You are on page 1of 6

Truyện Kiều Truyện Genji

- khai thác thế giới bên trong của con người: thế giới cảm xúc đầy biến động, phức tạp trong
tình yêu.
- Nỗi cô đơn như một nỗi ám ảnh của con người.
Tương đồng
+ một mình.
- càng yêu lại càng chìm trong đau khổ, càng tận hiến càng cảm thấy cô đơn  đi tìm giải
thoát (cái chết/ tu).
- Tình (tình yêu + tình người). - Tình yêu.
- Thanh. - Tình dục ẩn ức (không hoan lạc, thấp hèn 
- Nỗi ẩn ức xuất hiện trong 15 năm lưu lạc. đam mê đầy ẩn ức, khổ nạn).
- nỗi ẩn ức xuất hiện từ bé.
Khác biệt - chỉ là một cảm xúc, chưa phải là một thuật - cảm thức buồn là một thuật ngữ thi học.
ngữ thi học.
- bình thường dân chúng. - thế giới cung đình
- tài mệnh tương đố. - thời gian
- xây dựng nên cái đẹp  nhân đạo.
Thiên về tình cảm và đạo đức. Thiên về tình cảm và cái đẹp.

Niềm bi cảm trong ngòi bút thể hiện tâm trạng


1. Con người tâm trạng
- Con người trong thế giới cảm xúc đầy biến động, phức tạp.
- Con người trong sự cô đơn.
- Con người vô định.
2. Thời gian tâm trạng
Niềm bi cảm
2.3. Niềm bi cảm trước cái đẹp
2.3.1. Cái đẹp bên ngoài
Khi cái đẹp ẩn chứa một nét buồn thì sự vật ấy càng trở nên sâu sắc, quyến rũ và
có ý nghĩa hơn. Từ xa xưa, con người đã có những thước đo chuẩn mực khác nhau về
cái đẹp. Nếu ở phương Tây chuộng vẻ đẹp của tự do, phóng khoáng thì phương Đông
lại xem những điều tỉ mỉ, chi tiết, thanh thoát là những nét đẹp riêng. Qua mỗi giai
đoạn phát triển, quy chuẩn về cái đẹp lại được định nghĩa khác nhau. Ở đây, chúng tôi
không chỉ nói về vẻ đẹp của hình thể, mà còn đi sâu vào vẻ đẹp trong tâm hồn. Bởi vì,
xét trên góc nhìn thẩm mĩ, cái đẹp sâu sắc nhất chính là ngọn nguồn, gốc rễ bên trong
mỗi con người.
Xuất phát từ quan điểm thẩm mĩ phương Đông nói chung và quan điểm thẩm mĩ
của mỗi dân tộc nói riêng, Nguyễn Du và Murasaki đã thành công trong việc xây
dựng nên hình tượng những nhân vật mang vẻ đẹp toàn diện, từ ngoại hình đến tài
năng. Thúy Kiều trong Truyện Kiều là một nàng tiểu thư tài sắc vẹn toàn, tinh thông
cầm kì thi họa. Ngoại hình và tài năng của nàng được Nguyễn Du ưu ái dành muôn
vàn lời khen ngợi:
“Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tư trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương lầu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương”
(Nguyễn Du, 1996, tr.48-49)
Còn chàng Genji trong Truyện Genji cũng là một chàng hoàng tử hội tụ trong
mình vẻ đẹp hấp dẫn. Vẻ đẹp ấy lan tỏa vào xung quanh khiến cho sự vật luôn trong
trạng thái bừng sáng, rạng rỡ, tươi vui. “Các nữ tì hình như đang nhìn chàng, qua một
bức mành thấp ở hiên. Không nghi ngờ gì nữa, chàng đã mang lại niềm vui thú. Mảnh
trăng hạ tuần còn chiếu sáng trên bầu trời buổi bình minh làm tăng vẻ đẹp của ban
mai. Bầu trời tuy dửng dưng nhưng vào những lúc này, tùy theo người ngắm mà nó tỏ
ra thân ái hay buồn bã” (Murasaki Shikibu, 1991, tr.72).
Chính cái vẻ đẹp vẹn toàn ấy mà cả hai nhân vật Thúy Kiều và Genji đều là đối
tượng cho mọi sự yêu thích, theo đuổi. Chính sự mê đắm của những đối tượng khác là
nguồn cơn dẫn tới mọi éo le, buồn cảm trong cuộc đời của họ. Trước tiên, nói về nhân
vật Thúy Kiều. Bởi vì cái đẹp sắc sảo, đa sầu đa cảm mà nó vận vào cuộc đời nàng
những gian truân, trắc trở. Kiều đẹp nên nàng trở thành đối tượng cho tên Mã Giám
Sinh nhìn ngó và trở thành con mồi trong bàn tay hắn. Kiều đẹp nên nhiều tên đàn ông
như Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Thúc Sinh, Hồ Tôn Hiến không thể cưỡng lại nhan sắc
ấy mà chiếm đoạt lấy nàng. Và cũng vì Kiều đẹp, mà nàng phải chịu cảnh “thanh lâu
hai lần”, trở thành một món hàng chơi nơi kỹ viện, sống trong cảnh “Đưa người cửa
trước, rước người cửa sau”, biết bao “bướm lả ong lơi” tìm đến chỉ để được ngắm
nhìn vẻ đẹp u trầm của Thúy Kiều:
“Lầu xanh mới rủ trướng đào,
Càng treo giá ngọc, càng cao phẩm người.”
(Nguyễn Du, 1996, tr.151)
Trong số đó phải kể đến Thúc Sinh, kẻ nức tiếng ăn chơi chấp nhận “Trăm nghìn
đổ một trận cười như không!” (Nguyễn Du, 2022, tr.170) chỉ được đến thưởng thức
nét xuân của nàng. Chính những gian truân ấy đã đày đọa, dày vò Thúy Kiều, biến
cuộc đời nàng trở thành một bản đàn chỉ vang đầy những khúc nhạc tang thương.
Cũng giống như Thúy Kiều, vẻ đẹp của Genji khiến cho người người phụ nữ dấu
yêu. Cái vẻ đẹp trong trẻo, thánh thiện ấy làm cho bao người phụ nữ phải mê đắm:
“Dáng điệu cử chỉ của chàng dịu dàng quyến rũ khiến đến yêu tinh quỷ sứ cũng không
thể cưỡng lại chàng” (Murasaki Shikibu, 1991, tr.69). Không chỉ đẹp, chàng còn có
khả năng ăn nói khiến cho bao người phải xuyến xao “những lời nói ngọt ngào vẫn
tuôn tràn xen vào những câu châm ngôn bùi tai khiến cho một người phụ nữ dễ phải
đầu hàng” (Murasaki Shikibu, 1991, tr.70). Và chính sự ân cần, dịu dàng trong tình
yêu ấy, Genji đã thành công chiếm được trái tim của bao người phụ nữ, để rồi ai tiếp
xúc với chàng rồi cũng không thể nào phủ nhận cái vẻ đẹp có khả năng “trút bỏ những
trụy lạc trần gian và cảm thấy như thể sống thêm nhiều năm” (Murasaki Shikibu,
1991, tr.135). Tuy nhiên, cũng chính sự đẹp đẽ một cách vượt trội như thế nên gần
Genji, con người luôn mang trong mình đầy lo âu. Đối với người Nhật, cái đẹp là một
thứ vô thường. Nó hiển hiện trên thế gian rồi sau đó cũng sẽ lụi tàn theo năm tháng.
Những người phụ nữ từng đi qua cuộc đời của Genji cuối cùng cũng không thể trọn
vẹn với chàng, dù họ đều là người chàng trân trọng và dành mọi sự yêu thương.
Trong quan niệm của người phương Đông, cái đẹp còn dự cảm cho những điềm
báo không lành. Vì lẽ đó mà cái “vẻ mặt khôi ngô tuấn tú của Genji trong buổi diễn
tập hôm qua, tâm trí nhà vua tràn ngập những điều linh cảm bất thường” (Murasaki
Shikibu, 1991, tr.200). Như ở trên đã đề cập, vẻ đẹp của Genji có thể cứu rỗi tâm hồn
của mọi người, có khả năng bừng tỏa năng lượng tươi mới, đẹp đẽ cho tự nhiên.
Nhưng cũng chính vẻ đẹp ấy đã khiến bao người phụ nữ rơi vào ái tình với chàng và
chịu nhiều đau khổ. Chàng đã có nhiều mối quan hệ ngoại tình, thậm chí cả người mẹ
kế Fujitsubo lớn hơn chàng nhiều tuổi. Bên cạnh đó, trong Truyện Genji, cái đẹp
mang tính phù du, ngắn ngủi, chỉ tỏa sáng một lần rồi cũng qua nhanh như cánh hoa
đào mỏng manh buông lơi theo cơn gió. Điều ấy thể hiện rõ qua các nhân vật nữ trong
Truyện Genji. Đa phần, các nhân vật nữ xoay quanh cuộc đời Genji đều mang trong
mình những vẻ đẹp riêng. Fujitsubo dịu dàng, ôn nhu như người mẹ. Murasaki trong
sáng, ngây thơ. Oborozukiyo thiên về vẻ đẹp thể xác. Akashi thì đẹp một cách thanh
thoát… Và còn nhiều người con gái khác cũng đã đến bên Genji. Điểm chung là họ
đều xuất hiện trong thời kì họ đang ở độ tuổi xuân đẹp nhất của đời con gái. Vì lẽ đó,
họ như một cánh hoa đào mỏng manh, chỉ bừng nở một lần rồi lẳng lặng rơi xuống,
đem theo muôn nỗi xót xa. Cuộc đời của họ tài hoa mà bạc mệnh, tất cả đều gói gọn
lại trong một cụm từ “vô thường”.
Không chỉ riêng Genji và những người nữ bên cạnh chàng, khi phác họa
nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng tạo tác nên số phận nàng
Kiều bởi quan điểm thẩm mĩ của thời đại phương Đông. Ngay từ những nét vẽ hình
hài, đại thi hào đã ngầm dự cảm cho số phận đầy éo le của Thúy Kiều. Bởi, vẻ đẹp
của Thúy Kiều thể hiện rõ sự bất cân đối khiến cho tạo hóa phải đố kị, ganh đua.
“Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.”
(Nguyễn Du, 1996, tr.48)
Vẻ đẹp của Thúy Kiều là mầm mống cho mọi tai họa đổ xô đến cuộc đời của nàng.
Vốn là một người con gái đang độ xuân thì, tâm hồn mơn mởn xanh tươi nhưng nàng
lúc nào cũng mang âu sầu. Nàng đa sầu đa cảm với vạn vật xung quanh. Những khúc
nhạc mà Thúy Kiều sáng tác đều là những khúc trầm buồn, nghe thê lương, trong đó
có bản nhạc mang tên Bạc mệnh khiến cho ai nghe cũng phải ão não đau sầu. Khúc
đàn mà lần đầu nàng gảy cho Kim Trọng nghe cũng ẩn chứa đau thương:
“Trong như tiếng hạc bay qua,
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.”
(Nguyễn Du, 1996, tr.88)
Tiếng đàn của Kiều làm cho Kim Trọng phải thốt lên rằng bản đàn sao mà thê
lương, đau đớn thế. Tuy nhiên, Thúy Kiều cũng thừa nhận bản tính từ nhỏ đã vậy. Vì
thế, nàng chỉ có thể bớt chút chứ không thể nào bỏ được. Cũng chính bản tính đa sầu
đa cảm, nên khi gặp mộ Đạm Tiên, trong khi Vương Quan và Thúy Vân có vẻ lãnh
đạm, dửng dưng thì Thúy Kiều đã rơi những giọt châu sa thương xót cho cuộc đời tài
hoa bạc mệnh của người con gái ấy. Cũng vì thế, mối duyên giữa nàng và Đạm Tiên
bắt đầu, sổ Đoạn trường khắc tên nàng những mười lăm năm.
Và dù cái đẹp trong hai tác phẩm được thể hiện như thế nào thì chúng đều chịu sự
tác động bởi những quan niệm thẩm mĩ mà thời đại chúng đang tồn tại. Truyện Kiều
của Nguyễn Du sinh ra tại Việt Nam nên nó ảnh hưởng những nét đẹp của văn hóa
Việt Nam. Đó là nét đẹp nhân đạo, của tình yêu thương giữa người với người cho nên
Truyện Kiều như sự cảm thương, xót xa mà tác giả dành cho số phận của những người
phụ nữ hồng nhan bạc mệnh trong thời đại đó. Cái buồn trong Truyện Kiều là cái
buồn của giá trị nhân văn. Còn cái buồn trong Truyện Genji lại chịu ảnh hưởng bởi
quan niệm thẩm mĩ aware - một nét đẹp tồn tại trong nền văn hóa Heian, thuộc cảm
quan Phật giáo và Đạo giáo. Người Nhật thường trân trọng những vẻ đẹp thanh nhã,
giản đơn. Nhưng họ cũng hiểu rõ vẻ đẹp vốn mỏng manh, vô thường. Chính nhà văn
Nhật Chiêu cũng khẳng định “Sự vô thường của thế gian là nỗi buồn vừa là vẻ đẹp.
Vô thường là đẹp. Tác phẩm Genji monogatari là tiếng hát về niềm bi cảm đầy nghịch
lí ấy” (Nhật Chiêu, 2003, tr.120). Sự phù du, mong manh ấy lại để lại trong lòng
người nhiều tiếc nuối không dễ phai nhòa. Đây chính là vẻ đẹp của sự bất tử, một nỗi
buồn đầy vấn vương.
2.3.2. Cái đẹp bên trong

You might also like