You are on page 1of 7

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI

KHOA LUẬT

BÁO CÁO THU HOẠCH


Dự Phiên Phúc thẩm Tòa án nhân dân cấp cao

Sinh viên thực hiện: Phạm Mai Linh


Lớp tín chỉ:PLU125.1
Mã sinh viên: 2111610029
Số thứ tự: 39

Hà Nội, 26/9/2022
1. Sơ lược về Tòa án nhân dân cấp cao
Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội là một trong các tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam.
Tòa án này có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của
Việt Nam từ Hà Tĩnh trở ra bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng, Hòa Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà
Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Điện
Biên, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Quảng Ninh, Thái
Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh
Tòa nhân dân cấp cao tại Hà Nội thành lập trên cơ sở Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối
cao tại Hà Nội vào ngày 28/5/2015 (Nghị quyết số 957/NQ-UBTVQH13 ngày 28/5/2015 của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội). Tòa án nhân dân cấp cao chính thức hoạt động từ ngày 1 tháng 6 năm
2015.
2. Sơ lược về vụ án
Chị Lan Anh trước đó đã kết hôn và có con – cháu Minh, với anh Sơn nhưng sau đó ly hôn.
Cháu Minh do bà ngoại – bà Dự, nuôi dạy ở quê. Sau đó chị Lan Anh kết hôn và chung sống với
anh Tuấn tại Hà Nội và có một đứa con – cháu Tâm và đón cháu Minh cùng với 2 vợ chồng.
Trong quá trình sinh sống 2 vợ chồng thường xuyên có hành động ngược đãi cháu Minh: phạt
quỳ trong chậu, bỏ đói, đánh đập… Trong một lần phạt cháu Minh trong chậu và bỏ đói cháu
nhiều giờ, đặc biệt là anh Tuấn có tát mạnh vào đầu cháu (nguyên nhân dẫn đến cái chết của cháu
theo giám định pháp y), sau đó chị Lan Anh phát hiện ra người cháu nóng nhưng chân tay lạnh
nên đã liên lạc cho cơ quan cấp cứu để đưa cháu đến bệnh viện nhưng không kịp. Nhận thấy cháu
tử vong trong tình trạng bị bầm tím nhiều chỗ, bệnh viện đã liên lạc với cơ quan điều tra.
Trong phiên sơ thẩm trước đấy, Hội đồng xét xử nhận định rằng đây là hành vi vô nhân
tính, khó có thể cải thiện, gây nguy hiểm cho xã hội và đã tuyên anh Tuấn mức án tử hình và chị
Lan Anh mức án tù chung thân cho tội giết người và tàng trữ ma túy. (Anh Tuấn và chị Lan Anh
có tàng trữ ma túy trái phép với mục đích được khai là để thức khuya làm việc, tuy nhiên phiên
phúc thẩm chỉ đề cập chủ yếu tới việc kháng cáo về mức xử phạt cho tội giết người của 2 Bị cáo
nên bản báo cáo cũng chỉ cung cấp thông tin liên quan đến việc định tội giết người cho 2 Bị cáo) .
Tuy nhiên, tòa nhận được đơn kháng cáo của 2 Bị cáo, đơn xin giảm nhẹ mức án của đại
diện bị hại (Anh Sơn – chồng cũ của chị Lan Anh) và đơn xin giảm nhẹ mức án của đại diện
người bị hại theo ủy quyền (Bà Dự - mẹ ruột chị Lan Anh) cho cả 2 Bị cáo -> đây cũng được coi
là yếu tố chủ chốt mà tác giả cho là các tác động đến phán quyết của tòa án.
3. Phiên xét xử
THÀNH PHẦN THAM DỰ PHIÊN TÒA
1. Thư ký (Vào trước để ổn định phiên tòa)
2. Bị cáo: 2
a. Nguyễn Minh Tuấn
b. Nguyễn Thị Lan Anh
3. Đại diện bị hại theo ủy quyền
4. Luật sư bị cáo
5. Đại diện Viện kiểm sát
6. Người tham gia tố tụng khác
7. Thẩm phán
8. Chủ tọa phiên tòa
9. Cảnh sát trật tự
10. Người tham dự
11. Giám định viên
PHẦN THỦ TỤC BẮT ĐẦU PHIÊN TÒA
- Chủ tọa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử
 Đọc nội dung vụ án;
 Địa điểm, thời gian mở phiên tòa;
 Đọc thành phần tham dự, những người tham gia tố tụng.
- Thư ký báo cáo về sự có mặt, vắng mặt của những người đã được triệu tập trong phiên
tòa xét xử.
- Chủ tọa phiên tòa kiểm tra thông tin trên CCCD của những người có liên quan: Họ tên,
Ngày sinh, Hộ khẩu thường trú, học vấn, nghề nghiệp, tiền án tiền sử, ngày tạm giam,
quốc tịch…
- Chủ tọa phổ biến về quyền và nghĩa vụ của các đương sự và những người tham gia tố
tụng.
- Chủ tọa hỏi ý kiến về nhu cầu, đề nghị thay đổi các thành phần tham gia tố tụng của
đương sự, nội dung kháng cáo
Bị cáo phát biểu kháng cáo: giảm nhẹ hình phạt của phiên sơ thẩm
Cụ thể:
 Bị cáo Tuấn: xin giảm từ tử hình -> chung thân
 Bị cáo Lan Anh: xin giảm từ chung thân -> 20 năm tù
Kết thúc và chuyển sang phần xét hỏi
PHẦN XÉT HỎI
1. Chủ tọa xác nhận quyết định kháng cáo của Bị cáo, yêu cầu xin giảm nhẹ hình phạt của
đại diện bị hại theo ủy quyền
2. Thẩm phán xét hỏi đương sự về vụ việc
Nội dung xét hỏi Bị cáo xoay quanh một số vấn đề như sau:
- Xác nhận tội danh, hành vi gây án của bị cáo:
o Bị cáo có tội danh là giết người đúng không?
 Bị cáo Tuấn thừa nhận
 Bị cáo Lan Anh cho rằng mình không trực tiếp gây ra cái chết của con -> Chủ tọa cho
rằng hành vi Bị cáo không có biện pháp can ngăn khi chứng kiến chồng có hành vi
ngược đãi con mình và nhận định đây là hành vi cấu thành tội giết người
o Bị cáo nhiều lần tát, đánh vào mặt cháu đúng không?
 Bị cáo thừa nhận
o Bị cáo suy nghĩ gì về hành vi của mình?
 Bị cáo Tuấn cho rằng hành vi của mình không nghiêm trọng, do mục đích của Bị cáo
chỉ là dạy dỗ con trẻ
o Có thật là vì công việc mới sử dụng ma túy không? Bị cáo Tuấn đánh đập cháu
Minh là vì dạy dỗ cháu hay là vì cháu là con riêng của Bị cáo Lan Anh?
o Đối với con của mình Bị cáo Tuấn có dạy dỗ như vậy không?
o Mức độ thường xuyên sử dụng ma túy?
- Một số thông tin cá nhân của bị cáo
o Trong những năm sinh sống với nhau thì bị cáo làm nghề gì?
o Bị cáo đã tốt nghiệp chưa? Lý do?
o Nghiện ma túy từ bao giờ?
- Một số tình tiết cần xác thực từ phiên sơ thẩm trước:
o Vì sao lại đón cháu Minh về ở? Có phải có vấn đề gì với bà ngoại hay không?
(Theo lời khai ở phiên sơ thẩm, Bị cáo Lan Anh có đề cập đến việc bé Minh bị
bà ngoại lạm dụng đụng chạm chỗ kín nên Bị cáo mới đón bé về ở)
 2 Bị cáo trả lời mục đích đón cháu Minh về là để cho cháu có điều kiện học tập tốt hơn
và để cho hai chị em (cháu Minh và cháu Tâm – con chung của 2 Bị cáo)
o Trước khi đón cháu về nuôi Bị cáo có để ý tình trạng tinh thần của bé không (Lời
khai trong phiên sơ thẩm của Bị cáo cho rằng bé bướng bỉnh, không nghe lời, tự
đập đầu vào tường khi không được chiều theo ý muốn)
o Bị cáo Lan Anh có mâu thuẫn gì với mẹ không?
o Lời khai có xác thực không?
- Trong đó Thẩm phán có bày tỏ quan điểm của mình về vụ việc:
o Lời khai của Bị cáo rằng cháu Minh lườm lại để tỏ thái độ là không hợp lý vì
cháu chỉ mới 3 tuổi
o Chỉ ra hành động vô lý của Bị cáo khi hỏi cháu Minh nhiều lần là đói không
nhưng lại không cho cháu ăn khi không nhận được câu trả lời
o Đồng thời, thẩm phán nhận định biểu hiện của Bị cáo là chưa đủ hối lỗi mà chỉ
là đối phó để thoát tội
Xét hỏi bà Dự:
- Về lý do kháng cáo
 Bà Dự trả lời do mong muốn của 2 bên gia đình cũng như xét đến 2 Bị cáo còn có con
nhỏ cần dạy dỗ (Đọc theo giấy đã chuẩn bị trước)
Xét hỏi Giám định về kết quả giám định pháp y
 Giám định viên khẳng định nguyên nhân tử vong của cháu Minh là cái tát của Bị cáo
Tuấn và chấp nhận chịu trách nhiệm cho kết quả giám định của mình
Hỏi Đại diện Viện kiểm sát -> Không ý kiến
Hỏi Luật sư -> Không ý kiến
Kết thúc phần xét hỏi
PHẦN TRANH TỤNG
Đại diện Viện kiểm sát nêu quan điểm:
- Nêu căn cứ theo Pháp luật để nhận định mức án giành cho Bị cáo Tuấn là tử hình và Bị
cáo Lan Anh là chung thân
- Chỉ ra sự thiếu thống nhất của bà Dự khi nộp đơn xin xét xử nghiêm 2 Bị cáo rồi lại rút
đơn, sau đó nộp đơn xin giảm nhẹ. Còn đối với đơn xin giảm nhẹ từ Đại diện hợp pháp
của bị hại thì được nộp chậm trễ
- Trong đó, xét về mức độ nghiêm trọng của hành vi: là đặc biệt nghiêm trọng và dẫn đến
sự phẫn nộ của sư luận
- 2 Bị cáo không đưa ra được tình tiết giảm nhẹ mới nào
 Mức phạt hoàn toàn phù hợp, tương xứng
Luật sư bào chữa:
- Luật sư chia buồn và xin lỗi vì hành động của thân chủ
- Nêu ra một số tình tiết giảm nhẹ như sau:
- Với Bị cáo Tuấn: thành tích học tập xuất sắc, gia đình có công với Cách mạng được
hưởng nhiều huân chương
- Với Bị cáo Lan Anh: phải nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi (Cháu Tâm)
- Mục đích của việc đánh đập cháu là để dạy bảo, xuất phát từ mối quan hệ con cái
- 2 Bị cáo đã đón con về để cho con có môi trường học tập tốt hơn, đồng thời để 2 chị em
có cơ hội ở với nhau -> tích cực
- Sau khi phạt con quỳ thì có hỏi con ăn gì không, sơ cứu, gọi điện cho xe cấp cứu
- Trong đó có xuất hiện tình tiết giảm nhẹ mới là 2 bị cáo ăn năn hối cải
- Có 2 đơn xin giảm nhẹ từ Đại diện hợp pháp bị hại (anh Sơn) và bà Dự
- Đồng thời, 2 bị cáo còn có con thơ phải nuôi dạy
 Đề xuất giảm nhẹ mức phạt
 Bị cáo Tuấn: tử hình -> chung thân
 Bị cáo Lan Anh: chung thân -> 20 năm tù
Đại diện Viện kiểm sát: Không đồng ý giảm án
Chủ tọa cho phép 2 Bị cáo thực hiện nguyện vọng
2 Bị cáo hối lỗi, xin lỗi mẹ và gia đình
Kết thúc phần tranh tụng
PHẦN NGHỊ ÁN
Sau khi kết thúc phần tranh tụng tại phiên tòa, HĐXX bước vào phòng nghị án. Trong thời
gian HĐXX nghị án, mọi người trong phiên tòa được tạm nghỉ.
PHẦN TUYÊN ÁN
Sau thời gian HĐXX nghị án, Thẩm phán đọc Quyết định tuyên án: chấp nhận giảm nhẹ
Kết thúc phiên tòa.
4. Những điều đáng chú ý
Việc kết luận giảm nhẹ bản án cho 2 Bị cáo của HĐXX là khá hời hợt với những lý do sau:
- Lời khai của 2 Bị cáo được thay đổi liên tục kể từ phiên sơ thẩm nhưng HĐXX không hỏi rõ
về việc này cũng như xét đến tính hợp lý của vấn đề
- Đại diện Viện kiểm sát không đồng ý nhưng lại không tỏ ra quá gay gắt hay phản biện lại lập
luận của luật sư mà trao lại vấn đề cho tòa như là “đáp củ khoai nóng” lại cho HĐXX
- Tình tiết giảm nhẹ không có điểm mới đáng thuyết phục
- Thậm chí trong quá tình xét hỏi, HĐXX dường như đã bày tỏ quan điểm cứng rắn về hành vi
cấu thành tội của 2 Bị cáo nhưng cuối cùng lại tuyên bản án với lý do không thuyết phục (với
những lý do cũ của luật sư – đã được tình bày trong phiên sơ thẩm, còn tình tiết mới là ăn năn
hối cải thì đã bị thẩm phán phủ nhận trong quá trình xét hỏi)
Ngoài ra, HĐXX có 2 thẩm phán 1 chủ tọa nhưng chỉ có chủ tọa và 1 thẩm phán tham gia vào
quá trình xét hỏi -> Liệu quyết định của thẩm phán ngồi không kia có tính chính xác không?
 Liệu phán quyết của HĐXX đã công tâm và xác đáng hay chưa?

You might also like