You are on page 1of 9

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG


KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG - TRUYỀN THÔNG

BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KỲ


HỌC PHẦN TƯ DUY PHẢN BIỆN

QUAN ĐIỂM VỀ VIỆC SỬ DỤNG


ĐẠI SỨ THƯƠNG HIỆU ẢO (VI)
ĐỂ QUẢNG BÁ CHO SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP
TẠI TP.HCM

Giảng viên hướng dẫn : Võ Minh Hiệp


Sinh viên thực hiện : Long Lâm Đức Anh
Lớp : 232_71PHIL20012_11

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 03 NĂM 2024


Mục Lục
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 2
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................. 2
1.2. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 2
1.2.1. Khái niệm VI ..................................................................................................... 2
1.2.2. Bối cảnh sử dụng VI trong doanh nghiệp.......................................................... 3
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ .................................................................................... 3
2.1. Nhận định tổng quan ............................................................................................. 3
2.2. VI là một công cụ hữu hiệu đối với doanh nghiệp ................................................ 3
2.2.1. Kiểm soát nội dung một cách dễ dàng với VI ................................................... 3
2.2.2. Dễ dàng đạt được hiệu quả truyền thông........................................................... 3
2.3. VI tương tác hiệu quả với khách hàng .................................................................. 4
2.4. VI nên được sử dụng đúng cách ........................................................................... 4
2.4.1. Các rủi ro ........................................................................................................... 4
2.4.2. Giải pháp ........................................................................................................... 5
CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN ..................................................................................................... 5
Tài liệu tham khảo ............................................................................................................... 6
Phụ lục hình ảnh .................................................................................................................. 7
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Võ Minh Hiệp - giảng viên
bộ môn Tư duy phản biện, đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn em trong suốt quá trình
học tập và hoàn thành bài tiểu luận này.

Nhờ sự hướng dẫn tận tình và những góp ý quý báu của thầy, em đã có thể hoàn
thành bài tiểu luận này một cách tốt nhất. Em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức bổ ích
về tư duy phản biện, cũng như cách thức áp dụng nó vào thực tế.

1
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề


Trong thời đại công nghệ số rất phát triển, các doanh nghiệp tích cực chạy đua công
nghệ trong các chiến lược kinh doanh của họ. Theo nghiên cứu, sự phù hợp giữa đại sứ
thương hiệu hay sản phẩm là yếu tố có tác động mạnh nhất đến ý định mua của khách
hàng (Nguyễn Quốc Cường et al, 2021).
Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh – vùng trọng điểm kinh tế bậc nhất ở Việt Nam,
không ít doanh nghiệp lớn như Clear cũng sử dụng đại sứ thương hiệu ảo (VI) để quảng
bá cho các sản phẩm của mình và đạt được hiệu quả cao. Tuy nhiên, nhiều ý kiến trái
chiều cho rằng doanh nghiệp sử dụng VI trong marketing cũng đi kèm nhiều rủi ro tiềm
ẩn. Vì vậy, có rất nhiều luồng ý kiến đối ngịch nhau về vấn đề này.

Hình 1: Ảnh tóc tiên cùng VI của chính mình

1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Khái niệm VI
VI là người ảnh hưởng ảo được tạo ra bằng công nghệ 3D và trí tuệ nhân tạo
(AI). VI sở hữu hình ảnh, tính cách và khả năng tương tác như người thật trên các
nền tảng mạng xã hội.

2
1.2.2. Bối cảnh sử dụng VI trong doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp hiện nay sử dụng VI để quảng bá sản phẩm, dịch vụ, xây
dựng thương hiệu và tăng hiệu quả marketing trong nhiều lĩnh vực khác nhau như
thời trang, du lịch, giải trí,...

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ

2.1. Nhận định tổng quan


Ngày nay, VI đang là một công cụ marketing tiềm năng và mang lại nhiều hiệu quả
truyền thông cho các doanh nghiệp. Công cụ hữu hiệu này nên tiếp tục được phát triển và
sử dụng trong tương lai vì những lợi ích tuyệt vời nó mang lại. Tuy nhiên, nếu doanh
nghiệp không sử dụng VI đúng hướng thì sẽ đối mặt với rất nhiều hệ quả từ những rủi ro
mà nó mang lại.

2.2. VI là một công cụ hữu hiệu đối với doanh nghiệp


2.2.1. Kiểm soát nội dung một cách dễ dàng với VI
VI được tạo ra bằng công nghệ kỹ thuật số, cho phép kiểm soát hoàn toàn hình
ảnh, ngoại hình, giọng nói, hành động và thông điệp truyền tải.
VI không có khả năng tự phát ngôn hay hành động sai trái, ảnh hưởng đến
thương hiệu và mọi nội dung được kiểm duyệt kỹ lưỡng trước khi đăng tải, hạn chế
tối đa rủi ro về mặt pháp lý và đạo đức.

2.2.2. Dễ dàng đạt được hiệu quả truyền thông


Với mức độ tương tác và độ tin cậy cao hơn trên mạng xã hội, VI (Virtual
Influencer - đại sứ thương hiệu ảo) thu hút khán giả và được coi là nguồn thông tin
chuyên nghiệp, đáng tin cậy (Reinikainen et al., 2020). Niềm tin này thúc đẩy người
tiêu dùng tương tác mạnh mẽ hơn với VI (Munnukka et al., 2019). Dựa trên lý
thuyết SCT (Munnukka et al., 2016; Ohanian, 1990), độ tin cậy cao dẫn đến việc
người tiêu dùng (SMU) chấp nhận VI. Do đó, VI có thể ảnh hưởng hiệu quả đến ý
định mua hàng của người theo dõi và giá trị thương hiệu tổng thể của các thương
hiệu liên kết (Sokolova & Kefi, 2020).

3
2.3. VI tương tác hiệu quả với khách hàng
Theo báo cáo năm 2023 của Meta và Bain & Company về xu hướng tiêu dùng
kỹ thuật số ở khu vực Đông Nam Á, công ty này nhận thấy rằng Gen Z chiếm 73%
số lượng người mua hàng trên các nền tảng số.
Theo nghiên cứu, Gen Z (Thế hệ Z) dễ bị ảnh hưởng bởi KOL hơn Gen Y (Thế
hệ Y) và cả hai thế hệ ấy đều rất dễ bị thu hút bởi các đại sứ thương hiệu ảo (Zdenka
KÁDEKOVÁ & Mária HOLIENČINOVÁ, 2018).

Hình 2: Kết quả khảo sát (Zdenka KÁDEKOVÁ & Mária HOLIENČINOVÁ, 2018)
2.4. VI nên được sử dụng đúng cách
2.4.1. Các rủi ro
Tuy có rất nhiều tính năng hấp dẫn, nhưng VI cũng tồn tại nhiều rủi ro đáng lo
ngại nếu không sử dụng đúng cách.
Theo nghiên cứu (Rohit Bansal et al,2023), VI vẫn còn nhiều hạn chế ở những
khía cạnh:
• VI sẽ thiếu tính chân thực nên do vậy khách hàng có thể dễ dàng nghi ngờ
về sự trải nghiệm sản phẩm thực.
• VI còn có thể tạo ra tiêu chuẩn không thực tế về ngoại hình và lối sống.
• Đối với các VI được điều khiển bởi nhiều người sẽ dễ xuất hiện mâu thuẫn
hành vi.

4
• Chi phí tạo ra một VI rất tốn kém do nguồn lực còn hạn chế, sau đó còn các
loại phí sản xuất và phát triển nội dung.
• Thương hiệu có thể mất kiểm soát hình ảnh của VI nếu hợp tác với nhà sáng
tạo ẩn danh. Điều này đặt ra vấn đề về đạo đức khi xây dựng nội dung cho VI.

2.4.2. Giải pháp

Hình 3 Influencer ảo tại Việt Nam


Tuy nhiên, để giảm thiểu các rủi ro này, doanh nghiệp nên có sự hợp tác với
các VI uy tín. Đồng thời, có một đội ngũ điều hành và phát triển VI có năng lực, đạo
đức và cân nhắc các khoản chi phí khi sử dụng VI.

CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN

Việc ứng dụng VI trong marketing là một xu hướng tất yếu và mang lại nhiều lợi ích
cho doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và trên thế giới nói chung. Tuy
nhiên, để khai thác hiệu quả công cụ này, doanh nghiệp cần có chiến lược bài bản, sử
dụng VI một cách có trách nhiệm và tuân thủ các nguyên tắc đạo đức trong hoạt động
marketing.

5
TÀI LIỆU THAM KHẢO

HAPÁK, P. (2018).Influencer marketing: Značky tvoria virtuálnych influencerov[online].

Nguyễn Quốc Cường, Võ Thị Xuân Quỳnh, Nguyễn Anh Phúc. (2021). Tác động của đại
sứ thương hiệu lên đến ý định mua của khách hàng tại thành phố hồ chí minh.Tạp
chí Khoa học và Công nghệ, Số 50, 120-132.
https://www.researchgate.net/publication/353754794_TAC_DONG_CUA_DAI_SU
_THUONG_HIEU_LEN_DEN_Y_DINH_MUA_CUA_KHACH_HANG_TAI_TH
ANH_PHO_HO_CHI_MINH_THE_IMPACTS_OF_BRAND_AMBASSADOR_O
N_PURCHASE_INTENTION_AMONG_CUSTOMERS_IN_HO_CHI_MINH_CI
TY

Báo tuổi trẻ. (2024). Thế hệ Gen Z dẫn đầu trong lĩnh vực mua sắm trực tuyến tại Đông
Nam Á.
https://tuoitre.vn/the-he-gen-z-dan-dau-trong-linh-vuc-mua-sam-truc-tuyen-tai-
dong-nam-a-20240117141031136.htm
Alice Audrezet, Bernadett Koles. (2023). Virtual Influencer as a Brand Avatar in
Interactive Marketing.1-23.
https://www.researchgate.net/profile/Bernadett-Koles-
2/publication/367395520_Virtual_Influencer_as_a_Brand_Avatar_in_Interactive_M
arketing/links/647c867ab3dfd73b776262c7/Virtual-Influencer-as-a-Brand-Avatar-
in-Interactive-Marketing.pdf

Reinikainen, H., Munnukka, J., Maity, D. and Luoma-Aho, V. (2020).You really are a
great big sister’–Parasocial relationships, credibility, and the moderating role of
audience comments in influencer marketing. Journal of Marketing Management,
Vol. 36 Nos 3/4, pp. 279-298.

Munnukka, J., Maity, D., Reinikainen, H. and Luoma-Aho, V. (2019). Thanks for
watching” the effectiveness of YouTube vlogendorsements. Computers in Human
Behavior, Vol. 93, pp. 226-234.

6
Munnukka, J., Uusitalo, O. and Toivonen, H. (2016). Credibility of a peer endorser and
advertising effectiveness. Journal of Consumer Marketing, Vol. 33 No. 3, pp. 182-
192.

Sokolova, K. and Kefi, H. (2020). Instagram and YouTube bloggers promote it, why
should I buy? How credibility and parasocial interaction influence purchase
intentions. Journal of Retailing and Consumer Services, Vol. 53, p. 101742.

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Ảnh tóc tiên cùng VI của chính mình ..................................................................... 2


Hình 2: Kết quả khảo sát (Zdenka KÁDEKOVÁ & Mária HOLIENČINOVÁ, 2018) ...... 4
Hình 3 Influencer ảo tại Việt Nam ....................................................................................... 5

You might also like