You are on page 1of 4

ÔN THI HSG 9 VÀ VÀO 10 CHUYÊN SINH ONLINE 2024

ĐỘT BIẾN GEN NÂNG CAO 2024 LẦN 2


CÂU 1. Ở một loài thực vật, gen A năm trên cặp NST tương đông số 2, có 4 alen: A1, A2, A3, A4. A1 là alen
bình thường, các alen còn lại là alen đột biến. Hình 1 mô tả dạng đột biến tạo ra các alen A2,A3, A4.
a. Dựa vào sự thay đổi trình tự nuclêôtit, hãy
xác định dạng đột biến đã tạo ra alen A2, A3 và
A4.
b. Trong các alen đột biến, hãy cho biết:
- Alen nào không tổng hợp được chuỗi
pôlipeptit? Giải thích.
- Alen nào tạo ra chuỗi pôlipeptit có trình tự axit
amin khác biệt (so với chuỗi pôlipeptit bình
thường) nhiều hơn cả? Giải thích.
c. Cần chọn cây bố mẹ có kiểu gen như thế nào
để khi lai với nhau, đời con xuất hiện đầy đủ các
kiểu gen dị hợp về gen A?
CÂU 2 CHUYÊN TIỀN GIANG.
Cho biết trình tự nuclêôtit của một đoạn gen bình thường có cấu
trúc như sau:
Mạch gốc: TAX-GXT-GTA-AAT-XXX-XTA-TXX- ATT
Mạch bổ sung: ATG-XGA-XAT-TTA-GGG-GAT-AGG-TAA
Giả sử đột biến xảy ra ở đoạn gen trên thành 2 dạng đột biến
sau:
Dạng đột biến 1: thay thế cặp X – G bằng cặp T - A tại vị trí
nuclêôtit số 16.
Dạng đột biến 2: thay thế cặp A – T bằng cặp T - A tại vị trí
nuclêôtit số 11.
Sau đó đoạn gen đột biến (dạng 1, 2) được phiên mã và dịch
mã. Em hãy xác định:
a. Trình tự ribônuclêôtit đoạn ARN được phiên mã từ đoạn gen
đột biến (dạng 1,2).
b. Trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit được dịch mã từ
đoạn ARN đột biến (dạng 1,2).

CÂU 3 HSG BẮC GIANG 2023. Một vùng ADN sợi kép có chứa bộ ba mở đầu với trình tự nuclêôtit như sau:
3’-XAT XGT TGT AXA GAG GTX GAA GTA-5’
5’ GTA GXA AXA TGT XTX XAG XTT XAT-3’
Giả sử vùng ADN sợi kép trên xảy ra đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể có chứa đoạn ADN có trình tự được tô
đậm. Xác định trình tự aa của chuỗi polipeptit sinh ra từ vùng ADN trên trong trường hợp sau đột biến? Giải
thích. Biết các codon mã hóa axit amin là GXA-Ala; UGU-Cys; UAX-Туг: XAG-Gln; XUX- Leu; AUG-
Met; AXA - Thr; AAG - Lys; GXA- ala: UGU – CYS: UAX -Tyr

CÂU 4. Giả sử người ta tổng hợp phân tử mARN có thành phần các nuclêôtit theo trình tự sau đây:
5’ – XAGXAGXAGXAGXAGXAGXAG... – 3’
Hãy xác định số loại axit amin cấu trúc nên đoạn chuỗi pôlipeptit trong các trường hợp sau:
a. Nếu không có đột biến xảy ra.
b. Nếu bị đột biến liên tiếp:
- Đột biến 1: Mất nuclêôtit loại X ở vị trí thứ 4.
- Đột biến 2: Thêm nuclêôtit loại G vào vị trí giữa 6 và 7.
CÂU 5.
1. Giải thích vì sao hai ADN con được tạo ra qua cơ chế tự nhân đôi giống nhau và giống hệt ADN mẹ? Có
trường hợp nào qua tự nhân đôi ADN con khác ADN mẹ không?
2. Đoạn mạch thứ nhất của gen có trình tự các nuclêôtit
- A-T-G-T-A-X-X-G-T-A-T-G-G-X-X-X-
Hãy xác định:
a. Trình tự các nuclêôtit của đoạn mạch thứ hai.

BIÊN SOẠN: CHU VĂN KIỀN - GV TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN - ĐT: 0888086988 1
ÔN THI HSG 9 VÀ VÀO 10 CHUYÊN SINH ONLINE 2024
b. Số nuclêôtit mỗi loại của của đoạn gen này.
𝐴+𝐺
c. Tỉ lệ 𝑇+𝑋 ở đoạn mạch thứ nhất, ở đoạn mạch thứ hai và của cả gen.
d. Số liên kết hydrô của đoạn gen này.
e. Số liên kết cộng hóa trị giữa các nuclêôtit ở đoạn gen này.
CÂU 6 ĐHV 2024. Gen Y ở một chủng vi khuẩn E.coli bị đột biến tạo 3 gen đột biến Y1, Y2, Y3. Trình tự
nuclêôtit trên mạch làm khuôn của 3 gen Y1, Y2, Y3 lần lượt là:
5 10 15 20
Gen Y1: 3’ TAX AGT GTA GAT XTT ATG XAA AXT 5’
Gen Y2: 3’ TAX AGA GTA GXT XTT ATG XAA AXT 5’
Gen Y3: 3’ TAX AGA GTA GAT XTT ATT XAA AXT 5’
Các gen đột biến trên thay đổi trình tự nuclêôtit lần lượt tại vị
trí số 6, 11,18. Biết rằng, mỗi gen chỉ đột biến tại 1 điểm duy
nhất. Sử dụng thông tin bảng mã di truyền bên để trả lời các câu
hỏi:

1. Hãy đọc tên các kiểu đột biến ở mỗi gen trên.
2. Hãy xác định trình tự nuclêôtit trên mạch làm khuôn của gen Y.
3. Chuỗi polypeptit mỗi gen đột biến khác gì so với gen chưa đột biến
CÂU 7 CHUYÊN NTT YẾN BÁI 2022
1. Sơ đồ sau minh hoạ cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử:

a. Nguyên tắc bổ sung trong nhân đôi ADN được thể hiện như thế nào? Nêu ý nghĩa.
b. Ở một loài động vật, gen Wt mã hóa Prôtêin sắc tố làm cho lông có màu nâu. Trong quá trình phát triển
cá thể nếu giai đoạn phôi sớm bị nhiễm hóa chất Bt thì không thấy xuất hiện mARN do gen Wt tổng hợp, prôtêin
sắc tố và cả gen Wt. Nêu giả thuyết về tác động của hoá chất Bt? Giải thích.
2. Ở nấm men, cho biết các codon mã hóa một số loại axit amin như bảng, chiều đọc thông tin di truyền từ (1)
sang (2).
Codon GAU; UAU; UAA, UAG, UGA AGU; XAU; AUG
GAX UAX AGX XAX
Axit amin Aspactic Tirôzin Không mã hoá Xêrin Histiđin Metiônin
axitamin
Một đoạn mạch làm khuôn (mạch gốc) tổng hợp mARN của alen A có trình tự nuclêôtit là:
(1) TAX XTA GTA ATG TXA ATX (2)
Alen A bị đột biến điểm tạo ra 4 alen có trình tự nuclêôtit ở đoạn mạch này như sau:
Alen A1: (1) TAX XTA GTG ATG TXA ATX (2); Alen A2: (1) TAX XTA GTA GTG TXA ATX (2);
Alen A3: (1) TAX XTG GTA ATG TXA ATX (2); Alen A4: (1) TAX XTA GTA ATX TXA ATX (2).
a. Xác định cấu trúc của mạch còn lại (mạch bổ sung) của gen A.
b. Dạng đột biến gen nào đã phát sinh để tạo các alen A1, A2, A3 và A4? Số liên kết hiđrô của gen đột
biến thay đổi như thế nào so với gen bình thường? Giải thích.
c. Chuỗi polipeptit do gen đột biến mã hoá tổng hợp có biến đổi gì so với bình thường? Giải thích.
CÂU 8 ĐỀ CHUYÊN HÀ TĨNH 2023

BIÊN SOẠN: CHU VĂN KIỀN - GV TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN - ĐT: 0888086988 2
ÔN THI HSG 9 VÀ VÀO 10 CHUYÊN SINH ONLINE 2024
1. Khi xử lí đột biến trong quá trình tự nhân đôi
của ADN dạng gốc đã tạo ra các ADN đột biến 1
và 2. Sau đó cho tiến hành phiên mã và
dịch mã các phân tử ADN trên đã tạo ra các phân
tử prôtêin có trình tự các axit amin khác nhau như
hình 1.
a. Xác định trình tự nuclêôtit của phân tử ADN
dạng gốc?
b. Xác định dạng đột biến trong các trường hợp
trên? Giải thích.

CÂU 10. Bạn đang nghiên cứu một gen ở E. coli quy định một loại protein. Một phần của trình tự là –Ala–
Pro–Trp–Ser–Glu–Lys–Cys–His–
Bạn tìm hiểu về một số đột biến này liên quan đến việc tổng hợp nên các enzim không có chức năng, bạn đã
phát hiện ra như sau:
- Đột biến 1: –Ala–Pro–Trp–Arg–Glu–Lys–Cys–His–
- Đột biến 2: –Ala–Pro–
- Đột biến 3: –Ala–Pro–Gly–Val–Lys–Asn–Cys–His–
- Đột biến 4: –Ala–Pro–Trp–Phe–Phe–Thr–Cys–His– Xác định chuỗi ADN này và cơ sở phân tử của
mỗi đột biến?
CÂU 11. Ở một loài động vật, gen M mã hóa cho một loại enzim hoạt động trong tế bào chất. Có ba đột biến
điểm khác nhau xảy ra trên các exon của gen M tạo ra các alen M1, M2 và M3.
Để xác định dạng đột biến tạo ra các alen trên, người
ta tiến hành tách chiết mARN trưởng thành và prôtêin
của mỗi alen, sau đó điện di và so sánh với mARN và
prôtêin của alen M. Kết quả điện di thu được như sau:
Hãy phân tích kết quả điện di và xác định dạng đột
biến tạo ra từng alen M1, M2, M3.

CÂU 12.
1. Có ý kiến cho rằng có những đột biến gen làm cho 1 gen nào đó không bao giờ được phiên mã. Điều đó
có đúng không? Giải thích.
2. Gen M ở sinh vật nhân sơ có trình tự nuclêôtit như sau:
Mạch mã gốc: 3'..TAX ATA GGG.....XAX GTA................ATA XAT.... ATT...5'
Số thứ tự nucleotit 1 7 18 36
trên mạch mã gốc
Biết rằng chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp có 31 axit amin. Nếu một đột biến làm mất cặp
nuclêôtit A - T ở vị trí 36 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi polipeptit có thể thay đổi như thế nào so với
chuỗi polipeptit do gen ban đầu tổng hợp ?
CÂU 13.
1. Xét một đoạn trình tự mARN nhân tạo: 5’AUG UAU UGG3’, thứ tự các nucleotit tương ứng là 123
456 789. Cho các nhận định sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai, nếu sai hãy giải thích.
(1) Nếu cặp nucleotit số 6 của gen bị đột biến thay bằng cặp T- A thì chuỗi polipeptit tương ứng không
thay đổi.
(2) Nếu cặp nucleotit số 9 của gen bị thay bằng cặp G - X thì chuỗi polipeptit tương ứng sẽ ngắn hơn
chuỗi bình thường.
(3) Nếu cặp nucleotit số 1 của gen bị đột biến thay thế bằng 1 cặp nucleotit khác thì không xảy ra quá
trình dịch mã.
(4) Nếu đoạn mARN trên khi dịch mã vi phạm nguyên tắc bổ sung thì chuỗi polipetit tương ứng không
đổi do cấu trúc của gen không đổi.

BIÊN SOẠN: CHU VĂN KIỀN - GV TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN - ĐT: 0888086988 3
ÔN THI HSG 9 VÀ VÀO 10 CHUYÊN SINH ONLINE 2024
CÂU 14 THI THỬ CHUYÊN ĐHSP HN. Ancaptôn niệu là một rối loạn chuyển hoá bẩm sinh do khiếm khuyết
trong một enzim tham gia vào con đường phân giải axit amin tirôzin. Người đồng hợp tử về alen đột biến không
thể tạo ra enzim có chức năng bình thường và cơ chất của enzim - axit homogentizic bị tích luỹ nhiều trong cơ
thể, gây ra các triệu chứng bệnh như sỏi thận, sỏi tuyến tiền liệt, nước tiểu sậm màu,… Năm 1996, các nhà khoa
học ở Tây Ban Nha đã nhân bản và giải trình tự bộ gen mã hoá enzim bình thường và các alen đột biến. Dưới đây
là trình tự kiểu dại một phần của gen mã hóa prôtêin với trình axit amin ở bên dưới
... TTG ATA XXX ATT GXX ...
... Lơxin Izôlơxin Prôlin Izôlơxin Alanin ...
Dưới đây là trình tự tương ứng của một trong các alen đột biến. Sử dụng bảng mã di truyền để trả lời các câu hỏi
sau:
... TTG ATA TXX ATT GXX ...
a. Xác định dạng đột biến. Chuỗi axit amin tạo ra bởi alen đột biến sẽ thay đổi như thế nào?
b. Tại sao đột biến này ảnh hưởng đến chức năng bình thường của enzim?
c. Trên thực tế, nhiều đột biến điểm xuất hiện tại vị trí chứa cặp bazơ G-X. Giải thích.

BIÊN SOẠN: CHU VĂN KIỀN - GV TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN - ĐT: 0888086988 4

You might also like