You are on page 1of 17

PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI

A. Câu hỏi của GVHD:

1. Con số 27,9 μg/m3 có ý nghĩa gì?

Đây là nồng độ bụi mịn trong không khí, nghĩa là trong 1m3 bầu không khí tại khu vực
khảo sát có 27,9 μg bụi mịn.

2. Tại khu vực thành phố/đô thị, không khí ở độ cao nào so với mặt đất có hàm lượng
bụi cao?

Theo “Đánh giá mức độ ô nhiệm bụi mịn PM10 và PM2.5 trong nhà tại các căn hộ ở
Hà Nội” được đăng trong Tạp chí Môi trường, nồng độ bụi PM10 và PM2.5 có xu thế
giảm dần theo chiều cao (theo khảo sát thì nồng độ bụi ở tầng 2 gấp 3 lần nồng độ bụi ở
tầng 18). Nhưng nếu khu vực nhà ở cao tầng có các công trình thi công trên cao thì vẫn sẽ
ghi nhận được lượng bụi cao đáng kể.

3. Khoảng thời gian nào trong ngày thì nồng độ bụi PM10 là cao nhất?

Tại miền bắc, biến động nồng độ bụi theo mùa rất rõ, cụ thể là nồng độ trung bình
thông số PM10 đều cao trong mùa đông (từ tháng 10 đến tháng 2) và thấp vào mùa hè
(tháng 5 đến tháng 8) - vì mùa hè có những cơn mưa sẽ rửa trôi bớt bụi. Còn tại miền
Trung và miền Nam Trung Bộ, sự khác biệt giữa các tháng là không rõ rệt.

Diễn biến trong ngày của thông số thường đạt cực đại vào các giờ cao điểm giao thông
buổi sáng (từ 7-9h) và buổi chiều (17-19h), giảm xuống thấp nhất vào giữa trưa (13-14h)
và ban đêm (23-1h). Bên cạnh việc giảm phát thải trong các khung giờ thấp điểm, buổi
trưa cường độ ánh sáng mặt trời cao nhất đốt nóng lớp không khí sát mặt đất, đối lưu khí
quyển diễn ra mạnh làm cho bụi PM10 phát tán lên cao.

4. Vì sao khói xe chứa kim loại nặng? Nguồn gốc?

Theo nguyên lý, quá trình cháy lý tưởng chỉ sinh ra CO2, nước và N2. Nhưng trong
thực tế, quá trình cháy sinh ra các chất độc nguy hiểm như NOX, CO, CnHm, SO2, bụi hữu
cơ hoặc kim loại nặng (chì). Nguyên nhân gây xuất hiện chì trong khí xả là do không
được khử hết trong dầu thô nhiên liệu.

1
5. Sử dụng app đã cung cấp để khảo sát thời gian có nồng độ PM2.5 cao nhất trong
ngày ở thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 25/3/2023: Nồng độ bụi mịn nhiều khung giờ ở mức an toàn, và tăng lên mức
trung bình vào khoảng trưa chiều (12h-16h) (những cột vàng). Thời điểm cao nhất ngày là
13h với nồng độ trung bình là 18 μg/m3.

Ngày 26/3/2023: Nồng độ bụi mịn khá cao với các cột màu vàng trải dọc thời điểm
trưa chiều. Thời điểm cao nhất là 7h với nồng độ trung bình là 42.3 μg/m3. Nồng độ trung
bình bụi PM 2.5 được ghi nhận trong khung giờ 4h-14h ở mức khá cao (những cột màu
vàng), có lúc chạm mức “không lành mạnh cho các nhóm nhạy cảm”, nguyên nhân có thể
do cao điểm giao thông.

Ngày 27/3/2023: Nồng độ bụi mịn nhìn chung ở mức an toàn, chỉ ghi nhận được nồng
độ vượt ngưỡng an toàn trong khung giờ 8-9h. Thời điểm cao nhất ngày là 8h với nồng độ
trung bình là 42.3 μg/m3.
2
Ngày 28/3/2023: Nồng độ bụi mịn PM2.5 được ghi nhận là ở mức trung bình với nồng
độ 14-16 μg/m3. Thời điểm cao nhất trong ngày là 10h với nồng độ là 16 μg/m3.

6. Vì sao nhà cao tầng vẫn có bụi?

Vì bụi mịn tồn tại trong không khí lâu hơn so với hạt bụi thô từ các khu công nghiệp,
phương tiện giao thông vận tải và có thể bay xa hàng chục km và phát tán nhanh theo gió
nên nhà cao tầng vẫn có bụi. Tuy nhiên, ở chung cư cao tầng thường có ít bụi hơn so với
chung cư ở tầng thấp.

7. Phân tích sự ô nhiễm bụi ở ba miền.

Theo khảo sát trong năm 2020, toàn quốc có 10/63 tỉnh thành có nồng độ bụi PM2.5
trung bình năm vượt quy chuẩn, trong đó tất cả các tỉnh thành này đều nằm ở miền bắc,
3
bao gồm Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng,
Hà Nam, Ninh Bình, Vĩnh Phúc. Trong đó, Hà Nội là thành phố đứng thứ 6 trong xếp
hạng các tỉnh, thành phố có nồng độ bụi PM2.5 trung bình năm 2020 cao nhất. Nồng độ
bụi trung bình cả hai năm 2019-2020 đều vượt quy chuẩn quốc gia QCVN
05:2013/BTNMT.

Miền trung và miền nam không có tỉnh, thành phố nào có nồng độ bụi PM2.5 trung
bình năm 2020 toàn tỉnh vượt quy chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, trên địa bàn các tỉnh Thanh
Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An (miền trung) và TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai (miền
nam), vẫn có nhiều khu vực địa phương đang chịu ô nhiễm bụi PM2.5. Trong đó, nồng độ
bụi PM2.5 trung bình năm đứng thứ 11 trong xếp hạng toàn quốc.

Tổng quan, trong ba miền thì miền Bắc là nơi có sự ô nhiễm bụi cao nhất, trong đó chủ
yếu là thủ đô Hà Nội. Còn miền Trung và miền Nam thì có sự ô nhiễm thấp hơn, vẫn chưa
vượt qua mức nồng độ tiêu chuẩn.

8. Định nghĩa của bụi PM 2.5 là gì?

Nồng độ bụi siêu mịn trung bình có trong 1 mét khối không khí trong thời gian 24 giờ,
được khí hiệu là PM. PM2.5 là các hạt bụi siêu nhỏ có kích thước lớn hơn 1 micromet và
nhỏ hơn hoặc bằng 2.5 micromet.

9. Bụi phóng xạ là gì? Cho ví dụ.

Bụi phóng xạ là bụi sinh ra trong môi trường nhiễm phóng xạ. Từ đó, bụi sẽ có tính
phóng xạ. Ví dụ:

- Bụi hạt nhân có rất nhiều ở Nhật Bản khi bị đánh bom nguyên tử.

- Bụi được sinh ra trong quá trình khai thác quạng có tạp chất phóng xạ như quặng
Urani, quặng Thori, sa khoáng titan, đất hiếm.

- Bụi được sinh ra khi nghiên cứu làm bom nguyên tử.

10. Vì sao bụi có thể tích điện?

Khi các thiết bị làm việc, chúng ma sát với không khí xung quanh tạo ra lực tĩnh điện.
Còn bụi là vật chất nhỏ, nhẹ bay lơ lửng trong không khí nên khi tiếp xúc với vùng tĩnh
điện sẽ bị ion hóa và tích điện. Mặt khác, sự ma sát của bụi với không khí cũng làm tích

4
điện cho bụi. Sự tích điện của bụi là một trong những nguyên nhân làm bụi bám lên bề
mặt của thiết bị, đồng thời cũng được ứng dụng trong hệ thống lọc bụi.

11. Bụi có thể xâm nhập qua đường tiêu hóa không?

Bụi cũng có thể xâm nhập qua đường tiêu hóa thông qua đường miệng, hoặc được nuốt
vào khi bụi đọng lại trên niêm mạc lông từ khí – phế quản đến tiểu phế quản.

12. Phân biệt nhiễm trùng nguyên phát và nhiễm trùng thứ cấp? Cho ví dụ.

Nhiễm trùng nguyên phát là tình trạng nhiễm trùng phát triển ở một cá nhân mà cơ thể
không bị nhiễm mầm bệnh khác trước đó. Ví dụ như bệnh than thể phổi do hít phải nha
bào là vi khuẩn. Khi ta hít phải không khí có chứa nha bào than này, các tế bào miễn dịch
trong phổi sẽ thu nhận và chuyển qua các mạch máu nhỏ, các bào than xâm nhập vào
khoang ngực trung tâm, khi vào trong hạch bạch huyết, các nha bào này nảy mầm thành
trực khuẩn hoạt động, nhân lên, làm vỡ đại thực bào, giải phóng thêm nhiều trực khuẩn
vào máu và di chuyển khắp cơ thể.

Nhiễm trùng thứ cấp là tình trạng nhiễm trùng phát triển ở một cá nhân đã bị nhiễm
một mầm bệnh khác. Nhiễm trùng thứ phát xảy ra trong hoặc sau khi điều trị nhiễm trùng
khác. Lần điều trị đầu tiên hoặc những thay đổi trong hệ thống miễn dịch có thể là nguyên
nhân gây ra nhiễm trùng thứ cấp. Ví dụ như cơ thể đã bị nhiễm cúm trước, làm tổn thương
phổi, trong quá trình hô hấp, ta hít phải một số loại vị khuẩn, virus nấm mốc, bụi bẩn,…
những tác nhân đó sẽ tấn công vào phổi đã tổn thương, gây ra viêm phổi, thì viêm phổi
trong trường hợp này thuộc loại nhiễm trùng thứ phát.

13. Nhiễm độc chì qua đường hô hấp.

Nhiễm độc chì là tình trạng xảy ra khi chì tích tụ trong cơ thể trong thời gian dài. Ngay
cả một lượng nhỏ chì cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trẻ em dưới
6 tuổi rất dễ bị nhiễm độc chì, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và
tinh thần. Ở mức độ rất cao, tình trạng ngộ độc chì có thể gây tử vong. Sơn có chứa chì và
bụi nhiễm chì trong các tòa nhà cũ là những nguồn gây nhiễm độc chì phổ biến nhất.
Ngoài ra còn do ô nhiễm không khí, nước và đất. Những người làm việc có tiếp xúc
thường xuyên với pin, bình ắc quy, cải tạo nhà hoặc làm việc trong các cửa hàng sửa chữa
xe máy, ô tô cũng có thể bị phơi nhiễm chì.

5
Chì có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp, sẽ gây ra triệu chứng như
đau đầu, cáu kỉnh, giảm trí nhớ, mất ngủ. Tiếp xúc thường xuyên sẽ gây ra nhiễm độc chì
– gây ra ăn uống không ngon, sụt cân, buồn nôn, đau bụng, vận động khó khăn, về lâu dài
sẽ gây ra bệnh về thận, tổn hại não và bệnh thiếu máu.

14. Ý kiến của em về việc dùng tinh dầu xông phòng? Tinh dầu nguyên chất, không
nguyên chất có ảnh hưởng như thế nào?

- Tinh dầu là một dạng chất lỏng dễ bay hơi, được chiết xuất từ những bộ phận như:
cành, vỏ, lá, rễ của các loại thảo mộc. Thường được chiết xuất bằng phương pháp chưng
cất hơi nước, ép lạnh hoặc sử dụng dung môi để chiết xuất. Tinh dầu nguyên chất là loại
tinh dầu không chứa bất kỳ thành phần hóa học nào, được chiết xuất 100% từ thực vật.
Tinh dầu nguyên chất có độ an toàn cao, rất tốt cho sức khỏe. Tinh dầu không nguyên chất
là loại tinh dầu có pha thêm các thành phần hóa học khác, hoặc là loại tinh dầu chiết xuất
từ thực vật 100% nhưng chưa đạt chất lượng tinh khiết trong số các thành phần có lợi cho
sức khỏe. Bằng việc ngửi thông thường, rất khó để phân biệt tinh dầu là nguyên chất hay
không nguyên chất.

Theo các bác sĩ, tinh dầu là hương thơm trị liệu, được dùng ở nhiều nước, nhất là các
nước vùng Trung Đông. Khi hít vào, tinh dầu tác động vào hệ thần kinh trung ương, kích
thích thần kinh não bộ, giúp con người hưng phấn, chống mỏi mệt, có tác dụng thư giãn
sau khi làm việc mệt mỏi, căng thẳng.

Khi dùng tinh dầu để xông phòng, tinh dầu sẽ tác động qua khứu giác lên hệ thần kinh
con người rất nhanh nên ai ngửi được mùi hương sẽ thấy thích, thoải mái, ai không ngửi
được, dị ứng, cơ thể tự phản ứng ngay nên không có chỉ định và chống chỉ định. Đã có
nhiều trường hợp dị ứng với tinh dầu xảy ra, tùy theo cơ địa mỗi người mà phản ứng nhạy
cảm sẽ khác nhau. Đặc biệt đối với người bị hen suyễn, người có da nhạy cảm, gia đình
có trẻ sơ sinh,…

Nên sử dụng tinh dầu nguyên chất để phát huy được hiệu quả tối đa. Đối với các tinh
dầu không nguyên chất, đã được pha thêm các hóa chất khác, khi hít lâu ngày có thể gây
hại cho cơ thể, làm giảm hoặc mất đi tính năng của tinh dầu.

Tuy nhiên, việc sử dụng tinh dầu không đúng cách (như tuỳ tiện sử dụng đường uống,
bôi trực tiếp tinh dầu đậm dặc trên da hoặc sử dụng nồng độ quá cao qua đường hô hấp…)

6
vẫn có thể gây ra các phản ứng có hại cho con người như gây dị ứng, gây co thắt phế
quản, gây viêm da thậm chí làm bỏng da, niêm mạc… nghiêm trọng hơn có thể gây ra các
phản ứng có hại đe doạ tính mạng như ức chế hô hấp, ức chế thần kinh trung ương, loạn
nhịp tim…

15. Chọn một hệ thống lọc bụi nhà máy và giải thích rõ nguyên lý làm việc.

- Hệ thống lọc bụi cyclone có cấu tạo chính gồm


ống dẫn khí được nối tiếp tuyến với cyclone, ống
tâm ở phía trên để thoát khí sạch ra ngoài và phần
đáy cyclone chứa bụi lắng.

- Hệ thống lọc bụi cyclone hoạt động tách bụi ra


khỏi khí dựa vào lựa ly tâm (lực quán tính) khác
nhau giữa bụi và không khí.

- Dòng khí chứa bụi được thổi vào cyclone với


vận tốc lớn, tiếp tuyến với thân hình trụ và tạo
thành chuyển động tròn dọc theo chiều dài cyclone.
Do khối lượng riêng khác nhau giữa bụi và không
khí, lực ly tâm gây ra bởi chuyển động tròn tác
động lên từng đối tượng là không giống nhau.

- Các hạt bụi có khối lượng riêng lớn hơn, nên lắng trên thành cyclone, rơi xuống đáy
nón và được định kỳ tháo ra. Phần khí sạch sau khi tách bụi bay lên và đi ra ngoài theo
đường khí ra.

16. Ý kiến của em về khẩu trang ngừa Covid?

COVID-19 là một đại dịch có tốc độ lây lan nhanh, với con đường lây lan chủ yếu giữa
những người có tiếp xúc gần với nhau (trong phạm vi 2m), vì vậy việc sử dụng khẩu trang
đặc biệt quan trọng trong phòng ngừa lây nhiễm Covid tại các địa điểm mà mọi người ở
gần nhau hoặc khó duy trì các biện pháp giãn cách giao tiếp xã hội.

Khẩu trang y tế nói chung có cấu tạo lớp ngoài cùng (thường là lớp có màu) có chức
năng chống thấm nước, để tránh những giọt nước bọt hay dịch nhầy thấm qua (ngoài thấm
vào và trong thấm ra). Do đó, khẩu trang được khuyến khích sử dụng với công dụng chính
7
là làm một tấm chắn đơn giản để giúp ngăn các giọt bắn từ đường mũi, miệng vào không
khí và lan sang người khác khi người đeo ho, hắt hơi, trò chuyện,…(yếu tố chính gây lây
lan virus SARS-CoV-2). Ngoài ra, các loại khẩu trang N95 còn được trang bị thêm màng
lọc bụi, vi khuẩn và van thở một chiều giúp tăng khả năng chống lây nhiễm COVID-19.

Tuy nhiên, để tăng tối đa khả năng bảo vệ của khẩu trang, cần kết hợp với rửa tay
thường xuyên, đeo khẩu trang, bảo quản và xử lí khẩu trang sau sử dụng đúng cách.
Ngoài ra, một số trường hợp không được đeo khẩu trang như:

- Trẻ em dưới 2 tuổi; Bất cứ ai bị khó thở; Bất cứ người nào bất tỉnh, mất khả năng hoặc
không thể tự tháo khẩu trang nếu không có sự trợ giúp.

- Mọi người không nên đeo khẩu trang khi tham gia các hoạt động có thể khiến khẩu trang
bị ướt như khi bơi ở bãi biển hoặc bể bơi… hoặc các hoạt động cường độ cao như chạy,…

17. Trình bày các biện bảo hộ để chống bụi, tia UV,… khi đi ra đường. (Nêu các loại
đồ bảo hộ và tính năng của từng loại chất liệu như độ thấm mồ hôi, độ chống tia UV,
độ đan xen giữa các sợi,…)

Khi đi ra đường, cần trang bị đầy đủ áo chống nắng, mặc quần dài và đeo khẩu trang,
kính mát để bảo vệ bản thân khỏi tác hại của bụi phố và tia UV, đặc biệt trong những
ngày trời nắng gắt, hanh khô.

Về quần, áo che chắn, áo khoác hay váy chống nắng, nên ưu tiên chọn những loại có
chất liệu làm bằng vải chống nắng chuyên dụng hoặc các loại vải có chỉ số UPF
(Ultraviolet Protection Factor) cao như polyester (UPF 30 – 70), vải dù, jeans,…1. Một số
yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chống nắng của vải bao gồm:

- Tính chất loại vải dệt:

+ Các chất liệu có độ bóng cao sẽ phản chiếu ánh sáng tốt hơn các chất vải thô.

+ Các chất liệu mỏng nhẹ như lụa, satin có khả năng bảo vệ da kém hơn so với các
chất vải dày như jeans, cotton.

+ Các sợi tổng hợp và bán tổng hợp như polyester, acrylic, nylon, lycra, rayon có khả
năng phản chiếu tia tử ngoại tốt hơn sợi tự nhiên.

1
https://canifa.com/blog/vai-may-ao-chong-nang-tot-nhat/
8
+ Một số loại vải chống nắng chuyên dụng được sản xuất với công nghệ tiên tiến, gia
cố thêm các thành phần, hoá chất chặn tia cực tím vào các sợi chỉ và thuốc nhuộm để
tăng hiệu quả chặn tia UV của vải.

- Kết cấu sợi dệt:

+ Vải dệt càng chặt, lỗ hổng càng bé thì tỉ lệ tia UV lọt qua càng ít. Các chất liệu dày
nhưng lại có mật độ sợi vải thưa thì hiệu quả cản nắng và chặn UV vẫn không được
tối ưu.

+ Một số chất liệu có độ đàn hồi cao cũng giúp các sợi vải thắt chặt với nhau, làm
giảm khoảng cách giữa các sợi vải, thu nhỏ các lỗ hổng, từ đó tối ưu khả năng ngăn
chặn tia UV đi xuyên qua.

- Màu sắc vải: Theo các chuyên gia, cùng một chất liệu vải, gam màu tối bảo vệ da tối
ưu hơn vì chúng có khả năng hấp thụ tia UV tốt hơn, ngăn không cho tia UV tiếp cận với
da. Tuy nhiên, màu tối lại có xu hướng hấp thụ nhiệt mạnh hơn, gây ra cảm giác nóng
bức.

Về khẩu trang, kính mắt, cần lựa chọn các loại phù hợp với khuôn mặt, giúp che chắn
tốt. Thông thường, yêu cầu về chống bụi và các tác nhân gây hại xâm nhập qua đường hô
hấp không quá cao, do đó có thể lựa chọn các loại khẩu trang vải polyester để đáp ứng
đồng thời chống bụi và chống tia UV và độ thông thoáng. Ngoài ra, hiện nay trên thị
trường có các loại khẩu trang vải kèm theo lớp than hoạt tính giúp tăng khả năng bảo vệ
cũng như chống được tia UV khi đi ra ngoài.

18. Cách xử lý nếu bị bụi bay vào mắt khi đang đi xe máy.

- Không nên dùng tay giụi mắt.

- Chớp mắt liên tục để loại bỏ dị vật.

- Sau khi về nhà, rửa mắt lại với nước muối sinh lí và dùng tăm bông để loại bỏ bụi nếu
có kích thước lớn.

- Theo dõi mắt thường xuyên và đến gặp bác sĩ nếu có những biểu hiện khác thường.

9
B. Câu hỏi của các nhóm:

1. Bụi phố và bụi nhà có mối liên quan nào với nhau hay không? Nếu có giải thích?

Bụi phố và bụi nhà có liên quan với nhau. Vì các căn hộ, nhà tiếp giáp với đường sá có
mật độ giao thông đông đúc sẽ ghi nhận được nồng độ trung bình cao hơn những nhà
trong hẻm.

2. Phân tích số trong slide 15 và các tiêu chuẩn về bụi thì thế nào là cảnh báo?

Từ ngày ngày 28 tháng 7 năm 2006, TCVN 5937-1995 được thay bằng tiêu chuẩn
TCVN 5937-2005 với bảng như sau:

Đến năm 2013, QCVN 05:2013/BTNMT do Tổ soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ,
Vụ Pháp chế trình duyệt, và được ban hành theo Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày
25 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Có thể thấy một số thay đổi nhỏ so với TCVN 5937-2005: thêm quy định về bụi PM
2.5.

10
Trong quy chuẩn này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

a. Tổng bụi lơ lửng (TSP) là tổng các hạt bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc
bằng 100 μm.

b. Bụi PM10 là tổng các hạt bụi lơ lửng có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng
10 μm.

c. Bụi PM2,5 là tổng các hạt bụi lơ lửng có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng
2,5 μm.

d. Trung bình một giờ là giá trị trung bình của các giá trị đo được trong khoảng thời gian
một giờ.

e. Trung bình 8 giờ là giá trị trung bình của các giá trị đo được trong khoảng thời gian 8
giờ liên tục.

f. Trung bình 24 giờ là giá trị trung bình của các giá trị đo được trong khoảng thời gian 24
giờ liên tục (một ngày đêm).

g. Trung bình năm: là giá trị trung bình của các giá trị đo được trong khoảng thời gian
một năm.

11
Cảnh báo là khi giá trị các thông số vượt mức trung bình. Nhiều năm gần đây, với sự
phát triển và gia tăng hoạt động, phương tiện giao thông đã khiến cho nồng độ bụi mịn
PM2.5 vượt ngưỡng trung bình 24 giờ (vào một số khoảng thời gian nhất định).

3. Tại sao liệt kê bào tử nấm trong bụi (bị trái với định nghĩa bụi đã nêu).

Bào tử nấm là lớp phấn phủ trên bề mặt của tai nấm, là đơn vị sinh sản vô tính có thể
phân tán và tồn tại kể cả trong những điều kiện không thuận lợi. Vậy nên bào tử nấm vẫn
được xem là vật chất rắn.

4. Có những biện pháp nào để giảm nhiễm độc bụi phố?

- Trong hoạt động giao thông:

+ Bảo trì phương tiện giao thông, giảm đươc lượng khí thải nguy hại.

+ Che chắn khi tham gia giao thông: đội nón bảo hiểm, đeo khẩu trang có miếng lọc
bụi, đeo kính để chắn bụi

+ Tham gia giao thông giờ cao điểm nên được trang bị kĩ càng và kín hơn.

- Trong hoạt động xây dựng:

+ Trang bị bảo hộ lao động: nón, kính, mặt nạ phòng độc,… .

+ Tránh hít thở sâu khi thao tác với quy trình nhiều bụi.

+ Sau khi làm việc phải vệ sinh cơ thể kỹ càng để tránh đọng bụi trên cơ thể.

- Trong hoạt động nông, công nghiệp nhỏ và làng nghề:

+ Trang bị bảo hộ lao động: mặt nạ phòng độc, áo bảo hộ,… .

+ Giữa khoảng cách với các quy trình tỏa nhiều bụi.

+ Tránh hít thở sâu khi thao tác với quy trình nhiều bụi.

+ Sau khi làm việc phải vệ sinh cơ thể kỹ càng để tránh đọng bụi trên cơ thể.

5. Trong tính chất lý hóa của bụi, tại sao tính phóng xạ lại đc lưu ý trong vật liệu xây
dựng?

Các loại VLXD do con người tạo ra đều có chứa các nguyên tố phóng xạ tự nhiên. Mức
độ phóng xạ tự nhiên còn phụ thuộc vào sự tích hợp các vật liệu trong quá trình sản xuất,
vì thế nồng độ các nguyên tố phóng xạ có thể gia tăng bởi quá trình sản xuất.

12
Do có ảnh hưởng trục tiếp đến sức khỏe của con người nên tính phóng xạ được lưu ý
trong xây dụng và có một tiêu chuẩn mức độ phóng xạ cho phép trong vật liệu xây dựng.

Mức độ giới hạn phóng xạ trong VLXD của Uỷ ban Châu Âu

Liều lượng giới hạn


Phạm vi sử dụng
0,3 mSv/năm 1mSv/năm

Trong toàn khối Ví dụ: Bê tông... I ≤ 0,5 I≤ 1

Ở bề mặt hoặc khi sử dụng hạn chế


I ≤ 2 I≤ 6
Vd: tấm lợp, pano

6. Nguồn gốc của bụi cà phê?

Coffee worker's lung gây ra bởi diacetyl ( 2,3-butanedione) hoặc hương liệu bơ có chứa
diacetyl. Diacetyl và 2,3-pentanedione (một chất thay thế diacetyl) là các hợp chất hữu cơ
dễ bay hơi được gọi là alpha-diketone. Diacetyl và 2,3-pentanedione được các nhà sản
xuất hóa chất sản xuất thương mại dưới dạng thành phần hương liệu được thêm vào một
số sản phẩm thực phẩm (ví dụ: bỏng ngô vi sóng, hỗn hợp bánh mì, cà phê có hương vị).
Tuy nhiên, diacetyl và 2,3-pentanedione cũng được sinh ra khi hạt cà phê được rang.

Chất tạo hương vị bơ diacetyl và 2,3-pentanedione trong không khí tại cơ sở được xác
định từ ba nguồn: 1) hóa chất tạo hương vị được thêm vào hạt cà phê rang trong khu vực
tạo hương vị 2) xay và đóng gói cà phê rang không có hương vị trong khu vực khu vực
riêng biệt của cơ sở và 3) lưu trữ cà phê rang trong phễu để thoát khí.

Khi công nhân tiếp xúc nhiều với diacetyl và 2,3-pentanedione sẽ gây ra các triệu
chứng khó thở, tắc nghẽn phế dung ra ra bệnh phổi.

7. Thành phần cấu tạo và ảnh hưởng đến độc tính của bụi.

Bụi là một trong các thành phần của không khí, chứa các loại chất hữu cơ hoặc vô cơ,
bay lơ lửng trong không trung. Chúng bao gồm: sulfate, amoniac, nitrat, natri clorua,
carbon, một số kim loại và nước…

Các kim loại chuyển tiếp trong thành phần bụi như Cr, Cd, Ni và chất aldehyde có thể
cản trở cơ chế sửa lỗi của DNA, gây ung thư phổi.

8. Tại sao bụi có thể gây mất trí nhớ? Nêu cơ chế gây mất trí nhớ của bụi.

13
Các hạt bụi có kích thước nhỏ khi vào cơ thể có thể lắng đọng ở phổi hoặc vượt qua
vách ngăn khí – máu đi vào hệ tuần hoàn, từ đó theo đường máu gây hại cho các hệ cơ
quan khác như hệ thần kinh, gan, mật (hệ tiêu hóa),…từ đó về lâu dài có thể gây suy giảm
hoặc mất trí nhớ. Đặc biệt là bụi mịn PM 1.0 có thể tấn công vào tế bào thần kinh gây ra
bệnh Alzheimer, thậm chí có thể ảnh hưởng đến ADN gây biến đổi gen.

9. Giải thích đồ thị Brown.

Vào năm 1827, nhà thực vật học Robert Brown đã quan sát thấy một hiện tượng kỳ lạ
của những hạt phấn hoa lơ lửng trong một cốc nước. Chúng liên tục lắc lư, chuyển động
một cách ngẫu nhiên và dường như không bao giờ dừng lại ngay cả khi cốc nước được
giữ yên gần như tuyệt đối. Mãi đến năm 1905, hiện tượng này mới được Einstein giải
thích đến nơi đến chốn bằng những tính toán xác suất thống kê sử dụng thuyết động học
phân tử. Thuyết này giải thích rằng, sự nhảy nhót của các hạt phấn hoa được gây ra bởi
chuyển động hỗn độn không ngừng của các phân từ nước và chuyển động này gọi là
chuyển động Brown. Và Einstein đã thành lập được những định luật toán học chi phối
chuyển động của chúng. Cùng thời điểm, nhà toán học Pháp Louis Bachelier, đã phát hiện
các thị trường tài chính cũng tuân theo một “định luật ngẫu nhiên”, chính là một kiểu
“chuyển động Brown”. Do đó, bằng phương pháp thống kê với độ chính xác cao, Louis đã
cho ra phương trình giá của cổ phiếu như chuyển động Brown:

St = S0 + µ·Bt (giải thích bằng kiến thức tài chính)

Trong đó: µ: hằng số

St: giá cổ phiếu tại thời điểm t

S0: giá cổ phiếu tại thời điểm t = 0

Bt: chuyển động Brown chuẩn

Tóm lại, chuyển động Brown diễn tả các quá trình ngẫu nhiên, là mô hình toán học của
hiện tượng ngẫu nhiên như chuyển động của các hạt trong hệ Vật lý, giá cả phiếu trong thị
trường,…

10. Kích thước hạt bụi ảnh hưởng khác nhau như thế nào đến cơ thể?

- Các hạt bụi thường (đường kính > 10μm) sẽ bị giữ lại bởi lông mũi và niêm mạc.

- Bụi PM 10 (đường kính < 10 μm) tiếp cận được hệ hô hấp gây giảm chức năng phổi.

14
- Bụi PM 2.5 (đường kính < 2,5 μm) khi thâm nhập sẽ gây hại cho phổi, da, mắt.

- Bụi PM 1.0 (đường kính < 1 μm) một phần đi vào máu, gây bệnh tim, mất trí nhớ.

11. Đáp ứng cảm ứng là gì? Cho ví dụ.

Đáp ứng cảm ứng là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ
môi trường sống xung quanh đã tác động lên cơ thể. Ví dụ như khi ta đột ngột hít phải
khói bụi hoặc một tác nhân nào đó tác động vào khoang mũi (vd như lông của chó mèo),
ta sẽ có xu hướng hắt xì hơi, việc hắt xì hơi nhằm mục đích tống các chất nhầy có chứa
các hạt bụi bẩn vừa xâm nhập và làm sạch khoang mũi.

12. Nha bào than là gì?

Nha bào than là một hình thức tồn tại của vi khuẩn Bacillus anthracis – một loại vi
khuẩn gây bệnh than thể phổi, vì ở ngoài môi trường, khi gặp điều kiện bất lợi, vi khuẩn
Bacillus anthracis sẽ tạo thành bào tử (nha bào).

Nha bào than có sức sống rất cao trong môi trường khắc nghiệt. Khi ta hít phải không
khí có chứa nha bào than này, các tế bào miễn dịch trong phổi sẽ thu nhận và vận chuyển
qua các mạch máu nhỏ, các nha bào xâm nhập vào khoang ngực trung tâm, khi vào trong
hạch bạch huyết, các nha bào này nảy mầm thành trực khuẩn hoạt động, nhân lên, làm vỡ
đại thực bào, giải phóng thêm nhiều trực khuẩn vào máu và di chuyển khắp cơ thể.

13. Giải thích thêm về bệnh phổi nông dân (Farmer’s Lung).

Bệnh phổi nông dân (Farmer’s Lung) là bệnh viêm phổi quá mẫn cảm do hít phải bụi
sinh học từ bụi cỏ khô hoặc bào tử nấm mốc hoặc bất kì sản phẩm nông nghiệp khác.

Triệu chứng của bệnh:

- Giai đoạn cấp tính: xuất hiện từ 4 đến 8h sau khi tiếp xúc, xuất hiện các triệu chứng
như nhức đầu, ho khó chịu và khó thở.

- Giai đoạn mãn tính: các triệu chứng thường gặp như khó thở dữ dội, ho mãn tính, suy
nhược cơ thể, gây sốt, đau nhức toàn thân.

14. Giải thích rõ hơn về biện pháp làm kín quy trình sản xuất và nêu ví dụ chi tiết. Tại
sao làm kín quy trình sản xuất giúp hạn chế được bụi?

15
Theo nhóm, có hai biện pháp kỹ thuật chính giúp làm giảm khả năng tiếp xúc với bụi
của công nhân có liên quan đến quy trình sản xuất, đó là: cơ giới hóa, tự động hóa các
công đoạn nhiều bụi và làm kín quy trình sản xuất. Cơ giới hóa, tự động hóa các công
đoạn nhiều bụi là tiến hành các công đoạn này với máy móc, thiết bị, giảm thiểu sự có
mặt của người lao động trong môi trường làm việc ở công đoạn này. Biện pháp này hạn
chế tác hại của bụi đối với người lao động bằng cách tránh cho công nhân đi vào môi
trường có bụi. Về làm kín quy trình sản xuất, biện pháp tập trung giảm thiểu sự phát tán
các bụi sinh ra trong quy trình sản xuất vào môi trường lao động, từ đó giảm thiểu lượng
bụi mà người lao động có thể tiếp xúc khi tham gia vào công đoạn.

Các biện pháp làm kín quy trình sản xuất thường dùng bao gồm:

- Đường vận chuyển các nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm mang bụi phải bố
trí riêng biệt để tránh tình trạng tung bụi vào môi trường sản xuất nói chung.

- Bố trí các chụp hút ngay tại vị trí phát sinh bụi để thu gom bụi ngay lập tức.

- Dùng các tấm che kín các máy móc tạo ra bụi, chỉ chừa chỗ thao tác tối thiểu cho nhu
cầu kỹ thuật.

15. Bụi sau khi đi qua các thiết bị lọc bụi thì xử lí tiếp như thế nào?

Hình 1. Quy trình sản xuất gang, thép khép kín2

2 https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/hoa-phat-quy-trinh-san-xuat-khep-kin-than-thien-moi-truong-post200163.html

16
Sau khi đi qua thiết bị lọc, bụi bị tách ra khỏi không khí, được giữ lại trong hệ thống
lọc và được tháo ra định kỳ. Tùy theo loại bụi cụ thể tương ứng với quy trình sản xuất mà
các bụi này có thể được xử lý theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ như đối với nhà máy sản
xuất gang, thép, phần bụi thu được có hàm lượng sắt cao sẽ được thu hồi và dùng cho mục
đích sản xuất giúp giảm chi phí,…

16. Công dụng của lớp than hoạt tính trong khẩu trang than hoạt tính là gì? Nhóm có
suy nghĩ như thế nào về nhận định “Loại khẩu trang có lớp than hoạt tính tách rời có
thể được tái sử dụng bằng cách ngâm nước nóng”?

Nhìn chung, khẩu trang than hoạt tính thường được chia làm 2 loại chính bao gồm: loại
sử dụng tấm ép than hoạt tính được đặt vào giữa 2 lớp vải và loại có lớp vải sợi dệt từ
than hoạt tính được may liền với nhau.

Một trong những tính chất đặc trưng của than hoạt tính có cấu trúc của mao quản, xốp,
diện tích bề mặt riêng lớn, do đó có khả năng hấp phụ tốt hầu hết các chất. Nhờ vào đặc
tính của lớp than hoạt tính, khẩu trang than hoạt tính giúp bảo đảm an toàn cho người sử
dụng tốt hơn khỏi các tác động của các loại virus, vi khuẩn,…; ngăn ngừa khói bụi, ô
nhiễm môi trường khi tham gia giao thông; đặc biệt là giảm thiểu được đáng kể lượng bụi
mịn có thể hít phải.

Loại khẩu trang có lõi lọc than hoạt tính tách rời có thể tái sử dụng được, tuy nhiên khả
năng bảo vệ khỏi các tác nhân nói trên sẽ giảm dần theo thời gian sử dụng và nên được
thay mới trong vòng 3 – 6 tháng.

Về cách vệ sinh và tái sử dụng lõi lọc than hoạt tính, theo nhóm, nhận định trên có
phần chưa phù hợp. Thứ nhất, các thành phần bị lõi than hoạt tính hấp phụ bao gồm các
chất tan và không tan trong nước, do đó nếu ngâm lõi lọc vào nước sẽ không thể lôi cuốn
hoàn toàn các chất độc. Thứ hai, nhận định trên cũng có phần đúng khi sử dụng nước
nóng bởi tăng nhiệt độ cũng là một yếu tố giúp quá trình giải hấp xảy ra, từ đó có thể làm
sạch và tái sử dụng lõi lọc.

17

You might also like