You are on page 1of 9

1.

Tệp người dùng và % người dùng - chưa dùng


● Dựa vào bảng số liệu của cuộc khảo sát về ứng dụng Dicaphekhong, thì ta có thể
rút ra một số vấn đề về đối tượng sử dụng:

+ Đối tượng người dùng phần lớn là sinh viên chiếm 67,6%
+ Đối tượng người dùng đứng số 2 là học sinh chiếm 23,2%
+ Đối tượng người dùng ít nhất là người đi làm chiếm 9,2%
=> đối tượng người dùng phần lớn là sinh viên, học sinh do nhu cầu gặp gỡ, hẹn hò, học
tập,...
● Cà phê là một thức uống được rất nhiều người ưa thích Tại Sài Gòn, 60% người ra
đường là uống cà phê( số liệu 2019)
● App Dicaphekhong sẽ gợi ý cho ta những quán cà phê phù hợp với mục đích của
họ. Chính vì vậy, phần lớn người được khảo sát đã sử dụng app (64,1%). Tuy
nhiên số người sử dụng app vẫn chưa quá nhiều:
+ 21,1% người được khảo sát đã biết đến app nhưng chưa dùng
+ 14,8% người được chưa biết đến và chưa sử dụng app

2. Truyền thông của app


- Kết quả, số liệu trên phản ánh một phần nào mức độ quảng bá, truyền thông của app.
Bảng số liệu dưới đây phản ánh cách app tiếp cận đối tượng khách hàng của họ:

+ Hơn 62% người dùng biết đến app qua sự giới thiệu của bạn bè, người thân
+30% người dùng biết đến app qua mạng xã hội
+ 9% còn lại là các lí do khác
=> Dựa vào bảng số liệu trên, ta nhận thấy chiến dịch truyền thông của app còn khiêm tốn.
+Khi search trên google từ khóa “ Dicaphekhong app”, số kết quả ta nhận được rất ít

+ Trên nền tảng Facebook, page của app có lượng theo dõi khá ít
+Cho đến nay, app đã có đến 12.000 users:

=> Chính vì chiến lược truyền thông của app còn khiêm tốn nên độ nhận diện vẫn còn thấp

3. Đánh giá trải nghiệm người dùng với app


Dựa vào bảng số liệu của cuộc khảo sát về mức độ trải nghiệm của người dùng đối với
Dicaphekhong, ta có thể đưa ra một số nhận xét

- Nhìn chung, tổng quan về trải nghiệm của người dùng đối với Dicaphekhong khá tích
cực, phần trăm đánh giá trải nghiệm Bình thường chiếm tỉ lệ cao nhất (34%)
=> Ứng dụng đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của người dùng. Người dùng có thể sử dụng
ứng dụng để thực hiện các tác vụ mà họ cần một cách dễ dàng và hiệu quả

- Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy vẫn còn một số người dùng trải nghiệm
ứng dụng ở mức độ trung bình hoặc thấp. Điều này có thể là do một số yếu tố sau:
● Ứng dụng còn thiếu một số tính năng hoặc chức năng mà người dùng mong muốn.
● Ứng dụng có một số lỗi hoặc trục trặc.
● Ứng dụng không phù hợp với nhu cầu của một số đối tượng người dùng.
=> Để cải thiện trải nghiệm người dùng với ứng dụng, nhà phát triển ứng dụng cần tiếp tục
nghiên cứu và phát triển ứng dụng, lắng nghe phản hồi của người dùng và đưa ra các giải
pháp phù hợp.

4. Đánh giá trải nghiệm người dùng với các mục của app

● App đơn giản để sử dụng


Tỷ lệ người dùng đánh giá ở mức hoàn toàn hài lòng cao nhất cho thấy ứng dụng có
giao diện và tính năng gần gũi và dễ sử dụng

● Số lượng quán nhiều


Tỷ lệ người dùng đánh giá ở mức khá hài lòng cao cho thấy ứng dụng có số lượng
quán khá đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của người dùng.
Tuy nhiên, vẫn còn một số người dùng đánh giá ở mức khá tệ, cho thấy ứng dụng vẫn
chưa thực sự đủ đa dạng về các thể loại quán đáp ứng nhu cầu cho từng nhóm khách
hàng khác nhau.
● Giao diện app bắt mắt

Tỷ lệ người dùng đánh giá ở mức khá hài lòng cao cho thấy ứng dụng có giao diện khá
đẹp mắt và dễ nhìn.
Tuy nhiên, vẫn còn một số người dùng đánh giá ở khá thấp, cho thấy ứng dụng có thể
cần được cải thiện thêm về mặt tính năng tùy chỉnh giao diện.

● Đáp ứng đầy đủ nhu cầu


Tỷ lệ người dùng đánh giá ở mức khá hài lòng cao cho thấy ứng dụng đáp ứng được
các nhu cầu cơ bản của người dùng.
Tuy nhiên, vẫn còn một số người dùng đánh giá ở mức thấp, cho thấy ứng dụng chưa
thực sự cung cấp đầy đủ trọn vẹn những nhu cầu của người dùng, cần được cải thiện
thêm về mặt tính năng, chẳng hạn như thêm tính năng đặt bàn, review chân thực,...

● Tìm kiếm địa điểm dễ dàng


Tỷ lệ người dùng đánh giá ở mức hoàn toà hài lòng cao nhất cho thấy ứng dụng có
khả năng tìm kiếm địa điểm tương đối dễ dàng. Người dùng có thể dễ dàng tìm thấy
các quán cà phê theo vị trí, loại hình, giá cả,...

● Cập nhật đầy đủ thông tin


Tỷ lệ người dùng đánh giá ở mức bình thường cho thấy ứng dụng có thể cần được cải
thiện thêm về mặt cập nhật thông tin. Một số người dùng cho biết thông tin về các
quán cà phê trên ứng dụng có thể chưa được cập nhật đầy đủ hoặc chính xác.

● Nhiều ưu đãi khi đến


Tỷ lệ người dùng đánh giá ở mức khá tốt cho thấy ứng dụng cung cấp những ưu đãi
cho người dùng. Người dùng có thể tìm thấy các quán cà phê đang có ưu đãi trên ứng
dụng.
Nhưng vẫn có 1 số đánh giá không tốt về ưu đãi trên app, qua đó ta có thể thấy app
chưa thực sự lôi kéo người dùng sử dụng app thường xuyên bằng những ưu đãi hấp
dẫn,

● Review quán đúng thực tế


Tỷ lệ người dùng đánh giá ở mức Bình thường cho thấy ứng dụng có các review quán
tương đối tạm chấp nhận, chưa thực sự cụ thể, chi tiết để mang lại cho người dùng
hình dung khách quan nhất về quán.

⇒ Đánh giá chung: Nhìn chung ứng dụng có chất lượng ở mức khá tốt với các tính
năng hiên tại của mình. Tuy nhiên ứng dụng vẫn còn nhiều thiếu sót trong việc cung
cấp những thông tin cụ thể , chi tiết , đa dạng cho những nhu cầu khác nhau của người
dùng. Cần tiếp thu và cải thiện hơn ở các tính năng để mang đến trải nghiệm tốt hơn
cho người dùng ứng dụng

5. % đóng góp thông tin và đánh giá cho app


- Số lượng users khá nhiều nhưng tỷ lệ % đóng góp thông tin cho app còn thấp:

+ Có đến 82,3% người dùng chưa đóng góp thông tin quán trên app.
+ Có 17,7% người dùng đóng góp thông tin cho quán cho app, chiếm phần rất nhỏ
Qua đó, ta thấy rằng app vẫn chưa khai thác được khía cạnh này một cách thật sự hiệu quả,
khi người dùng chỉ đơn giản là trải nghiệm dịch vụ mà app đưa ra, chứ chưa muốn mang đến
giá trị ngược lại cho app.
=> Nguyên nhân:
● Sự hài lòng của khách hàng chỉ ở mức trung bình
● Người dùng chưa có sự gắn kết với app
● Trải nghiệm ổn nhưng chưa đủ để thúc đẩy sự đánh giá của khách hàng

6. Động lực review, đánh giá

Có thể thấy, tiêu chí Có nhiều ưu đãi khi đến các quán cà phê chiếm đa số với 60%
phần bình chọn của cả người dùng và chưa dùng. Qua đó, ta thấy được rằng động lực
lớn nhất khiến một người có cảm giác muốn đóng góp cho app đó là khiến họ cảm
thấy việc đó có lợi cho họ, cho họ cảm giác đó là một mối quan hệ win-win giữa app
và người dùng, đây cũng là điều giúp tăng sự gắn kết khách hàng (ở đây là người sử
dụng app).
Bên cạnh đó, tiêu chí Cảm giác thân thuộc với app (được vinh danh) và Muốn
review quán yêu thích cũng chiếm vị trí khá lớn với hơn 45% lượt bình chọn. Điều
này nói lên rằng, có 2 nguyên nhân khá quan trọng khiến một khách hàng bỏ công sức
và thời gian của mình ra để đóng góp hay đánh giá cho 1 dịch vụ:
+ Customer Satisfaction: người dùng cảm thấy hài lòng với quán cà phê mà app
cung cấp => sự yêu thích quán => muốn đóng góp thông tin/ đánh giá giúp
quán được nhiều người biết tới hơn.
+ Strong customer relationship: tạo được cho người dùng sự gắn kết với app
(thông qua những vinh danh, xếp hạng, quà tặng, … ) => khiến cho người
dùng cảm thấy được công nhận những ý kiến mình đóng góp.
Không chỉ vậy, có thể thấy những tiêu chí như Muốn chia sẻ trải nghiệm, Muốn
đóng góp ý kiến để hoàn thiện app, Muốn phát triển app, Trải nghiệm đúng với thông tin
app cung cấp, đều thiên về mục đích riêng của người dùng sau khi họ đã trải nghiệm qua
app. Vì vậy, điều mà nhà sản xuất app nên hướng tới sau cùng đó chính là tạo ra một dịch vụ
có thể thỏa mãn người dùng để họ cảm thấy mình đã nhận được những giá trị tốt đẹp từ app,
từ đó tạo ra sự tin tưởng và gắn bó mật thiết giữa app với người dùng, khiến họ muốn tạo giá
trị ngược lại cho app.
7. Rào cản review, đánh giá

Dựa vào bảng số liệu, ta có thể thấy rào cản lớn nhất đó chính là do người dùng Chưa
có thói quen đánh giá, điều này thuộc về phần thói quen cá nhân của mỗi người. Và
thay đổi thói quen không phải một điều dễ dàng, vì vậy việc người sản xuất cần làm
đó chính là từ từ khiến cho họ tiếp xúc với việc đánh giá thường xuyên hơn (có thể
thông qua những động lực đã kể trên)
Bên cạnh đó, rào cản chiếm vị trí thứ 2 với 46,4% chính là Thiếu động lực (ưu đãi,
lợi ích, …), và rào cản đứng thứ 3 Cảm giác bị trục lợi với hơn 30%, chính xác là
những điều mà app đang gặp phải, ta có thể thấy thông qua phần đánh giá trải nghiệm
các mục của app ở trên. Việc app sử dụng những đánh giá ấy giúp thu thêm lợi nhuận,
lại không tạo được cho người dùng những lợi ích thực tế khi họ góp phần phát triển
app sẽ khiến cho họ cảm thấy đây chỉ là mối quan hệ một chiều, khi mà họ bỏ sức ra
để giúp phát triển app nhưng lại không nhận được bất kỳ lợi ích gì, rất dễ mang cho
họ cảm giác bản thân đang bị trục lợi => gây ảnh hưởng xấu đến giá trị cũng như uy
tín của app, tệ hơn nữa, có thể gây mất lòng tin ở người dùng và phá huỷ sự gắn kết
của người dùng với app.
Về rào cản lo ngại bị lộ thông tin cá nhân, đây là tâm lý chung của hầu hết mọi
người khi phải sử dụng tài khoản và thông tin cá nhân của mình để cung cấp một
thông tin nào đó. Về vấn đề này, app có thể xây dựng giao diện phù hợp hơn với nhu
cầu của người dùng, khiến họ không cần phải sử dụng quá nhiều thông tin cá nhân của
mình, bên cạnh đó, việc xây dựng cam kết về quyền riêng tư cũng rất quan trọng,
khiến cho người dùng có thêm sự tin tưởng đối với app.
Cuối cùng, 2 rào cản Cảm thấy không cần thiết vì ý kiến đóng góp không được tiếp
nhận và Cảm giác không được công nhận, đây là những vấn đề sẽ xảy ra khi app
không tạo được mối quan hệ gắn bó với người sử dụng. Khi 1 người đóng góp ý kiến
của mình cho app, họ không thấy được sự tương tác cũng như công nhận từ phía app,
điều này sẽ mang đến cho họ cảm giác rằng những ý kiến của mình không được xem
trọng, từ đó khiến họ cảm thấy mình không cần thiết phải làm những điều đó. Qua đó
ta thấy rằng, việc app tương tác với người dùng cũng như tạo cho người dùng một môi
trường khiến họ cảm thấy những gì mình bỏ ra là xứng đáng sẽ tạo động lực cho họ
muốn phát triển app hơn.
8. Ý kiến người dùng về những thông tin review, đánh giá trên app

Theo thống kê số liệu mà nhóm đã thực hiện, cho thấy rằng hơn phân nửa số người
tham gia khảo sát nhìn nhận app có những thông tin hữu ích về các tiệm cà phê. song
bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều người cho rằng những thông tin app đem lại vẫn có lúc
đúng lúc sai, không hoàn toàn chính xác.

=> Qua đó ta thấy rằng thông tin trên app vẫn chưa có tính xác thực cao và chưa thật
sự đầy đủ. Vì vậy, đội ngũ quản lý app cần xem xét, tuyển chọn lại nội dung trước khi
đem đến cho users.
9. Cách cải thiện review, đánh giá
Qua các đóng góp từ những người tham gia khảo sát, để hoàn thiện thêm cho những
bất cập mà app đưa ra, phần đông mọi người (63,5%) cần thêm review đánh giá thực
tế từ người dùng, đồng thời app nên hoàn thiện và nâng cấp form đóng góp thông tin,
khiến những thông tin mà người dùng đóng góp được chi tiết và chính xác hơn. Bên
cạnh đó, cũng có những ý kiến cho rằng nên tạo giao diện review bắt mắt và dễ sử
dụng hơn, tạo cho người dùng cảm giác muốn review cũng như đánh giá.

You might also like