You are on page 1of 14

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC

MÔN AN TOÀN SINH HỌC

BÀI TẬP

AN TOÀN SINH HỌC TRONG NÔNG NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Lê Thị Thủy Tiên

Lớp L01

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Tỷ lệ công việc

Nguyễn Hùng Tín 2115010 100%

Đoàn Nguyễn Thùy Linh 2113898 100%

Nguyễn Thị Xinh 2115367 100%

Trần Khánh Như 2114340 100%

Phạm Nguyễn Bảo Vy 2115354 100%

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3, năm 2024


MỤC LỤC

I. ĐỊNH NGHĨA.......................................................................................................

II. AN TOÀN SINH HỌC TRONG NUÔI TRỒNG THỦY HẢI SẢN –
NUÔI TÔM....................................................................................................................
1. Yêu cầu về trang thiết bị và trang trại nuôi tôm..................................6
2. Yêu cầu về giống.......................................................................................8
2.1. Yêu cầu về giống tôm bố mẹ..................................................................8
2.2. Nuôi cách ly để kiểm dịch......................................................................9
3. Vê nguồn nước nuôi tôm..............................................................................9
4. Yêu cầu về thức ăn nuôi tôm.....................................................................10
5. Yêu cầu về giống.........................................................................................11
5.1. Kiểm soát phương tiện vận chuyển, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi
......................................................................................................................11
5.2. Hệ thống xử lý chất thải và nước thải.................................................11
5.3. Hệ thống làm vệ sinh và khử trùng.....................................................12
6. An toàn lao động.........................................................................................12

TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................


I. ĐỊNH NGHĨA

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), an toàn sinh học là thực hành làm việc an
toàn liên quan đến việc xử lý các vật liệu sinh học, đặc biệt là các tác nhân truyền
nhiễm. Nó đề cập đến các nguyên tắc, công nghệ và thực tiễn ngăn chặn được
thực hiện để ngăn chặn sự tiếp xúc không chủ ý với mầm bệnh và độc tố, hoặc
giải phóng ngẫu nhiên của chúng.

Trong nông nghiệp, (bao gồm chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp), an toàn
sinh học liên quan đến các biện pháp và quy trình được thiết kế để bảo vệ con
người, động vật và môi trường khỏi các nguy cơ liên quan đến việc sử dụng các
hóa chất, vi sinh vật, và các yếu tố khác trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
An toàn sinh học trong nông nghiệp bao gồm một số yếu tố quan trọng như

- Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ vệ thực vật an toàn: Lựa chọn các
loại thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật không gây hại cho con người
và môi trường
- Quản lý chất thải sinh học: Xử lý và loại chất thải sinh học một cách an
toàn để ngă ngừa ô nhiễm môi trường và nguy cơ cho sức khỏe
- Bảo vệ nguồn nước và đất đai: sử dụng các biện pháp để ngăn chặn sự ô
nhiễm nguồn nước và đất đai từ hoạt động nông nghiệp như sử dụng phân
bón và thuốc trừ sâu
- Quản lý rủi ro và an toàn lao động: Đảm bảo nhân công được đào tạo và
trang bị đồ bảo hộ để bảo vệ sức khỏe khi làm việc với chất hóa học và
các yếu tố khác
- Phát triển các phương pháp nông nghiệp bền vững: nhằm giảm sự phụ
thuộc vào hóa chất độc hại

II. AN TOÀN SINH HỌC TRONG NUÔI TRỒNG THỦY HẢI SẢN
– NUÔI TÔM

Ở đây để dễ dàng hình dung hơn về đề tài an toàn sinh học trong nông nghiệp
nhóm đã chọn một đối tượng cụ thể để phân tích đó là an toàn sinh học trong
nuôi trồng thủy hải sản. Đối tượng phân tích cụ thể ở đây là tôm. Nuôi tôm đảm
bảo an toàn sinh học là quá trình nuôi áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp

3
nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm nuôi, đạt các chỉ tiêu yêu
cầu của thị trường trong và ngoài nước, an toàn về dịch bệnh cho tôm nuôi, thân
thiện với môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Hình 1: Sơ đồ các mối nguy ảnh hưởng đến quá trình nuôi tôm

Mầm bệnh xâm nhập vào hệ thống nuôi tôm chủ yếu qua 3 con đường chính

- Do tiếp xúc với các vật chủ mang mầm bệnh trên cạn như cua, ếch, nhái,
con người
- Qua đường không khí: gió lớn, chim, cò…
- Qua đường cấp thoát nước như cá tạp, cua, tôm tự nhiên…

Bảng 1: Một số bệnh hay gặp ở tôm

STT Tên bệnh Đặc điểm

1 Bệnh hoại tử gan Tôm bệnh có khối gan tụy teo, gan tụy có màu nhợt
tụy cấp tính nhạt đến trắng, ruột tôm không có thức ăn hoặc đứt
(EMS/AHPND) đoạn, tôm thường mềm vỏ, tỷ lệ tôm chết cao.

Tác nhân gây bệnh: Vibrio parhaemolyticus

2 Bệnh đốm trắng Đối với tôm bệnh đốm trắng do virus: Tôm bệnh có
(WSSM) nhiều đốm trắng kích thước từ 0,5 – 2,0 mm xuất
hiện bên trong vỏ nhất là giáp vỏ đầu ngực, đốt
4
bụng thứ 5, 6 và sau đó lan toàn thân. Tôm bệnh
hoạt động kém, ăn nhiều đột ngột sau đó bỏ ăn, bơi
lờ đờ ở mặt nước hay dạt vào bờ ao. Đôi khi tôm có
thêm dấu hiệu đỏ thân.

Đối với tôm bệnh đốm trắng do vi khuẩn: Tôm mới


nhiễm bệnh vẫn còn hoạt động ăn mồi và lột vỏ, có
khi các đốm trắng mất đi sau khi tôm lột. Khi nhiễm
nặng hơn, tôm lột vỏ bị chậm lại, chậm lớn và chết
rải rác nhưng không có hiện tượng tôm chết hàng
loạt, hầu hết tôm bị đóng rong, đen mang.

Đối với tôm bệnh đốm trắng do môi trường: Tôm có


đốm trắng ở vỏ đầu ngực hoặc phần vỏ ở sống lưng
nhưng vẫn khoẻ mạnh, không có tôm tấp bờ, đàn
tôm vẫn hoạt động và ăn đều ở mức bình thường,
chu kỳ lột xác dài hơn bình thường và tôm sinh
trưởng hơi chậm

3 Bệnh hoại tử cơ do infectious hypodermal and hematopoietic


quan tạo máu và necrosis virus gây ra
cơ quan lập biểu Tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh biểu hiện chủy bị
mô cong hoặc dị hình, các phụ bộ ở phần đầu ngực cũng
có biêu hiện không bình thường, bị biến dạng, vỏ
thô ráp sần sùi, râu tôm quăn queo, tăng trưởng của
tôm giảm từ 10 – 30%, tôm bị còi cọc

tôm sú, khi biểu hiện bệnh tôm thường chuyển sang
màu xanh, cơ bụng có màu trắng đục và tôm thường
chết nhiều trong giai đoạn 10 – 20 ngày sau khi thả
giống

4 Bệnh phân trắng thải ra phân trắng, thỉnh thoảng sợi phân tôm cũng

5
(WFD/WFS) có màu vàng nhạt, gan tụy teo hay mềm nhũn, tôm
bệnh phân trắng thường kèm theo triệu chứng mềm
vỏ hay vỏ lỏng lẻo. Một vài ngày sau khi nhiễm
bệnh, tôm sẽ yếu và bơi lội lờ đờ trên mặt nước, tôm
yếu dần và chết

5 Bệnh đầu vàng có biểu hiện vàng hoặc nâu ở mang, vàng ở phần
(YHV) đầu ngực, toàn thân có màu nhợt nhạt, sưng tuyến
tiêu hóa làm cho đầu xuất hiện màu vàng. Bệnh gây
tỷ lệ chết cao, có thể lên đến 100% sau 3 đến 5 ngày
nhiễm bệnh.

6 Bệnh Taura Tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh có màu đỏ nhạt, đặc
biệt là phần đuôi. Ngoài ra, tôm còn có dấu hiệu
khác như mềm vỏ và ruột rỗng.

Gây chết với tỷ lệ cao và lây lan nhanh

Chính vì thế ở đây an toàn sinh học là một tập hợp các thực hành về thiết kế,
bố trí hệ thống ao nuôi, cùng các quy trình quản lý, kiểm định, kiểm dịch giúp
ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh vào khu vực nuôi từ môi trường bên ngoài
qua 3 con đường trên, đồng thời giảm mật độ vi khuẩn gây hại trong hệ thống
nuôi.

Ngoài ra, khái niệm an toàn sinh học còn được áp dụng để hạn chế tình trạng
lây nhiễm chéo giữa các khu vực trong cùng 1 trại nuôi, nhờ vậy người nông dân
có thể nhanh chóng cô lập ao có sự cố trong hệ thống nuôi, bảo vệ các ao tôm
khỏe mạnh còn lại.

1. Yêu cầu về trang thiết bị và trang trại nuôi tôm

Đối với trường hợp nuôi bằng ao đầm thì yêu cầu kĩ thuật đối với ao đầm
như sau

6
Bờ ao (đầm/hầm), bể làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không
gây độc hại cho thủy sản nuôi, không rò rỉ nước; nơi chứa rác thải phải riêng biệt
với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết và tách biệt với khu vực nuôi, không làm
ảnh hưởng đến môi trường.

Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ,
nguyên vật liệu phải bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp;
cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất
thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi;

Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản thâm canh, bán thâm canh phải có hệ
thống xử lý nước cấp, nước thải riêng biệt; nơi chứa bùn thải phù hợp; có biển
báo chỉ dẫn từng khu và đáp ứng quy định của pháp luật

Đối với trường hợp nuôi bằng lồng bè thì các yêu cầu về kĩ thuật như sau:

Khung lồng, phao, lưới, đăng quầng phải làm bằng vật liệu không gây ô
nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi và không để thủy sản
nuôi sống thoát ra môi trường; có thiết bị cảnh báo cho hoạt động giao thông
thủy; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết,
không làm ảnh hưởng đến môi trường.

Trang thiết bị sử dụng trong nuôi trồng thủy sản phải làm bằng vật liệu dễ làm
vệ sinh, không gây độc đối với thủy sản nuôi, không gây ô nhiễm môi trường.

Ngoài ra, người nuôi cần tránh sử dụng hệ thống nuôi liên tục trong năm, dễ
làm cho mầm bệnh phát sinh. Giữa hai vụ nuôi liên tiếp cần có thời gian đủ dài
để cải tạo ao nuôi. Công nhân, khách hàng, đối tác ra vào trang trại cần tuân thủ
các biện pháp vệ sinh để tránh đem mầm bệnh vào hệ thống, ví dụ như rửa tay,
chân bằng chất diệt khuẩn, thay quần áo, người lạ không được lội xuống ao hoặc
đụng chạm vào dụng cụ, không nên đến gần ao nuôi nếu không cần thiết. Nếu
đang có dịch tại khu vực lân cận, các yêu cầu vệ sinh này cần được thực hiện một
cách chặt chẽ hơn và hạn chế tối đa việc qua lại giữa các trang trại.

Đối với dụng cụ thì cần phải khử trùng, việc khử trùng phương tiện, dụng cụ
được thực hiện thường xuyên nhằm giảm thiểu các loại mầm bệnh tại trang
trại/cơ sở nuôi tôm, từ đó làm giảm rủi ro lây lan từ một sinh vật nhiễm bệnh
7
giữa các ao tôm trong trang trại/cơ sở nuôi tôm. Lưu ý, cần sử dụng các dụng cụ
như: lưới, xô chứa thức ăn, dụng cụ lấy mẫu… riêng cho từng ao, để giúp loại bỏ
các rủi ro lây nhiễm giữa các ao nuôi. Việc khử trùng các phương tiện vận
chuyển sau khi đã giao tôm giống cho các trang trại/cơ sở nhằm giúp tránh việc
mang mầm bệnh từ các trang trại/cơ sở này đến các trang trại/cơ sở khác. Ngoài
ra, việc vệ sinh và khử trùng của trang trại/cơ sở nuôi và các trang thiết bị giữa
các chu kỳ sản xuất/vụ nuôi là rất quan trọng, qua đó giúp giảm rủi ro lây lan và
tác nhân nhiễm bệnh từ vụ này sang vụ sau.

2. Yêu cầu về giống

2.1. Yêu cầu về giống tôm bố mẹ

Đối vớ tôm bố mẹ khai thác từ tự nhiên: Có giấy chứng nhận kiểm dịch theo
quy định của pháp luật về thú y; quá trình vận chuyển đảm bảo tôm không bị
nhiễm bệnh và luôn trong tình trạng khỏe mạnh.

Đối vớ tôm bố mẹ được chọn tạo trong nước: Có nguồn gốc từ cơ sở đã được
Tổng cục Thuỷ sản kiểm tra, cấp Gấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương
dưỡng giống thuỷ sản (đố với giống bố mẹ); có Giấy chứng nhận kiểm dịch theo
quy định của pháp luật về thú y; quá trình vận chuyển phải đảm bảo tôm luôn
trong tình trạng khỏe mạnh.

Đối vớ tôm bố mẹ nhập khẩu: Có nguồn gốc rõ ràng (tại các cơ sở đã được
Tổng cục Thuỷ sản kiểm tra); có Giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định của
pháp luật về thú y; có hồ sơ nhập khẩu; quá trình vận chuyển phải đảm bảo tôm
luôn trong tình trạng khỏe mạnh.

Giải pháp cho vấn đề này là phải mua được tôm giống sạch bệnh (SPF), cách
này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro của các mầm bệnh chính trên tôm. Tôm giống khỏe
mạnh sạch bệnh thì việc nuôi tôm thương phẩm sẽ được thuận lợi, cho năng suất
cao.

Tôm SPF là loại tôm giống sạch bệnh không bị nhiễm các bệnh thường gặp
trên tôm như: WSSV, YHV, TSV, IHHNV… Chúng được sản xuất tại những cơ
sở nuôi ATSH, được kiểm tra nhiều lần và có nguồn gốc từ những con tôm bố
mẹ đã trải qua quy trình kiểm dịch. Bên cạnh đó, người nuôi tôm có thể mua tôm
8
giống kháng bệnh (SPR) để thả nuôi, nghĩa là tôm giống có khả năng kháng một
loại bệnh đặc hiệu.

2.2. Nuôi cách ly để kiểm dịch

Tôm bố, mẹ khi về đến trại giống được đưa đến khu nuôi cách ly để cách
ly, kiểm dịch. Sau khi được thuần hóa môi trường, tôm được thả vào khu nuôi
cách ly theo đúng yêu cầu của quy trình sản xuất.

Trong suốt thời gian nuôi cách ly, tôm được chăm sóc tốt, được kiểm soát
các chỉ tiêu môi trường và theo dõi dấu hiệu bệnh (do tác nhân sinh học) hàng
ngày. Sau khi cơ quan chức năng cho kết quả kiểm dịch âm tính với các bệnh
theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quá trình giám sát
của cơ sở cho thấy tôm khỏe mạnh, bình thường thì đàn tôm được tham gia vào
quá trình sản xuất giống.

Trường hợp phát hiện tôm mắc các bệnh do tác nhân sinh học nguy hiểm
(do virus, vi khuẩn) phải thông báo cho cơ quan quản lý để thực hiện tiêu hủy
đàn tôm và khử trùng nơi nuôi cách ly (khử trùng băng chlorin nồng độ 30ppm,
để 3 ngày sau mới được thải ra môi trường)

3. Vê nguồn nước nuôi tôm

Thường xuyên quan sát ao nuôi, tiến hành đo các chỉ tiêu môi trường để
điều chỉnh sao cho về mức ổn định: pH, nước ao, khí độc, test khuẩn, đo độ
kiềm, nấm, …

Nước cung cấp cho ao tôm cần được xử lý bằng các công nghệ hiện đại
(lọc cơ học, xử lý sinh học, hóa học…), để đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch
cho cơ sở/trang trại nuôi tôm ATSH. Chỉ sử dụng nước đã qua xử lý, áp dụng hệ
thống lọc tuần hoàn. Tất cả hệ thống nuôi, trữ nước, cung cấp nước phải được
che chắn bằng lưới để đảm bảo các động vật giáp xác, ấu trùng, cá tạp… không
vào ao nuôi.

Thay nước trong ao được xem là giải pháp đơn giản nhất khi xảy ra sự cố.
Tuy nhiên, việc để nước ra vô hệ thống liên tục, thiếu kiểm soát chặt chẽ tiềm
tàng nhiều khả năng lây nhiễm mầm bệnh. Giảm thiểu hoặc hạn chế việc nước ra

9
vào hệ thống nuôi là biện pháp chính để hạn chế sự xâm nhập của phần lớn các
mầm bệnh và vật chủ mang bệnh. Điều này giúp cho chất lượng nước lưu thông
trong hệ thống được ổn định, giảm được áp lực lên sức khỏe của tôm.

4. Yêu cầu về thức ăn nuôi tôm

Ta cần phải xử lý và lưu trữ thức ăn đúng cách có thể làm giảm khả năng
thức ăn mang mầm bệnh cho các sinh vật, thức ăn phải đảm bảo sạch. Trang trại
nuôi tôm cần lựa chọn nguồn cung cấp từ các công ty có uy tín.

Áp dụng các công nghệ cho ăn hiện đại, phương pháp cho ăn ít và nhiều
lần trong ngày để tránh thừa thức ăn, gây ô nhiễm môi trường nước; sử dụng một
số chất phụ gia, kháng sinh được phép sử dụng trong nuôi thủy sản đảm bảo an
toàn, hiệu quả; lập và lưu trữ hồ sơ theo dõi và giám sát việc sử dụng thức ăn.
Khi phát hiện bị nhiễm bất kỳ một tác nhân gây bệnh nào, cần phải được hủy,
không nên thả nuôi

Thức ăn tươi sống (artemia, giun, động vật thân mềm..) sử dụng trọng quá
trình sản xuất phải đảm bảo theo QCVN 02 - 31-3: 2019/BNNPTNT ban hành
kèm theo Thông tư số 07/2019/TTBNNPTNT ngày 07 tháng 8 năm 2019 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bảng 2: chỉ tiêu an toàn sinh học đối với thức ăn tươi sống

10
Bảng 3: Chỉ tiêu ký sinh trùng trong thức ăn tươi sống

Thức ăn công nghiệp là loại chuyên dùng được phép lưu thông trên thị
trường theo quy định của pháp luật, chất lượng phù hợp và không chứa chất cấm
trong danh mục hoá chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức
ăn thuỷ sản theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Về bảo quản thức ăn tươi, sống và thức ăn công nghiệp

Kho chứa thức ăn sống (rươi/giun nhiều tơ, mực, nhuyễn thể…), thức ăn
công nghiệp có cấu trúc phù hợp cho từng loại và được bố trí gần với đối tượng
sử dụng.

Thức ăn tươi được bảo quản lạnh với nhiệt độ theo chỉ dẫn cho từng loại
và cần sử dụng trước thời gian hết hạn bảo quản. Thức ăn công nghiệp cần được
bảo quản trong phòng thoáng, mát nhằm tránh ẩm, mốc và được sử dụng trong
thời gian còn hạn.

5. Yêu cầu về giống

5.1. Kiểm soát phương tiện vận chuyển, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi

Không để các phương tiện vận chuyển từ nơi khác đi thẳng vào trực tiếp
trại chăn nuôi, phương tiện vận chuyển phải dừng ở bên ngoài sát trùng, tiêu độc
trước khi đi vào trại nuôi. Không vận chuyển thức ăn, chất thải hay các vật dụng
khác chung một phương tiện vận chuyển

5.2. Hệ thống xử lý chất thải và nước thải

a. Xử lý nước thải

Khu chứa nước thải phải đủ công suất, phục vụ cho sản xuất giống tôm ở
thời điểm cao nhất, vị trí cách xa khu sản xuất và nguồn nước cấp. Bể chứa nước

11
thải được xây dựng bằng các nguyên liệu đảm bảo không rò rỉ, ảnh hưởng đến
môi trường xung quanh.

Đường ống dẫn nước thải phải kín, có độ dốc và thoát nước tốt, dễ làm vệ
sinh, khử trùng và không gây ô nhiễm môi trường. Nước thải trước khi được thải
ra ngoài môi trường cần phải đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về tài
nguyên môi trường

b. Xử lý chất thải

Chất thải phải được thu gom và xử lý, có quy định khu vực thu gom rác,
quy định về tần xuất di chuyển về khu tập kết rác ra khỏi khu vực sản xuất, kho
(tối thiểu theo ngày). Thuê cơ sở xử lý chất thải có năng lực theo yêu cầu của
pháp luật. Các yêu cầu cần kiểm soát cần được cụ thể bằng văn bản và được
người có thẩm quyền phê duyệt

Xác tôm, thức ăn thừa, bùn thải trong sản xuất cần được thu gom vào
dụng cụ kín nước để đúng vị trí quy định và xử lý đúng cách để không lây nhiễm
mầm bệnh cho tôm và môi trường. Rác thải sinh hoạt phải được thu gom, phân
loại và chứa trong các thùng kín nước và có nắp đậy

5.3. Hệ thống làm vệ sinh và khử trùng

"Phòng bệnh hơn chữa bệnh" là một khái niệm thấm nhuần chính sách an
toàn sinh học chính vì thế nên hệ thống làm vệ sinh và khử trùng là yếu tố vô
cùng quan trọng trong nuôi trồng tôm.

Phương tiện vận chuyển trước khi vào khu vực sản xuất, ương dưỡng
giống tôm nước lợ phải được khử trùng bằng chlorin nồng độ 20 ppm, hoặc thuốc
tím nồng độ 10 ppm). Trước cửa vào khu nuôi cách ly tôm bố mẹ; khu ương nuôi
ấu trùng tôm giống; phòng xét nghiệm, cần bố trí nơi thay bảo hộ lao động, bồn
nhúng ủng (bằng chlorin nồng độ 20ppm, hoặc thuốc tím nồng độ 10 ppm) và nơi
khử trùng tay.

6. An toàn lao động

Vệ sinh phòng dịch trong chăn nuôi; tập huấn vận hành, sử dụng một số
loại máy móc, trang thiết bị nông nghiệp; áp dụng quy trình VietGAP vào canh

12
tác… nhằm thay đổi tư duy sản xuất, nâng cao kiến thức, áp dụng cơ giới hóa
trong quá trình làm việc.

Để giảm thiểu tai nạn lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, người dân
cần thay đổi tư duy sản xuất, xây dựng kế hoạch sản xuất sạch, an toàn; phát triển
sản xuất theo quy hoạch để thuận lợi áp dụng cơ giới hóa trong chăm sóc, thu
hoạch và tiêu thụ sản phẩm, tạo ra những sản phẩm an toàn với sức khỏe của
người sản xuất và tiêu dùng, nâng cao giá trị cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp
của tỉnh ở thị trường trong nước, hướng đến xuất khẩu.

Do đặc thù ngành sản xuất thủy sản, cơ sở vật chất và các trang thiết bị
sử dụng điện cần được đặc biệt quan tâm để đảm bảo an toàn những người tiếp
xúc với hệ thống nuôi. Dây điện cần được bố trí trên các trụ điện betong đúc sẵn
cao tối thiểu 6m hoặc luồn trong các ống cách điện ngầm dưới đất.

Hệ thống điện có tiếp xúc với ao nuôi không được đặt trên bờ ao, phải
được đặt trong các ống HDPE hoặc ống cách điện ngầm dưới mặt đất. Các thiết
bị như cầu dao, công tắc, ổ cắm phải đặt ở nơi khô ráo, thuận tiện cho việc sử
dụng hoặc xử lý sự cố, tránh xa mực nước hoặc mưa tạt. Người nuôi cần thường
xuyên kiểm tra hệ thống điện để kịp thời thay thế và sữa chữa. Trường hợp sử
dụng mô-tơ điện, người nuôi nên lắp đặt thêm thiết bị chống giật và dây nối đất
an toàn để đảm bảo an toàn.

13
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lâm Thị Mỹ Lan, (2021), phát triển và nuôi tôm tại tỉnh Trà Vinh, truy
cập từ: https://www.udn.vn/Portals/31/userfiles/7/LA%20TS/LAM%20T
%20MY%20LAN_%20Toan%20van%20luan%20an.pdf?ver=2021-03-
11-151045-300
2. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Tổng Cục Thủy Sản, (3/2020),
tài liệu hướng dẫn thực hành an toàn sinh học trong sản xuất và ương
dưỡng giống tôm nước lợ , truy cập từ
https://tongcucthuysan.gov.vn/Portals/0/Tai%20lieu%20huong%20dan
%20thuc%20hanh%20ATSH%20trong%20san%20xuat,%20uong
%20duong%20giong%20tom%20nuoc%20lo.pdf
3. J.K Waage and J.D Mumford, (30/8/2007), Agricultural biosecurity, truy
cập từ: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2610114/
4. Hoàng Ngân, An toàn sinh học cho nuôi trồng thủy sản, truy cập từ:
https://thuysanvietnam.com.vn/an-toan-sinh-hoc-cho-ntts/
5. Viện sinh học phân tử Loci, Một số bênh phổ biến trên tôm nuôi, truy cập
từ: https://vienloci.org.vn/mot-benh-pho-bien-tren-tom-nuoi/

14

You might also like