You are on page 1of 33

Bài 11

CHẾ BIẾN THUỐC CỔ TRUYỀN

1
Mục tiêu bài học
• Trình bày được mục đích của chế biến thuốc cổ truyền.

• Trình bày được các phương pháp chế biến thuốc cổ truyền.

• Trình bày được một số phụ liệu trong chế biến thuốc cổ truyền.

2
Nội dung chính
1. Mục đích việc chế thuốc theo phương pháp cổ truyền
2. Các phương pháp chế biến thuốc cổ truyền
3. Một số phụ liệu dùng chế biến thuốc

3
1. Mục đích chế biến thuốc cổ truyền
• Tạo ra tác dụng trị bệnh mới
• Tăng hiệu lực trị bệnh
• Giảm tác dụng không mong muốn - tăng độ an toàn của thuốc
• Ổn định tác dụng của thuốc
• Bảo quản thuốc
• Làm sạch thuốc
• Thay đổi dạng dùng

4
1. Mục đích chế biến thuốc cổ truyền
1.1. Tạo ra tác dụng trị bệnh mới
• Bản thân mỗi vị thuốc sống đều có tác dụng trị bệnh riêng. Qua chế
biến, các vị thuốc sẽ bị thay đổi tính vị dẫn đến thay đổi tác dụng.
• Chế biến theo phương pháp khác nhau sẽ tạo ra tác dụng khác nhau.
• Để làm thay đổi tính vị, người ta thường chế với một số phụ liệu:
 Tăng tính ấm, giảm tính hàn của thuốc => chế với dịch gừng, rượu,…
 Giảm tính nhiệt của thuốc => chế với đồng tiện, dịch nước vo gạo,…
 Thuốc sao cháy => có tác dụng cầm máu.
5
1. Mục đích chế biến thuốc cổ truyền
1.2. Tăng hiệu lực trị bệnh
• Ứng dụng học thuyết ngũ hành: trên cơ sở quy nạp màu sắc, mùi vị
theo các tạng phủ (tương ứng với các hành trong học thuyết).
Ví dụ: Chế thuốc có màu vàng dẫn thuốc vào tỳ, chế thuốc có màu đỏ
dẫn thuốc vào tâm,…
• Hiệp đồng tác dụng với dịch phụ liệu: chế thuốc với dịch phụ liệu có
tác dụng tương tự hiệp đồng tác dụng của 2 vị thuốc.
Ví dụ: Hoàng kỳ trích mật tăng tác dụng nhuận bổ phế, tỳ.

6
1. Mục đích chế biến thuốc cổ truyền
1.2. Tăng hiệu lực trị bệnh
• Chế biến làm giảm hoặc mất các thành phần hóa học cản trở sự
khuếch tán hoạt chất.
Ví dụ: chất nhày, pectin, lipid, protein,…
• Chế biến làm giảm độ bền cơ học của vị thuốc, làm tăng hiệu suất
khuếch tán hoạt chất.
Ví dụ: Vỏ trai (Mẫu lệ) mang tôi trong giấm.

7
1. Mục đích chế biến thuốc cổ truyền
1.3. Giảm tác dụng không mong muốn - tăng độ an toàn của thuốc
• Các vị thuốc có độc thì phải được chế biến để giảm hoặc mất độc.
• Độc theo YHCT chia thành 3 loại:
• Thuốc gây nguy hiểm: ngộ độc, tử vong. Ví dụ: phụ tử.
• Thuốc có tác dụng quá mạnh, gây rối loạn chức năng cơ thể. Ví dụ:
khiên ngưu.
• Thuốc gây kích ứng, mẩn ngứa, phát ban. Ví dụ: bán hạ.

8
1. Mục đích chế biến thuốc cổ truyền
1.3. Giảm tác dụng không mong muốn - tăng độ an toàn của thuốc
• Phương pháp giảm độc:
• Hỏa chế: dùng nhiệt cao, thời gian dài. Ví dụ: ba đậu sao đen (190-
200oC).
• Thủy chế: dùng nước hay dịch phụ liệu có pH khác nhau. Ví dụ: ngâm
phụ tử trong nước muối.
• Thủy hỏa hợp chế: đồ, chưng, nấu (100oC trong nước). Ví dụ: hà thủ ô
đỏ nấu với dịch đậu đen.

9
1. Mục đích chế biến thuốc cổ truyền

1.4. Ổn định tác dụng của thuốc

• Một số vị thuốc dễ bị giảm tác dụng trong quá trình bảo quản, cần
chế biến nhằm duy trì tác dụng vốn có của nó.

• Ví dụ: hòe hoa cần sao qua để hạn chế sự phân hủy của rutin.

10
1. Mục đích chế biến thuốc cổ truyền
1.5. Bảo quản thuốc
• Thuốc có nguồn gốc từ thực vật, động vật để ở môi trường nóng ẩm
thuận lợi cho việc hút ẩm gây nấm mốc, sâu mọt.
• Ý nghĩa:
• Giảm độ ẩm, vị thuốc khô và thơm
• Thay đổi tính chất một số thành phần hóa học gây nấm mốc
• Diệt men phân hủy hoạt chất
• Tạo thành chất bảo vệ cho vị thuốc.
11
1. Mục đích chế biến thuốc cổ truyền

1.6. Làm sạch thuốc

• Mục đích: loại trừ tạp cơ học khi thu hoạch, bộ phận không dùng làm
thuốc.

• Ví dụ: hạnh nhân bỏ vỏ, kim anh tử bỏ hạt,…

12
1. Mục đích chế biến thuốc cổ truyền

1.7. Thay đổi dạng dùng

• Một số vị thuốc sống chỉ được dùng ngoài, sau khi chế biến sẽ dùng
trong được.

• Ví dụ như phụ tử, mã tiền, bán hạ,….

13
2. Các phương pháp chế biến

2.1. Hỏa chế

2.2. Thủy chế

2.3. Thủy hỏa hợp chế

2.4. Phương pháp khác

14
2.1. Hỏa chế

• ĐN: là phương pháp sử dụng sự tác động của nhiệt độ trực tiếp hay gián
tiếp (qua các phụ liệu) ở các mức nhiệt độ khác nhau.

• Mục đích: tăng tính ấm, giảm tính hàn, giảm độc tính, ổn định hoạt
chất.

• Các phương pháp chế biến: sao, nung, chế sương, lùi, nướng, hỏa phi.

15
2.1. Hỏa chế
Các phương pháp chế biến
• Sao: truyền nhiệt trực tiếp qua dụng cụ sao (chảo).
• Nung: sử dụng nhiệt độ cao, phá vỡ cấu trúc thuốc.
• Chế sương: nung kín những thuốc có nguồn gốc khoáng vật.
• Lùi: bọc vị thuốc vào giấy ẩm / bột hồ ẩm rồi vùi vào tro nóng đến khô.
• Nướng: làm chín thuốc.
• Hỏa phi: sao trực tiếp thuốc có nguồn gốc khoáng vật.
16
2.2. Thủy chế

• ĐN: là phương pháp sử dụng sự tác động của nước hoặc dịch phụ liệu ở
nhiệt độ thường.

• Mục đích: giảm độc tính, thay đổi thành phần hóa học, thay đổi tác
dụng điều trị, giảm tính bền cơ học của thuốc, làm mềm dược liệu, bảo
quản thuốc.

• Các phương pháp chế biến: ngâm, ủ, tẩy rửa, thủy phi.

17
2.2. Thủy chế
Các phương pháp chế biến

• Ngâm: ngâm dược liệu trong nước / dịch phụ liệu trong 1 thời gian,
sau đó gạn bỏ dịch.

• Ủ: dùng nước / dịch phụ liệu tẩm vào vị thuốc, dùng vải ủ.

• Tẩy rửa: dùng nước hoặc rượu để rửa vị thuốc.

• Thủy phi: tán thuốc trong nước thành bột mịn.

18
2.3. Thủy hỏa hợp chế

• ĐN: là phương pháp sử dụng sự tác động của nước hoặc dịch phụ liệu ở
nhiệt độ cao.

• Mục đích: giảm độc tính, thay đổi thành phần hóa học, thay đổi tác
dụng điều trị, giảm tính bền cơ học của thuốc, làm mềm dược liệu.

• Các phương pháp chế biến: chưng, trích, đồ, nấu, sắc, tôi.

19
2.3. Thủy hỏa hợp chế
Các phương pháp chế biến
• Chưng: đun cách thủy dược liệu trong nước/dịch phụ liệu.
• Trích: tẩm 1/nhiều dịch phụ liệu vào vị thuốc, ủ thấm đều, rồi sao/nướng.
• Đồ: dùng hơi nước đun sôi.
• Nấu: cho vị thuốc nấu trực tiếp với nước/dịch phụ liệu đến khi ngấm đều.
• Sắc: nấu nhiều lần, thu gộp dịch, cô đặc để dùng.
• Tôi: nung vị thuốc ở nhiệt độ cao, rồi nhúng vào nước/dịch phụ liệu.
20
2.4. Phương pháp khác

• Rán dầu: đun vị thuốc trong dầu sôi, để hòa tan một số thành phần hóa
học có độ phân cực thấp.

• Chế dạng bánh: thuốc tán thành bột khô, thêm bột mì, trộn đều với
nước thành khối bột nhão, cho vào khuôn ép thành bánh, để mốc mọc
đều rồi phơi đến khi khô kiệt.

21
3. Một số phụ liệu dùng chế biến thuốc
• Cam thảo • Mật ong
• Gừng • Nước vo gạo
• Đậu đen • Phèn chua
• Đậu xanh • Nước vôi
• Muối • Sữa
• Rượu • Hoàng thổ, bích thổ
• Giấm • Bồ kết

22
3. Một số phụ liệu dùng chế biến thuốc
3.1. Cam thảo
• Là phương pháp dùng rễ Cam thảo bắc Radix Glycyrrhizae. Phương
pháp chế biến với cam thảo gọi là thảo chế.
• Thành phần hóa học: saponin triterpenic: glycyrrhizin, đường, tinh
bột, nhựa,…
• Một số vị thuốc chế với cam thảo: thuốc long đờm chỉ ho (bán hạ,
viễn chí,…); thuốc bổ (bạch truật,…); thuốc độc (phụ tử, mã tiền,…).

23
3. Một số phụ liệu dùng chế biến thuốc
3.1. Cam thảo
Ứng dụng trong chế biến:
• Tăng tác dụng nhuận bổ, kiện tỳ, ích khí.
• Tăng tác dụng dẫn thuốc vào 12 kinh.
• Hiệp đồng tác dụng để trị các chứng ho, nhiều đờm, viêm loét dạ
dày.
• Giảm độc tính của thuốc, điều hòa tính mãnh liệt của thuốc.

24
3. Một số phụ liệu dùng chế biến thuốc
3.2. Gừng
• Là phương pháp dùng Gừng tươi Rhizoma Zingiberis. Phương pháp
chế biến với gừng gọi là khương chế.
• Thành phần hóa học: tinh dầu, chất cay, tinh bột, nhựa,…
• Cách chế biến: dùng khoảng 5-20% so với thuốc, giã nát, thêm nước,
vắt lấy dịch nước, ngâm hoặc tẩm với thuốc.
• Một số vị thuốc chế với gừng: bán hạ, đảng sâm, thục địa.
25
3. Một số phụ liệu dùng chế biến thuốc
3.2. Gừng
Ứng dụng trong chế biến:
• Dẫn thuốc vào tỳ, vị, ôn trung tiêu, tăng tác dụng chỉ nôn.
• Dẫn thuốc vào phế, ôn phế, tăng tác dụng chỉ ho.
• Giảm tính hàn của một số thuốc.
• Giảm tác dụng gây ứ trệ của một số thuốc sinh tân dịch.
• Tăng tác dụng phát tán của thuốc.
• Giảm kích ứng của một số thuốc gây ngứa.
26
3. Một số phụ liệu dùng chế biến thuốc
3.3. Muối
• Là phương pháp dùng muối ăn để chế biến thuốc. Phương pháp chế
biến với muối gọi là diêm chế.
• Thành phần hóa học: NaCl, một số vi lượng,…
• Cách chế biến: lượng muối dùng khoảng 15% so với thuốc, hòa tan
thành dung dịch, ngâm hoặc tẩm với thuốc.
• Một số vị thuốc chế với muối là các thuốc thuộc nhóm bổ thận như:
cẩu tích, đỗ trọng, ba kích.
27
3. Một số phụ liệu dùng chế biến thuốc
3.3. Muối
Ứng dụng trong chế biến:
• Dẫn thuốc vào thận, xuống hạ tiêu.
• Nhuận táo, nhuyễn kiên.
• Bảo quản thuốc, hạn chế mốc mọt, làm vị thuốc cứng, giảm sự
khuếch tán hoạt chất từ dược liệu vào dịch ngâm.
• Bổ sung ion Na+ và Cl-, giữ vai trò quan trọng trong cơ thể.
28
3. Một số phụ liệu dùng chế biến thuốc
3.4. Rượu
• Là phương pháp dùng rượu được chế từ các ngũ cốc như gạo, ngô,
khoai, sắn. Phương pháp chế biến với rượu gọi là tửu chế.
• Thành phần hóa học: alcol ethylic, chất thơm,…
• Cách chế biến: lượng rượu dùng khoảng 2-20% so với thuốc.
• Một số vị thuốc chế với rượu là các thuốc thuộc nhóm thăng dương
khí, thuốc có tính hàn, hoặc thuốc bổ.

29
3. Một số phụ liệu dùng chế biến thuốc
3.4. Rượu
Ứng dụng trong chế biến:
• Tăng dẫn thuốc lên thượng tiêu và ra ngoài biểu.
• Giảm tính hàn, tăng tính ấm.
• Bảo quản thuốc: rượu có khả năng làm đông vón một số thành phần
dễ gây nấm mốc.

30
3. Một số phụ liệu dùng chế biến thuốc
3.5. Mật ong
• Phương pháp chế biến với mật ong gọi là trích.
• Thành phần hóa học: glucose, levulose, saccarose, acid formic, acid acetic,
vitamin ADE,…
• Cách chế biến: lượng mật dùng khoảng 10-20% so với thuốc, hòa loãng
mật với khoảng 50% nước, tẩm dịch vào thuốc, ủ đến khi hút hết dịch,
phơi hoặc sấy khô, sao đến khi vàng đều.
• Một số vị thuốc chế với mật là các thuốc thuộc nhóm bổ khí, kiện tỳ:
hoàng kỳ, bạch truật, cam thảo,....
31
3. Một số phụ liệu dùng chế biến thuốc
3.5. Mật ong
Ứng dụng trong chế biến:
• Bổ khí, kiện tỳ, nhuận tràng.
• Bảo quản thuốc: khi sao làm hiện tượng caramen hóa, lớp caramen
đó có tác dụng bảo vệ, hạn chế nấm mốc phát triển.
• Tạo vị ngọt, mùi thơm.
• Có thể hiệp đồng thuốc khác để trị chứng bệnh đường ruột: viêm
đại tràng, viêm loét dạ dày,…
32
33

You might also like