You are on page 1of 3

1,Vì sao trật tự xã hội lại phản ánh tính bền vững của các hệ thống xã hội ?

A. Vì khi có trật tự xã hội, trật tự xã hội sẽ được đảm bảo trong vòng trật tự
nhất định khi cơ cấu xã hội và thiết chế xã hội chưa có sự thay đổi cơ bản,
các bộ phận xã hội còn liên kết, vận hành thống nhất
B. Vì cá nhân hành động theo khuôn mẫu chuẩn mực, không hướng tới mục
tiêu chung của cộng đồng
C. Vì có trật tự xã hội, các cá nhân luôn ở trong các tổ chức nhất định, chỉ
hành động theo sự quản lí, kiểm soát của các tổ chức đó
D. Vì có trật tự xã hội là có các thiết chế kinh tế, chính trị, giáo dục, văn hoá,
gia đình khá ổn định giúp xã hội phát triển theo chiều hướng tích cực, các
cá nhân được hoàn thiện về mọi mặt
2, Trật tự xã hội là khái niệm biểu hiện ?
A. Tính có tổ chức của đời sống xã hội
B. Tính có kỷ cương của hành động xã hội
C. Tính ngăn nắp của hệ thống xã hội
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
3, “Những điều kiện để duy trì trật tự xã hội trong xã hội không có giai cấp lại
khác biệt rất lớn so với trong xã hội có giai cấp”. Nhận định này đúng hay sai ?
A. Không hoàn toàn đúng
B. Sai
C. Đúng
D. Trung lập
4, Một trong những điều kiện cơ bản để duy trì trật tự xã hội là ?
A. Đảm bảo trong hệ thống xã hội hoàn toàn không có những mâu thuẫn và
xúng đột xảy ra
B. Đảm bảo quyền lực thực sự của các tổ chức thiết chế và giám sát
C. Đảm bảo vị thế, vai trò giúp lợi ích và quyền lực được đảm bảo,xung đột
xã hội vượt quá giới hạn
D. Đảm bảo tính hợp lí, nhất quán và đồng bộ của hệ thống chuẩn mực và giá
trị trong tất cả các trường hợp
5, Việc tạo ra và giữ vững các điều kiện duy trì trật tự xã hội là tất yếu khách
quan. Song vấn đề là ở chỗ ?
A. Cần phải giữ vững trật tự xã hội ổn định mãi trong vòng trật tự đó
B. Nhận thức trật tự xã hội là tiền đề khách quan cần thiết phải duy trì trong
một vòng trật tự duy nhất
C. Cần phải duy trì trật tự xã hội khi nó còn tiến bộ và biến đổi nó khi nó trở
nên lỗi thời
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
6, Là một cơ sở để duy trì trật tự xã hội, khả năng thích nghi của các cá nhân
phụ thuộc vào ?
A. Mức độ thay đổi hoàn cảnh và vai trò
B. Sự liên kết của các cá nhân trong môi trường mới
C. Địa vị của cá nhân trong môi trườnng mới
D. Hệ thống xã hội trong hoàn cảnh mới
7, Đâu là khái niệm của sai lệch xã hội là ?
A. Là khái niệm dùng để chỉ các dạng vi phạm khác nhau đối với hệ thống
giá trị, chuẩn mực xã hội
B. Là những hành vi xâm phạm các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã
hội,bao hàm đạo đức truyền thông dân tộc và đạo đức tiến bộ của nhân
loại
C. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp
lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
D. Là khái niệm để chỉ những hành động vi phạm những quy tắc, chuẩn mực
trong xử sự; những tiêu chuẩn, định mức về kinh tế, kĩ thuật được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành.
8, Vì sao không phải bất cứ sự lệch chuẩn nào cũng bị coi là sai lệch ?
A. Do hành vi của cá nhân không thể đồng nhất tuyệt đối với các khuôn mẫu,
tác phong của xã hội
B. Do sai lệch chỉ được xác định trong sự đối chiếu với những chuẩn mực cụ
thể trong những điều kiện cụ thể
C. Vì sai lệch là một hiện tượng xã hội, nó phải được một nhóm hay một cấp
xã hội cụ thể xác định
D. Cả A,C đều đúng
9, Sự lúng túng trong hành vi của cá nhân và trong những trường hợp nhất định
buộc cá nhân phải lựa chọn chuẩn mực này để vi phạm chuẩn mực khác dẫn đến
sai lệch xã hội là do đâu ?
A. Do tính không hợp lí của chuẩn mực xã hội
B. Do sự gia tăng gay gắt của các mâu thuẫn cá nhân
C. Do tính không đồng bộ, nhất quán của hệ thống chuẩn mực
D. Do xung đột giữa các vị thế, vai trò
10, Anh A phản đối tục lệ, khi bố hoặc mẹ mất thì mỗi người con trai tương ứng
sẽ phải mổ một con bò, nhà nào có càng nhiều con trai thì mổ càng nhiều bò,
cùng với đó là giết thêm gia súc, gia cầm phục vụ cho tang ma và bị dân làng
cho là không có hiếu với cha mẹ. Hành động của anh A là sai lệch nào ?
A. Sai lệch tiêu cực
B. Sai lệch tích cực
C. Sai lệch đúng đắn
D. Sai lệch hợp lí

You might also like