You are on page 1of 6

THAM GIA NHÓM FACEBOOK

ĐẤT NƯỚC NÂNG CAO – BUỔI 1


OU
GR
VN

I. Mở bài:
- Sóng Hồng (Trường Chinh)

“Lấy cán bút làm đòn xoay chế độ

Mỗi vần thơ bom đạn phá thường xuyên”

- Trong thời kỳ miền Nam bị tạm chiếm, Đế quốc và tay sai – chúng thường
xuyên tạc về Cộng Sản, Cách Mạng, lôi kéo mua chuộc thanh niên vào
chốn ăn chơi và quên đi trách nhiệm với dân tộc

- Trường ca “Mặt đường khát vọng” đã được ra đời trong hoàn cảnh ấy,
thức tỉnh tinh thần trách nhiệm, sứ mệnh của từng con người với quê
hương, đất nước, dân tộc

- Tác phẩm được sáng tác tại chiến khu Trị Thiên vào năm 1971, in lần đầu
năm 1984

- Đoạn trích thuộc chương V của “Trường ca mặt đường khát vọng”

- Nói như tiến sĩ, nhà phê bình Nguyễn Thị Thu Thủy có bài đăng trên tạp
chí văn học Sài Gòn đã có những nhận xét như sau: “Từ những năm 80 của
thế kỷ XX, đã từ sớm thơ của Nguyễn Khoa Điềm thừa chất trí tuệ”

- Thơ của Nguyễn Khoa Điềm là sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy
tư sâu lắng (phong cách thơ trữ tình - chính luận)

- Thơ của Nguyễn Khoa Điềm luôn giàu liên tưởng, những điều vốn bình dị,
đơn sơ nhất nhưng lại đem đến đó là sự khái quát, nhiều suy tư, nhiều
chiêm nghiệm. Nguyễn Khoa Điềm đã có những chia sẻ: “Chương V là một
chương lớn. Tôi viết chương này trong những ngày mưa triền miên sau Tết.
Đó là thời kỳ máy bay Mỹ đánh phá dữ dội. B52 dội bom liên tục, cho mọi
P
U
RO

thứ tối tăm, mù mịt. Chúng tôi ngồi trong hầm mà viết, cảm xúc được cộng
G
N

hưởng với tiếng bom nổ, bởi khói bom và mưa rừng. Có khi viết xong, một
V

trận bom làm cho bản thảo bay lung tung, lượm lại trang còn, trang mất,
lại ngồi viết tiếp. Tôi viết rất nhanh, cảm xúc dồn tụ mãnh liệt, giờ chỉ việc
tuôn chảy ra thôi” (Nguyễn Khoa Điềm – Nhà văn và tác phẩm)

Vngroupschool.com
THAM GIA NHÓM FACEBOOK

II. Thân bài - đất nước có từ bao giờ?


P
OU
GR
VN

- Đoạn thơ cho ta sự cảm nhận mới mẻ của tác giả - vừa mới mẻ, vừa thấm
thía về đất nước trong mối quan hệ với cuộc sống và nhân dân

- Từ những khái niệm trừu tượng về lòng yêu nước, những tiêu chí thiêng
liêng để định hình đất nước đã được biểu hiện bằng những hình ảnh cụ
thể, bình dị, thân thương và quen thuộc à đó là những hình ảnh thường
xuyên xuất hiện trong cuộc sống thường ngày của nhân dân

- Câu thơ mở đầu cho đoạn trích, đem cho chúng ta cảm giác ấm áp, thân
thương về sự tồn tại và hiện hữu của đất nước đối với mỗi cá nhân, mỗi
con người Việt Nam

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”

- “ta” vừa có thể hiểu đó là tác giả, nhưng cũng vừa có thể hiểu đó là tiếng
nói của cả thế hệ - có thể hiểu là bất cứ ai, trong hoàn cảnh nào, bất cứ
thời đại nào là chính chúng ta, hay con cháu của chúng ta sau này

- Ta đã lớn lên, trường trong cha mẹ, trong sự chở che của quê hương
mình, trong đất nước mình – thì đất nước đã có rồi, có trong mỗi chúng ta,
có từ lâu đời

- Đất nước có rồi như một chân lý hiển nhiên, chính chúng ta sẽ là người
bước tiếp

- Nhà thơ không hề đề cập đến những vương triều, những triều đại đã tồn
tại, không đề cập đến những anh hùng, mà Nguyễn Khoa Điềm đã chọn
cho mình một cách thể hiện rất riêng – không sử dụng những hình ảnh
quá lớn lao, xa xôi (Thiên thư, nhật nguyệt, …) - mà lại là những hình ảnh
vốn dĩ rất thân thương, giản dị, mộc mạc, gần gũi

“Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa

mẹ thường hay kể”


P
U
RO

- Câu thơ được viết lên ngắn gọn, giản dị, mà lại đem đến cho chúng ta
G
N
V

cảm xúc thiêng liêng – đó là những bồi hồi, xúc động

Vngroupschool.com
THAM GIA NHÓM FACEBOOK

- Cụm từ “Ngày xửa ngày xưa”(cổ tích thần kỳ) mang điệu hồn của những
P
OU

huyền thoại, những câu chuyện đưa ta về một thủa rất xa xưa khi đất nước
GR
VN

hình thành

- Đất nước hiện hữu lên trong không khí của huyền thoại, trong những câu
chuyện cổ tích thần kỳ do nhân dân Việt Nam sáng tạo ra. Với cách thể
hiện này, hai tiếng “Đất nước” thiêng liêng bỗng trở nên kỳ diệu, yên bình,
xa xăm – đó là thế giới của những ông bụt, bà tiên với những phép màu kỳ
diệu, đó là ước mơ hạnh phúc của nhân dân, đó là công lý làm nên sự
trường tồn xa xăm của đất nước

- Tác giả sử dụng những từ để nói về thời gian như là “bắt đầu”, “bây giờ”
mặc dù không xác định thời gian cụ thể, nhưng lại khẳng định sự tồn tại và
quá trình hình thành lâu đời của Đất Nước

- Vậy Đất Nước đã được hình thành lên như thế nào? à (theo cách nhìn của
tác giả) Từ phong tục tập quán, từ nét văn hóa truyền thống, lối sống cao
đẹp của nhân dân Việt Nam, đó là “thuần phong mỹ tục”

“Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”

“Tóc mẹ thì bới sau đầu”

- Miếng trầu bà ăn là truyền thống, là phong tục đẹp của người Việt, là sự
hóa thân của tình cảm anh em yêu thương gắn bó, là biểu hiện của tình cảm
vợ chồng chung thủy sắt son. Sắc thắm của miếng trầu quen thuộc ấy có vẻ
đẹp ngàn đời của đất nước

- “Bới tóc sau đầu” – cách làm đẹp của người phụ nữ miền Nam, Việt Nam à
hình ảnh này vừa đơn sơ, giản dị, duyên dáng của phụ nữ Việt Nam – biểu
hiện sự chịu thương, chịu khó, đức tính cần cù, nuôi con khôn lớn, vẻ đẹp
này ta đã có bắt gặp trong ca dao xưa:

“Tóc ngang lưng vừa chừng em bới

Để chi dài bối rối da anh”


P
U
RO

- Những nét đẹp mộc mạc, đơn sơ, bình dị ấy làm nên phong tục, làm nên
G
N

đất nước của mỗi chúng ta


V

- Sự hình thành của hai tiếng “Đất Nước” gắn liền với tình cảm thủy chung

o Thành ngữ: “Muối mặn gừng cay”

Vngroupschool.com
THAM GIA NHÓM FACEBOOK

o Ca dao: “Tay nâng niu đĩa chén gừng / Gừng cay muối mặn xin đừng
P
OU

quên nhau”
GR
VN

- Nhà thơ đã có sự hòa trộn kỳ diệu ý thơ vừa giản dị, vừa xâu xa – gừng,
muối vốn là gia vị sẵn có trong gian bếp của người Việt à càng để lâu, càng
giữ được hương vị

- Dẫu cuộc đời có trăm ngàn cay đắng, dẫu vận đổi sao dời, tình cảm vợ
chồng vẫn vẹn nguyên

“Muối đã mặn nghìn năm vẫn mặn

Gừng đã cay muôn thuở vẫn còn cay

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Dẫu xa nhau cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”

(Ca dao)

- Đất Nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm hiện lên với vẻ đẹp thuần Việt -
“cái kèo cái cột” – người Việt Nam mình đặt tên cho con không quá cầu kỳ,
kiểu cách – họ lấy ngay những bộ phận của ngôi nhà để đặt tên cho con
cái – cái kèo, cái cột những đồ vật vốn vô tri trở thành tên gọi của những
em bé. Những cái tên nôm na và dân dã ấy gợi nhớ đến văn hóa của người
Việt (truyền thống dựng tre làm nhà) – những vẻ đẹp mộc mạc, chân chất
của nhân dân Việt Nam

- Tất cả những điều ấy đã trở thành nếp sống, phẩm chất, đậm đà bản sắc
dân tộc của người Việt Nam

o Kèo và cột à đặt tên con xấu cho dễ nuôi – tên cúng cơm – đồ vật trong
nhà

o Em bé Việt Nam gọi tên đồ vật trong nhà

Sự hình thành và phát triển của đất nước gắn liền với lao
P
U

động vất vả và truyền thống yêu nước


RO
G
N
V

“Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”

- Nhà thơ như một người hướng dẫn du lịch đưa chúng ta quay về Làng Phù
Đổng – sự tích Thánh Gióng nhổ bụi tre ngà đánh tan giặc Ân

Vngroupschool.com
THAM GIA NHÓM FACEBOOK

- Cây tre là biểu được cho sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam
P
OU
GR

- Trải qua nhiều những đau thương trong máu lửa, dân tộc Việt Nam ta đã
VN

đương đầu với những kẻ thù tàn bạo nhất

- Con người Việt Nam vẫn bất khuất, anh hùng để bảo vệ quê hương, xứ sở

- Trong lịch sử dựng nước và giữ nước thì “tre” cũng có công góp phần cho
những chiến thắng à khiến ta nhớ đến Thép Mới trong bài “Cây tre Việt
Nam”: “Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái
nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người! Tre anh
hùng lao động”

- Hai từ “lớn lên” mộc mạc, giản dị nhưng đã thổi vào đất nước một linh
hồn, một trái tim chứa chan sức sống à đó là truyền thống yêu nước nồng
nàn, bền bỉ, kiên cường được khơi dậy trong thơ ca của Nguyễn Khoa Điềm
với lời kể ấm êm

- Từ câu chuyện cổ tích mẹ kể năm xưa đã trở thành hồn thiêng của dân
tộc

- Ở đó, ta còn bắt gặp trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm truyền thống lao
động chăm chỉ, cần cù cũng làm nên sự hình thành bền bỉ của đất nước

“Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”

- “Một nắng hai sương” là thành ngữ thể hiện sự gian nan, vất vả, nhọc
nhằn và cực khổ trong quá trình tạo ra hạt gạo. Đồng thời thành ngữ này
cũng thể hiện sự chăm chỉ trong lao động của con người Việt Nam – mà xa
hơn là cội nguồn văn hóa của dân tộc

- Một đất nước có nền văn minh lúa nước, với những con người chịu
thương chịu khó

III. Đánh giá – tổng kết:


- Hình ảnh mà nhà thơ sử dụng trong đoạn trích mang đậm chất liệu văn
P
U
RO

hóa, đem đến những xúc động, bồi hồi sâu sắc đến với bạn đọc
G
N
V

- Việc nhà thơ sử dụng chất liệu của kho tàng văn hóa đã đào sâu vào trong
ký ức của từng con người Việt Nam đã tạo ra một thế giới nghệ thuật vừa
gần gũi, vừa kỳ diệu, gợi lên sự thiêng liêng của 2 tiếng “Đất Nước”

Vngroupschool.com
THAM GIA NHÓM FACEBOOK

- Trong cách viết của Nguyễn Khoa Điềm – đất nước đã tồn tại từ xa xưa,
P
OU

không cao siêu mà lại gần gũi, thân thương


GR
VN

- Đất nước trong cách hiểu của “Nguyễn Khoa Điềm” được hiểu theo cách
mới mẻ - có trong từng mái nhà, lối sống, phẩm chất (ẩn sau những con
chữ ấy có tình cảm yêu nước tha thiết)

- Đất nước là sự kết tinh của cuộc sống hàng ngày

P
U
RO
G
N
V

Vngroupschool.com

You might also like