You are on page 1of 4

NHÓM 15

Tên đề tài: Tác động của dòng vốn đầu tư nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế
LÝ DO THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng kinh tế của
các quốc gia. Hiện nay, nhu cầu thu hút FDI ngày càng tăng cao trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các
quốc gia. Hiểu rõ tác động của FDI và vai trò của nó trong nền kinh tế là điều cần thiết để các nước thu hút
và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
FDI đã tác động tích cực hay tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế tổng thể ?
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam
1.1. Vai trò của FDI trong nền kinh tế
FDI đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia. Nó mang lại nhiều
lợi ích cho đất nước được đầu tư, cụ thể: là nguồn vốn đầu tư quan trọng, chuyển giao công nghệ tiên tiến,
tạo việc làm, thúc đẩy xuất khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2. Những tác động tích cực của FDI đến nền kinh tế
FDI đã chứng minh vai trò quan trọng là một trong những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam trong nhiều năm qua. Thông qua việc góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa - hiện đại hóa, FDI đã thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào các khu chế xuất và khu
công nghiệp, góp phần quan trọng vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Đồng thời, FDI cũng
đóng góp vào việc thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng như đường giao thông, điện nước, từ đó cải thiện môi
trường đầu tư kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.
1.3. Những tác động tiêu cực của FDI đến nền kinh tế
Mặc dù FDI đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng cũng đi kèm với một số
thách thức và tiềm ẩn rủi ro. FDI có thể gây áp lực lên cán cân thanh toán quốc tế do lợi nhuận được chuyển
ra nước ngoài. Đồng thời, hoạt động FDI cũng có thể tạo ra áp lực lên thị trường lao động, dẫn đến cạnh
tranh việc làm và giảm lương cho người lao động trong nước.
2. Các nghiên cứu thực nghiệm
2.1. FDI tác động cùng chiều đến GDP
Các nghiên cứu về tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong các giai đoạn khác nhau đã
đưa ra các kết luận tích cực. Nguyễn Mại (2003) và Nguyễn Thị Phương Hoa (2004) đều nhấn mạnh vào tác
động tích cực của FDI đối với tăng trưởng kinh tế, qua việc thúc đẩy cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa và hiện đại hóa cũng như tạo điều kiện cho tích lũy tài sản vốn và tăng cường nguồn nhân lực. Nguyễn
Thị Tuệ Anh cùng cộng sự (2006) và Vũ Băng Tâm (2008) cũng đều phát hiện rằng FDI có ảnh hưởng tích
cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua kênh đầu tư và nâng cao năng suất lao động. Lê Việt Anh (2009) cung
cấp dữ liệu cho thấy FDI đã đóng góp khoảng 7% vào tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1988-2002. Cuối
cùng, nghiên cứu của Chien và Zhang (2012) cũng xác nhận rằng FDI đã có tác động tích cực lên tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2010.
2.2. FDI tác động ngược chiều đến GDP
Damijan và cộng sự (2001) nghiên cứu dữ liệu của 8 nước Estonia, Slovenia, Hungari, Slovakia, Bulgari, the
Czech republic, Romania, Poland trong giai đoạn 1994–1998, kết quả cho thấy FDI tác động ngược chiều
với GDP.
Tương tự, Ang (2009) đánh giá tác động của FDI đến kinh tế Thái Lan trong giai đoạn 1970 – 2004 bằng
cách sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số. Kết quả cho thấy FDI tác động ngược chiều đến kinh tế Thái Lan.
3. Lý thuyết và mô hình áp dụng
3.1. Mô hình Solow (1956)
Mô hình tăng trưởng tân cổ điển cho rằng lực lượng lao động và tiến bộ khoa học công nghệ là ngoại sinh,
do đó FDI làm tăng mức thu nhập trong nước. Điều này không chỉ có tác dụng lập tức trong ngắn hạn mà nó
đã chứng minh hiệu quả rất lớn trong dài hạn lên tăng trưởng kinh tế quốc gia. Romer (1986) dựa vào mô
hình của mình quan sát, tác giả cho thấy có một số loại tri thức không có tính tranh giành, nghĩa là chúng
không thể bị sử dụng hết như hàng hóa và dịch vụ thông thường. Tri thức lan tỏa này được lan tỏa từ doanh
nghiệp này sang doanh nghiệp khác thông qua việc dịch chuyển nguồn lực giữa các quốc gia, đó chính là
FDI.
3.2. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh
Lý thuyết tăng trưởng nội sinh ra đời vào những năm 1980 để khắc phục những thiếu sót của mô hình tăng
trưởng tân cổ điển. Lý thuyết này cho rằng công nghệ là yếu tố nội sinh, tốc độ cải tiến công nghệ không cố
định và tỷ suất lợi nhuận biên của vốn không giảm dần. Theo đó, FDI có tác động lớn hơn đến đầu tư trong
nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua các yếu tố như vốn nhân lực, ngoại tác và tác động lan tỏa
công nghệ. FDI được hấp thụ thông qua chuyển giao công nghệ sẽ tạo ra các ngoại tác tăng năng suất và do
đó thúc đẩy tăng trưởng.
3.3. Lý thuyết chiết trung
Lý thuyết chiết trung của John Dunning (1977) giải thích lý do tại sao các doanh nghiệp đa quốc gia (MNE)
quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài và cho rằng FDI là kết quả của ba lợi thế: sở hữu, địa điểm và nội bộ
hóa. Lý thuyết này cung cấp một khuôn khổ để phân tích mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. FDI
có thể mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia tiếp nhận thông qua các kênh như chuyển giao công nghệ, tạo việc
làm, và hội nhập kinh tế quốc tế , nhưng cũng tiềm ẩn một số rủi ro. Do đó, cần có các chính sách phù hợp để
thu hút FDI hiệu quả và hạn chế những tác động tiêu cực.
SỐ LIỆU ( DỰ KIẾN )

STT Quốc gia 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022
1 Việt Nam 3.9 4.9 4.9 5.0 5.0 4.8 4.6 4.3 4.4
2 Malaysia 3.1 3.3 4.5 2.9 2.3 2.5 1.2 5.4 3.6
3 Hàn Quốc 0.6 0.3 0.8 1.1 0.7 0.6 0.5 1.2 1.1
4 Singapore 21.8 22.7 20.5 29.8 21.5 27.9 22.5 32.7 30.2
5 India 1.7 2.1 1.9 1.5 1.6 1.8 2.4 1.4 1.5
6 Pakistan 0.7 0.6 0.8 0.7 0.5 0.7 0.7 0.6 0.4
7 Bangladesh 1.5 1.5 0.9 0.6 0.8 0.5 0.4 0.4 0.4
8 Colombia 4.2 4.0 4.9 4.4 3.4 4.3 2.8 3.0 5.0
9 Peru 2.1 3.9 3.5 3.5 2.6 2.1 0.4 3.3 4.5
10 Ecuador 0.8 1.3 0.8 0.6 1.3 0.9 1.1 0.6 0.7
11 Australia 4.3 3.5 3.6 3.6 4.2 2.8 1.2 1.8 4.1
12 Trung Quốc 2.6 2.2 1.6 1.3 1.7 1.3 1.7 1.9 1.0
13 Indonesia 2.8 2.3 0.5 2.0 1.8 2.2 1.8 1.8 1.9
14 Thái Lan 1.2 2.2 0.8 1.8 2.7 1.0 -1.0 0.5 2.3
15 Malaysia 3.1 3.3 4.5 2.9 2.3 2.5 1.2 5.4 3.6
16 Chile 9.8 7.3 4.6 1.9 2.7 4.9 4.5 5.0 6.9
17 Uruguay 6.6 4.6 -0.9 4.1 2.6 2.4 1.0 5.6 12
18 France 0.2 1.8 1.3 1.4 2.8 2 0.7 3.2 3.8
19 Bolivia 2.0 1.7 1.0 1.9 0.8 -0.9 -3.1 1.4 0.0
20 Brazil 3.6 3.6 4.1 3.3 4.1 3.7 2.6 2.8 3.9
21 Japan 0.4 0.1 0.8 0.4 0.5 0.8 1.2 0.7 1.2
22 Philippin 1.9 1.8 2.6 3.1 2.9 2.3 1.9 3.0 2.3
23 Burundi 3.0 1.6 0.0 0.0 0.0 0.0 0.3 0.4 0.4
24 Central 0.2 0.2 0.4 0.3 0.8 1.2 0.1 0.2 1.0
African
Republic
25 Ghana 6.1 6.5 6.2 5.4 4.4 5.7 2.7 3.3 2.0
26 Haiti 0.7 0.7 0.7 2.5 0.6 0.5 0.2 0.2 0.2
27 Cambodia 11.1 10.1 12.4 12.6 13.1 13.5 14.0 12.9 12.1
28 Myanmar 3.3 6.8 5.2 7.3 2.6 2.3 2.4 3.1 2.0
29 Nepal 0.1 0.2 0.4 0.7 0.2 0.5 0.4 0.5 0.2
30 Zimbabwe 2.4 2.0 1.7 1.7 2.1 1.1 1.7 0.9 1.2
31 Zambia 5.6 7.4 3.2 4.3 1.6 2.4 1.4 1.8 -0.2
32 Uganda 3.2 2.3 2.1 2.6 3.2 3.7 3.2 4.1 6.5
33 Togo 0.8 4.5 -0.8 1.4 -2.6 4.9 -0.8 -1.6 -2.7
34 Rwanda 3.8 1.9 3.2 3.0 3.8 2.5 1.5 1.9 3.0
35 Laos 6.5 7.5 5.9 9.9 7.5 4.0 5.1 5.7 4.1
36 Vanuatu 1.7 4.2 5.7 4.3 4.1 5.6 4.5 4.4 1.0
37 Tunisia 2.0 2.1 1.4 1.9 2.3 1.9 1.5 1.2 1.4
38 Angola 2.7 11.1 -0.3 -10.0 -8.1 -5.8 -3.8 -6.5 -6.2
39 Nigeria 0.8 0.6 0.9 0.6 0.2 0.5 0.6 0.8 0.0
40 Ethiopia 3.3 4.1 5.6 4.9 4.0 2.7 2.2 3.8 2.9
41 Kenya 1.2 0.9 0.6 1.6 0.8 0.5 0.4 0.4 0.3
42 Uzbekistan 1.0 1.2 1.9 2.9 1.2 3.8 2.9 3.3 3.1
43 Mongolia 2.8 0.8 -37.2 13.0 14.8 17.2 12.9 14.2 14.6
44 Madagascar 3.0 2.9 4.6 3.5 4.4 3.4 2.7 2.5 3.1
45 Cote d'Ivoire 0.9 1.1 1.2 1.9 1.1 1.4 1.1 1.9 2.3
46 Cameroon 2 2.2 2 2.3 1.9 2.6 1.7 2.1 2.1
47 Congo, Dem. 4.2 3.1 2.5 2.8 3.0 2.6 3.1 3.0 2.9
Rep.
48 Congo, Rep. 16.1 34.4 0.5 37.3 29.2 -10.2 -17.3 -2.2 3.4
49 Comoros 0.4 0.5 0.4 0.4 0.5 0.4 0.3 0.3 0.3
50 Cabo Verde 8.8 5.5 6.8 5.6 4.7 5.5 3.7 4.6 5.5
51 Costa Rica 6.2 5.2 4.5 4.8 4.8 4.2 3.4 5.5 5.3
52 Caribbean 4.0 3.9 4.0 2.6 3.7 5.2 5.8 3.9 1.4
small states
53 Curacao 2.3 4.8 4.4 5.7 4.2 6.7 6.1 5.4 5.3
54 Czechia 3.9 0.9 5.5 5.1 3.3 4.3 3.5 4.6 3.6
55 Germany 0.5 1.9 1.9 3 4.2 1.9 4.1 2.2 1.2
56 Djibouti 6.9 5.9 6.1 6 5.8 5.7 5.0 4.9 5.3
57 Dominica 2.4 1.3 7.3 4.3 14.1 10.3 4.5 5.1 2.9
58 Denmark 1.9 0.6 2.5 1.1 2.5 -1.1 -0.1 4.3 8.5
59 Dominican 3.6 3.1 3.3 4.5 3.2 3.2 3.1 3.6 3.5
Republic
60 Finland 6.4 7.5 2.1 6.7 -3.8 5.8 -0.9 8 4.7
61 Equatorial 0.8 1.8 0.5 2.5 3.0 4.0 4.1 3.8 3.8
Guinea
62 Greece 1.1 0.6 1.4 1.7 1.9 2.4 1.8 2.9 3.7
63 Grenada 9.2 15.5 10.3 13.6 15.9 17.2 13.5 13.6 12.9
64 Saudi Arabia 0,2 0,6 3,3 0,1 1,4 0,4 0,2 2,6 2,5
65 Sudan 1,6 2,0 1,0 0,8 3,5 2,6 2,7 1,5 1,1
66 Senegal 2,0 2,3 2,5 2,8 3,7 4,6 7,5 9,4 9,3
Nguồn số liệu: https://data.worldbank.org/indicator/BX.KLT.DINV.WD.GD.ZS?locations=VN
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ( DỰ KIẾN )
Phương pháp thu thập số liệu: Sử dụng số liệu và thông tin thứ cấp thu thập thông qua: Báo, tạp chí, Tổng
cục thống kê Việt Nam.
Phương pháp phân tích số liệu: Chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích thống kê.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ( DỰ KIẾN )
Dòng vốn FDI không chỉ có ý nghĩa đóng góp vào tổng vốn mà còn có tác động tích cực đến tăng trưởng
kinh tế.

You might also like