You are on page 1of 1

VẤN ĐỀ PHÁP LÝ: HỢP ĐỒNG CHO VAY

1. Vấn đề:
Công ty vay tiền ông Lạp, hợp đồng ký vào ngày 25/02/2012, số tiền vay cụ thể
là 7 tỷ đồng. Tuy nhiên, có giấy tờ cho thấy vào ngày 15/02/2012, ông Lạp đã
đưa tiền cho công ty (số tiền 7 tỷ đồng) trước. Có căn cứ pháp lý cho việc đưa
tiền trước mới rồi ký hợp đồng không ?
2. Phương án giải quyết
Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa
thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn
trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số
lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy
định.” Bộ luật Dân sự không quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng vay tài
sản, do đó giao dịch vay tài sản có thể được thực hiện bằng lời nói, bằng văn bản
hoặc bằng hành vi cụ thể theo Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015.
Đặt trường hợp công ty và ông Lạp đã có giao kết hợp đồng bằng lời nói. Nên
việc ông Lạp đưa số tiền 7 tỷ đồng cho công ty trước được coi là một giao dịch
dân sự. Căn cứ theo khoản 4 Điều 400 Bộ luật Dân sự 2015 thì trường hợp hợp
đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm
giao kết hợp đồng được xác định là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung
của hợp đồng. Theo đó, hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời
điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định
khác theo quy định tại Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015.

You might also like