You are on page 1of 45

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ THÔNG SỐ


ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ TỔN THẤT THU HOẠCH LÚA
CỦA MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN VĂN HIỆU


VŨ TRUNG THÀNH
Ngành: CƠ KHÍ NÔNG LÂM
Niên khóa: 2017 - 2021

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2021


KHẢO NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ THÔNG SỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN ĐỘ TỔN THẤT THU HOẠCH LÚA CỦA MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP

Tác giả

NGUYỄN VĂN HIỆU


VŨ TRUNG THÀNH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu


cấp bằng Kỹ sư ngành
Cơ khí Nông Lâm

Giáo viên hướng dẫn


TS. Nguyễn Thanh Nghị

Tháng 8 năm 2021

i
LỜI CẢM TẠ

Trong quá trình học tập và hoàn thiện đề tài chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn đến:

Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.

Ban Chủ nhiệm cùng các thầy cô Khoa Cơ khí - Công nghệ, Trường Đại học Nông
Lâm TP. Hồ Chí Minh.

Các hộ nông dân canh tác lúa trong hợp tác xã Khiết Tâm tại huyện Vĩnh Thạnh,
TP. Cần Thơ.

Đặc biệt là chân thành cảm ơn thầy TS. Nguyễn Thanh Nghị đã hết lòng giúp đỡ
chúng em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.

Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân chúng em đã có nhiều cố gắng, song không
tránh khỏi thiếu sót, rất mong tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô và
bạn bè đồng nghiệp để đề tài của chúng em được hoàn thiện hơn.

Tác giả

Nguyễn Văn Hiệu


Vũ Trung Thành

ii
TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Khảo nghiệm và đánh giá một số thông số ảnh hưởng đến độ tổn thất
thu hoạch lúa của máy gặt đập liên hợp” được tiến hành tại hợp tác xã (HTX) Khiết
Tâm, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ. Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 10 tháng 3
năm 2021 cho đến tháng 8 năm 2021.
Máy gặt đập liên hợp (GĐLH) được chúng tôi khảo sát ở đây là mẫu máy Kubota
DC - 93, làm việc ở điều kiện ruộng khô, lúa đứng không đổ ngã. Dựa vào các phương
pháp thống kê, đo đạc để đánh giá một số thông số ảnh hưởng tới tổn thất khi thu hoạch.
Các thông số chúng tôi đánh giá trong quá trình thực hiện đề tài bao gồm: vận tốc tiến,
tốc độ guồng gạt, bề rộng làm việc, năng suất làm việc, độ cao cắt, mức tiêu thụ nhiên
liệu, độ rơi rụng, lúa theo rơm và tỷ lệ hạt bị tổn thương.
Sau quá trình khảo nghiệm thực tế trên đồng ở HTX lúa, chúng tôi thu được kết quả như
sau: tổng tổn thất do máy GĐLH gây ra là 2,54%, vận tốc tiến trung bình máy GĐLH là
4,7 km/giờ, tốc độ của guồng gạt là 2,6 m/s, bề rộng làm việc trung bình 1,8 m, năng
suất máy đạt 0,6 ha/giờ, độ cao cắt 334 mm, tiêu thụ nhiên liệu ở mức 22,2 lít/ha.
Với mức tổn thất 2,54% trung bình mỗi hecta người nông dân thất thu khoảng
1,3 - 1,4 triệu đồng. Diện tích xuống giống toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) là 1,5 triệu ha thì tổn thất ở khâu thu hoạch khoảng 2,1 ngàn tỷ đồng.

iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ............................................................ vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .............................................................................................ix
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................ 2
2.1 Tổng quan về cây lúa ................................................................................................. 2
2.1.1 Đặc điểm thực vật học ..................................................................................... 2
2.1.2 Thời gian sinh trưởng của cây lúa ................................................................... 2
2.2 Tình hình canh tác lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long................................................ 3
2.3 Hiện trạng sử dụng máy GĐLH trong khâu thu hoạch lúa ở ĐBSCL ...................... 3
2.4 Cấu tạo và nguyên lý các bộ phận của máy GĐLH gây tổn thất khi thu hoạch........ 4
2.4.1 Guồng gạt ......................................................................................................... 4
2.4.2 Dao cắt ............................................................................................................. 5
2.4.3 Trống đập ......................................................................................................... 6
2.4.4 Hệ thống làm sạch ........................................................................................... 7
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN ..................................................... 8
3.1 Phương pháp .............................................................................................................. 8
3.1.1 Cách xác định vận tốc tiến của máy ................................................................ 8
3.1.2 Tốc độ guồng gạt ............................................................................................. 9
3.2.3 Bề rộng làm việc ............................................................................................ 10
3.2.4 Năng suất làm việc......................................................................................... 10
A. Năng suất làm việc lý thuyết .......................................................................... 10
B. Năng suất làm việc thực tế.............................................................................. 11
3.1.5 Độ cao cắt ...................................................................................................... 12

iv
3.2.6 Mức tiêu thụ nhiên liệu .................................................................................. 13
3.2.7 Độ tổn thất ..................................................................................................... 13
A. Tổn thất trước thu hoạch ................................................................................ 14
B. Tổn thất khi thu hoạch .................................................................................... 14
3.2.8 Năng suất lúa ................................................................................................. 17
3.2.9 Xác định độ ẩm thân rạ .................................................................................. 17
3.2.10 Xác định độ ẩm lúa ...................................................................................... 18
3.2.11 Độ sạch hạt................................................................................................... 18
3.2 Phương tiện .............................................................................................................. 19
3.2.1 Cân đo ............................................................................................................ 19
3.2.2 Đồng hồ bấm giờ ........................................................................................... 19
3.2.3 Thước đo ........................................................................................................ 20
3.2.4 Máy sấy mẫu .................................................................................................. 20
3.2.5 Máy gặt đập liên hợp ..................................................................................... 21
3.2.6 Các dụng cụ khác ........................................................................................... 21
3.3 Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................... 21
3.3.1 Phương pháp xử lý các sai số ........................................................................ 21
A. Sai số thô ........................................................................................................ 21
B. Sai số ngẫu nhiên ............................................................................................ 22
3.3.2 Công thức tính số trung bình - phương sai .................................................... 22
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 23
4.1 Kết quả xác định thông số làm việc của máy .......................................................... 23
4.1.1 Kết quả đo vận tốc tiến .................................................................................. 23
4.1.2 Kết quả đo tốc độ guồng gạt .......................................................................... 23
4.1.3 Kết quả đo bề rộng làm việc .......................................................................... 24
4.1.4 Kết quả đo năng suất làm việc ....................................................................... 25
4.1.5 Kết quả đo độ cao cắt..................................................................................... 26
4.1.6 Kết quả đo mức tiêu thụ nhiên liệu ................................................................ 27
4.2 Kết quả đo độ tổn thất ............................................................................................. 27

v
4.3 Kết quả đo năng suất lúa thu hoạch ......................................................................... 29
4.4 So sánh với nghiên cứu khác ................................................................................... 29
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 31
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 32
Phụ lục 1: Kết quả đo độ cao cắt ................................................................................... 32
Phụ lục 2: Kết quả đo độ sạch hạt ................................................................................. 32
Phụ lục 3: Kết quả đo năng suất thu hoạch lúa ............................................................. 33
Phụ lục 4: Kết quả đo độ ẩm thân rạ ............................................................................. 33
Phụ lục 5: Kết quả đo độ ẩm hạt lúa .............................................................................. 33
Phụ lục 6: Kết quả đo tốc độ quay của các bộ phận ...................................................... 34
Phụ lục 7: Kết quả đo khe hở trống đập ........................................................................ 34
Phụ lục 8: Thông số máy GĐLH Kubota DC – 93 ....................................................... 34

vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

KÝ HIỆU TÊN GỌI


Blt Bề rộng làm việc lý thyết
Btt Bề rộng làm việc thực tế
Bộ NN và PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
ctv Cộng tác viên
Dtt Lượng dầu tiêu thụ
Ds Độ sạch hạt
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
HTX Hợp tác xã
GĐLH Gặt đập liên hợp
Mc Độ ẩm
Mds Độ tổn thất do đập sót
Mt Độ tổn thất trung bình khi thu hoạch
Mtth Độ tổn thất trung bình trước thu hoạch
Mthr Độ tổn thất do lúa theo rơm
Mr Độ tổn thất do rơi rụng
Ntt Độ tổn thất
Vt Vận tốc tiến của máy
Vttb Vận tốc tiến trung bình
Vqtb Vận tốc dài trung bình của guồng gạt
Wlt Năng suất làm việc lý thuyết
Wtt Năng suất làm việc thực tế
Wtb Năng suất làm việc trung bình
ωtb Vận tốc góc trung bình của guồng gạt
λ Tỷ số vận tốc

vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 4.1 Kết quả đo vận tốc tiến .................................................................................. 23


Bảng 4.2 Kết quả xác định đo tốc độ guồng gạt............................................................ 24
Bảng 4.3 Kết quả đo bề rộng làm việc .......................................................................... 24
Bảng 4.4 Kết quả năng suất làm việc ............................................................................ 25
Bảng 4.5 Kết quả đo độ tổn thất .................................................................................... 27
Bảng 4.6 So sánh kết quả nghiên cứu............................................................................ 29

viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1 Máy GĐLH Kubota .......................................................................................... 3


Hình 2.2 Guồng gạt ......................................................................................................... 4
Hình 2.3 Dao cắt .............................................................................................................. 5
Hình 2.4 Cơ cấu trống đập............................................................................................... 6
Hình 2.5 Hệ thống làm sạch ............................................................................................ 7
Hình 3.1 Đo vận tốc tiến.................................................................................................. 8
Hình 3.2 Đo tốc độ guồng gạt ......................................................................................... 9
Hình 3.3 Vị trí thí nghiệm đo trên đồng ........................................................................ 12
Hình 3.4 Đo độ cao cây lúa ........................................................................................... 12
Hình 3.5 Đo chiều cao cắt ............................................................................................. 12
Hình 3.6 Thu lượm hạt rơi rụng trước thu hoạch .......................................................... 14
Hình 3.7 Thu lượm hạt rơi rụng khi gặt của máy GĐLH .............................................. 15
Hình 3.8 Thu lượm hạt rơi rụng do lúa theo rơm .......................................................... 16
Hình 3.9 Thu lượm hạt rơi rụng do đập sót ................................................................... 16
Hình 3.10 Cân sấy mẫu thân rạ ..................................................................................... 17
Hình 3.11 Cân sấy mẫu lúa............................................................................................ 18
Hình 3.12 Cân điện tử.................................................................................................... 19
Hình 3.13 Tủ sấy ........................................................................................................... 20
Hình 3.14 Máy gặt đập liên hợp .................................................................................... 21
Hình 4.1 Năng suất làm việc của máy GĐLH theo diện tích ........................................ 25
Hình 4.2 Độ cao cắt ....................................................................................................... 26
Hình 4.3 Độ tổn thất ...................................................................................................... 28

ix
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

Nước ta là nước có truyền thống sản xuất nông nghiệp từ lâu đời, nghề trồng lúa nước
vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là trong sản xuất lương
thực thực phẩm cây lúa vẫn giữ vị trí số một. Theo số liệu năm 2019 nước ta có khoảng
7,5 triệu hecta diện tích trồng lúa của 3 vụ Đông Xuân, Hè Thu và vụ lúa mùa, diện tích
trồng lúa tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc
Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Sản lượng khoảng 43,5 triệu tấn lúa, đảm bảo cung
cấp lương thực cho cả nước và luôn đứng hàng đầu trên thế giới về xuất khẩu gạo (Tổng
cục Thống kê, 2019).
Theo tiến trình cơ giới hóa nông nghiệp, máy GĐLH đã được đưa vào sử dụng rộng rãi
ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, lên tới 95% (Phan Hiếu Hiền, 2019). Đây là
phương pháp thu hoạch lúa một giai đoạn, cho hiệu quả tối ưu nhất, thực hiện đồng thời
các công việc: gặt, gom vận chuyển, đập, làm sạch, tải hạt vào thùng chứa hay đóng bao,
rải rơm trên đồng. Tuy nhiên theo phản ánh của người nông dân, sự tổn thất lúa khi thu
hoạch bằng máy GĐLH đã và đang là vấn đề ảnh hưởng lớn đến thu nhập.
Dựa vào nhu cầu tìm hiểu các nguyên nhân gây ra tổn thất khi thu hoạch lúa bằng máy
GĐLH của người nông dân, nhưng không có phương pháp thực hiện. Đề tài “Khảo
nghiệm và đánh giá một số thông số ảnh hưởng đến độ tổn thất thu hoạch lúa của máy
gặt đập liên hợp” đã được đưa ra, tiến tới tìm ra các nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn
thất, thảo luận giải pháp khắc phục và giảm tổn thất kinh tế.

1
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về cây lúa

2.1.1 Đặc điểm thực vật học


Cùng với sự phát triển của công nghệ lai tạo giống, hiện nay ở Việt Nam đang có rất
nhiều chủng loại giống lúa được đưa vào sản xuất. Mỗi giống lúa có những đặc điểm
như chiều cao, thời gian sinh trưởng, chịu thâm canh, chịu chua mặn, chống chịu sâu
bệnh khác nhau. Song cây lúa Việt Nam đều mang những đặc tính chung về hình thái,
cấu tạo và có chung các bộ phận rễ, thân, lá, bông và hạt.
Trong đó thân, lá và hạt là những bộ phận chính ảnh hưởng đến độ tổn thất khi thu hoạch
bằng máy GĐLH. Các giống mới được lai tạo có chiều cao thân cây khoảng 60 - 80 cm,
cây đứng hơn, tỷ lệ hạt trên rơm cao, thuận lợi cho guồng gạt của máy GĐLH làm việc,
giảm tổn thất.

2.1.2 Thời gian sinh trưởng của cây lúa


Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi hạt lúa nảy mầm đến khi chín hoàn
toàn, thay đổi tùy theo giống và điều kiện ngoại cảnh. Trước đây các giống lúa địa
phương có thời gian sinh trưởng 200 - 240 ngày ở vụ mùa, cá biệt những giống lúa nổi
có thời gian sinh trưởng đến 270 ngày. Hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long nhờ áp
dụng các giống lúa mới như: giống lúa OM5451 có thời gian sinh trưởng chỉ 90 ngày,
giống lúa OM8017 có thời gian sinh trưởng (90 - 95 ngày), ST25 là giống lúa thơm cao
sản, thời gian sinh trưởng ngắn ngày (100 - 105 ngày), đã tiến tới canh tác 2 tới 3 vụ lúa
một năm. Dựa vào thời gian sinh trưởng của cây lúa, cần xác định thời gian thu hoạch
hợp lý vì khi hạt chín già khả năng liên kết giữa hạt và gié lúa sẽ giảm, dẫn tới tăng tổn
thất rơi rụng khi thu hoạch. Do đó việc xác định thời gian thu hoạch là cần thiết vì nó
liên quan đến lượng tổn thất khi thu hoạch (Nguyễn Quang Lộc, 2004), thường người ta
căn cứ vào:
- Chu kỳ sinh trưởng của từng loại giống, được nhà nông học, khuyến nông chỉ
dẫn là khoảng 80% hạt chuyển sang màu vàng là thu hoạch được.

2
- Thời gian từ lúc lúa trổ bông đến lúc lúa chín từ 25 - 35 ngày.
- Nếu lúa đã chín hoàn toàn thì sau 10 ngày độ rụng hạt là 4,5%, còn sau 20 ngày
độ rụng tăng lên 15%, những hạt dễ rụng thường là những hạt mẩy nhất.

2.2 Tình hình canh tác lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước, cũng chính là nơi chịu ảnh
hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu. Ở đây đang chuyển từ canh tác 2 hoặc 3 vụ lúa cao
sản sang canh tác xen canh lúa - nuôi trồng thủy sản hoặc cây hoa màu. Do đó hạn chế
tổn thất lúa khi thu hoạch đang là một vấn đề cấp thiết, góp phần ứng phó với ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu.
Tổng diện tích trồng lúa năm 2019 ở ĐBSCL đạt gần 4,1 triệu ha, về năng suất đạt
ngưỡng 5,97 tấn/ha, tổng sản lượng cả vùng ĐBSCL là 24,3 triệu tấn (Tổng cục Thống
kê, 2019).

2.3 Hiện trạng sử dụng máy GĐLH trong khâu thu hoạch lúa ở ĐBSCL

Hiện nay, trong khâu thu hoạch có mức độ cơ giới hóa cao và nhanh nhất, từ 15% năm
2008 lên 95% năm 2019 (Phan Hiếu Hiền, 2019), đặc biệt tỷ lệ sử dụng máy GĐLH
trong thu hoạch rất cao. Chi phí thu hoạch bằng máy dao động quanh mức
1.500.000 đồng/ha, giảm khoảng 1.000.000 đồng so với thu hoạch bằng tay. Hiệu suất
sử dụng máy cao, với diện tích thu hoạch hàng năm đạt từ 200 - 300 ha thì mức lợi nhuận
của người đầu tư thu được khoảng từ 240 - 360 triệu, chỉ trong vòng 2 – 3 năm người
đầu tư sẽ thu hồi vốn.

Hình 2.1 Máy GĐLH Kubota

3
Từ cuối năm 2010 đến nay, máy gặt liên hợp Kubota (Hình 2.1) lắp ráp tại Việt Nam đã
dần chiếm lĩnh thị trường ĐBSCL nhờ chất lượng chế tạo tốt, làm việc ổn định, có khả
năng gặt được lúa đổ ngã. Dù giá còn khá cao (khoảng 350 - 750 triệu đồng/chiếc) tùy
dòng máy, nhưng máy Kubota vẫn được nông dân nhiều tỉnh lựa chọn.

2.4 Cấu tạo và nguyên lý các bộ phận của máy GĐLH gây tổn thất khi thu hoạch

2.4.1 Guồng gạt


❖ Cấu tạo
Guồng gạt có 5 cánh, trên các cánh của nó gắn các tay vơ lúa dạng lược - mà những tay
vơ này là các dây thép - một phần bắt chặt với các cánh gạt (Hình 2.2). Guồng gạt sai
tâm là kiểu guồng gạt mà trong một vòng quay của nó, góc độ của các tay vơ trên cánh
gạt là không thay đổi theo từng vị trí. Nhờ thế có thể điều chỉnh cho tay vơ xốc thẳng
vào thảm lúa. Điều này được thực hiện bằng một cơ cấu bình hành.

Hình 2.2 Guồng gạt


1. Tay vơ; 2. Trục chủ động guồng gạt; 3. Cơ cấu hình bình hành
❖ Nguyên lý
Guồng gạt có nhiệm vụ giữ cây lúa cho dao cắt, khi cây lúa đã bị cắt rời thì nó hất cây
lúa vào trục vít gom lúa. Đồng thời với động tác này nó làm sạch bề mặt của cả thanh
dao để dao cắt chuẩn bị cho chu kỳ cắt khác. Đối với hoạt động của guồng gạt khi thực
hiện nhiệm vụ của mình, guồng gạt sẽ làm rụng hạt vì nó có động tác đập vào khối lúa
từ phía trên. Mặc dù những động tác này là nhỏ, nhưng cũng đủ để làm rụng những hạt
to nhất, chín nhất. Do đó trong thu hoạch lúa, người ta đều sử dụng các guồng gạt sai
tâm.
4
2.4.2 Dao cắt
❖ Cấu tạo
Công nghệ chế tạo dao đòi hỏi khá tinh vi, được chế bằng thép tôi với bề dày 2 mm. Hai
cạnh bên của phần hình thang có đáy lớn, gần gấp 8 lần đáy nhỏ (đỉnh dao) và được mài
vát với góc bằng từ 20° đến 25° và được băm chấu thành hình răng cưa sau đó được đem
đi nhiệt luyện. Phần dưới dao được khoan hai lỗ để tán rive vào thanh dao. Phần thân
dao chiếm 40% chiều dài đỉnh dao đến đáy lớn của dao. Góc cạnh sắc của dao với trục
dao là 35°, phần dao tham gia vào việc cắt cây chiếm 60% chiều dài dao. Chế độ cắt:
S = t = t0 = 76,2 mm, trong quan hệ này mỗi bước chạy của dao, trục của nó trùng với
trục răng dao bên phải và bên trái kế nó.

Hình 2.3 Dao cắt


1. Tấm kê; 2. Dao cắt; 3. Phần liên kết với thanh truyền; 4. Chấu hình răng cưa
❖ Nguyên lý
Bộ phận cắt ở máy GĐLH thường sử dụng loại dao cắt có tấm kê (Hình 2.3), vì khi gặt
lúa, sự tác động của máy vào cây lúa sẽ làm rụng hạt. Việc hạn chế rụng hạt là một yêu
cầu kỹ thuật nông học. Dao cắt có tấm kê sẽ làm giảm rất nhiều tốc độ cắt, tốc độ cắt
của dao chỉ từ 2 đến 3 m/s (Nguyễn Quang Lộc, 2004), làm cho việc tiếp xúc của dao
với thân cây lúa êm dịu, làm giảm khả năng rụng hạt. Dao cắt được bắt rất sát với tấm
kê cắt, khe hở giữa tấm kê và dao cắt quyết định chất lượng cắt, ngoài yếu tố sắc của
dao.

5
2.4.3 Trống đập
❖ Cấu tạo
Trống đập gồm các thanh trống được bắt các răng trống, chúng được lắp xen kẽ nhau
theo các bước vít liên tiếp, nhằm chà sát, vò khối lúa với máng trống để tách hết hạt,
phía cuối có các cánh đẩy nhằm thoát rơm nhanh.
Máng trống nằm phía dưới trống, ôm một góc 180°, các hạt lúa được phân ly qua phần
này. Phần nắp đậy phía trên của trống đập có phân bổ các gân xoắn (Hình 2.4), các gân
này là phần dẫn hướng cho khối rơm di chuyển dọc theo trục trống đập.

Hình 2.4 Cơ cấu trống đập


1. Răng trống; 2. Trống đập; 3. Máng trống
❖ Nguyên lý
Hiện nay, máy GĐLH thường dùng cơ cấu đập kiểu dọc trục răng trụ. Cấu trúc quan
trọng nhất của nó là trống đập - máng trống và khe hở giữa trống và máng trống (khe hở
đập).
Lúa được cung cấp vào trống qua băng tải, trống răng vơ lúa vào trong khe hở giữa trống
và máng trống, bị chà xát, vò trong khe hở này, được dịch chuyển dọc theo trống. Hạt
sẽ được tách ra khỏi bông, lọt qua máng trống xuống sàng nhờ quá trình dịch dọc của
khối lúa. Rơm sẽ được thoát sau khi đã tách và phân ly hạt. Quá trình hạt lọt qua máng
trống xuống sàng có sự hỗ trợ của quạt, thổi ra ngoài các lá gãy và các tạp chất nhẹ khác.

6
2.4.4 Hệ thống làm sạch
❖ Cấu tạo
Hệ thống sàng gồm tấm hứng hạt động, có nhiệm vụ đưa lúa vào sàng thứ nhất, loại vảy
cá có thể điều chỉnh khe hở, sàng này cũng có thể là sàng có lỗ tròn với các tấm chắn.
Lớp sàng thứ hai có dạng lưới, đặt nghiêng so với phương ngang một góc từ 0 đến 2°.
Phía cuối sàng có các thanh dùng để chặn gié lúa gãy và hất rơm (Hình 2.5).
Quạt gió thông thường người ta sử dụng các quạt ly tâm với các cánh thẳng. Ở các máy
mà bề rộng làm việc của bộ phận đập lớn, người ta sử dụng quạt loại dọc trục để có
luồng gió lớn và được dẫn hướng bởi các ống. Số vòng quay của quạt có thể thay đổi
được nhờ bộ đổi tốc độ. Chế độ làm việc của quạt gió ảnh hưởng trực tiếp đến độ tổn
thất của lúa.

Hình 2.5 Hệ thống làm sạch


❖ Nguyên lý
Hệ thống làm sạch có hai phần chính đó là quạt và hệ thống sàng. Hỗn hợp gồm hạt,
gié gãy, lá lúa và các tạp chất khác lọt qua máng trống sẽ được tấm hứng hạt động
hứng toàn bộ. Tấm hứng hạt động làm việc theo nguyên tắc lắc dọc thân máy GÐLH
và có chế độ động học thích hợp để đưa dần khối hỗn hợp chuyển dần sang sàng thứ
nhất, bắt đầu cho quá trình làm sạch sơ trên sàng với sự hỗ trợ của quạt gió.

7
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN

3.1 Phương pháp

3.1.1 Cách xác định vận tốc tiến của máy


Dùng thước dây 50 m xác định 2 điểm cách nhau 50 m trên đồng, cho 2 người đứng ở 2
vị trí đã xác định, lúc máy GĐLH đến vị trí số 1 (Hình 3.1), thì người thứ nhất ra hiệu
cho người thứ 2 dùng đồng hồ bấm giờ, cho đến khi máy GĐLH đến vị trí số 2 thì người
thứ 2 bấm đồng hồ dừng lại. Tiến hành ghi chép lại số liệu và thực hiện 7 lần, vận tốc
tiến được tính theo công thức:
S
Vt = ∗ 3,6
t
Vận tốc tiến trung bình
∑7i=1 Vt
Vttb =
7
Trong đó: Vt = vận tốc tiến, km/h
Vttb = vận tốc tiến, km/h
S = quãng đường di chuyển của máy, m
t = thời gian di chuyển hết quãng đường S, s

Hình 3.1 Đo vận tốc tiến

8
3.1.2 Tốc độ guồng gạt
Xác định tốc độ guồng gạt bằng cách cột dây để đánh dấu trên guồng gạt một điểm
(Hình 3.2), khi máy hoạt động làm việc trên đồng, cho 1 người đi song song với máy
GĐLH đồng thời dùng đồng hồ bấm giờ tính thời gian và đếm số vòng quay của guồng
gạt. Tiến hành ghi chép lại số liệu và thực hiện 7 lần, vận tốc góc của guồng gạt tính
bằng công thức:
N
ω= ∗ 2π
∆T

Tốc độ góc trung bình guồng gạt:


∑7i=1 ωi
ωtb =
7

Tốc độ dài trung bình guồng gạt:


Vqtb = R ∗ ωtb

Trong đó: ω = vận tốc góc của guồng gạt, rad/s

ωtb = vận tốc góc trung bình guồng gạt, rad/s


Vqtb = tốc độ dài trung bình guồng gạt, m/s

N = số vòng quay của guồng gạt, vòng


∆T = thời gian guồng gạt quay được N vòng, s
R = bán kính guồng gạt, m
Vqtb
Từ Vqtb và Vttb lập tỷ số vận tốc λ =
Vttb

Hình 3.2 Đo tốc độ guồng gạt

9
3.2.3 Bề rộng làm việc
❖ Bề rộng làm việc lý thuyết (Blt)
Bề rộng làm việc lý thuyết của máy: dùng thước cuộn 5 m tiến hành đo khoảng cách của
hai mũi rẽ.
❖ Bề rộng làm việc thực tế (Btt)
Bề rộng làm việc thực tế là bề rộng đo được sau khi máy làm việc trên đồng. Để xác
định bề rộng làm việc thực tế, ta tiến hành thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Cắm cọc cố định ở đầu bờ.
Bước 2: Để cho máy làm việc chạy 3 đường.
Bước 3: Dùng thước dây 50 m tiến hành đo theo phương vuông góc từ cọc cố định đầu
bờ đến hết 3 đường máy chạy. Tiến hành thực hiện 7 lần và ghi chép lại số liệu.
Bước 4: Bề rộng làm việc thực tế được xác định bằng công thức:
L
Btt =
3

Trong đó: Btt = bề rộng làm việc thực tế, m


L = bề rộng 3 đường chạy của máy, m

3.2.4 Năng suất làm việc

A. Năng suất làm việc lý thuyết

Từ vận tốc tiến trung bình và bề rộng cấu tạo của máy xác định ở trên, xác định được
năng suất làm việc lý thuyết theo công thức:
Wlt = 0,1 ∗ Blt ∗ Vttb
Trong đó: Wlt = năng suất làm việc lý thuyết, ha/h
Blt = bề rộng làm việc lý thuyết, m
Vttb = vận tốc tiến trung bình, km/h

10
B. Năng suất làm việc thực tế

Dựa vào bề rộng làm việc thực tế xác định khi máy làm trên đồng, năng suất thực tế của
máy GĐLH trong thực tế được tính bằng công thức:
Wtt = 0,1 ∗ Btt ∗ Vttb ∗  (ha/h)
Trong đó: Wtt = năng suất làm việc thực tế, ha/h
Btt = bề rộng làm việc thực tế, m
Vttb = vận tốc tiến trung bình, km/h
 = hệ số sử dụng thời gian
Năng suất làm việc trên từng thửa ruộng: ghi chép lại thời gian bắt đầu, kết thúc và quay
đầu bờ, trừ đi thời gian ăn uống và nghỉ ngơi. Khi máy làm việc trên từng thửa ruộng,
tiến hành dùng thước dây 50 m đo chiều dài và chiều rộng của thửa, từ đó xác định được
diện tích của thửa ruộng bằng công thức:
S=d∗r
Trong đó: S = diện tích thửa ruộng, ha
d = chiều dài thửa ruộng, m
r = chiều rộng thửa ruộng, m
Năng suất của máy GĐLH tại từng thửa tính bằng công thức:
S
W=
T

Năng suất trung bình của máy GĐLH:


∑n
i=1 Wi
Wtb =
n

Trong đó: W = năng suất máy GĐLH, ha/h


Wtb = năng suất trung bình máy GĐLH, ha/h
S = diện tích thửa ruộng, ha
T = thời gian máy làm việc xong thửa ruộng, h
n = số thửa ruộng

11
3.1.5 Độ cao cắt
Độ cao cắt được xác định bằng độ cao từ mặt ruộng lên đến chiều cao của gốc rạ sau khi
máy GĐLH làm việc chạy qua. Các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Dùng dây dựng 5 khung có kích thước 1 m2 đặt ngẫu nhiên tại các vị trí trên
đồng chưa thu hoạch. Tùy hình dáng và kích thước thửa ruộng mà chọn vị trí, các vị trí
phải đảm bảo tính đặc trưng và ngẫu nhiên. Thông thường với ruộng hình vuông, chữ
nhật chọn vị trí cụ thể theo sơ đồ sau (Hình 3.3) (Nguyễn Huy Bích và ctv, 2019).

Hình 3.3 Vị trí thí nghiệm đo trên đồng


Bước 2: Dùng thước cuộn 5 m đo chiều cao cây lúa (Hình 3.4), chọn ngẫu nhiên 5 cây
trong từng ô và lấy kết quả trung bình chiều cao trong từng ô, rồi tính chiều cao trung
bình của cây lúa trong 5 ô.
Bước 3: Khi máy GĐLH làm việc xong, tiến hành dựng các ô như bước 1, sau đó chọn
ngẫu nhiên 5 cây đo chiều cao từ mặt ruộng đến chiều cao gốc rạ, lấy kết quả trung bình
trong từng ô (Hình 3.5), rồi tính độ cao cắt trung bình trong 5 ô.

Hình 3.4 Đo độ cao cây lúa Hình 3.5 Đo chiều cao cắt

12
3.2.6 Mức tiêu thụ nhiên liệu
Để xác định mức tiêu thụ nhiên liệu ta tiến hành thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Đổ đầy nhiên liệu vào thùng nhiên liệu của máy GĐLH.
Bước 2: Cho máy chạy làm việc trên 1 thửa ruộng có diện tích S và tính thời gian máy
máy bắt đầu nổ cho đến khi gặt xong thửa ruộng, dùng cân đồng hồ 100 kg để cân thùng
dầu tiếp nhiên liệu cho máy GĐLH lần kế tiếp, ghi chép lại khối lượng (A).
Bước 3: Sau khi máy gặt xong thửa ruộng đó, lấy thùng dầu đã cân trước đó đổ thêm
vào máy GĐLH cho đến khi đầy như lúc ban đầu, lượng dầu đổ thêm này chính là lượng
dầu tiêu thụ để máy làm việc. Đem khối lượng dầu còn lại trong thùng dầu sau khi tiếp
nhiên liệu đi cân (C). Lượng dầu tiêu thụ được tính bằng công thức:
A−C
B=
0,8

Trong đó: B = lượng dầu tiêu thụ, l


A = khối lượng thùng dầu tiếp nhiên liệu, kg
C = khối lượng dầu còn lại, kg
Công thức tính lượng dầu theo l/ha hoặc l/h:
B B
Dtt = hoặc Dtt =
S T

Trong đó: Dtt = lượng dầu tiêu thụ, l/ha hoặc l/h
S = diện tích thửa ruộng (ha)
T = thời gian làm việc hết thửa ruộng (h)

3.2.7 Độ tổn thất


Độ tổn thất tính bằng công thức:
A∗S
Ntt = ∗ 100 (3.2)
Tổng lượng thu hoạch

Trong đó: Ntt = độ tổn thất, %


A = khối lượng hạt tổn thất, g
S = diện tích thửa ruộng, ha

13
A. Tổn thất trước thu hoạch
Bước 1: Dùng dây dựng 5 khung có kích thước 1 m2 đặt ngẫu nhiên tại các vị trí trên
đồng. Tùy hình dáng và kích thước mà chọn vị trí, các vị trí phải đảm bảo tính đặc trưng
và ngẫu nhiên. Thông thường với ruộng hình vuông, chữ nhật chọn vị trí cụ thể theo sơ
đồ (Hình 3.3).
Bước 2: Tiến hành cắt cây lúa trong các ô đã đặt, chú ý khi cắt cần kéo các bông lúa ra
khỏi vị trí ô đã đặt, để tránh hạt rơi vào ô khi cắt.
Bước 3: Lượm tất cả các hạt chắc rơi trong phạm vi ô cho vào túi đựng (Hình 3.6), rồi
đem đi cân bằng cân điện tử, ghi chép đánh ký hiệu mẫu.

Bước 4: Tính khối lượng rơi rụng trung bình trong 5 ô (Mtth ).

Bước 5: Áp dụng công thức 3.2 tính độ tổn thất trên toàn thửa ruộng.

Hình 3.6 Thu lượm hạt rơi rụng trước thu hoạch

B. Tổn thất khi thu hoạch

❖ Tổn thất do rơi rụng


Bước 1: Dùng dây dựng 5 khung có kích thước 1 m2 đặt ngẫu nhiên tại các vị trí ngoài
đường rơm trên đồng. Tùy hình dáng và kích thước mà chọn vị trí, các vị trí phải đảm
bảo tính đặc trưng và ngẫu nhiên. Thông thường với ruộng hình vuông, chữ nhật chọn
vị trí cụ thể theo sơ đồ (Hình 3.3).
Bước 2: Lượm tất cả các hạt chắc rơi trong phạm vi ô cho vào túi đựng (Hình 3.8), rồi
đem đi cân bằng cân điện tử, ghi chép đánh ký hiệu mẫu.
Bước 3: Tính khối lượng rơi rụng trung bình trong 5 ô.

14
Bước 4: Lấy kết quả ở bước 3 trừ cho độ tổn thất trung bình trước thu hoạch, ta được độ
tổn thất do rơi rụng trên 1 m2 (Mr ).
Bước 5: Áp dụng công thức 3.2 tính độ tổn thất trên toàn thửa ruộng.

Hình 3.7 Thu lượm hạt rơi rụng khi gặt của máy GĐLH
❖ Tổn thất do lúa theo rơm
Bước 1: Dùng dây dựng 5 khung có kích thước 1 m2 đặt ngẫu nhiên tại các vị trí trên
đường rơm ở đồng. Tùy hình dáng và kích thước thửa ruộng mà chọn vị trí, các vị trí
phải đảm bảo tính đặc trưng và ngẫu nhiên. Thông thường với ruộng hình vuông, chữ
nhật chọn vị trí cụ thể theo sơ đồ (Hình 3.3).
Bước 2: Lượm tất cả các hạt chắc rơi trong phạm vi ô cho vào túi đựng (Hình 3.9), rồi
đem đi cân bằng cân điện tử, ghi chép đánh ký hiệu mẫu.

Bước 3: Tính khối lượng rơi rụng trung bình trong 5 ô (Mt ).

Bước 4: Khối lượng hạt tổn thất do lúa theo rơm xác định bằng công thức:
Mthr = Mt − Mr − Mtth
Trong đó: Mthr = khối lượng hạt tổn thất do lúa theo rơm, g
Mt = khối lượng hạt rơi rụng trung bình trong 5 ô trên đường rơm, g
Mr = khối lượng hạt tổn thất do rơi rụng, g
Mtth = khối lượng hạt tổn thất trước thu hoạch, g

15
Hình 3.8 Thu lượm hạt rơi rụng do lúa theo rơm
❖ Tổn thất do đập sót
Bước 1: Dùng dây dựng 5 khung có diện tích 1 m2 (0,5 x 2 m), đặt trên đường rơm. Tùy
hình dáng và kích thước thửa ruộng mà chọn vị trí, các vị trí phải đảm bảo tính đặc trưng
và ngẫu nhiên. Thông thường với ruộng hình vuông, chữ nhật chọn vị trí cụ thể theo sơ
đồ (Hình 3.3).
Bước 2: Trong phạm vi đã đặt ô lấy tất cả lượng rơm đem đi giũ trên bạt (Hình 3.10),
nhặt lựa ra những hạt chắc cho vào túi đựng, rồi đem đi cân bằng cân điện tử, ghi chép
đánh ký hiệu mẫu.
Bước 3: Tính khối lượng rơi rụng trung bình trong 5 ô (Mds ).

Hình 3.9 Thu lượm hạt rơi rụng do đập sót

16
3.2.8 Năng suất lúa
Bước 1: Đếm tổng số bao thu hoạch được trên từng thửa ruộng.
Bước 2: Dùng cân đồng hồ 100 kg, chọn ngẫu nhiên 5 bao trên mỗi thửa để cân và lấy
giá trị trung bình.
Bước 3: Năng suất lúa tính theo công thức:
W = 0,001 ∗ N ∗ K
Trong đó: W = năng suất lúa, tấn
N = số lượng bao
K = khối lượng trung bình 1 bao, kg

3.2.9 Xác định độ ẩm thân rạ


Bước 1: Tiến hành cắt thân rạ xuống 5 cm ngay sau khi máy GĐLH làm việc chạy qua
tại 5 vị trí ngẫu nhiên trên ruộng. Bỏ vào túi và đem cân bằng cân điện tử, ghi chép lại
khối lượng (mỗi mẫu lấy 25 g) và ký hiệu trên từng mẫu.
Bước 2: Đem mẫu bỏ vào tủ sấy cho đến khi khối lượng của mẫu không thay đổi.
Bước 3: Tính độ ẩm thân rạ bằng công thức sau:
M1 −M2
Mc = ∗ 100
M1

Trong đó: Mc = độ ẩm thân rạ, %


M1 = khối lượng thân rạ ban đầu, g
M2 = khối lượng thân rạ còn lại sau khi sấy, g

Hình 3.10 Cân sấy mẫu thân rạ

17
3.2.10 Xác định độ ẩm lúa
Bước 1: Lấy 3 mẫu lúa mỗi mẫu 30 g ở những thửa ruộng khác nhau ngay sau khi vừa
thu hoạch xong, đem đi cân bằng cân điện tử, ghi chép và ký hiệu mẫu.
Bước 2: Đem mẫu bỏ vào tủ sấy cho đến khi khối lượng không thay đổi.
Bước 3: Tính độ ẩm của lúa:
M1 −M2
Mc = ∗ 100
M1

Trong đó: Mc = độ ẩm lúa, %


M1 = khối lượng lúa ban đầu, g
M2 = khối lượng lúa còn lại sau khi sấy, g
Bước 4: Tính sản lượng thu hoạch ở độ ẩm 14%.
100−Mc
M14 = M1*
100−14

Hình 3.11 Cân sấy mẫu lúa

3.2.11 Độ sạch hạt


Bước 1: Lấy ngẫu nhiên 5 mẫu, mỗi mẫu 30 g lúa từ bao lúa thu hoạch ở trên từng thửa
ruộng khác nhau.
Bước 2: Đem cân bằng cân điện tử, ghi chép, đánh ký hiệu mẫu.
Bước 3: Lấy từng mẫu, làm sạch bằng phương pháp thủ công, nhặt lấy hạt chắc loại các
hạt lép và rơm, đem cân mẫu ghi chép lại khối lượng sau khi làm sạch.

18
Bước 4: Xác định độ sạch bằng công thức:
M1 −M2
Ds = x 100
M1

Trong đó: M1 = Khối lượng mẫu ban đầu (g)


M2 = Khối lượng mẫu sau khi làm sạch (g)

3.2 Phương tiện

3.2.1 Cân đo
❖ Cân điện tử
Được sử dụng để cân lấy mẫu lúa, rơm trước và sau khi sấy khô, ngoài ra còn dùng để
xác định khối lượng hạt tổn thất trước và sau thu hoạch. Cân được sử dụng trong quá
trình khảo nghiệm có thông số kỹ thuật:
- Khả năng cân 2200 g
- Sai số 0,01 g

Hình 3.12 Cân điện tử


❖ Cân đồng hồ Nhơn Hòa 100 kg
Dùng để cân khối lượng của bao lúa và bình nhiên liệu để tính mức tiêu thụ nhiên liệu
tiêu thụ. Cân sử dụng trong quá trình khảo nghiệm có thông số kỹ thuật:
- Khả năng cân 100 kg
- Giá trị độ chia 200 g
- Sai số tối thiểu: ±100 g – tối đa: ±300 g

3.2.2 Đồng hồ bấm giờ


Đồng hồ với độ chính xác là 0,001 s, được sử dụng để xác định thời gian di chuyển
của máy GĐLH với quãng đường cho trước, từ đó tính được vận tốc của máy GĐLH.
19
3.2.3 Thước đo
❖ Thước kẹp
Thước kẹp với độ chính xác là 0,05 mm, được sử dụng để đo các thông số kỹ thuật của
máy GĐLH gây ảnh hưởng đến tổn thất của quá trình thu hoạch bao gồm: chiều dài
răng trống, khe hở trống, khoảng cách răng trống, …
❖ Thước cuộn 5 m
Được sử dụng để đo chiều cao cây lúa, chiều cao gốc rạ và các thông số kỹ thuật của
máy: bề rộng lý thuyết của máy, độ cao guồng gạt, đường kính guồng gạt, đường kính
trống, … Thước sử dụng trong quá trình khảo nghiệm có thông số kỹ thuật:
- Chiều dài tối đa 5 m
- Độ chia nhỏ nhất 1 mm
❖ Thước dây 50 m
Được sử dụng để đo chiều dài và chiều rộng thửa rộng, xác định bề rộng làm việc thực
tế của máy GĐLH, đo các quãng đường 50 m trên đồng phục vụ cho việc xác định vận
tốc của máy. Thước sử dụng trong quá trình khảo nghiệm có thông số kỹ thuật:
- Chiều dài tối đa 50 m
- Độ chia nhỏ nhất 2 mm

3.2.4 Máy sấy mẫu


Được sử dụng sấy mẫu lúa và rơm để xác định độ ẩm. Một số thông số kỹ thuật cơ bản
của máy được sử dụng:
- Tên máy: Binder E28 (Hình 3.2)
- Dải nhiệt độ: 60 - 230 °C
- Thời gian gia nhiệt lên 105 OC: 45 phút
- Kích thước buồng sấy (dài x rộng x cao): 400 x 280 x 250 mm

Hình 3.13 Tủ sấy


20
3.2.5 Máy gặt đập liên hợp
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi được khảo nghiệm và đánh giá một số
thông số ảnh hưởng đến độ tổn thất khi thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp
Kubota DC – 93. Đây là dòng máy mới của Kubota được sản xuất vào năm 2020,
có công suất 93 mã lực, bề rộng cấu tạo của máy được thiết kế là 2,3 m, làm nâng
cao hiệu suất công việc so với các đời máy trước, tăng năng suất làm việc. Thông
số kỹ thuật của máy (Phụ lục 13).

Hình 3.14 Máy gặt đập liên hợp

3.2.6 Các dụng cụ khác


Dây để dựng khung 1 m2, bạt, túi đựng zipper, túi ni lông, liềm, kéo, đề tài sử dụng các
phần mềm Microsoft Word 2016, Microsoft Excel 2016, AutoCAD 2016.

3.3 Phương pháp xử lý số liệu


3.3.1 Phương pháp xử lý các sai số

A. Sai số thô
Xuất hiện do điều kiện thực hiện hoặc do sơ suất của người thực hiện thí nghiệm. Nguyên
nhân do đồng hồ bị hỏng, kim tụt quá nhanh trị số đọc không chính xác. Sai số thô cần
loại bỏ trong quá trình tính toán. Căn cứ vào hình thức bên ngoài (những giá trị đột xuất
lớn hoặc bé) người ta cho đó là các giá trị bị nghi ngờ, để loại bỏ sai số thô cần dựa vào
một tiêu chuẩn.

21
B. Sai số ngẫu nhiên

Sai số sau khi loại bỏ hai yếu tố trên là sai số ngẫu nhiên, nó gây ra do nhiều yếu tố như:
do quá trình sử dụng dụng cụ đo, cách đo, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, … sai số
ngẫu nhiên không loại bỏ được. Nhưng bằng phương pháp xác suất ta tính toán được
ảnh hưởng của chúng đến việc ước lượng giá trị của thực nghiệm.

3.3.2 Công thức tính số trung bình - phương sai


Sau khi dùng phương pháp thống kê thực nghiệm để khử sai số thô, ta đi tính số trung
bình và phương sai để có được độ lệch chuẩn. Tiến tới đánh giá được mức độ biến thiên
của giá trị mang tính thống kê.

̅ = ∑ni=1 Xi
- Tính số trung bình: X
n

(∑n
j=1 fj .Xj )
2
∑n
i fj .Xj − n
- Phương sai: S2 =
n−1

- Độ lệch chuẩn: S = √S 2

22
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Kết quả xác định thông số làm việc của máy

4.1.1 Kết quả đo vận tốc tiến


Qua các lần khảo nghiệm vận tốc tiến của máy GĐLH khi di chuyển làm việc thực tế
trên đồng là Vt = 3 – 7 km/h (Bảng 4.1), với vận tốc tiến trung bình là 4,7 ± 0,98 km/h,
khi máy làm việc với tốc độ trung bình này thì lượng cung cấp vào bộ phận cắt và guồng
gạt sẽ ít, điều đó làm giảm tác động của máy vào cây lúa khi thu hoạch nên dẫn tới giảm
lượng tổn thất khi thu hoạch.
Bảng 4.1 Kết quả đo vận tốc tiến

Lần đo 1 2 3 4 5 6 7
TB
Quãng đường, m 50 50 50 50 50 50 50
Thời gian, s 40,8 43,6 37,4 27,6 35,3 52,6 43,3 40,1
Vận tốc tiến, km/h 4,4 4,1 4,8 6,5 5,1 3,4 4,1 4,7
Độ lệch chuẩn, km/h 0,98

4.1.2 Kết quả đo tốc độ guồng gạt


Tốc độ guồng gạt và vận tốc tiến của máy là hai yếu tố chính gây ảnh hưởng trực tiếp
đến lượng hạt rơi rụng khi máy GĐLH đi thu hoạch. Trong trường hợp tốc độ guồng gạt
quá cao so với vận tốc tiến, thì khi thu hoạch guồng tác động nhiều và mạnh vào cây lúa
làm tăng lượng hạt rụng trên đồng. Ngược lại, nếu như tốc độ guồng gạt quá thấp so với
vận tốc tiến nó sẽ giảm đi khả năng gạt cây và giữ cây cho bộ phận dao cắt, hất cây đã
cắt lên bộ phận vận chuyển cây. Do đó, để hạn chế tối đa những tổn thất khi thu hoạch
đồng thời tăng hiệu quả làm việc khi đi thu hoạch, người ta dùng tỷ số λ để điều chỉnh
tỷ số truyền cho guồng gạt.
Kết quả khảo nghiệm làm việc thực tế kết hợp với việc tính toán, ta xác định được guồng
gạt quay 50 vòng/phút, bán kính R = 500 mm và tốc độ dài trung bình của guồng gạt
Vqtb = 2,6 ± 0,06 m/s, tỷ số vận tốc λ = 2 (Bảng 4.2). Thông thường chọn λ = 1,5 - 1,7,
ở đây qua tính toán từ thực nghiệm ta có tỷ số λ vượt quá 1,7 nên theo lý thuyết cánh

23
gạt tác động mạnh vào cây lúa làm tăng tổn thất (Đoàn Văn Điện và Nguyễn Bảng,
1987).
Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác thì tỷ số λ = 1,4 - 1,9 tuỳ theo mật độ của cây
và vận tốc tiến của máy GĐLH. Nếu vận tốc của máy Vt < 5 km/h thì tỷ số λ = 1,6 - 1,9,

nếu Vt > 5 km/h thì tỷ số λ = 1,4 - 1,6 (Cù Ngọc Bắc và ctv, 2008).

Bảng 4.2 Kết quả xác định đo tốc độ guồng gạt

Lần đo 1 2 3 4 5 6 7 TB

Thời gian, s 10 10 10 10 10 10 10

Số vòng quay 8,5 8 8,5 8,5 8,2 8,5 8,5 8,39

Tốc độ dài, m/s 2,7 2,5 2,7 2,7 2,6 2,7 2,7 2,6

Độ lệch chuẩn 0,06

4.1.3 Kết quả đo bề rộng làm việc


Từ các lần đo, ta thu được kết quả đo trung bình bề rộng làm việc thực tế của máy GĐLH
là 1,8 m (Bảng 4.3) nhỏ hơn bề rộng cấu tạo của máy là 2,3 m, do luôn có độ chập giữa
các đường máy làm việc, độ chập trung bình giữa hai đường là 0,5 m. Khi máy làm việc
thực tế thì độ chập giữa các đường chạy là không thể tránh được, với việc xuất hiện độ
chập khi thu hoạch làm giảm năng suất thu hoạch, tăng thêm chi phí nhiên liệu. Do đó
để nâng cao được hiệu quả thu hoạch cần giảm tối đa độ chập giữa các đường, điều này
phụ thuộc vào tay nghề của người lái máy.
Bảng 4.3 Kết quả đo bề rộng làm việc

Lần đo 1 2 3 4 5 6 7 TB

Chiều dài ba đường chạy, mm 5790 5700 5640 5550 5250 5250 4800 5426
Bề rộng làm việc, mm 1930 1900 1880 1850 1750 1750 1600 1809
Độ lệch chuẩn 116

24
4.1.4 Kết quả đo năng suất làm việc
Với bề rộng làm việc lý thuyết là 2,3 m ta có năng suất lý thuyết là 1,1 ha/h. Năng suất
thực tế khi khảo nghiệm là 0,63 ± 0,05 ha/h (Bảng 4.4), so với năng suất lý thuyết khi
dùng công thức tính toán ta thấy giá trị thực nghiệm nhỏ hơn kết quả tính toán.
Bảng 4.4 Kết quả năng suất làm việc

Thửa 3 1 4 2 TB
Diện tích, ha 0,84 0,96 1,11 1,59
Bắt đầu 14g50 10g30 16g20 12g
Kết thúc 16g20 11g45 18g40 14g30
Thời gian, giờ 1,4 1,4 2 2,4
Năng suất, ha/giờ 0,62 0,68 0,56 0,66 0,63
Độ lệch chuẩn 0,05

Từ điều kiện thực tế khi khảo nghiệm, ta nhận thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng
suất làm việc thực tế như: thời tiết, tay nghề thợ lái, hư hỏng máy móc, … Khi bắt đầu
làm việc thời tiết chưa gây ảnh hưởng lớn, thể lực thợ lái còn dồi dào năng suất làm việc
đạt cao nhất ở thửa 1 thu hoạch đầu tiên là 0,68 ha/giờ. Theo thời gian làm việc dài dẫn
tới thể lực giảm kéo theo năng suất làm việc giảm dần. Khi thu hoạch thửa 3, máy GĐLH
gặp vấn đề kỹ thuật phải dừng lại 10 phút dẫn tới năng suất thu hoạch hạ thấp. Ở thửa
cuối, thời điểm thu hoạch qua 18 giờ ánh sáng mặt trời không còn chiếu rõ nữa, vận tốc
tiến của máy GĐLH giảm dẫn tới năng suất hạ thấp nhất là 0,56 ha/giờ.

0,7
0,6
Năng suất, ha/h

0,5
0,4
0,3
0,2
0,1
0,0
0,84 0,96 1,11 1,59
Diện tích thửa ruộng, ha

Hình 4.1 Năng suất làm việc của máy GĐLH theo diện tích

25
4.1.5 Kết quả đo độ cao cắt
Máy GĐLH khi di chuyển làm việc trên đồng với điều kiện độ ẩm thân cây lúa trung
bình 74,5% (Phụ lục 4), độ cao cắt trung bình là 334 mm (Phụ lục 1), độ cao cắt này
đang ở mức cao hơn so với thông thường là 300 mm (Hình 4.2), do điều kiện đồng ruộng
là lúa thẳng đứng và mùa vụ này người dân chỉ thu hoạch lúa, bỏ rơm. Thông thường
khi thu hoạch lúa và lấy rơm thì độ cao cắt từ 200 - 250 mm tùy vào mục đích sử dụng
rơm của người dân (Nguyen Thanh Nghi và ctv, 2015). Với độ cao cắt trung bình là
334 mm, máy GĐLH khi đi thu hoạch trên đồng máy sẽ di chuyển nhanh do lượng cung
cấp vào máy giảm, kéo theo đó làm tăng năng suất thu hoạch. Tuy nhiên, khi di chuyển
nhanh và độ cao cắt tương đối cao, máy sẽ tác động nhiều và mạnh vào cây lúa gây rụng
hạt làm tăng tỷ lệ tổn thất khi thu hoạch. Tay vơ luôn luôn xốc thẳng vào thảm lúa theo
một hướng song song với thân cây, nhờ đó điểm thấp nhất của tay vơ luôn cách dao cắt
một khoảng 70 mm. Độ cao trung bình của thanh gạt ở vị trí thấp nhất là 635 mm, với
thông số này thì bộ phận guồng gạt đã đáp ứng được nhiệm vụ giữ cây lúa cho công
đoạn cắt và hất lúa vào trục vít gom lúa. Khi máy làm việc, các thanh gạt thực hiện đồng
thời hai chuyển động: chuyển động tịnh tiến cùng với máy GĐLH và chuyển động quay
quanh trục của nó, để giảm tối thiểu lượng tổn thất do thanh gạt gây ra thì vận tốc tổng
hợp của thanh gạt ⃗⃗⃗⃗⃗
Vth = 0 (Cù Ngọc Bắc và ctv, 2008).

900
800
700
600
Độ cao, mm

500
400
300
200
100
0
1 2 3 4 5 6 7 8
Lần đo
Độ cao cây Độ cao tay vơ ở vị trí thấp nhất Độ cao cắt

Hình 4.2 Độ cao cắt


26
4.1.6 Kết quả đo mức tiêu thụ nhiên liệu
Diện tích thửa ruộng khảo sát là 4,5 ha, máy GĐLH bắt đầu làm việc lúc 10g30 và kết
thúc lúc 18g40. Trừ cho các khoảng thời gian ăn uống, nghỉ ngơi thì thời gian thu hoạch
là 7,2 giờ. Tổng lượng dầu tiêu thụ là 100 lít, tương ứng với 22,2 l/ha hoặc 13,9 l/giờ.
Với mức giá 1 lít dầu là 14.400 đồng, mỗi hecta thu hoạch lúa bằng máy GĐLH tiêu tốn
320.000 đồng tiền nhiên liệu. Tiền công thu hoạch mỗi hecta hiện nay rơi vào khoảng
1,5 triệu đồng, thì tiền nhiên liệu đã chiếm 21%.

4.2 Kết quả đo độ tổn thất

Tổng sản lượng thu hoạch được là 40 tấn ở ẩm độ ban đầu 21,6% (Phụ lục 5), tương
đương 36,5 tấn lúa ở ẩm độ 14%. Dựa vào tổng sản lượng trên ta có độ tổn thất khi thu
hoạch bằng máy GĐLH là 2,54% (Bảng 4.5), đã hơn 0,54% so với yêu cầu kỹ thuật phải
đảm bảo toàn bộ tổn thất hạt ở tất cả các khâu không vượt quá 2% (Nguyễn Quang Lộc,
2004). Bên cạnh đó độ rụng hạt tự nhiên trước thu hoạch là 0,4%, có ảnh hưởng đáng
kể tới độ tổn thất khi thu hoạch bằng máy GĐLH.
Bảng 4.5 Kết quả đo độ tổn thất

Độ tổn thất ,
Lần lấy mẫu 1 2 3 4 5 TB
%

Tổn thất trước thu hoạch, g 1,98 4,33 5,74 1,84 3,85 3,55 0,40%

Tổn thất do rơi rụng, g 23,88 24,78 14,91 24,4 19,19 21,43 2,01%

Tổn thất do lúa theo rơm, g 17,84 20,07 33,73 27,73 24,55 24,78 0,38%

Tổn thất do đập sót, g 0,98 0,10 1,78 2,33 1,36 1,31 0,15%

Độ rơi rụng khi đi gặt của máy GĐLH ảnh hưởng chủ yếu bởi vận tốc góc của guồng
gạt và vận tốc tiến của máy GĐLH với đặc trưng là hệ số λ và tốc độ dao cắt. Kết quả
khảo nghiệm cho ra độ tổn thất 2,01% tương ứng với 163 kg/ha, khiến thất thu hơn
1 triệu đồng, đây là một số tiền không nhỏ so với thu nhập của nông dân vùng ĐBSCL.
Xét trên tổng tổn thất thì khâu gặt chiếm tỷ lệ cao nhất, nguyên nhân vì các thông số kỹ
thuật không được chấp hành nghiêm chỉnh. Yêu cầu tăng năng suất làm việc của máy

27
GĐLH làm cho tỷ số λ = 2, không được đảm bảo trong khoảng tối ưu, người lái không
quan tâm đến mực độ phân bố của cây lúa.
Tổn thất lúa do khâu đập là 0,15% chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng tổn thất, trong đó tỷ
lệ hạt bị tổn thương gần như bằng không. Đây là mức độ tổn thất có thể chấp nhận được
đối với người nông dân. Bộ phận trống đập ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả này, với đặc
trưng khe hở đập là 49,8 mm, trống đập làm việc vận tốc 220 vòng/phút (Phụ lục 6), các
bộ phận này đã được nhà sản xuất hiệu chỉnh tối ưu, ít chịu tác động của các ảnh hưởng
từ bên ngoài, dẫn tới làm việc ổn định, độ đập sót và độ tổn thương ở mức thấp.
Tổn thất do khâu làm sạch là 0,38%, đạt yêu cầu trong ngưỡng cho phép từ 0,2 – 0,5%
(Nguyễn Quang Lộc, 2004). Đây là ngưỡng chấp nhận được đối với người nông dân.
Cùng với đó độ sạch của hỗn hợp hạt là 95,7% (Phụ lục 2). So sánh với khâu đập thì tổn
thất do khâu làm sạch vẫn lớn hơn, có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng nhưng khe hở trống
đập và tốc độ quạt thổi là hai thông số chính gây ra sự chênh lệnh độ tổn thất. Từ thực
nghiệm ta đo được khe hở trống đập là 49,8 mm và tốc độ quay của quạt gió là
530 vòng/phút (Phụ lục 6) với hai thông số thiết kế này, khâu làm sạch của máy GĐLH
đã đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật nông học, độ tổn thất ở mức thấp, độ sạch ở mức tương
đối cao. Các yếu tố này có thể cải thiện thông qua khảo sát, nhằm đưa ra bộ quy chuẩn
giúp người nông dân chủ động hơn trong việc điều chỉnh chế độ làm việc của máy
GĐLH.

3
2,5
Tổn thất, %

2
1,5
1
0,5
0
Tổn thất do Tổn thất do Tổn thất do Tổng tổn thất
rơi rụng lúa theo rơm đập sót khi thu hoạch

Hình 4.3 Độ tổn thất

28
4.3 Kết quả đo năng suất lúa thu hoạch

Trên diện tích 4,5 ha ở HTX Khiết Tâm, gieo trồng giống lúa Đài thơm, thời gian từ
ngày sạ cho đến thu hoạch là 100 ngày. Tổng sản lượng lúa thu hoạch được là 40 tấn ở
ẩm độ ban đầu 21,6%, tương đương 36,5 tấn lúa ở ẩm độ 14% (vụ trước 34,2 tấn), đạt
năng suất 8,1 tấn/ha (Phụ lục 3). Với giá thu mua từ 6500 – 7000 đồng/1kg tại thời điểm
tháng 3 năm 2021, trung bình mỗi hecta người nông dân thu được 53 – 57 triệu đồng,
với mức hiệu quả kinh tế 80% (Lê Cảnh Dũng và ctv, 2019) lợi nhuận thu về rơi vào
khoảng 42 – 46 triệu đồng.

4.4 So sánh với nghiên cứu khác

Tổng tổn thất gây ra khi đi thu hoạch của máy GĐLH Kubota DC – 93 gây ra là 2,54%,
đây là mức tổn thất nhỏ hơn so với kết quả 2,9% khảo sát tại Long An trên máy GĐLH
Kubota DC - 60 (Nguyen Huy Bich và ctv, 2018). Ta nhận thấy đã có sự cải tiến công
nghệ trong quy trình thu hoạch bằng máy GĐLH theo thời gian. Nhưng khi đem những
kết quả trên so sách với mức tổn thất trung bình trong khâu thu hoạch ở Thái Lan là 2%
(Đào Thế Anh và Nguyễn Thị Hà, 2017), thì lượng tổn thất trong khâu thu hoạch của
nước ta vẫn nằm ở mức khá cao. Điều đó cho ta thấy việc áp dụng kỹ thuật trong khâu
thu hoạch lúa của nước ta còn hạn chế, do đó cần phải cải tiến kỹ thuật hơn nữa để giảm
tối đa lượng tổn thất do máy gây ra. Việc giảm được lượng tổn thất do khâu thu hoạch
còn góp phần nâng cao năng suất thu hoạch, đem lại nhiều hiệu quả kinh tế cho người
nông dân, bên cạnh đó còn góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu lúa gạo
với Thái Lan.
Bảng 4.6 So sánh kết quả nghiên cứu

Địa điểm Thái Lan Việt Nam

Năm 2017 2018 2021

Tổn thất khâu


thu hoạch, % 2 2,9 2,54

29
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1 Kết luận


Qua quá trình khảo nghiệm được tiến hành tại HTX Khiết Tâm, huyện Vĩnh Thạnh,
TP. Cần Thơ, từ ngày 10 tháng 3 đến ngày 14 tháng 3 năm 2021. Với điều kiện ruộng
khô, lúa thẳng đứng trên 4 thửa ruộng có tổng diện tích là 4,5 ha. Chúng tôi đã thu thập
số liệu và thống kê được tổng tổn thất của 4 thửa trên là 2,54%. Trong quá trình thu
hoạch, lượng tổn thất lớn nhất 2,01% do rơi rụng, tổn thất lúa theo rơm 0,38% và lượng
tổn thất do đập sót là 0,15% chiếm tỷ lệ nhỏ nhất. Lượng tổn thất do rơi rụng khi máy
GĐLH đi thu hoạch chiếm tỷ lệ cao nhất, nguyên nhân do tỷ số vận tốc λ = 2 đã vượt
quá tỷ số theo lý thuyết tính toán, làm cho cánh guồng tác động mạnh vào cây lúa làm
tăng tổn thất.
Với các thông số kỹ thuật: khe hở trống đập 49,8 mm, tốc độ trống 220 vòng/phút và
tốc độ quạt là 530 vòng/phút, thông số thiết kế này đã đảm bảo lượng tổn thất do lúa
theo rơm, do đập sót, độ tổn thương và khâu làm sạch đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật
nông học (độ tổn thương gần như bằng không và độ sạch đạt 95,7%).
5.2 Đề nghị
Trong quá trình thực hiện đề tài do điều kiện còn hạn chế, nên chúng tôi chưa thể khảo
sát được toàn bộ các thông số ảnh hưởng đến độ tổn thất khi thu hoạch lúa, bằng máy
GĐLH ở nhiều điều kiện khác nhau. Chính vì vậy chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau,
mong những nghiên cứu tiếp theo sẽ hoàn thiện hơn nữa.
- Tiếp tục tiến hành khảo nghiệm các thông số ảnh hưởng đến độ tổn thất lúa khi
gặt của máy GĐLH, ở điều kiện đồng ruộng đổ ngã và các giống lúa khác nhau,
để từ đó đưa ra được thêm các yếu tố ảnh hưởng đến độ tổn thất khi thu hoạch
của máy.
- Khảo nghiệm trong trường hợp tốc độ làm việc của máy thay đổi nhanh – chậm
khác nhau, để đánh giá tỷ số vận tốc λ ảnh hưởng đến độ tổn thất khi thu hoạch.
- Tiến hành khảo nghiệm đánh giá tổn thất thu hoạch lúa trên những dòng máy
GĐLH khác, để từ đó đưa ra những thông số máy ảnh hưởng đến tổn thất.

30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cù Ngọc Bắc, Hà Văn Chiến, Vũ Đức Hải. 2008. Giáo trình Cơ khí nông nghiệp. Nhà
xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. Trang 204 - 205.
Đào Thế Anh và Nguyễn Thị Hà. 2017. Hiện trạng năng lực công nghệ và nhu cầu đổi
mới công nghệ trong sản xuất và sau thu hoạch lúa gạo của Việt Nam. Tạp chí
Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam- Số 2(75)/2017. Trang 68
Đoàn Văn Điện, Nguyễn Bảng. 1987. Lý thuyết và tính toán máy nông nghiệp. Tủ sách
Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Trang 158 - 160, 327 - 328.
Lê Cảnh Dũng, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Thị Kim Thoa, Nguyễn Văn Sánh. 2019. Phân
tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp trí
Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Trang 73 – 81.
Nguyen Huy Bich, Nguyen Duc Khuyen, Nguyen Van Cong Chinh. 2018. Pilot
Activities of Reduction of Post-Harvest Losses (Phl) Case on Selected Country in
Asean Region. Reduction of Post-Harvest Losses (Phl) for Agricultural Produces
and Products in Asean Region. Nong Lam University HCMC. Pp 24 - 25.
Nguyễn Huy Bích, Nguyễn Đức Khuyến, Nguyễn Văn Công Chính. 2019. Đo lường
tổn thất và đánh giá công nghệ sau thu hoạch trong sản xuất lúa gạo. Nhà xuất bản
Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh. Trang 40 - 41.
Nguyễn Quang Lộc. 2004. Máy thu hoạch cây trồng. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia
TP. Hồ Chí Minh. Trang 6 - 11, 89 - 113.
Nguyen Thanh Nghi, Nguyen Duc Canh, Hau Duc Hoa, Nguyen Van Hung, Martin
Gummert. 2015. Technical, Economic and Environmental Evaluation on
Mechanical Rice Straw Gathering Method. Center for Agricultural Energy and
Machinery, Nong Lam University. pp.616.
Phan Hiếu Hiền. 2001. Phương pháp bố trí thí nghiệm và xử lý số liệu. Nhà xuất bản
Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh. Trang 15.
Phan Hiếu Hiền. Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp “Cơ giới hóa trong sản xuất
lúa”. Tháng 10/2019.
Tổng cục Thống kê. 2019. Niên giám Thống kê. Nhà xuất bản Thống kê.
Trang 517 – 523.

31
PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Kết quả đo độ cao cắt

Với 8 lần đo ở các vị trí đặc trưng khác nhau, thu được độ cao cắt trung bình
334 ± 33 mm.
Độ cao cây, Độ cao cắt, Độ cao tay vơ
Lần đo
mm mm ở vị trí thấp nhất, mm
1 800 320 390
2 780 410 480
3 770 330 400
4 760 340 410
5 790 300 360
6 800 330 390
7 820 310 380
8 780 330 390
TB 787 334 400
Độ lệch chuẩn 19 33 35

Phụ lục 2: Kết quả đo độ sạch hạt

Sau 5 lần lấy mẫu kiểm tra, thu được kết quả độ sạch hạt trung bình là 95,7 ± 0,8%.
Trong quá trình lấy 5 mẫu, độ tổn thương hạt lúa xấp xỉ 0%.

Lần đo 1 2 3 4 5 TB Độ lệch chuẩn

KL ban đầu, g 30,01 30,05 30,03 30,04 30,05


KL sau làm sạch, g 29,03 28,46 28,66 28,84 28,66
Độ sạch hạt, % 96,7 94,7 95,4 96 95,4 95,7 0,8

32
Phụ lục 3: Kết quả đo năng suất thu hoạch lúa

Kết quả được đo độ ẩm trung bình của hạt lúa tại thời điểm máy GĐLH đi thu hoạch là
21,61 %. Sau khi sấy về 14% để bảo quản, tổng sản lượng lúa thu hoạch được 36,5 tấn
với diện tích thửa ruộng là 4,5 ha thì năng suất thu hoạch đạt 8,1 tấn/ha.

Thửa ruộng 1 2 3 4 Tổng


Số bao 165 240 143 175 723
Khối lượng trung bình 1 bao, kg 56 57 55 53
Tổng thu hoạch, kg 9240 13680 7865 9275 40060

Phụ lục 4: Kết quả đo độ ẩm thân rạ

Sau 4 lần lấy mẫu đo đạc, ta được độ ẩm trung bình của thân rạ tại thời điểm máy
GĐLH đi thu hoạch là 74,5 ± 2,8%.

Mã hiệu R1 R2 R3 R4
KL mẫu ban đầu, g 24,78 25,18 25,09 24,96
KL mẫu khi sấy, g 7,24 5,96 5,77 6,5
Độ ẩm ban đầu, % 70,8 76,3 77 74
Trung bình, % 74,5
Độ lệch chuẩn 2,8

Phụ lục 5: Kết quả đo độ ẩm hạt lúa

Sau 3 lần lấy mẫu đo đạc, ta thu được độ ẩm hạt lúa tại thời điểm máy GĐLH đi thu
hoạch là 21,6 ± 0,6%. Bảng 10: Kết quả đo độ ẩm hạt lúa

Mã hiệu MR1 MR2 MR3


KL mẫu ban đầu, g 32,08 31,16 30,53
KL mẫu sau khi sấy, g 25,34 24,34 23,83
Độ ẩm ban đầu, % 21 21,9 22
Trung bình, % 21,6
Độ lệch chuẩn 0,6

33
Phụ lục 6: Kết quả đo tốc độ quay của các bộ phận

Qua các lần đo từ thực tế, ta xác định được các thông số của máy ảnh hưởng đến trực
tiếp đến lượng tổn thất khi máy GĐLH đi thu hoạch như sau:

Bộ phận Tốc độ quay, vòng/phút


Quạt 530
Trống đập 220
Băng tải lúa 300
Guồng gạt 50

Phụ lục 7: Kết quả đo khe hở trống đập

Sau 3 lần đo, khoảng cách khe hở đập trung bình là 49,8 ± 0,2 mm, chiều dài trung
bình răng trụ là 113,6 ± 2,2 mm.

Lần đo 1 2 3 TB Độ lệch chuẩn


Khe hở đập, mm 49,5 50 49,8 49,8 0,2
Chiều dài răng trụ, mm 114,8 115 111,1 113,6 2,2

Phụ lục 8: Thông số máy GĐLH Kubota DC – 93

Dưới đây là 1 số thông số kỹ thuật của máy GĐLH được sử dụng trong quá trình thực
hiện đề tài.

Trọng lượng, kg 3775


Kích thước máy (dài x rộng x cao), mm 5430 x 2422 x 2830
Công suất, HP 93,3
Bề rộng cắt, mm 2300
Đường kính guồng gạt x Số thanh, mm 1000x5
Máng sàng, tấm 6
Chiều rộng x chiều dài khay sàng, mm 840x1500
Quạt gió làm sạch, cánh 8
Đường kính x chiều dài trống đập, mm 620x1960
Số thanh trống 6
Số răng mỗi thanh 17 & 18

34

You might also like