You are on page 1of 8

Nội dung cần nắm Buổi 4: Thơ duyên của Xuân Diệu – Các khái niệm cơ bản cần

nắm về
thơ
THƠ DUYÊN
Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên,
Cây me ríu rít cặp chim chuyền.
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,
Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền.

Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu


Lả lả cành hoang nắng trở chiều;
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn
Lần đầu rung động nỗi thương yêu.

Em bước điềm nhiên không vướng chân,


Anh đi lững đững chẳng theo gần
Vô tâm – nhưng giữa bài thơ dịu
Anh với em như một cặp vần.

Mây biếc về đâu bay gấp gấp


Con cò trên ruộng cánh phân vân
Chim nghe trời rộng giang thêm cánh
Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần.

Ai hay tuy lặng thu bước thu êm


Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm
Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy,
Lòng anh thôi đã cưới lòng em.
(In trong tuyển tập Xuân Diệu)
1. Chia sẻ cảm xúc đặc biệt, quan sát, phát hiện thú vị của bản thân về thiên nhiên
quanh ta
- Thiên nhiên có gì: Hàng tre, cánh đồng lúa, mây trời, sông nước núi non, từ những điều
giản dị và gần gũi quanh ta
-Có đẹp không, vẻ đẹp ấy được miêu tả như thế nào? Xanh mướt rì rào núi non, suối chảy
róc rách êm đềm, những cánh đồng lúa bát ngát thẳng tắp, những ngọn núi lâu đời mang
vẻ đẹp hùng vĩ, sừng sững.
-Thiên nhiên dù được đổi mới chuyển mình, phát triển văn hóa và du lịch nhưng chưa
bao giờ mất đi vẻ đẹp truyền thống vốn có, gắn bó hòa quyện tạo nên một Việt Nam tươi
đẹp.
2. Trong hình dung của bạn, bức tranh thu có những hình ảnh, màu sắc, đường nét
đặc trưng nào?
- Mùa nào trong năm? Thời tiết của mùa thu như thế nào?
-Trời về thu thường như thế nào? Khung cảnh cuộc sống, sự vật khi mùa thu tới.
-Tình cảm con người khi đất trời về thu.

3. Lưu ý những từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các sự vật trong khổ 1. Đó là mối quan hệ
như thế nào?
- Những từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các sự vật trong khổ 1:
+ Chiều mộng hòa trên nhánh duyên.
+ Cây me – cặp chim chuyền. (Cây me ríu rít cặp chim chuyền)
+Trời xanh – lá (Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá)
→ Qua cách sử dụng từ ngữ trên của thi sĩ Xuân Diệu, người đọc có thể thấy được mối
quan hệ thân mật, bao chứa trong nhau của các sự vật trong khổ thơ 1. Các sự vật đi theo
nhau đều có đôi có cặp và được miêu tả trong trạng thái hòa hợp, gắn bó với nhau.
4. Trong khổ 4, cảnh vật có sự thay đổi như thế nào so với khổ 1, 2?
- Trong khổ thơ 4, cảnh vật có phần gấp gáp hơn, dường như báo hiệu một sự chia li giữa
các cảnh vật. Điều này khác so với mối quan hệ thân thiết, quấn quýt của những cảnh vật
trong khổ 1 và 2.

5. Bạn hiểu thế nào về từ “duyên” trong nhan đề “Thơ duyên”?


- Duyên có nghĩa là quan hệ gắn bó, tựa như tự nhiên mà có chứ không sắp đặt. Theo
cách hiểu của em, từ “duyên” trong nhan đề “Thơ duyên” ý chỉ sự gặp gỡ vô tình của các
cảnh vật xung quanh. Từ đó, nói lên mối duyên của “anh và em”.

6. Phân tích, so sánh tác dụng của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, ... trong việc gợi tả cảnh sắc
cảnh sắc thiên nhiên ở khổ 1 và khổ 4.
- Khổ 1:

+ Thi sĩ Xuân Diệu sử dụng những từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các cảnh vật như hòa trên, ríu
rít, đổ... qua.; từ tượng hình (đổ) và từ tượng thanh (ríu rít) à mối quan hệ thắm thiết, hòa quyện.
+ Sử dụng nhiều hình ảnh khác nhau tạo nên sự đa dạng cho cảnh sắc thiên nhiên. Đặc biệt là
hình ảnh cây me – một hình ảnh thân thuộc của đường phố cổ Hà Nội vào thu, tạo cho người đọc
cảm giác như đang được đắm chìm trong không gian phố cũ yêu thương của đất Tràng An xưa.

+ Vần “uyên” (duyên, chuyền, huyền) gợi lên sự nhẹ nhàng, tĩnh lặng trong một buổi chiều thu.

→ Hình ảnh hòa quyện với âm thanh của “tiếng huyền” (tiếng đàn) càng tô đậm nét những
cảnh vật xung quanh trong một buổi “chiều mộng”, êm ả, tĩnh lặng, trong không gian.

- Khổ 4:

+ Tác giả sử dụng từ láy (gấp gấp, phân vân) tạo nên sự xa cách, sự thay đổi tâm trạng cảnh vật.
+ Vần “ân” cùng nhịp thơ như nhanh hơn => tăng thêm sự gấp gáp, vội vã không những của
không gian mà còn là trong lòng người.

+ Hình ảnh thơ quen thuộc với khung cảnh đồng quê (cánh cò)
→ Cảnh vật dường như có sự xa cách hơn so với khổ thơ 1. Cảnh thu dường như từ đó cũng
buồn hơn, cô đơn hơn khi cảnh vật được đặt trong sự to lớn, mênh mông của bầu trời.

6. Trước những sắc thái và thời khắc khác nhau của bức tranh thiên nhiên chiều thu,
duyên tình giữa “anh” và “em” có sự thay đổi như thế nào theo các khổ thơ. Có thể
trả lời dựa vào bảng sau.

Khổ thơ Sắc thái/ thời khắc thiên Duyên tình giữa “anh” và
nhiên “em”

1 Không gian: buổi “chiều Hài hòa, tuyệt đẹp, sự


mộng” – lãng mạn, êm dịu, chạm mặt vô tình được gặp
hài hòa êm ái gắn quyện nhau, có đôi có cặp như
cùng “nhánh duyên” gợi những hình ảnh của thiên
nên khung cảnh trữ tình, nhiên trước mặt.
ấm êm của một chiều thu
dìu dịu.
2 “nắng trở chiều” => cảnh Sự rung động đến từ trái
nắng ở khổ thơ này mang tim con người, từ “anh” và
nét mạnh mẽ, sắc thái “em”.
mạnh, rõ nét hơn ở cảnh Trên con đường nhỏ, vạn
nắng khổ thơ đầu. vật như được cụ thể hóa và
“Con đường nhỏ nhỏ gió thu bé lại hệt như mọi rung
xiêu xiêu/ Lả lả cành động của cảm xúc bị phát
hoang nắng trở chiều.” hiện, dù cho có là những
cảm xúc nhỏ bé nhất.
Không thể che giấu được
tình cảm ấy bất kể người ta
có cố gắng giấu đi bằng
cách nào.

4 “hoa lạnh”, “chiều thưa”, Xúc cảm xao xuyên, bâng


“sương xuống” => Chiều khuâng.
thu dần tàn, không gian mở Sự lo lắng chút ít trước cái
rộng, bắt đầu trở nên gấp giá lạnh, cô đơn đang từ từ
gáp, vội vã hơn. tràn về nơi đây.
Không khí, bầu trời cũng Trời dần tàn đồng nghĩa
dần trở nên lạnh hơn báo hiệu với việc chia li
nhau, tạm biệt.

5 “thu bước thu êm” Thực chất đây là trạng thái


“Lòng anh thôi đã cưới hòa hợp tự nhiên, được
lòng em” cảm nhận về hạnh phúc ở
=> Sự êm ả tột bật của mùa mức độ cao nhất, xúc cảm
thu, không còn ngoại cảnh tình yêu mãnh liệu và tràn
nào có thể xáo trộn, tĩnh đầy.
lặng như chẳng có gì khiến
ta thấy đặc biệt.
7. Cảm xúc của “anh”/ “em” trước thiên nhiên chiều thu giữ vai trò như thế nào trong
việc hình thành, phát triển duyên tình gắn bó giữa “anh” và “em”.
- Cảm xúc của “anh”/"em” trước thiên nhiên chiều thu giữ vai trò quan trọng trong việc hình
thành, phát triển duyên tình gắn bó giữa “anh” và “em” bởi mối duyên tình ấy xuất phát từ cuộc
gặp gỡ tình cờ trong một buổi chiều thu, cảm xúc trong chiều thu ấy cũng chính là sự phát triển
cảm xúc trong lòng “anh” và “em”.

8. Xác định chủ thể trữ tình và nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
- Chủ thể trữ tình trong bài thơ; “anh” và “em”.

- Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ: tình yêu.

9. Chỉ ra nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu của Xuân Diệu
qua Thơ duyên (có thể so sánh với một vài bài thơ khác để làm rõ nét độc đáo ấy).
- Xuân Diệu cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu trong Thơ duyên rất độc đáo và gợi cảm.
Ví dụ ở câu kết cuối bài “Lòng anh thôi đã cưới lòng em”, tác giả không dùng từ “phải lòng” hay
“anh cưới em” mà là “lòng anh cưới em”. Chúng ta vẫn thường nghĩ đến mùa thu là một mùa tuy
lãng mạn nhưng cũng buồn bã, cô đơn. Đó là tâm trạng phổ biến trong mỗi bài thơ về mùa thu
của các tác giả, như trong Thu điếu của Nguyễn Khuyến. Tuy nhiên, khi đọc Thơ duyên ta lại
thấy sự yêu đời, tươi trẻ trong những “duyên tình” qua sự gắn bó, tươi mới của cảnh vật thiên
nhiên khi vào thu.
- Thơ duyên là bài thơ duy nhất không buồn trong các bài thơ về mùa thu của Xuân Diệu.

* Phân tích khổ thơ 2,3,5 bài Thơ duyên


Khổ 2: Cảm xúc trước sự biến chuyển của mùa thu cảm nhận qua con đường đi và trái tim
thi sĩ

Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu


Lả lả cành hoang nắng trở chiều;
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn
Lần đầu rung động nỗi thương yêu.
- “nhỏ nhỏ”, “xiêu xiêu”, “lả lả” => miêu tả những nét bút tinh tế, khắc họa bức tranh vàng
nhạt ngày thu tàn khi màu nắng đang ngả dần về chiều. Linh hồn của bức tranh thu gợi lên một
nỗi buồn man mác lòng người, khơi gợi thêm những cảm xúc mới lạ (bâng khuâng, xao xuyến, ít
ỏi cô đơn)
- Hai câu thơ cuối được cảm nhận qua chủ thể trữ tình “anh” hay còn có thể nói là tâm hồn của
người thi sĩ hào hoa, đa tài. Con đường và trái tim như hợp nhất chung nhịp, cảnh và người hòa
nhập cùng nhau khi người thi sĩ như đang đi giữa đất trời, lắng nghe tiếng đập “biết yêu, biết
rung động lần đầu” của con tim => Mở rộng giao thoa với vạn vật, với con người, với con
đường nhỏ đang đi và với nàng thiếu nữ đang rảo bước trên đường.
Khổ 3: Cảm xúc trước sự biến chuyển của mùa thu
Em bước điềm nhiên không vướng chân,
Anh đi lững đững chẳng theo gần
Vô tâm – nhưng giữa bài thơ dịu
Anh với em như một cặp vần.
- Sử dụng tính từ “lững đững”, “điềm nhiên” => Em dạo bước hồn nhiên, duyên dáng, tự nhiên
còn anh cũng mải mê say sưa ngắm cảnh đất trời, thong thả, không vội vã.
=> Em và anh cùng dạo bước trên đường, cả hai đều ung dung thư thái => Liệu có phải báo hiệu
cho cuộc gặp ngẫu nhiên, không hề có một sự báo trước hay sắp đặt của một cặp thanh tân hay
không? – Tưởng “vô tâm” nhưng hình như đã có “duyên” trời sắp sẵn, chẳng chuẩn bị trước
điều gì nhưng lại khiến đôi người ta lưu luyến, bâng khuâng!
- So sánh “Anh với em như một cặp vần” "Vô tâm" phải chăng là sự lãnh cảm, rời xa hay
chính là cái xa lạ nhưng có sự giao lưu, kết nối. Với thủ pháp so sánh nhà thơ Xuân Diệu đã đưa
ra quan niệm của mình về chữ "duyên". Đối với ông thiên nhiên hòa hợp với thiên nhiên, con
người say đắm trước cảnh vật vẫn là chưa đủ mà còn một "cặp bài trùng khác" là sự giao duyên
giữa con người với nhau. Chẳng thế mà dù em vô tư bước đi không để ý gì về người đằng sau,
còn anh thong dong ngắm nhìn trời đất cũng không đoái hoài gì người phía trước nhưng giữa họ
lại có sự kết nối như "cặp vần" - gắn bó khăng khít, không thể tách rời. Một nhân sinh quan thật
mới mẻ!
Khổ 5: Sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người hay cách tác giả cắt nghĩa về tình yêu
Ai hay tuy lặng thu bước thu êm
Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm
Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy,
Lòng anh thôi đã cưới lòng em.
Giá trị nội dung:
+ Khung cảnh mùa thu đẹp đẽ, thơ mộng, tinh khôi và tươi mới, đầy sức sống qua cái nhìn của
người trẻ đang tràn đầy nhiệt huyết, yêu đời yêu người hết sức tươi mới, ngọt ngào.
+Thể hiện tình cảm, nỗi niềm yêu mến những người trẻ dành cho nhau vừa chân thành vừa tha
thiết nhưng cũng xốn xanh, ngại ngùng.
+Cảm xúc biến chuyển của đôi lứa từ khi mới gặp gỡ đến khi rung động, nhận ra đã phải lòng
nhau từ lúc nào cho đến cảm giác sợ hãi chia ly, tất thảy đều là những thứ tình cảm rung động
đầu đời đẹp đẽ, tinh khôi và đáng nhớ, đáng trân trọng.
Giá trị nghệ thuật:
+ Từ láy, ngôn từ thuần Việt dễ hiểu, biện pháp so sánh, sử dụng tính từ
+Miêu tả tỉ mỉ, tinh tế nhiều ẩn ý của Xuân Diệu
+Thể thơ mới 7 chữ phù hợp bày tỏ tình cảm, tâm trạng
+Giọng thơ thủ thỉ tâm tình, đôi lúc thay đổi nhanh nhịp để dễ đi vào lòng người, đầy sâu lắng
nhẹ nhàng.

Ghi nhớ một số khái niệm, yếu tố cần phát hiện và phân tích trong thơ

+ Chủ thể trữ tình:

+Vần: tạo sự kết nối, cộng hưởng âm thanh giữa các dòng thơ, đồng thời làm thơ dễ nhớ và dễ
thuộc hơn. Gieo vần tùy vào yêu cầu và quy cách gieo vần mỗi thể thơ. Thường có vần chân
(cước vận) được gieo vào cuối dòng thơ, tác dụng đánh dấu sự kết thúc dòng thơ và tạo nên mối
liên kết. Ngoài ra còn có vần lưng (yêu vận) là vần giữa chữ cuối của dòng trước với chữ ở gần
cuối hay khoảng giữa dòng thơ sau; hoặc giữa các chữ ngay trong một dòng thơ.

VD về vần chân:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”

VD về vần lưng:

Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương


Nhớ ai dãi nắng dầm sương;

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

+Thanh điệu: Thanh trắc (T) và thanh bằng (B)

+Nhịp: nhịp thơ nhanh/ chậm, 2/3, ¾, có tác dụng gia tăng/ hạ giảm cảm xúc của mạch thơ, điều
tiết cảm xúc.

+Từ ngữ, hình ảnh trong thơ: thường đi kèm cùng các biện pháp nghệ thuật như: so sánh, liệt
kê, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, điệp từ, điệp ngữ, …

You might also like