You are on page 1of 16

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG

1. Thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu bao gồm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.

Dữ liệu sơ cấp được tạo từ Google Form với bộ câu hỏi như sau:

1. Bạn đang ở độ tuổi nào?

2. Giới tính của bạn?

3. Nơi sinh sống hiện tại của bạn?

4. Thu nhập hiện tại của bạn?

5. Bạn có sử dụng xà phòng thường xuyên không?

6. Bạn thường sử dụng xà phòng cho mục đích gì?

7. Bạn mong muốn sản phẩm đáp ứng nhu cầu gì?

8. Bạn thường dùng loại xà phòng nào?

9. Bạn thích xà phòng có hương liệu hay không?

10. Bạn thích các mùi hương nào?

11. Bạn thích xà phòng có hình dạng nào?

12. Bạn thích sản phẩm xà phòng có dạng bao bì nào?

13. Mức giá bạn sẵn lòng trả cho 1 cục xà phòng?

14. Bạn thường tiếp cận sản phẩm thông qua đâu?

15. Bạn thường mua sản phẩm qua phương tiện nào?

16. Bạn có thường sử dụng một loại xà phòng lâu dài?

Số mẫu cần lấy:

[ ]
2
z s
n ≥ ( ).( )
a x

Trong đó:
z là giá trị tiêu biểu của hệ số độ lệch chuẩn (lấy z = 1,96 tương ứng với độ tin
cậy 95%)

a là mức độ sai số cho phép của giá trị ước tính (lấy a = 0,1)

s là giá trị độ lệch chuẩn (s = 0,5 vì chưa lấy mẫu khảo sát)

x là giá trị trung bình ( x=1)

Ta được:

[ ]
2
1, 96 0 , 5
n≥ . =96 mẫu
0 ,1 1

Mục tiêu: Khảo sát thị trường nhằm xác định thói quen, nhu cầu và mong muốn
của các đối tượng tiêu dùng, mức độ khả thi khi thực hiện sản phẩm.

Phạm vi: bạn bè, người thân.

Kết quả: thu được 104 biểu mẫu phản hồi.

- Dữ liệu thứ cấp được lấy từ các nguồn sau:

1. Tổng cục Thống kê Việt Nam

2. Phân tích STP

2.1. Phân đoạn thị trường (Segmentation)

Chúng ta tiến hành quá trình nghiên cứu thị trường thông qua mẫu khảo sát (gồm
người mua, nhu cầu, đặc điểm hành vi của họ,…) để có thể phân loại các sản phẩm
đang kinh doanh để đánh vào phân khúc khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.

 Nhân khẩu học

Có thể quan sát biểu đồ thể hiện tỉ trọng về giới tính, độ tuổi, thu nhập có được từ
kết quả khảo sát như dưới đây:
Qua kết quả trên ta thấy được:

- Tỉ lệ về giới tính phân bố đồng đều ở cả nam và nữ vì nhóm đã thực hiện khảo
sát ở số lượng nam và nữ cân bằng từ đó có thể xem xét nhu cầu và thói quen sử dụng
ở cả 2 giới tính.

- Mẫu khảo sát được gửi chủ yếu đến các bạn bè và người thân của thành viên
trong nhóm, vì vậy độ tuổi 18 – 25 tuổi chiếm đa số với 73.1%.

- Với tỉ lệ độ tuổi từ 18 – 25 tuổi chiếm đa số dẫn đến mức thu nhập chiếm tỉ
trọng cao nhất trong các mẫu khảo sát là từ 0 – 5 triệu đồng.

 Vị trí địa lý

Với thành phần khảo sát chủ yếu đến từ bạn bè và người thân của thành viên
trong nhóm nên tỉ lệ về nơi sinh sống ở miền Nam – nơi tập trung lượng lớn sinh viên,
cư dân đang sinh sống và làm việc chiếm đại đa số với 75%.

 Đặc điểm hành vi tiêu dùng


Với mức độ sử dụng xà phòng thường xuyên 90,4% cho thấy nhu cầu sử dụng
các sản phẩm chăm sóc sức khỏe hiện nay ngày càng lớn, với đa số mục đích sử dụng
xà phòng hằng ngày cho việc tắm thân thể 83,7% và rửa tay 90,4%.
Với mục tiêu xây dựng và thiết kế sản phẩm dựa trên nhu cầu và thị hiếu của
khách hàng. Xét về các yếu tố bên ngoài của một bánh xà phòng: hình dáng được ưa
chuộng là hình chữ nhật với 95,2%, tiện lợi cho việc cầm nắm và sử dụng. Cùng với
đó là dạng bao bì làm từ giấy 93,3% tiện lợi cho việc tái chế và hạn chế việc ô nhiễm
môi trường từ vỏ sản phẩm.

Xét về yếu tố bên trong: khảo sát cho thấy đa số thích sử dụng loại xà phòng có
mùi hương dễ chịu và lưu hương tốt như chanh, cam, bưởi với 89,4%.
Kết quả khảo sát chủ yếu đến từ đối tượng là sinh viên và người lao động trẻ độ
tuổi từ 18 – 25 (73,1%) với mức thu nhập trung bình từ 0 – 10 triệu đồng (85,6%) từ
đó có thể thấy mức giá mà khách hàng sẵn sàng bỏ ra để mua một sản phẩm xà phòng
là từ dưới 100.000 đồng - mức giá trung bình và ngang bằng với giá nhiều sản phẩm
sẵn có trên thị trường hiện nay.

Khách hàng đa số sử dụng một loại xà phòng lâu dài 88,2% cho thấy họ đặc biệt
quan tâm đến tính tiện lợi và giá trị kéo dài của sản phẩm. Điều này có thể cho thấy họ
đánh giá cao sự tiết kiệm thời gian và tiền bạc, đồng thời tìm kiếm sự ổn định và hiệu
quả trong việc sử dụng sản phẩm hàng ngày.

2.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu (Targeting)

Sau khi đã nghiên cứu, đánh giá và phân khúc thị trường, chúng ta tiến hành lựa
chọn thị trường mục tiêu cho sản phẩm. Việc lựa chọn đúng thị trường mục tiêu hướng
đến có thể giúp doanh nghiệp đề ra các chiến lược marketing phù hợp và đạt được kết
quả tốt nhất.
Kết quả khảo sát cho thấy khách hàng tiếp cận với các sản phẩm xà phòng thông
qua bạn bè người thân (81,7%), mạng xã hội Facebook (69,2%) và các sàn thương mại
điện tử (73,1%) chiếm đa số. Điều này cho thấy sự ảnh hưởng lớn từ các mối quan hệ
cá nhân và mối quan tâm đến đánh giá từ người thân. Đồng thời khẳng định sự phổ
biến của các trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử trong việc tiếp cận các sản
phẩm và vai trò quan trọng của chúng trong việc quảng bá và tiếp cận khách hàng
cũng như sự thuận tiện và đa dạng lựa chọn khi mua sắm trực tuyến.
Với tỉ lệ khách hàng lựa chọn việc mua hàng trực tiếp tại các cửa hàng lên tới
92,2%, cho thấy lượng lớn khách hàng vẫn ưa thích việc trải nghiệm mua sắm truyền
thống và muốn kiểm tra sản phẩm trực tiếp trước khi mua.

2.3. Định vị sản phẩm trên thị trường (Positioning)

Khi đã quyết định thâm nhập vào một thị trường, doanh nghiệp cần phát triển sản
phẩm, tạo ra sự khác biệt so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Bởi chỉ khi định vị
được thương hiệu của sản phẩm trên thị trường, khiến người tiêu dùng biết đến và sử
dụng sản phẩm, từ đó đem lại doanh thu cho doanh nghiệp.
Kết quả khảo sát cho thấy mong muốn của khách hàng về những tính năng nổi
bật của một sản phẩm xà phòng là làm sạch 96,2% và khử mùi 91,3%, chiết xuất từ tự
nhiên 77,9%, có hương liệu 99%. Từ đó nhóm có thể tập trung vào việc tạo ra một sản
phẩm với khả năng làm sạch sâu và khử mùi lâu dài, đồng thời sử dụng các nguồn
nguyên, hương liệu từ tự nhiên, tạo ra ấn tượng về sản phẩm an toàn và thân thiện với
môi trường.

3. Phân tích SWOT

3.1. Điểm mạnh (Strengths)

Đội ngũ sản xuất là những sinh viên được đào tạo bài bản những kiến thức
chuyên môn vững chắc trong lĩnh vực sản xuất xà phòng và được học những tư duy tốt
trong việc marketing quảng bá sản phẩm. Đây sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững
của sản phẩm ở những thiết kế ban đầu và những phiên bản tiếp theo trong tương lai.

Đội ngũ là những bạn sinh viên trẻ, nhiệt huyết, mang trong mình tâm thế khởi
nghiệp, sẵn sàng học hỏi nên dễ dàng thích nghi với những biến đổi về nhu cầu của thị
trường.

Khi được tiếp cận với mạng xã hội như Instagram, Facebook, Tiktok hay thường
xuyên mua hàng Online thông qua các nền tảng Thương mại điện tử như Shopee,
Lazada, Tiktok Shop, … thì đội ngũ được học hỏi những nguồn cảm hứng, sáng tạo
đang là xu thế, dễ dàng quan sát được những nhu cầu thực tế của sản phẩm xà phòng,
là nền tảng để tạo ra các sản phẩm có thiết kế độc đáo, sáng tạo, hấp dẫn đáp ứng nhu
cầu của khách hàng hiện nay.

Công nghệ sản xuất được nghiên cứu bài bản, được định hướng ở quy mô sản
xuất hàng loạt, có thể mở rộng năng suất sản xuất nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu
tiêu thụ sản phẩm.

3.2. Điểm yếu (Weaknesses)

Đây là lần đầu tiên OWA xuất hiện trên thị trường xà phòng. Là một thương hiệu
chưa ai biết đến, chưa ai rõ về đội ngũ, về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, về chất lượng.

Công ty còn non trẻ nên gặp hạn chế về nguồn vốn đầu tư, nguồn nhân lực, chi
phí quảng cáo sản phẩm. Vì không có tài sản thế chấp nên không thể vay được ngân
hàng, và công ty non trẻ nên cũng chưa có được sự tin tưởng trong khả năng sử dụng
vốn và đầu tư vốn nên chủ yếu nguồn lực được huy động thông qua người thân và bạn
bè.

Bên cạnh đó, nhân sự chủ yếu là các bạn sinh viên đang học tập và nghiên cứu,
mới bước vào ngành sản xuất xà phòng nên còn thiếu kinh nghiệm trong quá trình sản
xuất sản phẩm, vận hành và bảo trì máy móc, tối ưu hóa chi phí sản xuất và chưa hiểu
biết nhiều về thị trường sản phẩm.

3.3. Cơ hội (Opportunities)

Kết quả khảo sát cho thấy có 88% người sử dụng một thương hiệu thì sẽ tiếp tục
sử dụng thương hiệu ấy ở lần sau. Nếu công ty có thể sản xuất ra những sản phẩm vượt
trội hơn so với các sản phẩm đang có trên thị trường, được thị trường đón nhận và giữ
được uy tín về chất lượng, giá thành ở những sản phẩm sau thì việc duy trì tồn tại ở
khoảng thời gian sau này sẽ rất nhẹ nhàng.

Để làm ra thành phẩm, cần có những nguồn nguyên liệu cơ bản như NaOH, chất
béo. Đây là những nguồn nguyên liệu rất dồi dào, phong phú và đa dạng vì thế có thể
đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của khách hàng rất lớn. Điều quan trọng là làm sao để
thúc đẩy tổng cầu của sản phẩm và chuyển dịch nhu cầu ở những thương hiệu khác về
thương hiệu OWA.
Với môi trường ngày càng độc hại và ô nhiễm ngày nay thì nhu cầu cơ thể được
bảo vệ, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ ngày càng tăng. Do đó, khách hàng ngày càng chú
trọng, quan tâm đến các sản phẩm chăm sóc sức khỏe làm tăng tổng cầu cho những
sản phẩm đặc biệt là xà phòng. Qua khảo sát chúng ta có thể thấy 90% người khảo sát
sử dụng thường xuyên (5 – 7 ngày /tuần), điều đó có thể thấy một khi khách hàng đã
sử dụng xà phòng thì họ sẽ sử dụng thường xuyên nên nhu cầu là rất lớn.

3.4. Thách thức (Threats)

Phải cạnh tranh với những đối thủ lớn, những thương hiệu nổi tiếng đã có mặt
trên thị trường từ rất lâu như Lifebouy, Camay…đặt ra một mức độ cạnh tranh cao và
có thể làm giảm thị phần của sản phẩm.

Khách hàng ngày càng có yêu cầu cao hơn về chất lượng, xu hướng thiết kế sản
phẩm. Thị trường có quá nhiều thương hiệu, nhiều chủng loại cho 1 sản phẩm xà
phòng nên muốn tồn tại phải có điểm khác biệt ở sản phẩm của mình.

Biến động về giá cả, chi phí nguyên vật liệu sản xuất có thể ảnh hưởng đến lợi
nhuận của công ty và làm tăng giá thành sản phẩm, gây khó khăn trong việc cạnh tranh
về giá cả trên thị trường. Ví dụ: giá của các nguyên liệu như dầu dừa, dầu cọ có thể
tăng lên do ảnh hưởng của mùa mưa ở khu vực sản xuất chính, dẫn đến có thể tăng giá
của sản phẩm xà phòng.
PHÂN TÍCH KĨ THUẬT

1. Sơ đồ cây cấu trúc của sản phẩm

Từ những phân tích thị trường và nhu cầu của khách hàng. OWA đã xây dựng
được những đặc tính sơ bộ mà sản phẩm xà phòng cần có để đáp ứng được nhu cầu
khách hàng như sau:

 Khử mùi, làm sạch, lưu hương

 Chiết xuất thiên nhiên

 Hương Cam, Chanh, Bưởi, Cà phê, Bạc hà

 Hình dạng hình chữ nhật

 Khối lượng 100g

 Kích cỡ 8,6 x 5,6 x 3,4 (cm)

Phôi xà phòng, hương liệu, màu sắc và bao bì. Phôi xà phòng bao gồm: dầu dừa,
dầu cọ, nước tinh khiết, NaOH và các phụ gia như Protein đậu nành, Sorbitan Oleate,
Glycerin thực vật. Hương liệu bao gồm những tinh dầu có các mùi hương khác nhau
như Cam, Chanh, Bưởi, Bạc hà, Cà phê, … Màu bao gồm những chai gel màu nhỏ và
bao bì được làm từ giấy.

 Dầu dừa có tác dụng làm sạch và tạo bọt lớn tạo cảm giác dễ chịu hơn.

 Dầu cọ có tác dụng làm cứng bánh để tạo ra được những hình dạng theo
mong muốn như hình chữ nhât, hình tròn, hình elip,… và khi kết hợp với
dầu dừa thì tăng tính tạo bọt.

 Tinh khiết và NaOH là 2 thành phần không thể thiếu trong quá trình tạo
phôi xà phòng.

 Sorbitan Oleate có tác dụng dưỡng ẩm cho da vì xà phòng khi sử dụng rất
dễ gây khô da.
 Glycerin thực vật cũng có tác dụng cấp ẩm và giữ ẩm cho da rất tốt. Đặc
tính giữ ẩm giúp cho xà phòng lưu hương được lâu hơn.

 Tinh dầu hương liệu để tạo ra các mùi hương theo sở thích của khách
hàng, đây là các tinh dầu chiết xuất từ thiên nhiên nên có thể điều trị được
một số bệnh lý hiệu quả mà còn lan tỏa mùi hương dễ chịu.

 Gel màu để tạo màu sắc cho xà phòng, có thể đơn sắc, có thể đa sắc.

 Giấy là giấy kraft châu Âu có gsm400 rất dày và cứng cáp để làm bao bì
cho sản phẩm thân thiện với môi trường.

Bên cạnh đó, sản phẩm

Hình 1. Sơ đồ cây cấu trúc sản phẩm xà phòng OWA

Hình 2. Phóng to sơ đồ cây phần nhu cầu Khách hàng


Hình 3. Phóng to sơ đồ cây cấu trúc phôi xà phòng

Hình 4. Phóng to sơ đồ cây cấu trúc hương liệu, màu sắc, bao bì

2. Bảng BOM

1 thành phẩm xà phòng có khối lượng 100g. Ta có bảng BOM sau:

STT Tên nguyên liệu Khối lượng


1 Dầu dừa 45g
2 Dầu cọ 45g
3 NaOH 15g
4 Nước tinh khiết 40g
5 Protein đậu nành 1g
6 Sorbitan Oleate 1g
7 Glycerin thực vật 1g
8 Tinh dầu hương liệu 2g
9 Gel màu 2g
10 Giấy 5g

You might also like