You are on page 1of 3

Câu 3 (Vừa): Nhận định nào sau đây là sai về pháp luật:

A.Pháp luật mang tính giai cấp và tính xã hội.


B.Pháp luật là ý chí của giai cấp cầm quyền.
C.Pháp luật có tính quyền lực nhà nước và có thể không thống nhất.
D.Hệ thống pháp luật giúp Nhà nước xác định rõ chế độ kinh tế, các thành phần kinh tế,...
thể hiện vai trò của pháp luật.
 C đúng

Giải thích:

A sai: “...Do vậy, xét về bản chất, pháp luật mang tính giai cấp và tính xã hội.”

(trang 89, phần 2.1.2.3 Bản chất của pháp luật, giáo trình Đại cương về Nhà nước và pháp
luật 2017)

B sai: “Về tính giai cấp của pháp luật,... Nói khác đi, pháp luật là ý chí của giai cấp cầm
quyền.”

(trang 90, phần 2.1.2.3 Bản chất của pháp luật, giáo trình Đại cương về Nhà nước và pháp
luật 2017)

C đúng: Đặc điểm của pháp luật:

(1) Pháp luật mang tính quyền lực nhà nước


(2) Pháp luật có tính quy phạm phổ biến
(3) Pháp luật có tính bắt buộc chung
(4) Pháp luật có tính hệ thống
“...Các quy tắc này không tồn tại độc lập mà có mối quan hệ nội tại và thống nhất,...”
(5) Pháp luật có tính xác định về hình thức
(trang 88, 89 phần 2.1.2.2 Đặc điểm của pháp luật, giáo trình Đại cương về Nhà nước và
pháp luật 2017)

D sai: “Thông qua hệ thống pháp luật, nhà nước ta xác định rõ chế độ kinh tế, các thành
phần kinh tế, các hình thức sở hữu, các chính sách về tài chính, tiền tệ,... qua đó góp phần vào
sắp xếp, cơ cấu các ngành kinh tế, nhằm tăng trưởng và ổn định kinh tế.

(trang 91, phần 2.1.3 Vai trò của pháp luật, giáo trình Đại cương về Nhà nước và pháp luật
2017)

Câu 4 (Vừa): Số nhận định đúng:


(1) Quy phạm pháp luật mang đầy đủ các đặc tính của pháp luật.
(2) Quy phạm xã hội là quy phạm pháp luật.
(3) Quy định bắt buộc là quy định xác định hành vi mà chủ thể được thực hiện.
(4) Hôn nhân giữa người đã chuyển giới, đã thay đổi hộ tịch, với người khác giới tính đã
chuyển không được pháp luật công nhận.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
 A đúng: chọn (1)
Giải thích:
(1) Đúng: “Tổng thể các quy phạm pháp luật tạo thành hệ thống pháp luật, nói khác đi
quy phạm pháp luật là yếu tố, thành phần cơ bản của pháp luật do vậy, nó mang đầy
đủ các đặc tính của pháp luật” (trang 93, phần 2.2.1.2 Đặc điểm của quy phạm pháp
luật, giáo trình Đại cương về Nhà nước và pháp luật 2017)
(2) Sai: “Quy phạm pháp luật trước hết là một loại quy phạm xã hội,...” (trang 94, giáo
trình Đại cương về Nhà nước và pháp luật 2017) => quy phạm xã hội bao gồm quy
phạm pháp luật.
(3) Sai: “Quy định bắt buộc là quy định xác định hành vi chủ thể buộc phải thực hiện.”
(trang 96, giáo trình Đại cương về Nhà nước và pháp luật 2017)
(4) Sai: Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã
chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của
pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi
theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan. (Điều 37, mục 2, chương III,
Bộ luật Dân sự 2015).

Căn cứ quy định này, sau khi chuyển đổi giới tính, cá nhân phải đăng ký thay đổi hộ
tịch. Sau đó, người này sẽ có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển
đổi. Một trong số các quyền nhân thân là quyền đăng ký kết hôn.
Như vậy, sau khi chuyển giới, đăng ký thay đổi hộ tịch thì người chuyển giới được
quyền đăng ký kết hôn với người khác giới tính đã chuyển và quan hệ hôn nhân này
sẽ được pháp luật công nhận

You might also like