You are on page 1of 2

KINH TẾ HỌC QUỐC TẾ

KHUNG KIẾN THỨC


---o0o---

CHƯƠNG 2: NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ LÝ THUYẾT LỢI THẾ SO SÁNH

1. Chủ nghĩa trọng thươngTư tưởng chính:

Thành tựu: nhận thức đúng tầm quan trọng của thương mại quốc tế

Hạn chế: cho rằng sự giàu có của một quốc gia đo lường bằng số lượng tiền, thương mại quốc
tế là rò chơi có tổng bằng không, chú trọng xuất siêu, hạn chế nhập khẩu

2. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam


Smith Phát biểu lý thuyết: hai quốc gia có thể thu
được lợi ích bằng cách mỗi quốc gia chuyên môn
hoá sản xuất và xuất khẩu hàng hoá có lợi thế
tuyệt đối, nhập khẩu hàng hoá không có lợi thế

Cơ sở xác định lợi thế tuyệt đối: chi phí sản xuất, năng suất lao động

Thành tựu: thấy được tính ưu việt của chuyên môn hoá là tiết kiệm lao động và tăng được sản
lượng hàng hoá

Hạn chế: không giải thích được những nước không có lợi thế tuyệt đối nào, tính khái quát của
lý thuyết chưa cao, coi lao động là yếu tố duy nhất tạo ra giá trị

3. Lý thuyết lợi thế tương đối của David Ricardo Phát biểu lý thuyết: Hai quốc gia trao
đổi thương mại với nhau thì cả hai đều có lợi kể cả hai sản phẩm của quốc gia này đều kém
hiệu quả hơn quốc gia kia.

Cơ sở xác định lợi thế tương đối: dựa trên năng suất lao động tương đối hoặc chi phí sản xuất
tương đối khi có thương mại quốc tế

Thành tựu: những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn hoặc kém các nước khác vẫn có thể
tham gia sản xuất mọi sản phẩm và vẫn có lợi ích tham gia thị trường thương mại quốc tế

Hạn chế: đúng nhưng chưa sát thực tế

4. Lý thuyết chi phí cơ hội của


HaberlerPhát biểu lý thuyết: chi phí cơ hội của
hàng hoá X là số lượng hàng hoá Y mà nền kinh
tế phải từ bỏ

Cơ sở xác định lợi thế tương đối: dựa trên lợi thế so sánh bằng chi phí cơ hội
Đồ thị đường PPF trong trường hợp CPCH không đổi:

Thành tựu: giải quyết được bất hợp lý trong lý thuyết lọi thế so sánh

Hạn chế: không đề cập nhu cầu người tiêu dùng

You might also like