You are on page 1of 26

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. ……………là người đầu tiên đề nghị phải áp dụng phương pháp khoa học (tự
nhiên) vào việc nghiên cứu đời sống xã hội.
a. Robert Merton
b. Auguste Comte
c. Max Weber
d. Emile Durkheim

2. Các nhà xã hội học theo thuyết……….quan niệm xã hội như kết dệt bởi những
quan hệ, ý nghĩa và phản ứng mang tính chủ quan giữa nhiều tác nhân xã hội.
a. Tương tác xã hội
b. Cơ cấu chức năng
c. Xung đột xã hội
d. Hội nhập xã hội

3. Chọn một ưu điểm của lý thuyết chức năng


a. Thuyết chức năng có xu hướng bảo vệ các định chế xã hội hiện có bằng
cách nêu lên những chức năng của chúng
b. Thuyết chức năng không chỉ ra mối liên hệ giữa các định chế xã hội khác nhau
c. Thuyết chức năng không giải thích được xung đột xã hội
d. Thuyết chức năng cho thấy cái chúng ta lại với nhau trong xã hội

4. Theo Max Weber loại hình lý tưởng (ideal type) ám chỉ


a. Kết quả tốt nhất có thể có được
b. Một phương pháp nhấn mạnh tính ưu trội của các ý tưởng
c. Một mô hình dựa trên một số nét chính yếu của một hiện tượng xã hội
d. Một chương trình lý tưởng vạch ra cho những nhà tư tưởng chính trị

5. Trong những tác giả sau đây, tác giả nào thường không được liệt kê thuộc lý
thuyết chức năng
a. Talcott Parsons
b. Karl Marx
c. R. Merton
d. Emile Durkheim
6. Một trong những khái niệm chính trong lý thuyết của nhà xã hội học Emile
Durkheim
a. Tương tác xã hội
b. Xung đột xã hội
c. Hội nhập xã hội
d. Tư tưởng xã hội

7. Quan điểm cho rằng trong xã hội chỉ những thành viên thích ứng tốt nhất mới tồn
tại và cho rằng các chương trình xã hội nhằm giúp đỡ những người nghèo cuối
cùng sẽ làm suy yếu trật tự xã hội là học thuyết được gọi là:
a. Thuyết sinh vật học xã hội
b. Thuyết tiến hóa về xã hội
c. Thuyết tương tác xã hội
d. Thuyết cơ cấu chức năng

8. Một trong các chức năng của định chế giáo dục là chuyển giao các kiến thức, kỹ
năng, các giá trị thích hợp để người học sau này có thể kiếm sống. Chức năng vừa
nêu của định chế giáo dục là:
a. Chức năng tiềm ẩn
b. Chức năng phụ
c. Phản chức năng
d. Chức năng công khai

9. Nhiều sinh viên nam nữ quen nhau trong môi trường đại học và đi đến hôn nhân.
Vô hình trung, tạo ra quan hệ xã hội cũng là chức năng của trường đại học. Chức
năng vừa nêu của định chế giáo dục này là:
a. Chức năng tiềm ẩn
b. Chức năng công khai
c. Phản chức năng
d. Rối loại chức năng

10. Nguyên tắc nào sau đây không phải là một trong các nguyên tắc của nhãn quan xã
hội học
a. Phải có cái nhìn hệ thống
b. Phải thấy cái tổng quát trong cái cụ thể
c. Phải thấy các lực xã hội tác động lên hiện tượng nghiên cứu
d. Phải dựa trên các lối giải thích thông thường của quần chúng.

11. Đặc điểm nào sau đây không thuộc khái niệm hành động xã hội của Max Weber
a. Tìm hiểu khía cạnh bên ngoài của hiện tượng xã hội
b. Tìm hiểu quan hệ xã hội trong hành động
c. Tìm hiểu hành động nằm trong tương quan với người khác
d. Tìm hiểu ý nghĩa, sách lược của hành động

12. Đặc điểm nào sau đây không thuộc khái niệm sự kiện xã hội của Emile Durkheim
a. Là những sự kiện thường được nghiên cứu bằng phương pháp định lượng
b. Là những sự kiện phải được tìm hiểu từ quan điểm bên trong cá nhân
c. Là những sự kiện mang tính khách quan
d. Là những điều mà xã hội muốn chia sẻ với các thành viên trong quá trình xã
hội hóa

13. Yếu tố nào sau đây không chi phối trực tiếp sự ra đời của xã hội học
a. Sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng đầu thế kỷ XX
b. Cuộc cách mạng công nghiệp
c. Các cuộc cách mạng chính trị - xã hội vào thế kỷ XVIII
d. Quá trình chuyển từ xã hội cổ truyền sang xã hội hiện đại

14. Có thể liệt kê trường phái Frankfurt vào lý thuyết nào sau đây
a. Lý thuyết chức năng
b. Lý thuyết phê phán
c. Lý thuyết cơ cấu
d. Lý thuyết hành vi

15. Trong xã hội học có hai khuynh hướng chính: nghiên cứu hành động xã hội và
nghiên cứu cơ cấu xã hội. Những nhà xã hội học nào sau đây cố gắng liên kết (hay
cố thoát ra) cả hai khuynh hướng trên
a. Comte; H. Spencer
b. Giddens; P. Bourdieu
c. M. Foucault; R. Merton
d. T. Parson; C. Levi Strauss.

16. C.W. Mills đã muốn nói gì khi đề cập đến “trí tưởng tượng xã hội học”
a. Nhà xã hội học phải có trí tưởng tượng phong phú
b. Nhà xã hội học phải có cái nhìn toàn cầu
c. Nhà xã hội học phải biết đặt những vấn đề cá nhân trong bối cảnh xã hội
rộng lớn hơn
d. Nhà xã hội học phải biết nhận ra những điều kỳ dị trong xã hội.

17. Đặc điểm nào sau đây không có vai trò quan trọng trong tư tưởng của E.
Durkheim
a. Thuyết hành động xã hội
b. Thuyết chức năng
c. Nghiên cứu định lượng
d. Thuyết về phi chuẩn mực

18. Các nhà xã hội học sau đây có đặc điểm chung nào: Emile Durkheim; T. Parsons;
R. Merton:
a. Thuộc lý thuyết phê phán
b. Thuộc lý thuyết tương tác xã hội
c. Thuộc lý thuyết chức năng
d. Thuộc lý thuyết xung đột xã hội

19. Đặc điểm nào sau đây không có vai trò quan trọng trong tư tưởng của Max Weber
a. Vai trò của tư tưởng
b. Tính duy lý
c. Nghiên cứu tổ chức quan liêu
d. Thuyết duy thực chứng

20. Trong những quy tắc chi phối nhãn quan xã hội học, nguyên tắc nào quan trọng
nhất
a. Có cái nhìn so sánh, đối chiếu khi nghiên cứu những hiện tượng trong xã hội
b. Thấy các lực xã hội chi phối cuộc sống của chúng ta
c. Có cái nhìn toàn cầu khi nghiên cứu những hiện tượng xã hội
d. Bác bỏ những định kiến, không theo các lối giải thích theo “lẽ thường”.

21. Các nhà xã hội học theo thuyết tương tác xã hội quan niệm rằng có một thực tại
tồn tại một cách độc lập và chúng ta phải đáp ứng với thực tại đó
a. Sai
b. Đúng

22. Cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu năm 1765 với việc phát minh ra máy hơi
nước được sử dụng đề vận hành máy móc đã xảy ra ở Đức
a. Sai
b. Đúng

23. Xã hội học là một khoa học quy phạm


a. Đúng
b. Sai

24. Mô hình lý thuyết tương tác xã hội có định hướng nghiên cứu ở cấp độ vĩ mô
a. Đúng
b. Sai

25. Giải thích hôn nhân là do duyên số. Đây là lối giải thích mang định kiến đạo đức
a. Đúng
b. Sai

26. Những hậu quả không được chờ đợi, không được nhận biết của cơ cấu xã hội được
gọi là chức năng tiềm ẩn
a. Đúng
b. Sai

27. Những nhà xã hội học theo thuyết cơ cấu chức năng quan niệm rằng có một thực
tại tồn tại một cách độc lập và chúng ta phải đáp ứng với thực tại đó
a. Sai
b. Đúng

28. “Phụ nữ chân yếu tay mềm, nên làm việc nội trợ gia đình”. Đây là lối giải thích
mang định kiến sinh lý
a. Đúng
b. Sai

29. Lý thuyết cơ cấu chức năng là một lý thuyết về sự đồng thuận


a. Sai
b. Đúng
30. Loại hình xã hội nào sau đây có đặc điểm có công nghệ thông tin hỗ trợ cho nền
kinh tế dựa trên thông tin
a. Xã hội công nghiệp
b. Xã hội trồng trọt
c. Xã hội hậu công nghiệp
d. Xã hội nông nghiệp

31. Khi một nhóm xã hội có một lối sống riêng, nhưng đồng thời các giá trị và chuẩn
mực của họ cũng phản ánh giá trị và chuẩn mực của nền văn hóa đang thống trị
trong xã hội thì văn hóa của nhóm này được gọi là:
a. Thích nghi văn hóa
b. Phân lớp văn hóa
c. Văn hóa phản kháng
d. Đồng hóa văn hóa

32. Khi nghiên cứu văn hóa, lý thuyết xung đột xã hội
a. Nghiên cứu các phương cách mà văn hóa giúp củng cố vị trí xã hội của các
nhóm đang hưởng đặc quyền đặc lợi
b. Tập trung phân tích ở cấp độ vi mô, xem xã hội và văn hóa như là tập hợp các
mối tương tác các cá nhân
c. Nghiên cứu chức năng của văn hóa
d. Nghiên cứu ở cấp độ vi mô

33. Loại hình xã hội nào sau đây không phải là một hình thái của xã hội tiền hiện đại
a. Xã hội nông nghiệp
b. Xã hội cổ đại
c. Xã hội công nghiệp
d. Xã hội du mục

34. “Sự nghi ngờ của một người đứng từ bên ngoài kết hợp với khuynh hướng đánh
giá văn hóa của người khác theo văn hóa của riêng mình” là định nghĩa về:
a. Thái độ vị chủng
b. Thái độ “xem văn hóa có tính tương đối”
c. Thái độ phân biệt chủng tộc
d. Thái độ duy nghiệm

35. Xã hội Việt Nam có truyền thống đề cao giáo dục. Tuy nhiên trong xã hội vẫn có
những người có trình độ văn hóa thấp, nhiều người thất học. Đây là đặc điểm của
sự khác biệt giữa:
a. Văn hóa vật thể và văn hóa tinh thần
b. Văn hóa lý tưởng và văn hóa thực tế
c. Văn hóa biểu tượng và văn hóa lý tưởng
d. Văn hóa biểu tượng và văn hóa thực tế.
36. Các nhà khoa học thường xem việc phát minh ra……………đã khởi đầu cho xã
hội nông nghiệp cũng như………………….là khởi đầu cho sự xuất hiện xã hội
hậu công nghiệp
a. Cái cày; máy hơi nước
b. Cái cày; con chíp
c. Máy in; con chíp
d. Máy hơi nước; máy in

37. Thái độ xem văn hóa có tính tương đối là thái độ cho rằng các xã hội, các nền văn
hóa phải được nghiên cứu bằng:
a. Những quan hệ gia đình và thân tộc của chính các xã hội nêu trên
b. Ý nghĩa và giá trị của riêng các xã hội nêu trên
c. Sản phẩm nghệ thuật và văn hóa của chính các xã hội nêu trên
d. Những tín niệm tinh thần và tôn giáo của chính các xã hội nêu trên

38. Các nhà xã hội học sử dụng thuật ngữ……………..để chỉ những tiêu chuẩn mà
một nhóm người xác định ý tưởng về cái gì được họ xem là đáng ao ước, là đúng,
là tốt, là đẹp trong cuộc sống
a. Chuẩn mực
b. Nguyên tắc đạo đức
c. Giá trị
d. Văn hóa

39. Khi một nhóm xã hội có một lối sống riêng và các giá trị và chuẩn mực của họ đi
ngược lại những giá trị và chuẩn mực của nền văn hóa đang thống trị trong xã hội,
thì văn hóa của nhóm này được gọi là
a. Thích nghi văn hóa
b. Phân lớp văn hóa
c. Đồng hóa văn hóa
d. Văn hóa phản kháng

40. …………gắn với các giá trị cơ bản của một nền văn hóa và đòi hỏi sự tuân thủ cao
a. Nguyên tắc đạo lý
b. Chuẩn mực
c. Tập tục
d. Biểu tượng

41. Các nhà xã hội học được khuyến khích nên có thái độ…………..để hiểu một nền
văn hóa từ chính những điều kiện của nó
a. Vị chủng
b. Xem văn hóa có tính tương đối
c. Giao lưu văn hóa
d. Đồng hóa văn hóa

42. Một tiểu văn hóa là


a. Một lối sống
b. Là văn hóa của một xã hội tổng thể
c. Một nền văn hóa trong một nền văn hóa
d. Là điều gì đi ngược lại với các chuẩn mực của xã hội

43. Loại hình xã hội nào sau đây có đặc điểm có nền công nghiệp hỗ trợ nền kinh tế
dựa trên thông tin
a. Xã hội hậu công nghiệp
b. Xã hội tiền công nghiệp
c. Xã hội công nghiệp
d. Xã hội nông nghiệp

44. Lý thuyết nào sau đây chú trọng tác động của những yếu tố môi trường vật lý lên
các nét văn hóa
a. Sinh vật học xã hội
b. Sinh thái học văn hóa
c. Chức năng
d. Xung đột xã hội

45. C. Levy-Strauss, nhà nhân chủng học người Pháp thường được liệt kê là lý thuyết
gia cùa lý thuyết………..
a. Cấu trúc
b. Chức năng
c. Xung đột xã hội
d. Tương tác xã hội.

46. Dùng các quá trình văn hóa như: phát minh, khám phá, quảng bá văn hóa để giải
thích biến chuyển văn hóa là luận điểm của các nhà lý thuyết
a. Xung đột xã hội
b. Ký hiệu học
c. Chức năng
d. Sinh thái học văn hóa

47. Khi giải thích về văn hóa, lý thuyết nào bị phê phán là chỉ chú trọng hệ thống giá
trị thống trị mà quên các dị biệt về văn hóa
a. Xung đột xã hội
b. Sinh thái học văn hóa
c. Sinh vật học xã hội
d. Chức năng

48. Các tác giả R. Barthes; A. Greimas; F. de Saussure thường được xem là thuộc lý
thuyết……………khi giải thích về văn hóa
a. Chức năng
b. Ký hiệu học
c. Xung đột xã hội
d. Sinh thái học văn hóa

49. Đặc điểm nào sau đây không thuộc lý thuyết xung đột khi giải thích về văn hóa
a. Chú trọng bất bình đẳng trong văn hóa
b. Tiểu hệ thống văn hóa cũng có vai trò như tiểu hệ thống kinh tế, chính trị
c. Văn hóa chỉ là sự phản ánh của hệ thống kinh tế
d. Giải thích sự biến chuyển văn hóa bằng xung đột.

50. Các nhà xã hội học sử dụng thuật ngữ…….để chỉ những mong đợi hay quy tắc
ứng xử để thực hiện những giá trị
a. Tập tục
b. Chuẩn mực
c. Nguyên tắc đạo đức
d. Giá trị

51. Các nhà xã hội học sử dụng thuật ngữ………để chỉ những chuẩn mực có tính phổ
quát, ý nghĩa cao và bị chế tài nặng nề nếu bị vi phạm
a. Nguyên tắc đạo đức
b. Chuẩn mực
c. Giá trị
d. Văn hóa

52. ……………..là những phương thức xã hội sử dụng để ngăn ngừa và trừng phạt
những người có hành vi lệch lạc
a. Chuẩn mực
b. Quy tắc thành văn
c. Kiểm soát xã hội
d. Luật pháp chính thức

53. Thảo (tên riêng) là sinh viên tốt nghiệp đứng đầu khóa. Vị trí “sinh viên thủ khoa”
của thảo là
a. Vị trí chủ yếu
b. Vai trò “gán”
c. Vị trí thành đạt
d. Vị trí chỉ định

54. Thuật ngữ nào sau đây để chỉ những điều cá nhân làm theo sự chờ đợi của xã hội
khi ở vào một vị thế xã hội nhất định
a. Vị trí chỉ định
b. Vai trò
c. Vị trí chủ yếu
d. Vai trò gán

55. Tác nhân nào sau đây không phải là tác nhân của quá trình xã hội hóa sơ cấp
a. Cha mẹ
b. Anh chị em
c. Phương tiện truyền thông đại chúng
d. Gia đình

56. Một thanh niên gia nhập quân đội. Để trở thành chiến sĩ, anh thanh niên phải thay
đổi nhiều kỹ năng, giá trị và chuẩn mực trong đời sống dân sự trước đây. Đây là ví
dụ về
a. Quá trình xã hội hóa
b. Quá trình xã hội hóa đảo lộn
c. Quá trình tái xã hội hóa
d. Quá trình xã hội hóa trước

57. Khi Cooley sử dụng thuật ngữ “cái tôi nhìn qua gương” ông ta muốn nói đến điều

a. Chúng ta nhìn thấy hình ảnh của cha mẹ trong chính chúng ta
b. Con người có xu hướng tự ngưỡng mộ mình
c. Con người thấy chính mình như họ tin kẻ khác đang nhìn mình, nhận định về
chính họ
d. Con cái chúng ta chính là phản ánh của chúng ta

58. Lập luận nào sau đây về quá trình xã hội hóa là không đúng
a. Quá trình xã hội hóa là rất quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân
b. Nội dung của quá trình xã hội hóa là thống nhất giữa các xã hội
c. Quá trình xã hội hóa là rất quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của xã hội
d. Quá trình xã hội hóa cho phép xã hội “tái sản xuất” ra chính mình bằng việc
truyền lại văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác.

59. J. Piaget tin rằng………..là điều quan trọng nhất chi phối sự phát triển trẻ em
a. Nhận thức thế giới xung quanh
b. Nhận thức về mình
c. Cái tôi
d. Tương tác với người khác.

60. Đóng góp chính của Carol Gilligan trong những nghiên cứu đầu tiên về phát triển
nhận thức đạo đức là
a. Nhận thức đạo đức phát triển qua từng giai đoạn
b. Nhận thức đạo đức hoàn toàn bị chi phối bởi tính chất của con người khi sinh
ra
c. Nhận thức đạo đức dựa trên pháp luật
d. Có khác biệt nam và nữ trong nhận thức đạo đức

61. ………..làm cho đời sống xã hội có thể vận hành và qua đó con người có thể tiên
đoán được hành vi của kẻ khác
a. Kiểm soát xã hội
b. Chuẩn mực
c. Quy tắc thành văn
d. Luật pháp chính thức

62. Theo lý thuyết của Freud về bộ máy tâm lý,………….tiêu biểu cho khía cạnh của
nhân cách con người khi nó đi tìm các cách để thỏa mãn ngay nhu cầu sinh lý của
chính mình
a. Siêu ngã
b. Bản năng
c. Bản ngã
d. ức chế

63. Tác giả đầu tiên có những nghiên cứu hệ thống về sự phát triển nhận thức đạo đức

a. C. Gilligan
b. J. Watson
c. L. Kohlberg
d. G. H. Mead

64. Một trong những luận điểm của các nhà chức năng luận về vai trò xã hội là
a. Cá nhân thực hiện một cách sáng tạo vai trò của mình
b. Con người có thể đấu tranh để thay đổi vai trò của mình
c. Vai trò là một lối ứng xử đã bị quy định
d. Cá nhân thương lượng để thực hiện vai trò

65. Trong lý thuyết của G. H. Mead về nhân cách, “cái tôi” bắt nguồn từ
a. Những khuynh hướng sinh lý
b. Những đặc điểm nhân khẩu của cá nhân
c. Yếu tố bẩm sinh
d. Kinh nghiệm xã hội

66. Thuật ngữ nào sau đây để chỉ một vị thế xã hội có được ngay từ khi sinh ra hay
được đảm nhận một cách không tự ý
a. Vai trò
b. Vai trò chủ yếu
c. Vai trò chỉ định
d. Vai trò thành đạt

67. Việc tìm hiểu các em bé bị cô lập trong thời gian đầu của thời niên thiếu cho thấy
tầm quan trọng của………..trong việc hình thành nhân cách
a. Quan hệ tình cảm thân mật
b. Giáo dục
c. Kỷ luật
d. Yếu tố sinh lý

68. Theo J. Piaget, nhận thức “lấy mình làm trung tâm” là đặc điểm của giai đoạn
a. Giai đoạn cảm giác
b. Giai đoạn tiền thao tác
c. Giai đoạn thao tác cụ thể
d. Giai đoạn thao tác trừu tượng

69. Thuật ngữ để chỉ một thế đứng của cá nhân trong nhóm hay tổ chức xã hội được
xã hội công nhận
a. Vai trò
b. Vị trí
c. Uy tín
d. Quyền lực cá nhân

70. Lan là sinh viên tốt nghiệp đứng đầu khóa. Vị trí “sinh viên thủ khoa” của Lan là
a. Vị trí thành đạt
b. Vị trí chủ yếu
c. Vai trò gán
d. Vị trí chỉ định

71. Dũng, 5 tuổi, em rất thích ăn mặc như Tề Thiên Đại thánh để đánh nhau với ma
quỷ. Theo G. H Mead em đang ở trong giai đoạn nào
a. Giai đoạn bắt chước
b. Giai đoạn đóng vai những người quan trọng, có ý nghĩa với em
c. Giai đoạn đóng vai những người khác, phổ quát trong xã hội
d. Giai đoạn trưởng thành

72. Trong lý thuyết của Freud, …………tiêu biểu cho khía cạnh của nhân cách con
người khi nó ý thức những hạn chế trong các điều kiện cụ thể
a. Siêu ngã
b. Bản ngã
c. Bản năng
d. Ức chế

73. Tác giả đầu tiên có những nghiên cứu hệ thống về sự phát triển nhận thức đạo đức
theo giới là:
a. C. Gilligan
b. J. Watson
c. L. Kohlberg
d. G. H. Mead

74. Gia đình ông bà Hương đi phố và họ dự định mua cho Hùng (nam) một chiếc phi
cơ và cho Nga (nữ) một con búp bê. Đây là một ví dụ về……..của cha mẹ
a. Thích nghi văn hóa
b. Xã hội hóa về giới
c. Tái xã hội hóa
d. Giao lưu văn hóa
75. Những nghiên cứu dân tộc học cho thấy có rất ít sự khác nhau về biểu tượng giữa
các nền văn hóa
a. Sai
b. Đúng

76. Khi chúng ta cố gắng hiểu một nền văn hóa từ chính những điều kiện của nó,
chúng ta có thái độ vị chủng
a. Sai
b. Đúng

77. Kỹ thuật, công nghệ (technology) là nét cơ bản nhất của văn hóa vật thể
a. Sai
b. Đúng

78. Tất cả chuẩn mực đều được quy định trong pháp luật
a. Sai
b. Đúng

79. Mọi người trong xã hội đều đồng ý về nội dung của các chuẩn mực
a. Sai
b. Đúng

80. Chuẩn mực là cở sở tư tưởng biện minh cho các giá trị
a. Sai
b. Đúng

81. Lý thuyết chức năng giải thích biến chuyển văn hóa là hậu quả của quá trình văn
hóa
a. Sai
b. Đúng

82. Lý thuyết xung đột xã hội xem các giá trị cơ bản (core values) là yếu tố nòng cốt
của văn hóa
a. Sai
b. Đúng

83. Lý thuyết sinh thái học văn hóa có thể giải thích đúng các nét văn hóa phi vật thể
hơn các nét văn hóa vật thể
a. Sai
b. Đúng

84. Tập tục được xem là những chuẩn mực có giá trị rất cao và chúng gắn với các giá
trị cơ bản của một nhóm xã hội
a. Đúng
b. Sai

85. Mead cho rằng cả cái tôi và tinh thần của con người đều là những sản phẩm của xã
hội
a. Đúng
b. Sai

86. Theo Freud, nếu bản ngã cân bằng được những đòi hỏi mâu thuẫn giữa bản năng
và siêu ngã, cá nhân sẽ có được đời sống tình cảm lành mạnh
a. Đúng
b. Sai

87. Trong quan điểm của Freud về mô hình nhân cách, chính cái siêu ngã điều hòa hai
yếu tố đối nghịch là bản năng xung đột và bản ngã
a. Đúng
b. Sai

88. Căng thẳng vai trò xảy ra khi người ta đóng nhiều vai trò xung đột nhau
a. Đúng
b. Sai

89. Trong những nghiên cứu đầu tiên, C. Gilligan kết luận rằng phụ nữ khác nam giới
trong việc đánh giá đạo đức ở điểm phụ nữ thường dựa trên quan điểm cá nhân để
đánh giá
a. Đúng
b. Sai

90. Xung đột vai trò xảy ra khi không có sự tương thích giữa hai hay nhiều vai trò
a. Đúng
b. Sai

91. Theo Piaget, trẻ em bắt đầu phát triển việc sử dụng biểu tượng khi ở giai đoạn
được gọi là giai đoạn cảm giác
a. Đúng
b. Sai

92. Mặc dù ngày nay vô tuyến truyền hình rất phổ biến, nhưng nó không phải là một
tác nhân của quá trình xã hội hóa
a. Sai
b. Đúng

93. Tái xã hội hóa không phải luôn luôn đòi hỏi học lại một quan điểm khác mà
thường chỉ nhằm thay đổi định hướng hiện tại về cuộc sống
a. Đúng
b. Sai
94. Các nhà xã hội học cho rằng hầu hết mọi hành vi đặt cơ sở trên bản năng và bẩm
sinh hơn là bắt nguồn từ quá trình học hỏi
a. Đúng
b. Sai

95. Thuật ngữ mà Cooley dùng để chỉ một nhóm xã hội nhỏ trong đó mối quan hệ có
tính chất riêng tư và kéo dài
a. Nhóm thân thuộc
b. Nhóm sơ cấp
c. Nhóm thứ cấp
d. Nhóm tình cảm

96. Những đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của nhóm sơ cấp
a. Định hướng mục tiêu, kéo dài trong thời gian và như là phương tiện cho một
mục đích
b. Định hướng cá nhân, ngắn hạn và như là phương tiện cho một mục đích
c. Định hướng mục tiêu, ngắn hạn và như là phương tiện cho mục đích
d. Định hướng cá nhân, kéo dài và tự thân là mục đích

97. Dũng (tên riêng) là thành viên tự nguyện của Hội chữ thập đỏ phường. Theo sự
phân loại của A.Etzioni về các tổ chức chính thức, Dũng đang tham gia một
a. Tổ chức cưỡng bức
b. Tổ chức quy phạm
c. Tổ chức duy lợi
d. Tổ chức không chính thức

98. Tập hợp nào sau đây được xem là nhóm xã hội
a. Những người sưu tập tiền bạc cổ ở Việt Nam
b. Những người đi shopping ở Diamond
c. Những người của một câu lạc bộ cờ tướng quận 1, tp HCM
d. Những người hiếu kỳ tụ tập xem tai nạn xe hơi

99. Theo M. Weber, một mô hình tổ chức được thiết kế một cách duy lý để thực hiện
những nhiệm vụ phức tạp một cách có hiệu quả được gọi là
a. Tổ chức quan liêu
b. Tổ chức chính thức
c. Tổ chức phức tạp
d. Tổ chức xã hội

100. Những đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của nhóm thứ cấp
a. Định hướng cá nhân, kéo dài và tự thân là mục đích
b. Định hướng mục tiêu, ngắn hạn và như là một phương tiện cho một mục đích
c. Định hướng mục tiêu, kéo dài trong thời gian và như là phương tiện cho một
mục đích
d. Định hướng cá nhân, ngắn hạn và như là phương tiện cho một mục đích

101. Theo sự phân loại của A. Etzioni, trường cải tạo là


a. Tổ chức duy lợi
b. Tổ chức cưỡng bức
c. Tổ chức quy phạm
d. Tổ chức phi chính thức

102. Hương (tên riêng) là nhân viên của Sở Bưu điện Tp Hồ Chí Minh, theo sự
phân loại của A. Etzioni về các tồ chức chính thức, Sở Bưu điện Tp Hồ Chí Minh
là:
a. Tổ chức quy phạm
b. Tổ chức cưỡng bức
c. Tổ chức duy lợi
d. Tổ chức không chính thức

103. Nét đặc trưng nào sau đây không phải là một đặc trưng trong loại hình lý
tưởng của M.Weber về tổ chức quan liêu (bureaucracy)
a. Một thứ bậc quyền lực rõ ràng
b. Ứng xử của nhân viên, viên chức do luật lệ quy định
c. Tin vào những giá trị truyền thống
d. Phân biệt vị trí và người nắm vị trí

104. Thuật ngữ “Quy luật muôn đời của thiểu số thống trị” của R. Michels nhằm
để chỉ:
a. Quá trình toàn cầu hóa
b. Nhấn mạnh quy tắc nhiều hơn là mục tiêu
c. Sự thống trị của một nhóm ưu tú nhỏ trong tổ chức
d. Kém năng lực của người lãnh đạo tổ chức

105. Nhà khoa học xã hội đã có nghiên cứu chỉ ra năm khác biệt lớn giữa các xí
nghiệp Mỹ và Nhật là:
a. William Ouchi
b. H. Ford
c. E. Mayo
d. Etzioni

106. Theo sự phân loại của A. Etzioni về các tổ chức chính thức, một đảng phái
chính trị thường là:
a. Tổ chức cưỡng bức
b. Tổ chức quy phạm
c. Tổ chức duy lợi
d. Tổ chức không chính thức
107. Phượng (tên riêng) đặt lên bàn làm việc các bức ảnh của gia đình, mẹ,
chồng con và con chó bông. Các nhà xã hội học có thể xem các bức ảnh này như
là những nỗ lực để:
a. Gây ấn tượng cho đồng nghiệp
b. Gây ấn tượng với giám đốc
c. Chống lại sự tha hóa
d. Để đánh lạc hướng đồng nghiệp

108. Con người nói chung hoạt động hữu hiệu trong các nhóm nhỏ hơn là trong
các tổ chức có quy mô lớn và được lãnh đạo tập trung. Các nhà xã hội học giải
thích điều này là do:
a. Tổ chức nhỏ dễ đem lại lợi nhuận nhiều hơn
b. Dễ giám sát trong nhóm nhỏ hơn
c. Trong nhóm nhỏ người ta ít vắng mặt hơn
d. Nhóm nhỏ hình thành những mối quan hệ sơ cấp do đó giảm thiểu được sự tha
hóa

109. Thuật ngữ mà Cooley dùng để chỉ một nhóm xã hội nhỏ trong đó mối quan
hệ có tính khách quan và có ít mục tiêu
a. Nhóm thân thuộc
b. Nhóm sơ cấp
c. Nhóm thứ cấp
d. Nhóm tình cảm

110. Những đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của tổ chức chính thức, chứ
không phải của nhóm sơ cấp
a. Định hướng mục tiêu, quy mô quan hệ rộng và mối quan hệ tự thân là mục
đích
b. Định hướng cá nhân, ngắn hạn và như là phương tiện cho một mục đích
c. Định hướng mục tiêu, quy mô quan hệ hạn chế và như là phương tiện cho một
mục đích
d. Định hướng cá nhân, kéo dài và tự thân là mục đích

111. ……………..có đặc điểm là chấp nhận những quy tắc, luật lệ, tính hiệu quả
và kết quả thực tiễn
a. Tư duy truyền thống
b. Tư duy duy lợi
c. Tính duy lý
d. Đầu óc phong kiến

112. Theo M. Weber, ……………….là một tập hợp những đặc tính cơ bản được
xây dựng trên nhiều trường hợp cụ thể
a. Mô hình phổ quát
b. Khuôn mẫu hành vi
c. Nghiên cứu đối chiếu
d. Loại hình lý tưởng

113. Trong việc giải thích hành vi của cá nhân trong nhóm, lối tiếp cận nào chú
trọng hành vi tương tác, “tạo ấn tượng” phân biệt tiền cảnh/hậu trường
a. Đóng kịch
b. Tương tác
c. Chức năng
d. Xung đột xã hội

114. Nghiên cứu của E. Katz và P.F. Lazarsfeld về hai bước trong truyền thông
cho thấy
a. Vai trò quan trọng nhất của truyền thông đại chúng
b. Truyền thông liên cá nhân cũng có vai trò quan trọng trong xã hội hiện đại
c. Truyền thống bao giờ cũng đi qua hai bước
d. Quần chúng luôn luôn bị thuyết phục bởi truyền thông đại chúng

115. Nhóm ba người (trial) có tính ổn định hơn nhóm hai người (dyal)
a. Đúng
b. Sai

116. Trong lý thuyết diễn kịch của Goffman, chúng ta mới thật sự là chính mình
khi ở “hậu trường”
a. Đúng
b. Sai

117. Các thành viên của nhóm có lãnh đạo độc đoán có xu hướng lệ thuộc vào
người lãnh đạo và có tính cố kết nội bộ cao
a. Đúng
b. Sai

118. Trong nghiên cứu của Lippitt và White loại hình thủ lĩnh độc đoán có hiệu
quả nhất trong những tình huống khẩn trương của nhóm
a. Đúng
b. Sai

119. Các sách lược để “nhân bản hóa” tổ chức, chống lại sự tha hóa là lập các
nhóm sơ cấp trong tổ chức, khích lệ nhau và tỏ ra đồng cảm trước cái sai sót và đặt
hình, vật dụng cá nhân ở nơi chỗ làm việc
a. Đúng
b. Sai

120. Thí nghiệm về điện giựt giữa “người dạy” và “người học” của S. Milgram
cho thấy hầu hết mọi người sẽ chống lại người ở vị trí có quyền lực nếu điều này
thách đố an sinh của kẻ khác
a. Đúng
b. Sai

121. “Quy luật muôn đời của thiểu số thống trị” nhằm chỉ những người nào đã
nắm quyền lực thì có xu hướng bám lại vị trí quyền lực và chuyển vị trí lãnh đạo
cho một thành viên khác trong phe nhóm
a. Đúng
b. Sai

122. Trong nghiên cứu của Bales về nhóm, thủ lĩnh về công việc (task leader) là
người quan tâm đến sự hòa hợp, giảm thiểu xung đột trong nhóm
a. Đúng
b. Sai

123. Sự tương tác trong nhóm sơ cấp thường có đặc điểm là các mối quan hệ
thân thuộc và cho chúng ta “căn cước” và cảm thức mình là ai
a. Đúng
b. Sai

124. A. De Tocqueville là người đầu tiên quan sát thấy trong xã hội Mỹ có nhiều
tổ chức tự nguyện
a. Đúng
b. Sai

125. Số lượng người trong một nhóm xác định các thành viên trong nhóm tương
tác như thế nào
a. Đúng
b. Sai

126. Theo A. Etzioni, trong tổ chức quy phạm, thời gian làm việc không bị bó
buộc
a. Đúng
b. Sai

127. Điểm nào sau đây là một trong những luận điểm của lý thuyết chức năng về
bất bình đẳng xã hội
a. Bất bình đẳng là không tránh khỏi và cần thiết cho xã hội
b. Bất bình đẳng hạn chế sự hội nhập xã hội
c. Bất bình đẳng tạo ra xung đột trong xã hội
d. Bất bình đẳng để lại những ảnh hưởng tiêu cực lâu dài cho cá nhân

128. Có luận điểm cho rằng gia đình người Việt chịu ảnh hưởng của tư tưởng
Nho giáo đã làm gia tăng bất bình đẳng xã hội khi phụ nữ không được bình đẳng
như nam giới trong công việc, không được tự do trong việc biểu lộ tình dục, việc
chọn bạn đời. Đây là luận điểm của các nhà xã hội học theo lý thuyết
a. Chức năng
b. Xung đột
c. Tương tác xã hội
d. Gán nhãn

129. Theo M.Weber, trong ba yếu tố cấu thành phân tầng xã hội, các xã hội tiền
công nghiệp đánh giá cao yếu tố nào
a. Yếu tố chính trị
b. Uy tín xã hội
c. Yếu tố kinh tế
d. Yếu tố tài sản

130. Anh thanh niên tên Cường, trước đây là một người đưa thư nay là giám đốc
một chi nhánh Bưu điện. Trường hợp của anh Cường được mô tả bởi thuật ngữ xã
hội học nào sau đây:
a. Di động cơ cấu
b. Di động không gian
c. Di động liên thế hệ đi lên
d. Di động nội thế hệ đi lên

131. Về di động xã hội được hiểu như là sự thay đổi tầng lớp xã hội, thì tầng
lớp…….thường có di động xã hội nhiều nhất so với các tầng lớp khác
a. Thượng lưu
b. Trung lưu
c. Hạ lưu
d. Bình dân

132. Luận điểm nào sau đây là luận điểm của lý thuyết tương tác xã hội về
nghèo đói
a. Nhận thức, tin tưởng của người nghèo về định mệnh càng tạo ra nghèo đói
b. Nghèo đói phản ánh sự đóng góp của các nhóm và cá nhân cho xã hội
c. Nghèo đói do bất bình đẳng, cần phải bị xóa bỏ
d. Nghèo, đói tạo việc làm cho những người làm công tác xã hội, từ thiện

133. Một hệ thống phân tầng xã hội trong đó các vị trí xã hội có được một phần
là do nỗ lực cá nhân và trong đó sự di động xã hội cũng khá phổ biến, là một hệ
thống phân tầng xã hội dựa trên
a. Đẳng cấp
b. Chế độ nô lệ
c. Giai cấp
d. Địa vị

134. Theo số liệu của Liên hiệp quốc vào năm 2011, nước ta có bao nhiêu phần
trăm dân cư thuộc diện nghèo đói
a. 10-20%
b. 1-10%
c. 20-40%
d. >_40%

135. Phân tầng xã hội của chế độ Apartheid Nam Phi trước đây được đặt trên cơ
sở
a. Kinh tế
b. Chủng tộc
c. Chế độ nô lệ
d. Giai cấp

136. Ý tưởng cho rằng cá nhân có thể thay đổi giai cấp tùy theo việc sở hữu các
vốn liếng xã hội và văn hóa xuất phát từ tác giả
a. M. Weber
b. P. Bourdieu
c. J. Goldthorpe
d. K. Marx

137. Hệ thống đẳng cấp Ấn Độ đặt trên cơ sở


a. Trình độ giáo dục
b. Chủng tộc
c. Tôn giáo
d. Tộc người

138. Nhà xã hội học cho rằng giai cấp xã hội bao gồm ba thành tố: sở hữu,
quyền lực và uy tín xã hội là
a. M. Weber
b. E. Durkheim
c. K. Marx
d. H. Spencer

139. Một hệ thống phân tầng xã hội trong đó các vị trí xã hội được chỉ định và
trong đó sự di động xã hội không dễ dàng, là một hệ thống phân tầng xã hội dựa
trên
a. Giai cấp
b. Chế độ nô lệ
c. Địa vị
d. Đẳng cấp

140. Hệ thống phân tầng xã hội của một số xã hội phong kiến châu Âu bao gồm
ba nhóm: quý tộc, tăng lữ và thứ dân là một hệ thống phân tầng xã hội theo
a. Chế độ nô lệ
b. Giai cấp
c. Đẳng cấp
d. Sở hữu
141. Theo M. Weber, ba yếu tố cấu thành phân tầng xã hội, các xã hội hậu công
nghiệp đánh giá cao yếu tố nào
a. Yếu tố uy tín xã hội
b. Yếu tố kinh tế
c. Yếu tố chính trị
d. Cả ba yếu tố trên

142. Trong quan điểm của M. Weber, tính chính đáng quyền lực của cha mẹ
trong gia đình xuất phát từ……….
a. Tính hợp lý
b. Tính hợp pháp
c. Truyền thống
d. Từ sức thu hút cá nhân

143. Về uy tín xã hội trong phân tầng xã hội, lý thuyết nào cho rằng uy tín xã hội
là do sự tiêu thụ phô trương
a. Thuyết cơ cấu
b. Thuyết chức năng
c. Thuyết tương tác
d. Thuyết xung đột xã hội

144. …………là nhà xã hội học cho rằng việc kiểm soát nguồn lực kinh tế trong
sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện đại do ba yếu tố: kiểm soát dựa trên tư bản tài
chính, kiểm soát phương tiện sản xuất và kiểm soát lực lượng lao động
a. Herbert Marcuse
b. Erik Olin Wright
c. Gramsci
d. M. Weber

145. Khái niệm “văn hóa nghèo đói” để chỉ có những khuôn mẫu văn hóa của
người nghèo như tin vào số phận, tiêu thụ không biết tiết kiệm….Những khuôn
mẫu này là vòng luẩn quẩn kéo dài sự nghèo đói. Đây là khái niệm được tạo ra
bởi……….
a. Oscar Lewis
b. William Ryan
c. K. Marx
d. P. Bourdieu

146. Trong các nước phương Tây, nhìn chung những nước nào có trợ cấp an
sinh xã hội thấp nhất
a. Pháp, Đức
b. Mỹ, Anh
c. Ý, Thụy Sĩ
d. Hà Lan, Bỉ
147. William Ryan (1976) đã đưa ra quan điểm
a. Cá nhân người nghèo trước hết phải chịu trách nhiệm về hiện tượng nghèo đói
b. Người nghèo sở dĩ nghèo là do làm biếng
c. Xã hội trước hết phải chịu trách nhiệm về hiện tượng nghèo đói
d. Xã hội không có trách nhiệm về nghèo đói

148. Luận điểm nào sau đây không phải là luận điểm của Willam Ryan về nghèo
đói
a. Việc tin số phận, tiêu thụ không biết tiết kiệm, chỉ nghĩ đến hiện tại đã dẫn đến
người nghèo đến nghèo đói
b. Nghèo đói là do bất bình đẳng xã hội
c. Đặc tính của người nghèo (tin số phận,…) chỉ là hậu quả của nghèo đói
d. Nghèo đói không phải là điều không thể tránh khỏi

149. Theo báo cáo năm 2005 của Tổ chức Phát triển LHQ (UNDP), 20% dân số
giàu nhất thế giới hưởng hơn ……của cải thế giới
a. > 80%
b. > 70%
c. > 60%
d. > 50%

150. Theo báo cáo năm 2005 của Tổ chức Phát triển LHQ (UNDP), 20% dân số
nghèo nhất thế giới hưởng khoảng…..của cải của thế giới
a. < 2%
b. < 5%
c. < 10%
d. < 15%

151. Lý thuyết xung đột xã hội cho rằng sự phân tầng xã hội là điều không thể
tránh được và cần thiết cho xã hội
a. Đúng
b. Sai

152. M. Weber cũng có quan điểm về bất bình đẳng tương tự K. Marx
a. Đúng
b. Sai

153. Phân tầng xã hội có thể định nghĩa như là những bất bình đẳng có tính cơ
cấu giữa các nhóm dân cư khác nhau
a. Đúng
b. Sai

154. Trong quan điểm của M. Weber, quyền lực của cha mẹ thuộc loại quyền
lực hợp pháp, hợp lý
a. Đúng
b. Sai

155. K. Marx đã có phần kế thừa quan điểm của M. Weber về giai cấp
a. Đúng
b. Sai

156. P. Bourdieu là tác giả đầu tiên nhấn mạnh đến khái niệm vốn xã hội, vốn
văn hóa
a. Đúng
b. Sai
157. Trong quan điểm của G. Lenski và J. Lenski, bất bình đẳng xã hội trong xã
hội công nghiệp càng ngày càng gia tăng
a. Đúng
b. Sai
158. Lý thuyết tương tác xã hội quan niệm phân tầng xã hội không phải là một
hệ thống cố định nhưng luôn thay đổi
a. Đúng
b. Sai
159. Về phân tầng xã hội, lý thuyết tương tác xã hội chỉ nghiên cứu nguồn gốc
chứ không nghiên cứu biểu hiện của phân tầng xã hội
a. Đúng
b. Sai
160. Những người theo lý thuyết xung đột cho rằng các định chế xã hội được
kiểm soát bởi một giới ưu tú và tầng lớp này sử dụng chúng vì quyền lợi của riêng
mình
a. Đúng
b. Sai
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC
1. Thuật ngữ để chỉ việc mô tả một khái niệm một cách cụ thể, cho phép người
nghiên cứu có thể đo lường, nghiên cứu cụ thể khái niệm đó, được gọi là
a. Giả thuyết của khái niệm
b. Biến, biến số
c. Thao tác hóa khái niệm
d. Tương quan của khái niệm
2. Trong khi thiết kế một nghiên cứu, bước “xây dựng khung lý thuyết”, bước này có
nội dung
a. Đưa ra giả thuyết, định nghĩa các khái niệm chính, xác định vấn đề, nghiên cứu
thăm dò, xem lại thư tịch
b. Đưa ra giả thuyết, định nghĩa các khái niệm chính, xác định vấn đề, nghiên cứu
thăm dò, kiểm chứng giả thuyết
c. Đưa ra giả thuyết, định nghĩa các khái niệm chính, thao tác hóa các chiều kích
và kiểm chứng giả thuyết
d. Đưa ra giả thuyết, định nghĩa các khái niệm chính, thao tác hóa các chiều kích
và chỉ báo của khái niệm
3. Các nghiên cứu thực địa với các phương pháp quan sát tham gia, phỏng vấn sâu
thường cho ta dữ liệu….
a. Không chính xác
b. Định tính
c. Đã được chuẩn mực hóa
d. Định lượng
4. Bạn muốn làm một cuộc nghiên cứu thăm dò và mô tả về các đối tượng trong một
bối cảnh tự nhiên, sử dụng các dữ liệu định tính. Ngân sách nghiên cứu của bạn có
nhiều hạn chế. Trong trường hợp này bạn nên sử dụng phương pháp nghiên cứu
nào
a. Quan sát tham gia
b. Thí nghiệm
c. Điều tra xã hội học
d. Phân tích thứ cấp
5. Một giả thuyết là
a. Mục tiêu của cuộc nghiên cứu
b. Tính giá trị của nghiên cứu
c. Là kết quả của nghiên cứu
d. Là tương quan tạm thời giữa các biến
6. Chứng cứ thực nghiệm là
a. Thông tin không thể quan sát trực tiếp được
b. Thông tin phù hợp với lương tri
c. Thông tin có thể kiểm chứng với giác quan của chúng ta
d. Thông tin được mọi người đồng thuận
7. Hạnh (tên riêng) muốn tiến hành một nghiên cứu để xác định xem phụ nữ nhận
thức thế nào là quấy rối tình dục và ý nghĩa mà họ gán cho hiện tượng này. Thông
thường, Hạnh sẽ dùng phương pháp……..để thu thập và phân tích dữ liệu
a. Định lượng
b. Phi tham số
c. Tham số
d. Định tính
8. Hùng đang làm một nghiên cứu thị trường cho nhà xuất bản. Hùng đã thu thập một
tập hồ sơ những nghiên cứu về các loại sách, về giá cả, hình thức của chúng. Như
vậy Hùng đang tiến hành phương pháp nghiên cứu nào
a. Quan sát
b. Phân tích thứ cấp
c. Nghiên cứu thực địa
d. Thử nghiệm
9. Những vấn đề (hạn chế) cần lưu tâm trong phương pháp quan sát tham gia là
a. Đặc điểm của người nghiên cứu
b. Thiết lập quan hệ với đối tượng khảo sát
c. Tính khái quát hóa của quan sát
d. Tất cả các vấn đề nêu ra là đúng
10. Bạn được yêu cầu viết một báo cáo về vấn đề tự tử ở Pháp vào thế kỷ XIX, bạn
phải tham khảo tác giả nào sau đây
a. R. Merton
b. A. Comte
c. T. Parsons
d. E. Durkheim
11. Hạn chế lớn nhất đối với phương pháp quan sát tham gia với tư cách là một
phương pháp nghiên cứu, là:
a. Tính khái quát hóa của nó
b. Nó không có tính giá trị và không đáng tin cậy
c. Là một phương pháp có nhiều định kiến
d. Tính sâu sắc của nó
12. Khi phân tích các dữ liệu thu thập từ quan sát tham gia, phỏng vấn sâu người
nghiên cứu thường sử dụng phương pháp…………
a. Định lượng
b. Thống kê
c. Định tính
d. Thực nghiệm
13. Lý thuyết thực chứng (positivism) được mô tả như là một chủ trương
a. Nghiên cứu khoa học phải làm nổi bật lên những khía cạnh thực chứng của đời
sống xã hội
b. Các nhà xã hội học phải sử dụng nhiều các thống kê chính thức
c. Tri thức phải được làm ra, sản xuất trên cơ sở những chứng cứ từ quan sát
d. Các nhà xã hội học phải dựa trên các phương pháp nghiên cứu sơ cấp
14. Mục đích của nghiên cứu định tính là
a. Thấu hiểu được thực tại xã hội
b. Làm cho xã hội bình đẳng hơn
c. Thay đổi cơ cấu xã hội
d. Tìm tương quan, định luật xã hội
15. Thuật ngữ nào để chỉ loại hình nghiên cứu trước hết thu thập dữ liệu, sau đó khái
quát hóa và đi đến việc hình thành các khái niệm, lý thuyết
a. Nghiên cứu thăm dò
b. Nghiên cứu diễn dịch
c. Nghiên cứu quy nạp
d. Nghiên cứu quy phạm
16. Sắp xếp các thuật ngữ này từ tổng quát nhất đến ít tổng quát nhất
a. Quy luật, sự kiện, lý thuyết
b. Sự kiện, quy luật, lý thuyết
c. Lý thuyết, quy luật, sự kiện
d. Lý thuyết, sự kiện, quy luật
17. Tính đáng tin cậy chủ yếu liên quan đến tính……….; trong khi tính giá trị liên
quan đến…….
a. Sự chính xác; tính nhất quán
b. Tính nhất quán; sự chính xác
c. Tính tương đồng; sự chính xác
d. Tính nhất quán; tính tương đồng
18. Nhìn chung, trình độ học vấn cao sẽ cho thu nhập cao. Trong trường hợp này trình
độ học vấn là
a. Biến kiểm định
b. Biến độc lập
c. Biến phụ thuộc
d. Biến trung gian
19. Vì sao các nhà nghiên cứu định tính xem phương pháp quan sát tham gia là một
phương pháp tốt để có được những thông tin có giá trị
a. Vì đối tượng không biết mình đang bị quan sát
b. Vì quan sát tham gia cho những thông tin sâu sắc của người trong cuộc
c. Vì quan sát tham gia kéo dài về mặt thời gian
d. Vì ít tốn kém
20. Nghiên cứu của E. Durkheim về tự tử chủ yếu dựa trên phương pháp nghiên cứu
nào
a. Phân tích thứ cấp
b. Nghiên cứu thực địa
c. Quan sát
d. Thử nghiệm
21. Phương pháp nào sau đây thường đòi hỏi nhiều thời gian nhất
a. Quan sát tham gia
b. Sử dụng tài liệu thống kê
c. Thí nghiệm trong phòng thí nghiệm
d. Bảng hỏi

You might also like