You are on page 1of 10

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN DÂN GIAN

Chương 1: Đọc hiểu văn bản thần thoại

1.1. Tri thức đọc hiểu về thể loại


1.1.1. Khái niệm
- Thần thoại là thể loại truyện kể dân gian cổ nhất, hình thành và phát triển
trong thời kì công xã nguyên thủy, thể hiện nhận thức của con người về
thế giới tự nhiên và đời sống xã hội, thông qua những truyện kể về nhân
vật thần, nhân vật anh hùng và nhân vật văn hóa.
1.1.2. Phân loại
Thần thoại suy nguyên Thần thoại sáng tạo
(suy xét, tìm hiểu nguyên nhân)
Khát vọng khám phá, giải thích tự Khát vọng chinh phục tự nhiên,…
nhiên, nguồn gốc…
VD: Thần mưa, Thần gió… VS: Sơn tinh Thủy Tinh, Cóc kiện
trời,…

1.1.3. Đặc trưng thể loại


- Thần thoại là truyện chủ yếu kể về thần hoặc bán thần
- Thần thoại có chức năng giải thích tự nhiên
- Thần thoại gần với nghi lễ
1.1.4. Chủ đề
- Giải thích nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên
- Lý giải nguồn gốc loài người
- Phản ánh ước mơ của con người thời cổ
1.1.5. Nghệ thuật
 Nhân vật
- Nhân vật thần thoại là thần hoặc bán thần, được xây dựng trên cơ sở
thần thánh hóa, nhân cách hóa tự nhiên
- Ngoại hình, diện mạo: khổng lồ, kì dị
- Hành trạng: lớn lao, kì vĩ (vừa có yếu tố hiện thực vừa có yếu tố
hoàng đường)
 Cốt truyện: khá đơn giản với sự xâu chuỗi các tình tiết, sự kiện theo trật
tự tuyến tính
 Thời gian: phiếm chỉ (thuở ấy, khia thiên lập địa, thuở hông hoang…)
 Không gian: không gian vũ trụ (ba cõi: cõi trời, cõi đất, cõi nước)

1.2. Quy trình đọc hiểu văn bản thần thoại


1.2.1. Xác định yêu cầu đọc hiểu
 Đọc hiểu nội dung:
 Nhận xét được nội dung bao quát; biết phân tích các chi tiết tiêu
biểu…của văn bản thần thoại
 Phân tích và đánh giá được chủ đề; phân tích được một số căn cứ
để xác định chủ đề của văn bản
 Đọc hiểu hình thức:
 Nhân biết và phân tích được một số yếu tố của thần thoại như:
không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và
lời nhân vật…
 Liên hệ, so sánh, kết nối

1.2.2. Kĩ năng và nội dung kiến thức

Chương 3: Đọc hiểu văn bản truyền thuyết

3.1. Tri thức đọc hiểu về thể loại


3.1.1. Khái niệm
Truyền thuyết là truyện kể dân gian về nhân vật và sự kiện lịch sử, thể
hiện ý thức phản ánh lịch sử của nhân dân theo hai xu hướng: lịch sử hóa thần
thoại và kì ảo hóa sự thật lịch sử.
3.1.2. Phân loại
 Truyền thuyết anh hùng (Văn Lang – Âu Lạc)
 Truyền thuyết lịch sử (đời sau)
3.1.3. Đặc trưng thể loại
- Truyền thuyết chủ yếu kể về nhân vật và sự kiện lịch sử
- Truyền thuyết phản ánh và lí giải lịch sử
- Truyền thuyết gắn với lễ hội
3.1.4. Chủ đề
 Giải thích nguồn gốc nòi giống dân tộc
- Bọc trăm trứng
- Con Rồng cháu Tiên
- Lạc Long Quân và Âu Cơ
- Họ Hồng Bàng
 Công cuộc dựng nước buổi đầu
- Chinh phục tự nhiên, khai phá mở mang bờ cõi
- Xây dựng kinh đô Văn Lang
- Thành quả lao động, sáng tạo văn hóa
 Công cuộc giữ nước vĩ đại
- Đề cao những cuộc chiến đấu bảo vệ cộng đồng, quốc gia
- Ngợi ca người anh hùng chiến đấu
+ Người anh hùng đại diện cho cộng đồng, kết tinh sức mạnh của
tập thể nhân dân
+ Người anh hùng được lí tưởng hóa: đẹp đẽ, toàn vẹn, siêu phàm
từ lúc ra đời đến lúc hóa thân
+ Người anh hùng hiện thân của sự bất tử
 Xung đột giai cấp
- Chủ đề này xuất hiện trong những câu chuyện truyền thuyết ra đời
muộn vào thế kỉ XVI – XVII và đặc bieejet nở rộ vào thế kỉ XVIII
– XIX. Đây là thời kì xã hội phong kiến bắt đầu suy thoái
- “Quan bức dân phản” => nổ ra hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nông
dân chống lại kẻ thù giai cấp – triều đình phong kiến.
3.1.5. Nghệ thuật truyền thuyết
 Nhân vật
Nhân vật có lai lịch => có tài đức phi thường -> lập kì tích => chết một
cách kì lạ => linh hiển
- Nhân vật trong truyền thuyết thời đại anh hùng mang màu sắc hư
cấu đậm nét
- Truyền thuyết đời sau, nhân vật được xây dựng hiện thực hơn cho
dù vẫn được hình tượng hóa và mĩ hóa.
 Kết cấu
- Kết cấu trực tuyến (tuyến tính): đơn giản, theo trục thời gian,
gồm 3 phần:
+ Hoàn cảnh và đặc điểm nhân vật
+ Hành trang và chiến công của nhân vật
+ Kết thúc sự nghiệp của nhân vật và đánh gúa của nhân dân
- Kết cấu chuỗi: cốt truyện đơn giản được kể không cần theo trình
tự thời gian những phải xoay quanh nhân vật lịch sử
3.2. Quy trình đọc hiểu văn bản truyền thuyết
3.2.1. Xác định yêu cầu đọc hiểu
Nội dung:
- Nêu được ấn tượng chùng về văn bản truyền thuyết, nhận biết và
phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật…
- Nhận biết và đánh giá được chủ đề của văn bản truyền thuyết
- Nhận biết được thái độ, tình cảm của tác giả dân gian đối với nhân
vật và sự kiện lịch sử…
Hình thức:
- Nhận biết, phân tích, đánh giá được một số yếu tố của truyền thuyết: cốt
truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật, không gian, thời gian
- Nhận biết, phân tích được đặc điểm của nhân vật
- Nhận biết, phân tích, đánh giá được các biện pháp nghệ thuật đặc trưng
của truyền thuyết qua văn bản
Liên hệ, so sánh, kết nối:
- Nhận biết và phân tích, đánh giá được những điểm giống nhau và khác
nhau (chủ đề, cốt truyện, nhân vật…) giữa hai văn bản
- Từ những vấn đề gợi ra trong văn bản, liên hệ bản thân, với cuộc sống
hiện tại…
3.2.2. Kĩ năng đọc hiểu và nội dung kiến thức
 Kĩ năng đọc hiểu
 Nội dung kiến thức:
- Hiểu được nội dung bao quát và các nội dung phản ánh cụ thể của
tác phẩm
- Nhận diện và phân tích được đặc điểm nhân vật chính/nhân vật
trung tâm trong tác phẩm
- Tìm ra những chi tiết truyện quan trọng và làm rõ được vai trò, ý
nghĩa của chúng trong văn bản.
- Phát hiện được những yếu tố lịch sử và yếu tố hư cấu, tưởng tượng
trong văn bản; ý nghĩa của chúng trong việc thể hiện nhân thức và
lí giải về nhâ vật và sự kiện lịch sử của nhân dân.
- Tư tưởng, quan niệm của tác giả dân gian thể hiện nội dung biểu
đạt của văn bản.
3.3. Thực hành đọc hiểu văn bản

CHƯƠNG 4: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN CỔ TÍCH

4.1. Tri thức đọc hiểu về thể loại


4.1.1. Khái niệm
- Truyện cổ tích là truyện kể truyền miệng ra đời từ sớm nhưng đặc biệt
phát triển trong xã hội phân chia giai cấp. Qua việc vô tả những số phận
con người trong các mối quan hệ gia đình và xã hội, truyện cổ tích trình
bày kinh nghiệm sống, quan niệm đạo đức, quan niệm thẩm mĩ, ước mơ
và lí tưởng xã hội của nhân dân lao động.
4.1.2. Phân loại
 Truyện cổ tích loài vật:
- Truyện kể về loài vật, lấy đề tài trong sinh hoạt của xã hội loài vật
- Gồm 2 nhóm:
+ Cổ tích loài vật đích thức (giải thích đặc điểm tự nhiên của loài vật)
+ Cổ tích loài vật mang ý nghĩa giáo dục (mượn chuyện vật nói chuyện
người)
- Nhân vật chính là loài vật (hoang dã/vật nuôi)
- Xung đột giữa kẻ yếu – kẻ mạnh
- Kết cấu “truyện kể ngắn – đối thoại”
- Biện pháp nghệ thuật nổi bật: nhân hóa
 Truyện cổ tích thần kì:
- Là tiểu loại tiêu biểu nhất của truyện cổ tích
- Bênh vực những “con người nhỏ bé” trong xã hội phân giai cấp
- Kết thúc có hậu
- Biểu hiện của yếu tố thần kì:
+ Nhân vật thần kì (phù trợ - gây ác)
+ Đồ vật, vật thể thần kì
+ Sự biến hóa
- Sự biến hóa
+ Tạo nên tính chất “khác thường, kì lạ” của câu chuyện
+ Tham gia vào phát triển cốt truyện
+ Thỏa mãn ước mơ thay đổi số phận của con người
 Truyện cổ tích sinh hoạt:
- Đề tài hướng vào những vấn đề đời thường trong gia đình, xã hội
- Nhân vật không được lí tưởng hóa, mang dáng dấp của những con
người đời thường (nhân vật đức hạnh)
- Nhân vật xấu xa; nhân vật tài trí – nhân vật khờ khạo
- Yếu tố thần kì mờ nhạt/không có
- Kết thúc truyện: phần lớn ở dạng trung gian/bi thảm
4.1.3. Đặc trung thể loại
 Truyện cổ tích chủ yếu kể về những “con người nhỏ bé”, bình thường
(người em út, người con riêng, người mồ côi…)
- Nhân vật được xây dựng theo xu hướng lí tưởng hóa, trở thành đại
diện cho cái đẹp, cái thiện theo quan điểm của nhân dân
- Nhân vật thường trải qua nhiều thử thách, nhận được sự trợ giúp
của lực lượng thần kì, vượt qua thử thách đi đến kết thúc thắng lợi.
 Truyện cổ tích có chức năng phản ánh và lí giải các vấn đề xã hội (liên
quan đến sự biến đổi của các hình thái xã hội và đình…)

Thần thoại Cổ tích


- Xã hội công xã nguyên thủy - Xã hội phân chia giai cấp
- Chế độ mẫu hệ - Chế độ phụ hệ
- Hôn nhân quần hôn/tạp hôn - Hôn nhân cá thể
- Hôn nhân nội tộc - Hôn nhân ngoại tộc

 Truyện cổ tích gắn liền với phương thức kể, với không gian diễn xướng
hẹp, phù hợp với đối tượng tiếp nhận là trẻ em
4.1.4. Chủ đề
 Bức tranh hiện thực đời đống của nhân dân lao động
- Xung đột trong xã hội phân chia giai cấp (nông dân – địa chủ, phú
ông…)
- Xung đột trong phạm vi gia đình phụ quyền (anh trưởng – em út,
mẹ kế - con chồng…)
Xung đột gia hay xung đột xã hội thực chất là xung đột của các phạm
trù đạo đức: thiện – ác, tốt – xấu…
 Ước mơ của nhân dân lao động
- Ước mơ về một xã hội lí tưởng công bằng
- Ước mơ về cuộc sống vật chất đầy đủ, giàu có…
- Ước mơ về sự hoàn thiện, hoàn mĩ
4.1.5. Nghệ thuật
 Nhân vật:
- Nhân vật chức năng, nhân vật hành động
- Nhân vật mang tính chất đại diện
- Nhân vật phân tuyến rõ ràng (thiện – ác)
 Kết cấu:
- Kết cấu trực tuyến (Tấm Cám, Cây tre trăm đốt…)
- Kết cấu đồng quy (đặt 2 nhân vật vào cùng 1 tình huống giống
nhau nhưng 2 nhân vật có 2 cách xử lý khác nhau dẫn đến kết cục
khác nhau) (Cây khế, Hà rầm hà rạc…)
- Kết cấu bà chặng tăng cấp (Thạch Sanh, Chau Sanh Chau
Thông…)
 Thời gian
- Thời gian quá khứ phiếm định
- Các dạng thức thời gian
+ thời gian hiện thực – quá khứ
+ Thời gian kì ảo
 Không gian
- Không gian hiện thực:

CHƯƠNG 5: TRUYỆN NGỤ NGÔN

5.1. Tri thức đọc hiểu về thể loại


5.1.1. Truyện ngụ ngôn
a) Khái niệm
Truyện ngụ ngôn (ngụ ý) là thể loại truyện dân gian được sáng tác
bằng xuôi hoặc bằng
b) Đặc trưng thể loại
- Truyện ngụ ngôn mượn chuyện loài vật để nói chuyện người
- Truyện ngụ ngôn đưa ra những bài học triết lí về xã hội và con
người
- Truyện ngụ ngôn gắn với mục đích giáo dục
-
c) Chủ đề
- Bài học chứa đựng tư tưởng triết học: phát hiện có tính khoa học;
Nhận thức sâu sắc và chính xác về sự vật, con người, xã hội…
- Bài học đúc kết kinh nghiệm sống: Phê phán những sai lầm của
con người trong cuộ sống; Đúc rút kinh nghiệm thực tiễn…
- Bài học đấu tranh xã hội: Vũ khí sắc bén của nhân dân chống lại
giai cấp thống trị; nhận thức sâu sắc về bản chất của kẻ thù (tham
lam, tàn bạo, đạo đức giả)
d) Nghệ thuật
 Nhân vật
- Nhân vật đa dạng: Con vật, con người; bộ phận của cơ thể con
người (tay, chân, mắt mũi…); bệnh tật của con người (tả, lị…); cỏ
cây, hoa lá, trăng sao…
- Nhân vật được xây dựng từ đặc tính riêng biệt của mỗi loài vật
hoặc từ tính cách, hoàn cảnh của một hạng người nào đó
- Nhân vật TNN là nhân vật đóng vao chứ không phải nhân vật tự
thân, vì nó và cho nó
 Kết cấu: TNN như một vở kịch nhỏ, ngắn gọn, súc tích; Truyện đậm chát
ẩn dụ, được xây dựng trên cơ sở tưởng tượng với mục đích triết lí
 Ngôn ngữ: Gần với ngôn ngữ thơ, ngôn ngữ kịch; Nhiều truyện được
sáng tác theo thể thơ dân gian => “ca dao hóa”
 Thủ pháp nghệ thuật đặc trưng: Phúng dụ (hệ thống nhân hóa, ẩn dụ)
được sử dụng để biểu đạt một nội dung triết lí hay bài học luân lí mà
người nói không muốn trình bày trực tiếp

5.1.2. Truyện cười


a) Khái niệm
- Truyện cười là truyện kể dân gian ngắn gọn, có kết cấu chặt chẽ, có kết
thúc bất ngờ, lấy tiếng cười làm phương tiện mua vui, giải trí hoặc châm
biếm
b)
c) Đặc trưng
- Truyện cười đề cập những hiện tượng cười trong cuộc sống (những thói
xấu, hiểu lầm, lầm lẫn, khuyết điểm, khuyế tật…)
- Truyện cười được sáng tác nhằm mục đích gây cười. Tiếng cười trong
truyện cười là tiếng cười tâm lí giúp người ta nhận thức được bản chất
của sự việc. Đồng thời tiwwngs cười còn mang ý nghĩa phê phán, sâu sắc
- Do mục đích gây cười nên truyện cười thường nảy sinh trong những sinh
hoạt tự phát, không nghi thức, không lề lối…
d) Chủ đề
 Tiếng cười khôi hài:
- Thiên về mục đích mua vui, giải trí => gắn với chức năng sinh hoạt
của truyện cười
VD: Tay ải tay ai…
 Tiếng cười trào phúng:
- Phê phán thói hư tật xấu trong nội bộ quần chúng nhân dân
=> Tiếng cười như liểu “thuốc đắng giã tật” giúp con người uốn
nắn, sửa sai, hoàn thiện bản thân
- Châm biếm, đả kích bộ máy chính quyền xã hội phong kiến (vua
chúa, quan lại, địa chủ…)
- Châm biếm, đả kích những kẻ đại diện cho văn hóa, giáo lí phong
kiến (thầy đồ, thầy chúa…)
=> Truyện cười trở thành vũ khí đấu tranh xã hội, đấu tranh giai
cấp, thể hiện quan điểm chính trị nhân dân
e) Nghệ thuật
 Nhân vật:
- Nhân vật truyện cười là mọi hạng người trong xã hội, từ những kẻ
đứng đầu trong xã hội phong kiến cho đến những người thuộc rầng
lớp bình dân
- Nhân vật không được lí tưởng hóa. Vì thế, trong truyện cười không
có anh anh hùng, thánh nhân mà là con người với những thói hư tật
xấu…
- Nhân vật được xây dựng không cần biết đến lịch sử số phận, mà
chỉ xuất hiện trong một tình huống nhất định với một hành vi nhất
định…
 Kết cấu:
- Ngắn gọn, chặt chẽ, không vó yếu tố thừa, giống như một màn hài
kịch ngắn
- Các thủ pháp NT: ngoa dụ, chơi chữ
5.2. Quy trình đọc hiểu văn bản truyện ngụ ngôn, truyện cười
5.2.1. Xác định yêu cầu đọc hiểu
- Nêu được ấn tượng chung
5.2.2. Kĩ năng đọc hiểu và nội dung kiến thức
- Kĩ năng đọc hiểu (xem lại

You might also like