You are on page 1of 2

CHƯƠNG 3_CÂU 2

2. Xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài.

- Tham khảo tài liệu là gì?

Tham khảo tài liệu là thực hiện việc tìm kiếm, chọn lựa, phân loại tài liệu viết
về một đề tài nào đó, sau đó tổng hợp lý thuyết, luận điểm... từ các tài liệu này,
trình bày lại, diễn giải và đánh giá các lý thuyết, luận điểm này. Tài liệu ở đây
bao gồm sách, giáo trình, tạp chí, báo chuyên ngành (dạng in hay điện tử), báo
cáo công trình khoa học, báo cáo của chính phủ, bài đăng trên các website
chuyên ngành...

- Mục tiêu của tham khảo tài liệu: 4 MỤC TIÊU

 Làm rõ và xác định trọng tâm của vấn đề nghiên cứu


 Cải thiện phương pháp luận nghiên cứu của nhà nghiên cứu
 Mở rộng kiến thức nền tảng của nhà nghiên cứu về lĩnh vực đang nghiên
cứu
 Thiết lập mối quan hệ giữa kết quả nghiên cứu của mình và hệ thống tri
thức hiện có về vấn đề nghiên cứu

- Trình tự các bước tiến hành tham khảo tài liệu?

Tham khảo tài liệu thường được tiến hành theo 4 bước:

1. Tìm kiếm các tài liệu hiện có trong lĩnh vực nghiên cứu;
2. Đọc những tài liệu đã được chọn lựa;
3. Phát triển khung lý thuyết
4. Phát triển khung khái niệm (Kumar, 2011).

- Nguồn tin cậy để tìm kiếm tài liệu tham khảo?


Nhà nghiên cứu có thể tìm kiếm tài liệu từ các nguồn sau: sách, tạp chí chuyên
ngành, báo cáo hội thảo và từ Internet. Đối với sách và báo, nhà nghiên cứu
cần tham khảo các tài liệu có số ISBN (International Standard Book Number)
hay ISSN (International Standard Serial Number). Đối với các báo cáo hội thảo,
cần tìm các báo cáo từ các hội thảo có bình duyệt. Đối với các tài liệu online,
nhà nghiên cứu cần tham khảo tài liệu từ các website của các cơ quan chức
năng, cơ quan nghiên cứu, đào tạo, các tổ chức có uy tín. Mỗi nguồn tài liệu có
những ưu, khuyết điểm riêng.

- Thứ tự nào đúng về chất lượng nguồn tài liệu?

Xét về chất lượng: sách > tạp chí chuyên ngành > báo cáo hội thảo > Internet.

Xét về tính cập nhật: Internet > báo cáo hội thảo > tạp chí chuyên ngành > sách.

- Tiêu chí đánh giá tài liệu? 6 TIÊU CHÍ

 Uy tín: Tác giả là ai? Tác giả có phải là chuyên gia có uy tín, được trích
dẫn nhiều trong lĩnh vực nghiên cứu không?
 Độ tin cậy: Tài liệu có được bình duyệt không? Do cơ quan, tổ chức nào
phát hành?
 Tính chính xác: Thông tin được trình bày trong tài liệu có chính xác
không? Tác giả có dựa trên nguồn thông tin có đáng tin cậy không?
 Tính khách quan: Thông tin có định kiến, có thiên lệch không?
 Tinh cập nhật: Ngày xuất bản? Thông tin có còn phù hợp với hiện tại hay
không? Có tài liệu nào mới hơn không? Có tài liệu nào bác bỏ hay nghi
ngờ về thông tin của tài liệu hay không?
 Phạm vi bao quát: Thông tin có hoàn chỉnh không? Có bao quát được
lĩnh vực nghiên cứu hay không?

You might also like