You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

NAM
KHOA NGOẠI NGỮ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TIẾNG VIỆT VÀ NGÔN NGỮ PHƯƠNG ĐÔNG


ĐỀ TÀI: NGỮ HỆ ALTAI
LỚP: 23DDP1A
NHÓM 10

GVHD: Th.S Trần Ngọc Hà

Thành phố Hồ Chí Minh,ngày10 tháng 4 năm 2024


TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
KHOA NGOẠI NGỮ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TIẾNG VIỆT VÀ NGÔN NGỮ PHƯƠNG ĐÔNG


ĐỀ TÀI: NGỮ HỆ ALTAI
LỚP: 23DDP1A

NHÓM 10

HUỲNH THỊ NGOC BÍCH-2311559337


ĐỖ LAN NHI-
ĐINH NGỌC BẢO-
TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
KHOA NGOẠI NGỮ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM


MÔN: TIẾNG VIỆT VÀ NGÔN NGỮ PHƯƠNG ĐÔNG
CHỦ ĐỀ: NGỮ HỆ ALTAI
LỚP: 23DDP1A
NHÓM: 10

1. Thông tin buổi họp.


a. Thời gian: 13h30, ngày 10 tháng 04 năm 2024.
b. Địa điểm:
- Giảng viên: Th.S Trần Ngọc Hà.
- Thành phần tham dự cuộc họp:

% THAM KÝ XÁC
STT MSSV HỌ TÊN
DỰ NHẬN

1 2311559337 Huỳnh Thị Ngọc Bích 100%

2 2311559444 Đỗ Lan Nhi 100%

3 2311556770 Đinh Ngọc Bảo 100%

2. Nội dung cuộc họp.


- Đề tài: Ngữ hệ Altai.
- Kiểm tra và chỉnh sửa hoàn chỉnh.
- Thống nhất phần PPT, Word và nội dung của bài thuyết trình.
Đánh giá của NT
Mức độ Mức độ
STT Họ và tên Nhiệm vụ Ký tên
hoàn hiệu
thành quả
Làm word cho phần
thuyết trình, tìm nội
dung về nguồn gốc ra
1 Đỗ Lan Nhi đời, lịch sử hình thành 95% 9,5
và quá trình phát triển
của ngữ hệ, soạn câu
hỏi trắc nghiệm.

Tìm nội dung minh hoạ


2 Huỳnh Thị Ngọc Bích một số ngôn ngữ trong 95% 9,5
hệ

Tìm nội dung về sự


phân bố và số lượng
3 Đinh Ngọc Bảo người nói trong ngữ hệ 50% 5
Hán-Tạng, soạn câu hỏi
trắc nghiệm.
3. Kết thúc buổi họp:
- Các thành viên đều có trách nhiệm, tham gia buổi họp đúng giờ.
- Hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn đề ra.
- Thời gian kết thúc buổi họp: 16h.
- Kết thúc tại phòng L606.
- Ngày 10/04/2024.
- Các thành viên mạnh dạn góp ý giúp đỡ lẫn nhau để tìm ra sai sót và cùng nhau
khắc phục.
- Buổi họp diễn ra thuận lợi, có sự phối hợp tương tác giữa các thành viên.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày10 tháng04


năm2024
NHÓM TRƯỞNG
(ký và ghi rõ họ tên)
NGỮ HỆ ALTAI
1. KHÁI QUÁT VỀ NGỮ HỆ ALTAI:
1.1. Nguồn gốc ra đời:
Ngữ hệ Altai được đặt theo tên của dãy núi Altai ở trung tâm châu Á, (có khi còn được
gọi là Transeurasian, tức là hệ Liên Á-Âu). Trong thời gian lịch sử, các dân tộc Altai
tập trung ở vùng đất thảo nguyên Trung Á và người ta tin rằng ngôn ngữ nguyên thủy
Altai có nguồn gốc từ thảo nguyên trong hoặc gần khu vực Dãy núi Altai.
1.2. Lịch sử hình thành:
Ngữ hệ Altai lần đầu tiên được đề xuất vào thế kỷ 18. Nó được chấp nhận rộng rãi cho
đến những năm 1960 và vẫn được liệt kê như một ngữ hệ chính thức trong nhiều bách
khoa toàn thư lẫn sách chuyên ngành. Kể từ những năm 1950, nhiều nhà ngôn ngữ học
so sánh bác bỏ ý tưởng này sau khi nhận thấy nhiều từ cùng gốc (cognate) không ăn
khớp, các thay đổi ngữ âm lệch lạc so với dự đoán và hai ngữ hệ Turk-Mông Cổ
dường như hội tụ thay vì phân kì qua nhiều thế kỷ. Phe phản đối học thuyết Altai cho
rằng những điểm tương đồng giữa các ngôn ngữ này là do ảnh hưởng lẫn nhau chứ
không có quan hệ họ hàng. Phe ủng hộ giả thuyết Altai hiện nay cũng đã phải thừa
nhận rằng nhiều đặc điểm tương đồng trong các ngôn ngữ Altai là kết quả của sự tiếp
xúc và hội tụ ngôn ngữ, chính vì lẽ đó nên không thể coi Altai là một ngữ hệ trên lý
thuyết; nhưng họ vẫn cho rằng cốt lõi các tương đồng hiện tại đó bắt nguồn từ một tổ
tiên chung.
Giả thuyết Altai ban đầu chỉ thống nhất ngữ hệ Turk, ngữ hệ Mông Cổ và ngữ hệ
Tungus, đôi khi được gọi là “Tiểu-Altai”. Các đề xuất quá trớn sau này gộp cả hệ
Triều Tiên và hệ Nhật Bản vào họ “Đại-Altai” (Macro-Altaic) gây rất nhiều tranh cãi.
Hầu hết người ủng hộ hệ Altai tiếp tục gộp hệ Triều Tiên vào. Tiếng Proto-Altai là thứ
tiếng tổ tiên chung của họ “Macro”, đã được nhà ngôn học Sergei Starostin và các
cộng sự đổ công sức vào phục nguyên. Một số đề xuất cũng bao gồm cả tiếng Ainu
nhưng giả thuyết này không được chấp nhận rộng rãi, ngay cả trong chính những
người theo thuyết Altai.
Nhìn chung, lịch sử của giả thuyết ngữ hệ Altai được đặc trưng bởi sự tương tác phức
tạp giữa nghiên cứu, tranh luận và sự hiểu biết ngày càng phát triển trong lĩnh vực
ngôn ngữ học.

1.3. Quá trình phát triển:


Sự phát triển của các ngôn ngữ Altaic là một quá trình phức tạp và nhiều mặt, liên
quan đến các yếu tố lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ. Trong khi nguồn gốc chính xác của
các ngôn ngữ Altaic vẫn chưa chắc chắn do tính chất gây tranh cãi của giả thuyết
Altaic, các học giả đã đề xuất một số lý thuyết liên quan đến sự phát triển của chúng:

-Proto-Altaic: Một số nhà ngôn ngữ học thừa nhận sự tồn tại của một ngôn ngữ Proto-
Altaic giả định, được sử dụng bởi các dân tộc du mục cổ đại trong khu vực bao gồm
Trung và Đông Bắc Á ngày nay. Theo lý thuyết này, các nhánh ngôn ngữ khác nhau
như tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Mông Cổ và tiếng Tungusic đã phát triển từ một ngôn
ngữ tổ tiên chung thông qua các quá trình thay đổi ngôn ngữ, di cư và tiếp xúc.
-Liên hệ ngôn ngữ: Trong suốt lịch sử, nhiều nhóm dân cư khác nhau ở Trung và
Đông Bắc Á đã tham gia vào hoạt động buôn bán, chinh phục và di cư, dẫn đến sự
trao đổi và vay mượn ngôn ngữ rộng rãi. Kết quả là, sự tương đồng về ngôn ngữ giữa
các ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ, Mông Cổ và Tungusic có thể là do hiện tượng tiếp xúc gây
ra hơn là mối quan hệ di truyền.
-Sự tiến hóa bên trong: Trong các họ ngôn ngữ Altaic riêng lẻ, chẳng hạn như tiếng
Thổ Nhĩ Kỳ hoặc tiếng Mông Cổ, các quá trình thay đổi và tiến hóa ngôn ngữ bên
trong đã đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình sự phát triển ngôn ngữ.
Theo thời gian, những ngôn ngữ này đã trải qua những thay đổi về âm vị, hình thái và
từ vựng do các yếu tố như sự thay đổi văn hóa, sự di chuyển dân cư và sự tiếp xúc
ngôn ngữ với các nhóm lân cận.
-Tiêu chuẩn hóa ngôn ngữ: Trong lịch sử gần đây, sự phát triển của các dạng ngôn ngữ
Altaic tiêu chuẩn đã bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị, xã hội và giáo dục. Các
chính phủ và các tổ chức ngôn ngữ đã đóng vai trò hệ thống hóa các tiêu chuẩn viết,
thúc đẩy khả năng đọc viết ngôn ngữ và định hình các chính sách ngôn ngữ, dẫn đến
sự xuất hiện của các biến thể tiêu chuẩn hóa hiện đại của ngôn ngữ Altaic.
1.4. Phân bố và số lượng người nói:
Ngữ hệ Altai là một nhóm gồm năm ngữ hệ riêng biệt với hơn 50 ngôn ngữ, được sử
dụng bởi hơn 135 triệu người và có nguồn gốc từ các vùng phía nam của Đông Bắc Á.
Sự mở rộng ngôn ngữ trong vài thiên niên kỷ qua đã đưa những ngôn ngữ này theo
các hướng khác nhau trên lục địa Á-Âu, bao gồm Quần đảo Nhật Bản ở phía đông,
Siberia ở phía bắc, một phần cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng ở phía nam và toàn bộ
vành đai Trung Á ở phía tây, kéo dài từ phía đông và phía tây Turkestan đến sơn
nguyên Iran, Afghanistan, Anatolia và một phần phía đông châu Âu.
Câu hỏi trong bài
Câu 1: Ngữ hệ Altai còn được gọi là gì:
A. Austronesian
B. Indo-European
C. Transeurasian
D. Austroasiatic

Câu 2: Ngữ hệ Altai có bao nhiêu ngữ hệ con:


A. 3 ngữ hệ (Turk, Mông Cổ, Tungus)
B. 5 ngữ hệ (Turk, Mông Cổ, Tungus, Triều Tiên, Nhật Bản)
C. 2 ngữ hệ (Triều Tiên, Nhật Bản)
D. 3 ngữ hệ (Turk, Triều Tiên, Nhật Bản)

Câu 3: Trong lịch sử gần đây, sự phát triển của các dạng ngôn ngữ Altaic tiêu chuẩn đã
bị ảnh hưởng bởi các yếu tố:
A. Chính trị, xã hội và giáo dục.
B. Chính trị, xã hội và văn hoá.
C. Xã hội, văn hoá và giáo dục.
D. Chính trị, văn hoá, giáo dục.

Câu 4: Phe phản đối học thuyết Altai cho rằng những điểm tương đồng giữa các ngôn
ngữ Altai là do:
A. Ảnh hưởng lẫn nhau.
B. Quan hệ họ hàng.
C. Văn hoá giống nhau.
D. Có nhiều quốc gia đa dân tộc.

Câu 5: Ngữ hệ Altai được sử dụng bởi bao nhiêu người:


A. Hơn 215 triệu người.
B. Hơn 250 triệu người.
C. Hơn 135 triệu người.
D. Hơn 170 triệu người.
5. Một vài ngôn ngữ trong hệ.
Ngôn ngữ Turkic:
 Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ
 Tiếng Uzbek
 Tiếng Turkmen
 Tiếng Kazakh
 Tiếng Kyrgyz
 Tiếng Uighur
 Tiếng Tatar
 Tiếng Chuvash
 Tiếng Azeri
Ngôn ngữ Mongolic:
 Tiếng Mông Cổ
 Tiếng Buryat
 Tiếng Kalmyk
Ngôn ngữ Tungusic:
 Tiếng Manchu
 Tiếng Xibe
 Tiếng Evenki
 Tiếng Even
 Tiếng Negidal
Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ:
Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ (Türkçe, IPA [ˈt̪ yɾktʃe]ⓘ), cũng được gọi là tiếng Thổ Nhĩ Kỳ
Istanbul,[15] là một ngôn ngữ được 65-73 triệu người nói trên khắp thế giới, khiến nó là
ngôn ngữ được nói phổ biến nhất trong ngữ hệ Turk. Những người nói tiếng này phần
lớn sống ở Thổ Nhĩ Kỳ, với một số lượng nhỏ hơn ở Síp, Bulgaria, Hy Lạp và những
nơi khác ở Đông Âu. Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ cũng được nhiều người nhập cư đến Tây Âu,
đặc biệt là ở Đức, sử dụng.
Ngôn ngữ này bắt nguồn từ vùng Trung Á với các ghi chép đầu tiên có niên đại gần
1200 năm trước. Về phía tây, ảnh hưởng của tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman - tiền thân
trực tiếp của tiếng Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay - đã lan đi khi Đế quốc Ottoman mở rộng.
Năm 1928, một trong các cải cách của Atatürk những năm đầu của Cộng hòa Thổ Nhĩ
Kỳ là chữ Ottoman đã được thay bằng bảng chữ cái Latinh. Đồng thời Hiệp hội ngôn
ngữ Thổ Nhĩ Kỳ đã khởi xướng cải cách ngôn ngữ này bằng cách giảm bớt các từ vay
mượn từ tiếng Ba Tư và tiếng Ả Rập, thay vào đó là các từ gốc Thổ Nhĩ Kỳ và các
biến thể bản địa của ngôn ngữ này.
Đặc điểm của tiếng Thổ Nhĩ Kỳ là sự hài hòa nguyên âm và tính chắp dính. Cấu trúc
cơ bản là theo dạng "Chủ-Tân-Động" (Subject-Object-Verb). Nhiều dạng đại từ ngôi
thứ hai số nhiều có thể được sử dụng cho các cá nhân như một dấu hiệu của sự tôn
trọng. Danh từ trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ không phân theo lớp hay giống.

Tiếng Manchu:

Tiếng Mãn Châu hay Tiếng Mãn, thuộc ngữ hệ Tungus, là tiếng mẹ đẻ của người
Mãn Châu ở vùng Đông Bắc Trung Quốc và từng là một trong những ngôn ngữ chính
thức của triều đại nhà Thanh (1636-1912).
Thời Thanh, tiếng Mãn còn được gọi là Thanh ngữ hay Quốc ngữ, được xem là ngôn
ngữ chính thức[3], vì vậy đến nay vẫn còn lưu lại rất nhiều văn hiến tiếng Mãn. Giai
đoạn đầu, văn thư của nhà Thanh toàn bộ đều sử dụng tiếng Mãn để ghi chép. Sau khi
nhập quan bắt đầu sử dụng song song Mãn - Hán. Vì giao lưu văn hóa mà tiếng Mãn
xuất hiện rất nhiều từ mượn từ tiếng Mông Cổ hay tiếng Hán, đồng thời cũng có một
bộ phận từ ngữ nguồn gốc từ các ngôn ngữ khác.[4]
Đến thời Thanh mạt, một bộ phận lớn người Mãn chỉ biết tiếng Hán, còn tiếng Mãn
dần dần suy thoái. Hiện nay, hầu hết người Mãn Châu nói tiếng Quan Thoại. Chỉ có
chưa đến 70 người dùng tiếng Mãn Châu như tiếng mẹ đẻ hoặc pha trộn trong tổng số
gần 10 triệu người Mãn Châu. Mặc dù tiếng Tích Bá, có 40.000 người sử dụng, được
xem là giống với tiếng Mãn Châu, nhưng người nói tiếng Tích Bá lại sống ở miền viễn
tây Tân Cương và là dân tộc khác với người Mãn Châu.[5][6][7] Tiếng Mãn Châu đang
có nguy cơ tuyệt chủng.
Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Hoành phi tại Càn Thanh môn


của Càn Thanh Cung tại Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh (bên trái là tiếng Hán: 乾清門,
bên phải là tiếng Mãn: ᡴᡳᠶᠠᠨ
ᠴᡳᠩ
ᠮᡝᠨ, Möllendorff: kiyan cing men, Abkai: kiyan qing men
Người Nữ Chân cổ thông qua sự dung hợp không ngừng của các bộ
lạc, đến Thế kỷ 17 thì hình thành một dân tộc mới - Mãn tộc. Tiếng
Mãn cũng theo tiếng nói của người Mãn mà phát triển nên. Giống
với nhiều ngôn ngữ khác, trong quá trình hình thành, tiếng Mãn chịu
ít nhiều ảnh hưởng từ tiếng Mông Cổ, tiếng Hán và một số ngôn ngữ
khác.
Tiếng Mãn thuộc họ ngôn ngữ Mãn - Tungus. Các nhà nghiên cứu
nhận định, họ ngôn ngữ này có tổng cộng 12 loại ngôn ngữ khác
Cách viết "Mãn nhau, chủ yếu phân bố ở Trung Quốc, Nga, Xibia và Mông Cổ.
ngữ" bằng tiếng Riêng ở Trung Quốc ngoài tiếng Mãn và tiếng Nữ Chân thì còn
Mãn (ᠮᠠᠨᠵᡠ có tiếng Xibe (hay tiếng Tích Bá), tiếng Nanai (hay tiếng Hách
ᡤᡳᠰᡠᠨ manju gisun. Triết), tiếng Evenk (hay tiếng Ngạc Ôn Khắc) và tiếng Oroqen (hay
tiếng Ngạc Luân Xuân).
Suốt thời Thanh, tiếng Mãn còn được gọi là "Thanh ngữ" hay "Quốc ngữ", có tổng
cộng 25 phụ âm, trong đó có 3 phụ âm chỉ chuyên dùng để viết các từ tiếng Hán. Có 6
nguyên âm, không phân chia dài ngắn. Có một số quy luật kết hợp nguyên âm, nhưng
không thực sự chặt chẽ, có hiện tượng đồng hóa ngữ âm. Cấu trúc chủ yếu thứ tự là
chủ ngữ, tân ngữ và vị ngữ. Ý nghĩa của từ tương đối phong phú, có thể linh hoạt biểu
đạt ý nghĩa ngữ pháp.
Tiếng Mãn nguyên bản là tiếng nói của người Nữ Chân, nhưng tiếng Mãn không đồng
nghĩa với tiếng Nữ Chân. Quan hệ của 2 tiếng này tương tự như tiếng Anh hiện đại và
tiếng Anh trung cổ.
Hiện trạng
Nga
Hậu duệ của người Xô Viết hay Liên Bang Nga sử dụng tiếng Mãn chỉ giới hạn
ở vùng Amur.
Trung Quốc đại lục

Ngày lễ [Ban kim tiết]


truyền thống của người Mãn do thành phố Trường Xuân tổ chức vào năm 2011

Thời Thanh trung hậu kỳ, người Mãn bắt đầu chuyển sang sử dụng tiếng Hán. Hiện
nay, người thông thạo tiếng Mãn rất ít, chỉ còn một số người lớn tuổi ở Hắc Long
Giang và các chuyên gia ngôn ngữ học có thể sử dụng ngôn ngữ này. Trong Đại học
Hắc Long Giang có sở nghiên cứu tiếng Mãn.
Nhiều người cho rằng tiếng Daur (Đạt Oát Nhĩ) là tiếng Mãn, đây là nhận định sai
lầm. Tiếng Đạt Oát Nhĩ thuộc hệ Mông Cổ, không thuộc hệ Mãn - Tangus như tiếng
Mãn. Tiếng Xibe (Tích Bá) là một phương ngôn của tiếng Mãn.
Những năm gần đây, nhờ rất nhiều sự nỗ lực, nghiên cứu tiếng Mãn trở thành một
khoa trọng điểm của Đại học Hắc Long Giang. Các lớp dạy tiếng Mãn cũng bắt đầu
xuất hiện ở một số thành phố và trên Internet.
Ngày 1 tháng 10 năm 2005, Hội nghiên cứu ngôn ngữ Mãn - Tangus (Học sinh xã
đoàn) ở Đại học Công trình Cáp Nhĩ Tân đăng ký thành lập. Ngày 23 tháng 10 cùng
năm, bắt đầu kì học đầu tiên bắt buộc học lớp tiếng Mãn sơ cấp ở Đại học này. Tháng
11, giáo sư tiếng Mãn Triệu A Bình của Đại học Hắc Long Giang nhận lời mời đến
Đại học Công trình mở tọa đàm về tiếng Mãn. Ngày 4 tháng 9 năm 2006, bắt đầu kì
học thứ hai bắt buộc lớp tiếng Mãn sơ cấp.
Ngày 15 tháng 5 năm 2006, Hội sinh viên yêu thích Mãn ngữ của Đại học Nông
Nghiệp Đông Bắc đăng ký thành lập. Ngày 27 tháng 5 bắt đầu kì học đầu tiên giáo
dục bắt buộc Mãn ngữ sơ cấp.
Tháng 6 năm 2008, Học viện Khoa Học Kỹ Thuật của A Thành, Cáp Nhĩ Tân đưa
Mãn ngữ chuyên nghiệp vào phạm vi tuyển sinh. Trở thành học viện đầu tiên của
Trung Quốc mở lớp dạy Mãn ngữ chuyên nghiệp, kỳ đầu tiên chiêu sinh 30 người.[8]
Tháng 6 năm 2010, Đại học Sư Phạm Đông Bắc mở Hiệp hội Mãn văn Thư pháp, hội
viên của hiệp hội là 70 người.
Đài Loan
Hậu duệ người Mãn ở Đài Loan sử dụng tiếng Mãn khá ít.
Ngữ âm

Chữ Mãn nguyên bản có tất cả 6 nguyên âm, 19 phụ âm. Nguyên âm phân làm 3 loại
là âm, dương và trung tính. Những nguyên âm cùng loại thì phối hợp hài hòa với
nhau. Cách viết tiếng Mãn đối với tiền tố, trung tố và hậu tố có sự khác biệt.
Phụ âm

Âm Âm chân Âm Âm ngạc mềm / Âm


môi răng vòm lưỡi gà

Âm mũi m /m/ n /n/ ng /ŋ/

c
Âm Âm bật hơi p /pʰ/ t /tʰ/ k /kʰ, qʰ/
(q) /ʧʰ/
bật và
Âm không bật
Âm tắc b /p/ d /t/ j /ʧ/ g /k, q/
hơi
xát
Phụ âm xát f /f/ s /s/ š (x) /ʃ/ h /x, χ/
Âm rung r /r/
Âm tiếp cận w /w/ l /l/ y /j/

Trong đó âm ngạc mềm và âm lưỡi gà trong tiếng Mãn không đối lập (/kʰ, k, x/ ghép
với e, i, u, /qʰ, q, χ/ ghép với a, o, ū (v)), nhưng trong tiếng Trung lại đối lập (/kʰ, k,
x/ có thể ghép với a, o, ū (v), chuyển thành k῾ (kʼ), g῾ (gʼ), h῾ (hʼ)). Ngoài ra còn có 3
phụ âm vay muọn là: ts' (c) /ʦʰ/, dz (z) /ʦ/ và ž (rʼ) /ʒ/.
Nguyên âm
Giữ
Trước Sau
a

i /i/ u /u/

e /ɤ/ ū (v) /ʊ/

a /ɑ/ o /ɔ/

a, o và ū (v) là nguyên âm dương tính, e là nguyên âm âm tính, i và u là nguyên âm


trung tính.
Kết cấu âm tiết
Chữ viết
Bài chi tiết: Bảng chữ cái tiếng Mãn
Tiếng Mãn sử dụng chữ Mãn. Chữ Mãn nguyên là chữ Mông Cổ truyền thống, mà chữ
Mông Cổ truyền thống có thể ngược dòng tìm hiểu đến chữ của người Hồi Hột
(tức Chữ Duy Ngô Nhĩ cổ). Chuyển tả của chữ Mãn có rất nhiều cách như Mục Lân
Đức chuyển tả (Möllendorff), Thái Thanh chuyển tả,... Tiếng Nữ Chân mà tổ tiên
người Nữ Chân sử dụng nguyên là chữ Khiết Đan, mà chữ Khiết Đan lại có nguồn gốc
từ chữ Hán. Vì vậy chữ Nữ Chân và chữ Mãn vốn không có liên hệ với nhau.
Chữ Hán cũng có thể dùng để biểu đạt chữ Mãn. Có một số nguyên âm và phụ âm đầu
của chữ Mãn có thể biểu đạt tiếng Hán. Một số âm cuối như t, n, ng và o có thể sử
dụng giống như vậy. Nhưng các âm cuối như r, k, s, t, p, i và m là biểu đạt cho 2 âm
tiếng Hán ghép lại với nhau, mà trong tiếng Phổ thông, những âm tiết này không phát
âm âm cuối. Vì dụ như, nếu chữ Mãn là "am" thì phiên sang chữ Hán lại là "a-muh" (a
mục).

You might also like