15 10 12 10 18 12 15 10 16

Được biết số ngày nghỉ của nữ nhân viên có phân phối chuẩn.
a) Hãy ước lượng khoảng tin cậy 90% cho số ngày nghỉ trung bình của nữ nhân viên trong công ty.
b) Có thể nói rằng, số ngày nghỉ trung bình trong năm của nữ nhân viên trong công ty là 14 ngày được
không? Kết luận với mức ý nghĩa là 5%.
Giải.
Câu 3: (2,0 điểm)
Một nghiên cứu mức sống vật chất và văn hóa của dân cư bằng phương thức phỏng vấn trực tiếp từ các
hộ gia đình. Sau đây là một phần kết quả của cuộc phỏng vấn:

Trình độ học vấn Giới tính


Nam Nữ
< Trung học 40 60
Trung học 160 140
> Trung học 30 70

Giữa trình độ học vấn và giới tính có độc lập với nhau hay không? Kết luận với mức ý nghĩa 5%.
Giải.
Câu 4: (2,0 điểm)
Khảo sát giá bán X (ngàn đồng/kg) và cầu một loại sản phẩm Y (tấn) trên thị trường. Số liệu cho trong
bảng dưới đây:

X 3,9 3,9 3,8 3,8 4,0 4,0 4,1 4,1


Y 9,0 9,5 12,5 12 8,5 9,0 8,0 8,5

a) Tính hệ số tương quan giữa hai biến và cho nhận xét mối liên hệ giữa giá bán với cầu của sản phẩm.
b) Xác định phương trình hồi quy tuyến tính mô tả mối liên hệ phụ thuộc của cầu với giá bán của sản
phẩm. Giải thích ý nghĩa của hệ số góc vừa tìm.
c) Với giá bán là 3,84 ngàn đồng/kg, hãy dự báo cầu của sản phẩm.
Giải.

(Lưu ý: Các kết quả gần đúng quy đến 3 chữ số thập phân)
--- HẾT ---
ĐỀ MẪU SỐ 02 – KIỂM TRA CUỐI KỲ (50%)
(Môn: Thống kê trong kinh doanh và kinh tế - Thời gian làm bài: 90 phút)
----------------------
Câu 1: (3,0 điểm)
Cho số liệu thống kê về trọng lượng (gam) các quả xoài như sau:
Trọng lượng (gam) 20-40 40-50 50-60 60-70 70-80 80-90 90-100 100-110 110-130
Số quả 5 10 20 25 25 15 10 8 3
Những quả xoài nặng trên 90g được xếp vào “xoài loại 1”.
a) Hãy xây dựng khoảng tin cậy 96% cho tỉ lệ “xoài loại 1”.
b) Hãy ước lượng trọng lượng trung bình của những quả “xoài loại 1” với độ tin cậy 95% (giả sử trọng
lượng của các quả xoài là đại lượng ngẫu nhiên có phân phối chuẩn).
c) Với mức ý nghĩa 5%, hãy kiểm định giả thuyết cho rằng tỉ lệ “xoài loại 1” là 15%.
Giải.
Câu 2: (2,0 điểm)
Một câu lạc bộ bắn súng ở một trung tâm thể dục thể thao thực hiện một nghiên cứu nhằm xác định phải
chăng sự chính xác của đường bắn phụ thuộc vào phương pháp ngắm bắn: mở cả hai mắt, chỉ mở một mắt trái,
hoặc chỉ mở một mắt phải. 20 xạ thủ được chọn và chia ngẫu nhiên thành 3 nhóm và các xạ thủ thực hiện một
phương pháp ngắm bắn. Kết quả điểm số được ghi nhận (thang điểm từ 0 đến 40) và được một phần kết quả
phân tích ANOVA như sau:
Anova: Single Factor
SUMMARY
Groups Count Sum Average Variance
Mở cả hai mắt 7 169 24.14 21.14
Chỉ mở mắt trái 7 222 31.71 9.90
Chỉ mở mắt phải 6 209 34.83 14.57
ANOVA
Source of Variation SS df MS F
Between Groups 400.88 X X
Within Groups X 17 X X
Total 660 19
a) Hãy hoàn chỉnh bảng ANOVA (điền kết quả vào dấu X).
b) Hãy phát biểu giả thuyết.
c) Với mức ý nghĩa 1%, số liệu trên đủ chứng tỏ có sự khác biệt về điểm trung bình giữa các phương
pháp ngắm bắn hay không?
Giải.
Câu 3: (2,0 điểm)
Một mẫu ngẫu nhiên 12 khách hàng được chọn để đánh giá chất lượng dịch vụ của hai ngân hàng thương
mại. Kết quả đánh giá của khách hàng theo thang điểm từ 1 đến 10 như sau:
Khách hàng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Ngân hàng A 6 7 5 6 7 8 6 5 6 6 7 6
Ngân hàng B 8 9 5 9 6 8 7 8 8 5 9 8
Với mức ý nghĩa 5%, hãy đánh giá về chất lượng dịch vụ giưa hai ngân hàng có như nhau hay không?
Biết rằng tổng thể không có phân phối chuẩn.
Giải.
Câu 4: (3,0 điểm)
Cho X là điểm toán thi vào đại học và Y là điểm thi cuối năm thứ nhất của 10 sinh viên Khoa Toán (thang
điểm 20), ta có kết quả điều tra:
X 2 8 5 10 14 12 18 6 8 10
Y 4 8 6 10 12 10 15 5 9 12
a) Xác định mối tương quan giữa điểm toán thi vào đại học và điểm thi cuối năm thứ nhất.
b) Lập phương trình hồi quy của Y theo X.
c) Hãy dự đoán điểm thi cuối năm nhất của sinh viên có điểm thi toán vào đại học là 15 điểm.
Giải.

(Lưu ý: Sinh viên làm tròn đến chữ số thập phân thứ 4)
--- HẾT ---
ĐỀ MẪU SỐ 03 – KIỂM TRA CUỐI KỲ (50%)
(Môn: Thống kê trong kinh doanh và kinh tế - Thời gian làm bài: 90 phút)
----------------------
Câu 1: (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu như sau:
Điểm số < 40 40 - 55 55 - 70 70 – 85 85 - 100
Số sinh viên 5 7 18 16 20
a) Ước lượng trung bình điểm số của nhóm sinh viên trên với độ tin cậy 98%.
b) Có thể kết luận rằng tỉ lệ số sinh viên điểm từ 55 là 70% hay không? Với mức ý nghĩa 1%.
Giải.

Câu 2: (2,0 điểm)


Có tài liệu về cách cho điểm môn X của 3 giáo viên như sau (điểm tối đa là 100):
A B C
26 20 18
14 54 34
32 23
Giả sử có phân phối chuẩn, với mức ý nghĩa 5%, hãy cho biết cách chấm điểm của 3 giáo viên có khác
nhau không?
Giải.
Câu 3: (3,0 điểm)
Bảng kết quả sau đây xét mối quan hệ giữa giới tính và điểm số của sinh viên:
Giới tính Điểm số
Giỏi Khá Trung bình
Nam 20 10 35
Nữ 15 18 22
Với mức ý nghĩa 10%, có thể kết luận rằng giới tính và điểm số có độc lập nhau hay không?
Giải.

Câu 4: (2,0 điểm)


Để xét mối quan hệ tương quan giữa doanh thu với chi phí quảng cáo, người ta đã khảo sát và thu được
kết quả như sau:
Chi phí quảng cáo (triệu đồng) 20 34 45 60 63 75
Doanh thu (triệu đồng) 270 284 355 490 510 650

a) Tính hệ số tương quan và cho nhận xét mối liên hệ giữa doanh thu với chi phí quảng cáo.
b) Viết phương trình hồi quy. Giải thích ý nghĩa kinh tế của hệ số góc vừa tìm.
c) Nếu biết chi phí quảng cáo là 50 triệu, hãy dựa vào phương trình hồi quy để dự báo doanh thu sẽ là
bao nhiêu?
Giải.

(Lưu ý: Sinh viên làm tròn đến chữ số thập phân thứ 4)
--- HẾT ---
ĐỀ MẪU SỐ 05 – KIỂM TRA CUỐI KỲ (50%)
(Môn: Thống kê trong kinh doanh và kinh tế - Thời gian làm bài: 90 phút)
----------------------
Câu 1: (3,0 điểm)
Một hãng sản xuất ô tô giới thiệu một dòng sản phẩm mới. Số liệu sau đây là kết quả khảo sát lượng
nhiên liệu tiêu thụ (lít/100km) của 16 khách hàng khi sử dụng dòng xe mới:
5.4 5.5 5.6 5.8 5.9 6.0 6.1 5.8
6.0 5.9 5.4 5.5 6.1 6.2 5.8 5.6
Giả sử lượng nhiên liệu tiêu thụ là biến ngẫu nhiên tuân theo phân phối chuẩn.
a) Với độ tin cậy 98%, hãy ước lượng mức nhiên liệu tiêu thụ trung bình của dòng xe mới.
b) Nhà sản xuất quảng cáo lượng xăng tiêu thụ của dòng sản phẩm mới là 5.8 lít/100km. Với mức ý
nghĩa 2%, hãy cho biết quảng cáo trên có phù hợp với dữ liệu quan sát không?
Giải.
Câu 2: (2,0 điểm)
Cho một phần của kết quả phân tích phương sai một yếu tố:
ANOVA
Source of Variation SS df MS F
Between Groups 380 X X
Within Groups X 17 X X
Total 660 19
a) Hãy hoàn chỉnh bảng ANOVA (điền kết quả vào dấu X).
b) Hãy phát biểu giả thuyết.
c) Với mức ý nghĩa 1%, số liệu trên đủ chứng tỏ có sự khác biệt về trung bình giữa các nhóm hay không?
Giải.
Câu 3: (2,0 điểm)
Công ty KF kinh doanh các loại thức ăn nhanh thực hiện một cuộc khảo sát để đánh giá mức độ ưa thích
của khách hàng về hai loại sản phẩm: sản phẩm đang bán và sản phẩm cải tiến. Số liệu khảo sát cho trong bảng
dưới đây:
Khách hàng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Điểm cho sản phẩm đang bán 7 9 10 6 9 9 8 7 9 9 7 10
Điểm cho sản phẩm cải tiến 7 7 7 8 9 7 9 6 8 7 8 8
Với mức ý nghĩa 5%, có thể kết luận rằng sự ưa thích của khách hàng về sản phẩm đang bán và sản
phẩm cải tiến là như nhau hay không?
Giải.
Câu 4: (3,0 điểm)
Khảo sát giá bán (ngàn đồng/kg) và cầu một loại hàng hóa (tấn) trên thị trường. Số liệu cho trong bảng
dưới đây:
X: Giá bán (ngàn đồng/kg).
Y: Cầu hàng hóa (tấn).
Y 9,0 9,5 12,5 12 8,5 9,0 8,0 8,5
X 3,9 3,9 3,8 3,8 4,0 4,0 4,1 4,1
a) Tính hệ số tương quan giữa hai biến và cho nhận xét mối liên hệ giữa giá bán với cầu của hàng hóa.
b) Xác định phương trình hồi quy tuyến tính mô tả mối liên hệ phụ thuộc của cầu với giá bán của hàng
hóa. Giải thích ý nghĩa của hệ số góc vừa tìm được.
c) Với giá bán là 3,85 ngàn đồng/kg, hãy dự báo cầu của hàng hóa.
Giải.

(Lưu ý: Các kết quả gần đúng quy tròn đến 3 chữ số thập phân)
--- HẾT ---

You might also like