You are on page 1of 5

ZUSAMMENFASSUNG LEKTION 24

1. WORTSCHATZ
Feste und Feiern
das Fest, -e lễ hội Weitere wichtige Wörter
die Feier, -n lễ tết, hội hè der/die Bekannte, -n người quen
das Ostern lễ Phục sinh die CD, -s đĩa CD
das Weihnachten lễ Giáng sinh das Getränk, -e đồ uống
bestehen đậu, đỗ <kỳ thi…> das Ticket, -s vé tàu, vé xe
gratulieren chúc mừng die Fahrkarte, -n
schenken tặng die Reise, -n chuyến đi
Glückwünsche der/die Verwandte, -n người bà con
der Glückwunsch, -“e lời chúc antworten trả lời
Alles Gute ! chúc mọi điều tốt lành gewinnen chiến thắng
Frohe Weihnachten Giáng sinh vui vẻ umziehen chuyển nhà
Gutes / Frohes neues Chúc năm mới bình an / zufrieden hài lòng
Jahr vui vẻ draußen bên ngoài
Gut gemacht ! Làm tốt lắm ! gemeinsam cùng nhau
Herzlichen Chúc mừng ! hoffentlich mong rằng
Glückwunsch ! endlich cuối cùng thì
schade tệ thật
Phụ chú :

(1) – Was ist der Unterschied zwischen Fest und Feier ?

Fest và Feier đều là những từ chỉ sự kiện lễ hội có sự tham gia của nhiều người nhân một dịp nào đó. Tuy nhiên, Fest
hướng đến những lễ hội có tính chất cộng đồng, truyền thống, tôn giáo (lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh, Tết Nguyên Đán…)
còn Feier lại dùng để chỉ những buổi lễ có tính chất riêng tư, gia đình hơn, hoặc là những buổi lễ thuộc về một cộng
đồng cụ thể (lễ cưới, lễ mừng tốt nghiệp, lễ khai giảng, giỗ chạp…)

Do đó khi ta tạo lập từ ghép, sẽ tạo thành những từ ghép như sau :

-fest : Neujahrfest (tết Nguyên Đán), Osterfest (lễ Phục sinh), Pfingstfest (lễ Chúa Hạ trần, lễ Ngũ tuần), Weihnachtsfest (lễ
Giáng sinh), Volksfest (lễ hội toàn dân)

-feier : Abschiedsfeier (lễ chia tay), Geburtstagsfeier (lễ sinh nhật), Hochzeitsfeier (lễ cưới), Silvesterfeier (lễ Giao thừa),
Siegesfeier (lễ ăn mừng chiến thắng), Jubiläumsfeier (lễ kỷ niệm)

(2) – Warum sagt man “frohe Weihnachten” statt “frohes Weihnachten” ?

Do ở Đức và các nước châu Âu, lễ Giáng sinh được ăn mừng trong hai đêm, 24. Dez. và 25. Dez. hàng năm trong đó
đêm 24.12 được gọi là “Heiliger Abend” (đêm Thánh), người ta sẽ chúc nhau “frohe Weihnachten”. Chú ý rằng dạng số
nhiều của Weihnachten vẫn giữ nguyên. “Frohe Weihnachten” là câu chúc ở dạng số nhiều. Dù người Đức có chi li cũng
không keo kiệt đến mức có hai ngày lễ mà chỉ chúc người ta một ngày an lành.
2. GRAMMATIK
2.1. Ordinalzahlen (Số thứ tự)

2.1.1. Definition

Tiếng Đức sử dụng phân biệt nhiều dạng số đếm, trong đó thông dụng nhất là số đếm (Kardinalzahlen hay
Grundzahlen) và số thứ tự (Ordinalzahlen hay Ordnungszahlen). Số thứ tự là số dùng để biểu thị vị trí, thứ
tự của một người, một vật. Ngoài ra trong lớp số từ (Numeralien) còn có các nhóm sau : phân số
(Bruchzahlen), số khuếch đại (Vervielfältigungszahlen hay Multiplikativzahlen), số phân loại (Gattungszahlen),
số tần suất (Wiederholungs-zahlen) và các số từ bất định (viele, wenige, einzelne, ganze…)

2.1.2. Bildung der Ordnungszahlen (Cách tạo lập)

Số thứ tự tuân theo quy tắc tạo lập như sau :

Từ 1 – 20 : chỉ việc gắn thêm -te : erste, zweite, dritte, vierte, fünfte, sechste, siebte, achte, neute, zehnte…
Từ 21 trở đi : chỉ việc gắn thêm -ste : einundzwanzigste, zweiundzwanzigste … hundertste …

Trong văn viết, khi muốn sử dụng một số dưới dạng số thứ tự, người ta sẽ viết đầy đủ từ chỉ số hoặc viết
dưới dạng chữ số và thêm một dấu chấm ( . ) ngay sau số đó. Ví dụ :

Pfingstsonntag ist der 50.Tag der Osterzeit

Số thứ tự luôn được sử dụng như một tính từ đi kèm danh từ ngay sau nó, chịu ảnh hưởng của biến cách,
số lượng và giống. Trong khi số đếm thì không.

2.2. Konjunktiv II

Konjunktiv (giả định thức) là một trong ba thức của động từ trong tiếng Đức (thức còn lại là Indikativ – chỉ
định thức và Imperativ – mệnh lệnh thức). Thức Konjunktiv được sử dụng để mô tả những tình huống
không có thực hoặc những tình huống chưa xảy ra (nhưng người nói mong muốn điều đó xảy ra).

2.2.1. Bildung des Konjunktivs II

Konjunktiv II có hai cách tạo lập : dạng würde- (dành cho tất cả động từ) và dạng quá khứ đơn (chỉ dành
cho động từ mạnh – hay động từ bất quy tắc)

Ở dạng würde-, chỉ việc chia động từ würde- rồi kết hợp với động từ nguyên thể ở cuối câu :

Im Sommer würde ich gern eine Reise machen.


= Ước gì hè này được đi du lịch nhỉ !

Ở dạng quá khứ đơn, động từ mạnh chỉ việc thêm Umlaut (nếu có thể) và gắn thêm -e vào gốc động từ ở
dạng quá khứ đơn. Động từ yếu (hay động từ quy tắc) không thể tạo thức Konjunktiv II theo cách này.
Trong chương trình A1 ta đã làm quen với dạng quá khứ đơn của 2 động từ :

sein → war → wäre


haben → hatte → hätte

Ví dụ :

Er hätte gern ein neues Fahrrad !


Wären Sie so nett, etwas langsamer zu sprechen ?
2.2.2 Gebrauch des Konjunktivs II

Những tình huống có thể áp dụng được Konjunktiv như sau :

2.2.2.1. Wunschsätze (ước muốn ở thì hiện tại)

Bằng cách kết hợp thức Konjunktiv với trạng từ gern, ta có thể tạo ra một câu thể hiện ước muốn tức thời :

Ich würde gern in Urlaub fahren <Tôi = Ich arbeite oder studiere immer noch. Ich wünsche mir einen Urlaub,
định đi du lịch> aber das ist schwierig. Ich habe einfach keine Zeit
→ Tôi chỉ thể hiện ước mong được đi du lịch, chứ thực tế tôi vẫn phải đi
học, đi làm nên đơn giản là không có thời gian mà đi du lịch.

Để làm rõ ý nghĩa mong muốn, ước ao, bắt buộc phải sử dụng trạng từ “gern”. Tổ hợp Konjunktiv + gern
dịch nôm na có thể hiểu là “thích nhưng không làm được ở thực tại” → đấy chính là ước muốn. Không có
trạng từ gern, câu sẽ trở nên rất trung tính về nghĩa (tức là không rõ ý đồ của người nói)

Một cách khác để diễn đạt ước muốn là sử dụng cấu trúc : würde- + aber. Cấu trúc này không bắt buộc
phải có trạng từ gern

Ich würde (gern) in Urlaub fahren, Dễ thấy rằng, việc tôi đi du lịch là thứ không có thực (động từ ở
aber ich habe keine Zeit <Tôi định đi Konjunktiv), nhưng việc tôi không có thời gian thì là thứ có thực (động từ ở
du lịch, nhưng lại không có thời gian> Indikativ). Bằng cách nêu ra sự tương phản, khắc chế nhau giữa hai vế thực
– không thực, người nói đã rất khéo léo nêu ra ước muốn của mình.

2.2.2.2. Irreale Bedingung (điều kiện không có thực)

Bằng cách nêu ra một điều kiện không có thực, người ta có thể viện dẫn ra một hệ quả không có thực. Đây
chính là dạng thức của câu điều kiện loại II trong tiếng Anh :

Hätte ich doch nur viel Geld, würde = Ich habe in der realen Welt kein Geld. Deshalb kann ich nicht in Urlaub
ich in Urlaub fahren <Tôi mà có tiền fahren.
thì tôi đã đi du lịch rồi> → Điều kiện thực tế là “ich habe kein Geld”. Điều kiện phi thực tế sẽ là “ich
hätte viel Geld”. Hệ quả phi thực tế sẽ là “ich würde in Urlaub fahren”.
Trong thế giới phi thực tế, điều kiện & hệ quả này lại xảy ra một cách logic.

Cấu trúc của câu điều kiện (Konditionalsatz) sẽ được bàn luận kỹ hơn khi học đến B1.

2.2.2.3. Höfliche Bitte (thỉnh cầu, nhờ vả lịch sự)

Những thỉnh cầu, nhờ vả kiểu lịch sự sẽ có thể đề xuất dưới dạng câu hỏi

Würden Sie mir bitte den Stuhl = In meiner Fantasiewelt würden Sie mir den Stuhl bringen. Können Sie
geben ? <Bác đưa tôi cái ghế được meine Fantasie realisieren ?
không ? >
→ Việc bác đưa tôi cái ghế chưa chắc đã xảy ra, nhưng trong thế giới suy
nghĩ của tôi, tôi muốn điều đó xảy ra. Bởi vì việc đưa ghế thực tế chưa diễn
ra nên nó chưa có thực, có thể vận dụng Konjunktiv II.

Mặt khác, việc sử dụng thức Konjunktiv sẽ làm thỉnh cầu của mình nghe lịch
sự hơn. So sánh :

Würden Sie mir bitte den Stuhl geben ? <Bác đưa tôi cái ghế được không>
Geben Sie mir bitte den Stuhl ? Bác có đưa tôi cái ghế không? – về hình thức
tương đương một câu mệnh lệnh – Imperativsatz >
Hoặc dưới dạng mệnh đề, nhưng kèm trạng từ gern

Ich hätte gern zwei Brötchen = Ich habe jetzt noch keine Brötchen. Aber Sie (als Kellner) bringen mir
zwei Brötchen, oder ?
→ Đương nhiên câu này hiểu nghĩa đen sẽ là một ước muốn tức thời, ngay
bây giờ tôi ước có hai chiếc bánh mì. Nhưng nếu thế thì cần gì phải nói cho
người khác (ví dụ một anh bồi bàn) nghe ? Thực tế đây là một lời nhờ vả
lịch sự được cất giấu vô cùng khéo léo dưới dạng một ước muốn.

→ Quan sát : trong câu ước này người ta không hề nhắc đến “Sie”, không
hề sử dụng thức mệnh lệnh. Ý nhờ vả, thỉnh cầu này là do người nghe đón
được ý người nói (và đương nhiên có thể đồng ý, hoặc từ chối). Điều người
nói vừa đề đạt vẫn chưa xảy ra nên người ta sử dụng Konjunktiv.

2.2.2.4. Ratschläge (lời khuyên, góp ý nhẹ nhàng)

An deiner Stelle würde ich sofort zum → Đương nhiên tớ không phải là cậu, nên cách làm của tớ chưa chắc cậu
Arzt gehen <Nếu tớ là cậu thì tớ đã đi đã làm theo. Tuy nhiên cậu có thể coi cách làm của tớ là một gợi ý, làm
bác sĩ ngay lập tức> hay không tùy cậu.

→ Người nói ngầm gợi ý cho người nghe một khả năng để làm theo.
Trong thế giới tưởng tượng của người nói, người nghe sẽ làm theo lời
khuyên đó. Cách gợi ý này cũng nhẹ nhàng hơn là một lời khuyên trực
tiếp : “Du sollst…” <Cậu nên…>

2.2.2.5. Một số tình huống khác

Một số tình huống còn lại do đều có cú pháp phức tạp hơn nhiều nên sẽ không bàn luận tại đây. Chỉ cần
xem qua với mục tiêu tham khảo thêm về sự xuất hiện của Konjunktiv II :

irrealer Wunsch Wäre ich doch ein berühmter Rockstar !


(điều ước không có thực) = Mình mà là ngôi sao nhạc Rock thì…

höfliche Aufforderungen Wenn Sie bitte das Rauchen einstellen würden !


(mệnh lệnh lịch sự) = Ước gì bác cai được việc hút thuốc !

irrealer Vergleich Du siehst aus, als ob du im Urlaub gewesen wärst.


(so sánh không có thực) = Trông bà cứ như mới du lịch về ấy nhỉ ?

irrealer Konzessivsatz Auch wenn ich Zeit hätte, würde ich mir den Film nicht ansehen!
(nhượng bộ không có thực) = Kể cả có thời gian thì tôi cũng không xem bộ phim đó !

irrealer Konsekutivsatz Das Wasser ist zu kalt, als dass man darin baden könnte
(hệ quả không có thực) = Nước này quá lạnh, hơn cả mức người có thể tắm được

Vermutungen Er müsste bereits auf dem Weg zur Schule sein


(phỏng đoán chưa xác thực) = Chắc chắn nó đang trên đường đi học rồi !

Erstaunen / Zweifel Sie hätte nie gedacht, dass sie das Spiel gewinnen wird.
(ngạc nhiên / nghi ngờ) = Có lẽ cô ấy chưa bao giờ nghĩ đến việc thắng trò chơi.

Nhận xét : Bằng cách sử dụng nhuần nhuyễn, phối kết hợp giữa thức Indikativ và thức Konjunktiv, người
Đức có thể diễn đạt được rất nhiều hàm ý một cách tinh tế và khéo léo vô cùng. Về những tình huống giả
định trong 2.2.2.4. tốt nhất chỉ nên tìm cách vận dụng khi đã học xong B1.
3. REDEMITTELN
3.1. Datumsangaben (dữ kiện ngày tháng)

Với ngày tháng cụ thể, người ta sẽ sử dụng số thứ tự (xem lại mục 2.1 ở trên). Chú ý khi ngày tháng ở
Nominativ, số thứ tự chỉ ngày tháng sẽ gắn đuôi -e. Khi ngày tháng ở các cách còn lại, số thứ tự chỉ ngày
tháng sẽ gắn đuôi -en.

Quy tắc đọc ngày tháng : ngày được đọc bằng số thứ tự, kết hợp với tên tháng hoặc số thứ tự của tháng.
Số thứ tự của tháng phải viết hoa.

24.12 = der vierundzwanzigste Dezember = der vierundzwanzigste Zwölfte

Khi kết hợp với giới từ, số thứ tự chỉ ngày sẽ gắn đuôi -en. Do ngày tháng luôn luôn xác định nên khi kết
hợp với giới từ, ta luôn sử dụng quán từ xác định.

Am 24.12 = an dem vierundzwanzigsten Dezember

3.2. Jemandem gratulieren (chúc mừng một người)

3.2.1. Zum Geburtstag

a. Alles Gute (zum Geburtstag) ! = Chúc mọi điều tốt lành / Chúc sinh nhật an lành

Chú ý rằng : người Đức kiêng không chúc mừng sinh nhật sớm dưới mọi hình thức, vì cho rằng chúc mừng
sinh nhật sớm là một cách trù ẻo người ta không sống được đến ngày sinh nhật (nên mới chúc mừng sớm).

b. Alles Gute nachträglich = Chúc mừng sinh nhật muộn nhé !

Dùng khi quên sinh nhật một người và muốn chúc bù

3.2.2. Zu Weihnachten

a. Frohe Weihnachten ! = Giáng sinh vui vẻ !

Thông thường người ta hay kết hợp chúc mừng Giáng sinh kèm năm mới

b. Frohe Weihnachten und einen guten Rutsch ins neue Jahr ! = Giáng sinh vui vẻ và đón chào năm mới
thật bứt phá ! (der Rutsch = cú lăn, cú trượt)

c. Gesegnete Weihnachten ! = Giáng sinh phước lành (segnen = ban phước)

3.2.3. Sonstiges

Herzlichen Glückwunsch = chúc mừng !

Đây là câu chúc khá trung tính, có thể dùng cho mọi dịp từ sinh nhật đến lễ kỷ niệm, lễ tốt nghiệp… Để nói
rõ chúc mừng nhân dịp gì, người ta kết hợp giới từ “zu”

Herzlichen Glückwunsch zum Geburtstag ! = Chúc mừng sinh nhật

Herzlichen Glückwunsch zur Beförderung ! = Chúc mừng thăng chức

3.3. Wünsche äußern (thể hiện ước muốn)

Xem thật kỹ lại mục 2.2.2.1. bên trên

You might also like