You are on page 1of 19

Ngữ pháp

I. Thì hiện tại đơn :

 Diễn tả một hành động, sự việc mang tính chất thường xuyên lặp đi lặp lại.

VD: Jane plays tennis every Sunday. (Jane chơi tennis tất cả Chủ nhật)

 Diễn tả một hành động xảy ra theo thời gian biểu rõ ràng

VD: I always go to school at 6.30 am. (Tôi luôn đi học lúc 6.30 sáng)

 Diễn tả những trạng thái ở hiện tại.

VD: She is student at Quang Trung high school (Cô ấy đang là học sinh trường
Quang Trung)

 Diễn tả một sự thật hiển nhiên hay một chân lý.

VD: The sun rises in the East and sets in the West. (Mặt trời mọc ở phía Đông và
lặn ở phía Tây)

 Diễn tả sự việc xảy ra theo kế hoạch bằng lịch trình như kế hoạch giờ tàu,
chuyến bay, xem phim, lịch thi đấu…..

VD: The flight departs from Da Nang at 10:50 and arrives in Taipei at 14:30.
(Chuyến bay khởi hành từ Đà Nẵng lúc 10:50 và tới Đài Loan lúc 14:30)

 Diễn tả những suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác

VD: I think that your friend is a bad person. (Tớ nghĩ rằng bạn cậu là một người
xấu)

 Diễn tả hành động tương lai trong mệnh đề thời gian và trong mệnh đề If
của câu điều kiện loại I.

– Mệnh đề thời gian (time clauses): When, While, As soon as, Before, After…
VD: If I get up early, I will go to school on time. (Nếu tôi dậy sớm, tôi sẽ đến
trường đúng giờ)

– Mệnh đề If của câu điều kiện loại 1:

VD: As soon as he arrives, I will call you. (Nếu anh ấy tới, tôi sẽ gọi cho bạn)

1.1. Dấu hiệu nhận biết thì hiện tại đơn

Để nhận biết thì hiện tại đơn, bạn nên chú ý đến một số trạng từ chỉ tần suất:

 Always (luôn luôn)


 Usually (thường xuyên)
 Often/ Frequently/ Regularly (thường xuyên)
 Sometimes (thỉnh thoảng)
 Seldom/ Rarely/ Hardly (hiếm khi)
 Never (không bao giờ)

Một số cụm từ xuất hiện trong câu sử dụng thì hiện tại đơn:

 Every + khoảng thời gian (every month,…)


 Once/ twice/ three times/ four times + khoảng thời gian (once a week,..)
 In + buổi trong ngày (in the morning,…)

1.3. Công thức thì hiện tại đơn

1.3.1. Câu khẳng định

Động từ to be Động từ thường

S + am/ is/ are+ N/ Adj


S + V(s/es)
– I + am
– I/ We/ You/ They/ Danh từ số nhiều
Công – He/ She/ It/ Danh từ số ít/
+ V(nguyên thể)
thức Danh từ không đếm được + is
– He/ She/ It/ Danh từ số ít/ Danh từ
– You/ We/ They/ Danh từ số
không đếm được + V(s/es)
nhiều + are

Ví dụ – He is a lawyer. (Ông ấy là một – I often go to school by bus (Tôi thỉnh


luật sư) thoảng đến trường bằng xe buýt)
– The watch is expensive. (Chiếc – He usually gets up early. (Anh ấy
thường xuyên dạy sớm)
đồng hồ rất đắt tiền) – She does homework every evening.
– They are students. (Họ là sinh (Cô ấy làm bài về nhà mỗi tối)
viên) – The Sun sets in the West. (Mặt trời
lặn ở hướng Tây)

1.3.2. Câu phủ định

Động từ “to be” Động từ chỉ hành động

S + do/ does + not +


Công thức S + am/are/is + not +N/ V(nguyên thể)
Adj (Trong đó: “do”, “does” là
các trợ động từ.)

Chú ý is not = isn’t do not = don’t


(Viết tắt) are not = aren’t does not = doesn’t

– I do not (don’t) often


go to school by bus (Tôi
– I am not a teacher. (Tôi
không thường xuyên đến
không phải là một giáo
trường bằng xe buýt)
viên.)
– He does not (doesn’t)
– He is not (isn’t) a
usually get up early. (Anh
lawyer. (Ông ấy không
ấy không thường xuyên
phải là một luật sư)
dạy sớm)
Ví dụ – The watch is not (isn’t)
– She does not (doesn’t)
expensive. (Chiếc đồng hồ
do homework every
không đắt tiền)
evening. (Cô ấy không làm
– They are not (aren’t)
bài về nhà mỗi tối)
students. (Họ không
– The Sun does not
phải là sinh viên)
(doesn’t) set in the South.
(Mặt trời không lặn ở
hướng Nam)

Đối với Câu phủ định, phần động từ thường, các bạn rất hay mắc phải lỗi thêm
“s” hoặc “es” đằng sau động từ. Các bạn chú ý:

Chủ ngữ + don’t/ doesn’t + V (nguyên thể – không chia)


Ví dụ:

Câu sai: She doesn’t likes chocolate. (Sai vì đã có “doesn’t” mà động từ “like”
vẫn có đuôi “s”)

=> Câu đúng: She doesn’t like chocolate.

1.3.3. Câu nghi vấn

Câu nghi vấn sử dụng trợ động từ (Câu hỏi Yes/ No)

Động từ to be
Động từ chỉ hành động

Q: Am/ Are/ Is (not) + S +


Q: Do/ Does (not) + S + V
N/Adj?
(nguyên thể)?
Công thức A: – Yes, S + am/ are/ is.
A: – Yes, S + do/ does.
– No, S + am not/ aren’t/
– No, S + don’t/ doesn’t.
isn’t.

Q: Are you Q: Does she go to work by


an engineer? (Bạn có phải taxi?(Cô ấy đi làm bằng
là kỹ sư không? taxi phải không?)
Ví dụ
A: -Yes, I am. (Đúng vậy) A: – Yes, she does. (Có)
– No, I am not. (Không – No, she
phải) doesn’t. (Không)

Câu nghi vấn sử dụng từ hỏi bắt đầu bằng Wh-

Động từ to “be” Động từ chỉ hành động

Wh- + am/ are/ is (not) + S Wh- + do/ does (not) + S


Công thức
+ N/Adj? + V (nguyên thể)….?

– Where are you – Where do you come


from? (Bạn đến từ đâu?) from? (Bạn đến từ đâu?)
Ví dụ
– Who are they? (Họ là – What do you do? (Bạn
ai?) làm nghề gì?)

1.4. Một số điều cần chú ý với động từ của thì hiện tại đơn
Với các thì trong tiếng Anh, các động từ sẽ được chia theo ngôi của chủ ngữ
tương ứng với từng thì. Đối với thì hiện tại đơn, cần lưu ý những điều dưới đây

1.4.1. Cách thêm s/es

 Thêm s vào đằng sau hầu hết các động từ kết thúc là p, t, f, k: want-wants;
keep-keeps…
 Thêm es vào các động từ kết thúc bằng ch, sh, x, s: teach-teaches; mix-
mixes; wash-washes…
 Bỏ y và thêm ies vào sau các động từ kết thúc bởi một phụ âm + y: lady-
ladies;…
 Một số động từ bất quy tắc: Go-goes; do-does; have-has.

1.4.2. Cách phát âm phụ âm cuối s/es

Lưu ý các phát âm phụ âm cuối này phải dựa vào phiên âm quốc tế mà không
phải dựa vào cách viết.

 /s/: Khi từ có tận cùng là các phụ âm /f/, /t/, /k/, /p/, /ð/.

Ví dụ: likes /laɪks/; cakes /keɪks/; cats /kæts/; cuffs /kʌfs/; coughs /kɒfs/; paths
/pɑːθs/

 /iz/:Khi từ có tận cùng là các âm /s/, /z/, /∫/, /t∫/, /ʒ/, /dʒ/ (thường có tận
cùng là các chữ cái ce, x, z, sh, ch, s, ge).

Ví dụ: misses /mɪsɪz/; places /pleɪsɪz/; washes /wɒʃɪz/

 /z/: Khi từ có tận cùng là nguyên âm và các phụ âm còn lại

Ví dụ: cabs /kæbz/; beds /bedz/; needs /niːdz/; bags /bæɡz/

4. Các trường hợp đặc biệt của phát âm s/es


Với danh từ houses: sau khi thêm hậu tố sẽ có cách phiên âm là /ˈhaʊ.zɪz/ thay vì
/ˈhaʊ.sɪz/.
Trong các hình thức khác của “s” như dạng sở hữu, dạng viết tắt của “is” và “has”,
‘s’ đều được phát âm là /s/.

Cách ghi nhớ nhanh đối với cách phát âm s, es:


1. Ôi sông xưa zờ chẳng shóng (o, s, x, z, ch, sh) -> /iz/
2. Thời phong kiến fương tây (th, p, k, f, t) -> /s/
3. Còn các chữ còn lại trong bảng chữ cái phát âm là : /z/

II. Đại từ sở hữu - Possessive pronouns


2.1. Đại từ sở hữu là gì?
- Đại từ sở hữu dùng để chỉ sự sở hữu và thay thế cho một danh từ, cụm danh từ đã
được nhắc đến trước đó.
2.2. Cách dùng các đại từ sở hữu
a. Dùng thay cho một tính từ sở hữu (possessive adjective) và một danh từ đã nói
phía trước.
Ví dụ:
I gave it to my friends and to yours. (= your friends) – Tôi đưa nó cho bạn của tôi
và bạn của bạn
b. Dùng trong dạng câu sở hữu kép (double possessive).
Ví dụ:
He is a friend of mine. – Anh ta là một người bạn của tôi.
c. Dùng ở cuối các lá thư như một quy ước. Trường hợp này người ta chỉ dùng
ngôi thứ hai.
Ví dụ: Để kết thúc một bức thư, ta viết
Yours sincerely,
2.3. Các đại từ sở hữu và nghĩa của chúng
ĐTSH Ý nghĩa Ví dụ
mine của tôi Your book is not as interesting as mine.
của chúng
ours This house is ours.
ta
yours của bạn I will give you mine and you give me yours.
his của anh ta How can he eat my food not his?
hers của cô ấy I can’t find my stapler so I use hers.
theirs của họ If you don’t have a car, you can borrow theirs.
its của nó The team is proud of its ability to perform.
3. Từ nối tiếng Anh And & But
And và But là 2 từ nối trong tiếng Anh mang ý nghĩa trái ngược nhau, cụ thể
3.1. And (và): dùng để thêm thông tin vào câu nói
EX: My hobbies are playing soccer and listening to music.
Sở thích của tớ là chơi bóng đá và nghe nhạc.
3.2. But (nhưng): dùng để nêu lên hai thông tin đối ngược nhau
EX; I want other car but I have no money.
Tớ muốn một chiếc xe hơi khác nhưng tớ không có tiền.

3.3 liên từ Nor

Cách dùng: Dùng để bổ sung thêm một đối tượng, sự vật, sự việc, hiện tượng có
ý nghĩa phủ định vào câu phủ định trước đó.

Cấu trúc: Clause + nor + ….

Ví dụ: I don’t like playing games nor listening to music. I just love swimming.

(Tôi không thích chơi game, cũng không thích nghe nhạc. Tôi chỉ thích bơi lội.)

3.4 Liên từ Or

Cách dùng: dùng để thể hiện sự lựa chọn giữa nhiều đối tượng khác nhau.

Công thức: Clause + or + …

Ví dụ: You can run or swim?

(Bạn có thể chạy bộ hoặc bơi lội.)

3.5 Liên từ So: vì vậy, cho nên

Cách dùng: Liên từ so dùng để nói đến kết quả của sự vật, sự việc hoặc hiện tượng
ở mệnh đề trước đó. Liên từ so thường đứng ở giữa câu và không được ngăn cách
bởi dấu phẩy.

Cấu trúc: Clause + so + clause

Ví dụ:

I was tired so I couldn’t go to the office today.

(Tôi rất mệt vì vậy tôi không thể đến văn phòng ngày hôm nay)
III.Thì hiện tại tiếp diễn:

Thì hiện tại tiếp diễn là thì được sử dụng để diễn tả những hành động/sự việc đang
xảy ra ngay tại thời điểm nói. Ngoài ra, hiện tại tiếp diễn còn có thể được dùng để
diễn tả những hành động/sự việc đang diễn ra trong hiện tại nói chung, không nhất
thiết phải ngay tại thời điểm nói.

Tổng hợp công thức thì hiện tại tiếp diễn:

 Câu khẳng định: S + am/ is/ are + V-ing


 Câu phủ định: S + am/ is/ are not +V-ing
 Câu nghi vấn/ Câu hỏi Yes/No: Am/ Is/ Are + S + V-ing?
 Câu nghi vấn/ Câu hỏi Wh-: Wh- + am/ is/ are (not) + S + V-ing?

Các dấu hiệu nhận biết thì hiện tại tiếp diễn thường gặp như sau:

 (Right) now: (Ngay) bây giờ


 At the moment: Lúc này
 At present: Hiện tại
 At + giờ cụ thể: Lúc … giờ
 Tomorrow: ngày mai
 This week/ month/ next year: Tuần này/ tháng này/ năm này
 Next week/ next month/ next year: Tuần tới/ tháng tới/ năm tới
 Look! (Nhìn kìa!)
 Listen! (Nghe kìa)
 Keep silent! (Im lặng nào!)

Cách thêm đuôi ING vào sau động từ


- Thông thường nhất, ta thêm đuôi -ing vào sau các động từ.
read >> reading go >> going
- Khi động từ kết thúc bằng “e”, ta bỏ “e” trước khi thêm “ing”.
have >> having make >> making
- Khi động từ kết thúc bằng “ee”, ta thêm ing mà không bỏ “e”.
see >> seeing agree >> agreeing
- Khi động từ kết thúc bằng “ie” ta đổi “ie”->“y” rồi thèm “ing”.
lie >> lying die >> dying
- Khi âm tiết cuối của động từ mang trọng âm và có chứa 1 nguyên âm + 1 phụ âm,
ta gấp đôi phụ âm cuối rồi thêm “ing”.
run >> running permit >> permitting
IV. Trạng từ chỉ tần suất
1.1. Định nghĩa trạng từ tần suất trong tiếng Anh

Trạng từ chỉ tần suất là trạng từ dùng để biểu đạt hay mô tả về mức độ thường
xuyên xảy ra của một sự kiện, hiện tượng nào đó.

% Adverbs of frequency Examples


100% always (Luôn luôn) I always brush my teeth at night.
90% usually (Thường xuyên) I usually walk to school.
70% often (Thường thường) I often play soccer.
50% sometimes (Thỉnh thoảng) I sometimes sing a song.
5% rarely (Hiếm khi) I rarely get bad marks.
0% never (Không bao giờ) I never go to school late.
1.2. Vị trí của trạng từ chỉ tần suất trong câu

Cách dùng trạng từ này tương tự như các trạng từ khác trong ngữ pháp tiếng Anh,
đứng sau động từ to be và trước động từ thường, và thường có các ý nghĩa như
dưới đây:

● Trạng từ đứng sau động từ To be

I am always late for school.

● Trạng từ đứng trước động từ thường

He sometimes washes his car.

● Trạng từ đứng trước trợ động từ và động từ chính

Mary doesn't usually go to the cinema.

● Trong ngữ pháp tiếng Anh, trạng từ chỉ tần suất đôi khi đứng ở đầu câu hoặc
cuối câu (trừ hardly ever, never)

Sometimes, I don’t understand what you are thinking.

V. Thì hiện tại đơn tả thì tương lai - Present Simple for future use
Thì hiện tại đơn diễn tả công việc cụ thể (có kế hoạch xác định) trong tương lai
như là thời khóa biểu hay chương trình, lịch trình cụ thể.

- The festival starts at 8.00 tomorrow.

- The train leaves at 5.00.

VI. Đại từ chỉ định - Demonstratives This/ That & These/ Those
Đại từ chỉ định là gì? Đại từ chỉ định (tiếng Anh: Demonstrative Pronouns) là
những từ sử dụng để chỉ người hoặc vật, dựa vào khoảng giữa người nói đến đối
tượng họ đang muốn nhắc đến.
This is my class’s new friend. (Đây là bạn mới của lớp tôi.)
Those are my children. They are very cute. (Đó là những đứa con của tôi.)
5.1 Vị trí của đại từ chỉ định trong câu
Do là một loại đại từ nên trong cấu trúc Tiếng Anh, đại từ chỉ định có thể giữ
các vị trí, vai trò sau:
Đại từ chỉ định làm chủ ngữ
This is my car. (Đây là ô tô của tôi)
That is my best friend. (Đó là bạn thân của tôi.)
Đại từ chỉ định làm tân ngữ
I’ll never forget those. (Tôi sẽ không bao giờ quên những điều đó.)
I didn’t ask for this. (Tôi không yêu cầu điều này.)
Đại từ chỉ định đứng sau giới từ (trong cụm giới từ)
Can you tell me the effects of this cosmetic? (Bạn có thể cho tôi biết tác dụng của
loại mỹ phẩm này không?)
List the ingredients in that dish (Liệt kê các thành phần trong món ăn đó.)
5.2 Cách dùng đại từ chỉ định
Có tất cả 4 đại từ chỉ định trong tiếng Anh, đó là: this, that, these, those.
Dưới đây là cách dùng tổng quát của các đại từ chỉ định:
Đi với danh từ Đi với danh từ số
Khoảng cách
số ít nhiều
These (những cái
This (này) Gần
này)
Those (những cái
That (kia, đó) Xa
kia)
VI. Đại từ tân ngữ - Object pronouns: “it”& “them”
Khi đại từ nhân xưng đứng ở sau động từ (có khi đứng tận cuối câu) chúng ta sẽ
không dùng I, He, She, We, They mà dùng những từ sau:
Đại từ (Subject) Túc từ (Object)
I me
You you
He him
She her
It it
We us
They them
6.1 Ví trị của Đại từ tân ngữ
Đại từ tân ngữ đứng sau động từ chính của câu và đóng vai trò làm tân ngữ trực
tiếp hoặc gián tiếp (là đối tượng chịu tác động của chủ ngữ)
Ví dụ: My father bought me a new watch.
Ngoài ra, khi thay thế cho chủ ngữ chỉ vật, ta dùng 2 đại từ tân ngữ là It và Them.
Trong đó:
It - dùng để thay thế cho ngữ số ít
Them - dùng để thay thế cho chủ ngữ số nhiều
VII. Danh từ đếm được và danh từ không đếm được - Countable &
uncountable nouns
Trong tiếng Anh có 2 loại danh từ là danh từ đếm được (Countable Noun) và danh
từ không đếm được (Uncountable Noun).
Danh từ không đếm được: Ví dụ: tea (trà), water (nước), sugar (đường)...
Danh từ đếm được: danh từ đếm được gồm cả danh từ số ít và danh từ số nhiều:
Danh từ số ít chỉ một người hay một vật. Danh từ số nhiều chỉ hai người hoặc hai
vật trở lên.
- Cách thành lập số nhiều cho danh từ đếm được: bỏ a thêm s vào sau danh từ
Ví dụ: a book thành books
+ Riêng các danh từ tận cùng là –s, -sh, -ch, -x thì ta thêm es
Ví dụ: bus thành buses
+ Những danh từ tận cùng là y và trước y là một phụ âm thì ta phải
đổi y thành i rồi thêm es
Ví dụ: a fly thành flies
+ Với các danh từ có tận cùng là phụ âm + o thì ta phải thêm es khi chuyển danh từ
này sang số nhiều.
Ví dụ: Potato thành potatoes
- Các danh từ đặc biệt khi chuyển sang số nhiều:
Số ít Số nhiều
a woman(một người women(những người phụ
phụ nữ)
a man(một người
nữ )
đàn ông)
men(những người đàn
a foot (một bàn
ông)
chân)
feet (những bàn chân)
a tooth (một cái
teeth (những cái răng)
răng)
mice (những con chuột)
a mouse (một con
children (những đứa trẻ)
chuột)
leaves (những chiếc lá)
a child (một đứa trẻ)
wives (những bà vợ)
a leaf (một chiếc lá)
a wife (một bà vợ)
- Một số danh từ đếm được có chung hình thái cho cả hai dạng số ít và số
nhiều
Ví dụ: fish; sheep
- Một số danh từ chỉ có hình thái ở số nhiều: trousers, glasses

VIII. Mạo từ A/ An/ The trong tiếng Anh


Mạo từ là những từ đứng trước danh từ, giúp người đọc biết được đó là danh từ xác
định hay chưa xác định.
Trong tiếng Anh, Mạo từ (article) được chia làm 2 loại: Mạo từ xác định (definite
article) “The” và Mạo từ không xác định (Indefinite artcile) gồm “a, an”.
8.1. Mạo từ A trong tiếng Anh
Chúng ta dùng A trước các từ bắt đầu bằng một phụ âm hoặc một nguyên âm có
âm là phụ âm. Ngoài ra chúng bao gồm một số trường hợp bắt đầu bằng u, y, h.
Ví dụ: a day, a night, a banana, a university; a uniform;
8.2. Mạo từ An trong tiếng Anh
Mạo từ An được dùng trước những từ bắt đầu bằng nguyên âm (dựa theo cách phát
âm, chứ không dựa vào cách viết).
Ví dụ: an apple; an aircraft, an egg, an object, an uncle, an umbrella
Ví dụ 1 số từ bắt đầu bằng âm câm: an heir, half an hour.
8.3. Mạo từ The trong tiếng Anh
The được dùng khi danh từ chỉ đối tượng được cả người nói lẫn người nghe biết rõ
đối tượng nào đó: đối tượng đó là ai, cái gì.
IX. Giới từ chỉ vị trí - Preposition of place
- Giới từ chỉ vị trí thường đứng sau động từ tobe và đứng trước danh từ.
(The) + Danh từ + be + giới từ + nơi chốn
- Một số giới từ chỉ vị trí phổ biến bao gồm:
9.1. above /əˈbʌv/: bên trên, phía trên
- We are flying above the clouds. (Chúng tôi đang bay trên những đám mây)
9.2. between /bɪˈtwiːn/: ở giữa
- between A and B
- I sat down between Jo and Diana. (Tôi ngồi giữa Jo và Diana)
9.3. behind /bɪˈhaɪnd/: đằng sau
- Who's standing behind Jan? (Ai đang đứng đằng sau Jan vậy?)
9.4. under /ˈʌndə(r)/: bên dưới
- The dog is under the bed. (Con chó đang ở dưới gậm giường.)
9.5. in /ɪn/ bên trong
- Your gift is in the box. (Món quà của bạn ở trong hộp.)
9.6. in front of /ɪn/ /frʌnt/ /ɒv/ ở đằng trước
- The bus stops right in front of our house. (Xe buýt dừng ngay trước ngôi nhà.)
9.7. next to /nɛkst/ /tuː/ bên cạnh
- We sat next to each other. (Chúng tôi ngồi kế bên nhau)
9.8. on /ɒn/ bên trên
- Put it down on the table. (Hãy để nó xuống lên trên bàn)
9.9 near /nɪə/
gần, không cần chính xác khoảng cách và cũng không hẳn sát bên cạnh
- His house is very near. (Nhà anh ta ở ngay gần đây thôi.)
X. Câu mệnh lệnh - Imperatives
10.1. Câu mệnh lệnh khẳng định
Cấu trúc: V nguyên thể
Khi muốn người nghe thực hiện một hành động nào đó, chúng ta dùng một động
từ nguyên thể mà không cần chủ ngữ. Dạng câu này là phổ biến nhất trong các
dạng câu yêu cầu, mệnh lệnh và thường được lên giọng ở cuối câu.
Ví dụ: Sit down, please (ngồi xuống)
10.2. Câu mệnh lệnh phủ định
Cấu trúc: Do not/ Don’t + V nguyên thể
Ví dụ: Don't forget to feed the cat. (Đừng quên cho mèo ăn).
XI. Giới từ chỉ thời gian - Prepositions of time
at ( lúc, vào lúc) dùng cho thời gian trong ngày và vào những ngày lễ
Eg: at 5 o’clock, at 11:45, at midnight, at Christmas
on ( vào) dùng cho ngày, ngày tháng, ngày tháng năm và các ngày cụ thể
Eg: on Wednesday, on 15 April, on 20 July 1992, on Christmas day, on Friday
morning, on my birthday
in ( trong, vào) dùng cho tháng năm mùa thế kỷ và các buổi trong ngày (ngoại trừ
at night)
Eg: in 1998, in September, in March 1999, in the winter, in the 21st century, in the
1970s, in the morning
after: sau, sau khi
Eg: shortly after six ( sau sáu giờ một chút), after lunch, half after seven in the
morning (nữa tiếng sau bảy giờ vào buổi sáng), I’ll see you after the meeting
before: trước, trước khi
Eg: before lunch, two days before Christmas, the day before yesterday, She
regularly goes for a run before breakfast
between: giữa hai khoảng thời gian
Eg: between 6 pm and 8 am, between Monday and Friday, I’m usually free
between Tuesday and Thursday.
XII. Thì quá khứ đơn - The past simple
1. Cách dùng Thì quá khứ đơn
Một hành động đã xảy ra và đã hoàn tất ở thời gian xác định trong quá khứ
Diễn đạt một hành động xen vào một hành động đang diễn ra trong quá khứ
Dùng để nói về 1 thói quen thường làm trong quá khứ nhưng hiện tại không còn
làm nữa (thường dùng với "used to")
2. Công thức thì quá khứ đơn
a. Động từ Tobe -> was/ were
(+) S + was / were …..
(-) S + was not / were not ..
(?) Was / Were + S + …..?
b. Động từ thường
(+) S + Ved/ V bất quy tắc …
(-) S + did not / didn’t + V
(?) Did + S + V (nguyên thể)…?
Wh + did + S + V (nguyên thể)..?
3. Dấu hiệu nhận biết thì quá khứ đơn
- Yesterday
- Yesterday + N: yesterday morning/ afternoon/evening
- Ago: (two days, three weeks) ago
- last + N : (year, month, week)
- in (2002, June)
- from (March) to (June)
- in the (2000s, 1980s…)
- in the last century
- in the past
XIII. Should/ Shouldn't
1. Cách dùng
- Đưa ra lời khuyên hay ý kiến.
You look tired. You should take a rest. Em trông mệt mỏi lắm, em nên nghỉ ngơi
đi thôi
- Diễn tả trách nhiệm và nhiệm vụ 1 cách lịch sự
You shouldn’t listen to the music in class. Em không được nghe nhạc trong lớp
You should be here at 8a.m tomorrow. Cậu nên có mặt ở đây lúc 8 giờ sáng mai
- Diễn tả lời khuyên và đề xuất
What should I do when I meet him? Tớ nên làm gì khi gặp anh ấy?
You shouldn’t eat too much sugar. It’s not good for your health. Con không nên
ăn quá nhiều đường. Không tốt cho sức khỏe đâu
- Diễn tả một sự việc không hợp lý hoặc không theo ý muốn của người nói.
I wonder where Nam is. He should be here by now. Tôi tự hỏi Nam đang ở đâu.
Lẽ ra cậu ấy nên ở đây lúc này chứ.
- Dự đoán về một chuyên gì đó có khả năng sẽ xảy ra.
There should be a very big crowd at the party. Mary has so many friends. Chắc là
sẽ có rất nhiều người đến tham gia buổi tiệc bởi vì Mary có rất nhiều bạn.
2. Cấu trúc
(+) S + should + V-bare inf
(-) S + shouldn’t + V-bare inf
(?) Should + S + V-bare inf?
Eg: Students should wear uniform. Học sinh nên mặc đồng phục.
He shouldn’t smoke here. Anh ấy không nên hút thuốc ở đây.
XIII. Can/ Can't
Can: có thể, chỉ khả năng, năng lực
Can’t (Can not): không thể, không có khả năng
1. Cách dùng
- dùng để diễn tả khả năng có thể/ không thể xảy ra trong thực tế.
My mother can run very fast. Mẹ tôi có thể chạy rất nhanh.
- dùng để diễn tả sự cho phép hoặc không cho phép làm điều gì đó.
2. Cấu trúc
(+) S + Can + Vinf…
(-) S + Can’t (Can not) + Vinf…
(?) Can + S + Vinf...
XIV. Thì tương lai đơn - The Future Simple
1. Cách dùng
- Diễn tả một quyết định hay một ý định nhất thời nảy ra ở thời điểm nói. Có từ tín
hiệu chỉ thời gian trong tương lai
- Diễn đạt một dự đoán không có căn cứ
- Đưa ra lời yêu cầu, đề nghị, lời mời
2. Công thức thì tương lai đơn
(+) S + will/shall + V-inf
Ví dụ: I will buy a pink cake tomorrow.
(-) S + will/shall + not + V-inf
Ví dụ: I won’t come your birthday party tomorrow.
(?) Will/Shall + S + V-inf ?
Ví dụ: Will you visit your grandparents tomorrow?
3. Dấu hiện nhận biết
In + (thời gian): trong bao lâu (in 5 minutes: trong 5 phút)
Tomorrow: ngày mai
Next day/ next week/ next month/ next year: ngày tới, tuần tới, tháng tới, năm tới.
Soon: sớm thôi
XV. Từ chỉ số lượng bất định - Indefinite quantifiers
1. A lot of - lots of (nhiều): dùng trong câu xác định với cả danh từ đếm được và
không đếm được. Thường dùng trong câu khẳng định.
Ex: We need a lot of/ lots of pens and pencils.
2. Many (nhiều): được dùng ở câu phủ định và nghi vấn.
Many: đứng trước danh từ đếm được, số nhiều.
Ex: Hoa doesn't have many friends in Ha Noi.
Do you have many English books?
3. A few (một ít): thường đi với danh từ đếm được số nhiều và có thể được dịch là
"một vài"
Ex: I need to buy a few eggs.
4. Some (một vài): dùng được với cả danh từ đếm được số nhiều và danh từ không
đếm được, vì thế nó có thể được dịch là "một ít, một vài" .
Ex: She is holding some flowers.

XVI. Câu điều kiện loại 1 trong tiếng Anh


Câu điều kiện loại 1 thường dùng để đặt ra một điều kiện có thể có thật (ở hiện tại
hoặc tương lai) với kết quả có thể xảy ra.
Cấu trúc:
If + S + V(s/es), S + will/ can/ shall + V(nguyên mẫu)
Ví dụ: If I get up early in the morning, I will go to work on time.
II. Câu so sánh hơn lớp 6
So sánh hơn là cấu trúc so sánh giữa 2 hay nhiều vật/người với nhau về 1 hay 1 vài
tiêu chí.
1. So sánh hơn với tính từ ngắn/ trạng từ ngắn
Cấu trúc:
S1 + adj/adv-er + than + O/ N/ Pronoun/ S2 + Auxiliary V
Trong đó:
S1: Chủ ngữ 1 (Đối tượng được so sánh)
S2: Chủ ngữ 2 (Đối tượng dùng để so sánh với đối tượng 1)
Ví dụ:
- This book is thicker than that one.
- They work harder than I do. = They work harder than me.
2. So sánh hơn với tính từ dài và trạng từ dài
Cấu trúc:
S1 + more + adj/adv + than + O/ N/ Pronoun/ S2 + Auxiliary V
Ví dụ:
- He is more intelligent than I am = He is more intelligent than me.
- My friend did the test more carefully than I did = My friend did the test more
carefully than me.
Lưu ý:
So sánh hơn được nhấn mạnh bằng cách thêm much hoặc far trước hình thức so
sánh
Ví dụ: My house is far more expensive than hers.
3. Cách thêm đuôi ER vào tính từ/ trạng từ so sánh hơn
– Với tính từ có 1 âm tiết: long, short, tall,… chỉ việc thêm er
– Tính từ/ Trạng từ kết thúc bằng e => chỉ việc thêm r để tạo thành dạng so sánh
hơn
– Tính từ/ Trạng từ kết thúc bằng phụ âm y –> ta đổi y thành i
Ví dụ: Happy => happier; dry => drier
– Tính từ/ Trạng từ kết thúc có dạng phụ âm + nguyên âm + phụ âm => gấp đôi
phụ âm cuối rồi thêm đuôi er
Ví dụ: big - bigger; hot - hotter
– Tính từ/ Trạng từ kết thúc bằng ow, er => thêm đuôi er
Ngoại lệ: guilty, eager dùng với more vì là tính từ dài
+ Một số tính từ và trạng từ biến đổi đặc biệt khi sử dụng so sánh hơn.
Các trường hợp bất quy tắc:
Trường hợp So sánh hơn
Good/ well Better
Bad/ badly Worse
Many/ much More
Little Less
Farther (về khoảng cách)
Far
Further (nghĩa rộng ra)
Near Nearer
Late Later
Older (về tuổi tác)
Old
Elder (về cấp bậc hơn là tuổi tác)
XVII. Câu so sánh hơn nhất
So sánh hơn là cấu trúc dùng để so sánh người (hoặc vật) với tất cả người (hoặc
vật) trong nhóm.
1. So sánh nhất với tính từ ngắn/ trạng từ ngắn
Cấu trúc:
S + to be + the + adj/adv-est + Noun/ Pronoun
Ví dụ:
My mom is the greatest person in the world.
2. So sánh nhất với tính từ dài và trạng từ dài
Cấu trúc:
S + to be + the most + adj + Noun/ Pronoun
Ví dụ:
Linda is the most intelligent student in my class.
3. Cách thêm đuôi EST vào tính từ/ trạng từ so sánh nhất
– Với tính từ có 1 âm tiết: long, short, tall,… chỉ việc thêm est
– Tính từ/ Trạng từ kết thúc bằng e => chỉ việc thêm r để tạo thành dạng so sánh
hơn
– Tính từ/ Trạng từ kết thúc bằng phụ âm y –> ta đổi y thành i
Ví dụ: Happy => happiest; dry => driest
– Tính từ/ Trạng từ kết thúc có dạng phụ âm + nguyên âm + phụ âm => gấp đôi
phụ âm cuối rồi thêm đuôi est
Ví dụ: big - biggest; hot - hottest
– Tính từ/ Trạng từ kết thúc bằng ow, er => thêm đuôi est
Ngoại lệ: guilty, eager dùng với the most vì là tính từ dài
+ Một số tính từ và trạng từ biến đổi đặc biệt khi sử dụng so sánh hơn.
Các trường hợp bất quy tắc:
Trường hợp So sánh nhất
Good/ well the best
Bad/ badly the worst
Many/ much the most
Little the least
the farthest/ (về khoảng cách)
Far
the furthest (nghĩa rộng ra)
the oldest (về tuổi tác)
Old
the eldest (về cấp bậc hơn là tuổi tác)

You might also like