You are on page 1of 4

4.

Công nghệ và phát triển bền vững (Linh)


4.1. Công nghệ được sử dụng khi triển khai dự án? Mô tả khái quát, đưa số liệu
chứng minh về tính khả thi, tính hiệu quả khi áp dụng công nghệ này vào dự án.
4.1.1. Công nghệ SOMA: Công nghệ quét và mô phỏng hình ảnh cơ thể người 3D
Để có được một hệ thống thử áo quần online hiệu quả, trước hết cần có một công nghệ mô
phỏng hình ảnh với từng cơ thể người phù hợp. Một trong những công nghệ nổi bật hiện
nay đó là công nghệ SOMA của Body Labs.
Công nghệ SOMA, viết tắt là Shape Ontology Mapping Architecture, là một nền tảng trí
tuệ nhân tạo AI do công ty khởi nghiệp công nghệ Body Labs (có trụ sở tại New York,
Hoa Kỳ) phát hành, có khả năng phân tích, nhận dạng và mô phỏng cơ thể người 3D
thông qua các chỉ số hoặc hình ảnh thực tế. Công nghệ này cho phép người dùng chuyển
đổi “hình ảnh của con người thành các ký tự 3D hoặc môi trường tương tác”.
Công nghệ SOMA với khả năng mô phỏng hình dáng con người 3D với những tính năng
nổi trội:

Ảnh: SOMA và một số tính năng đặc biệt của nó


Đầu tiên, người dùng phải nhập dữ liệu đầu vào dưới dạng ảnh 2D, video hoặc quét 3D
của cơ thể người. Sau đó, SOMA sẽ sử dụng các thuật toán học máy để phân tích dữ liệu
đầu vào và tạo ra mô hình 3D của cơ thể người: SOMA xác định các bộ phận cơ thể chính
rồi tạo ra mô hình 3D của cơ thể người dựa trên dữ liệu đầu vào, cuối cùng SOMA sẽ
thêm chi tiết cho mô hình 3D, chẳng hạn như da, tóc và quần áo.
Dựa vào kích thước số đo hoặc hình ảnh mà người dùng cung cấp, SOMA sẽ cho ra
những mô hình mô phỏng chất lượng. Công nghệ SOMA hiện đang được ứng dụng rộng
rãi và được phát triển bởi nhiều doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới. Một trong số đó là
Amazon, Amazon đã mua lại Body Labs, với ý tưởng sẽ kết hợp công nghệ SOMA và
Echo Look để thực hiện kế hoạch mở rộng lĩnh vực thời trang của mình.
4.1.2. Ứng dụng công nghệ AR để ướm thử quần áo lên các mô hình mô phỏng cơ
thể.
Công nghệ AR (Augmented Reality - Thực tế Tăng cường) được hiểu là công nghệ thực
tế ảo tăng cường được nhà sản xuất phát triển dựa trên công nghệ VR. Thực tế tăng cường
tập trung vào việc kết hợp giữa thế giới thật với thông tin ảo. Công nghệ AR có thể được
ứng dụng để hỗ trợ quá trình mua sắm trực tuyến, ướm thử quần áo cũng như ướm thử các
phụ kiện lên mô hình mô phỏng cơ thể.
Bằng việc ứng dụng công nghệ AR, một phòng thay đồ ảo sẽ được tạo ra với vô vàn
những mẫu quần áo được hiển thị. Khi người dùng chọn một bộ áo quần muốn ướm thử,
công nghệ thực tế ảo AR sẽ cho ra kết quả ngay lập tức:
Việc áp dụng công nghệ AR mang lại nhiều tiềm năng phát triển dự án. Bởi lẽ AR đã
được phát triển và ứng dụng thành công trong lĩnh vực thời trang, thu về lượng doanh thu
nổi bật. Theo Statista, một số ứng dụng trở thành hiện thực với công nghệ AR mang lại
tiềm năng to lớn với ước tính trị giá thị trường là 18 tỷ USD năm 2023.
Theo dự báo của Markets and Markets, giá trị thị trường có thể đạt đến 72,7 tỉ USD vào
năm 2024 với các tên tuổi đầu ngành như Google, Microsoft, Apple, Facebook, Infinity
Augmented Reality, Samsung Electronics, Magic Leap, Vuzix, Niantic...
4.2. Dự án giải quyết mục tiêu bền vững nào? (có thể dựa vào 17 mục tiêu của Liên
hợp quốc). Tại sao lại lựa chọn giải quyết những mục tiêu đó?
Từ việc hình thành ý tưởng và lên kế hoạch để thực hiện dự án, nhóm chúng tôi luôn lồng
ghép ý nghĩa của dự án trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.
Dự án “Ướm thử trang phục online” sẽ có tiềm năng đáp ứng được một số mục tiêu bền
vững tiêu biểu:
1. Mục tiêu 8: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn, rộng mở và bền vững, tạo việc
làm đầy đủ và năng suất, tạo công việc tốt cho tất cả mọi người
Dự án “Ướm thử trang phục online” có thể giúp người dùng chọn được sản phẩm ưng ý
một cách nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm được thời gian cũng như công sức. Bởi vậy,
nhóm chúng tôi tin rằng dự án sẽ trở nên phổ biến và được áp dụng rộng rãi ở mọi lứa
tuổi, mọi khu vực,... Việc nhanh chóng thu hút được người dùng sẽ giúp cho các doanh
nghiệp kinh doanh thời trang nâng cao doanh thu. Dự án “ướm thử online” giúp người
tiêu dùng mua sắm trực tuyến dễ dàng và tiện lợi hơn, từ đó thúc đẩy tăng trưởng doanh
thu cho các doanh nghiệp kinh doanh thời trang. Đồng thời, nó còn giúp giảm tối đa chi
phí sản xuất và bán hàng (chi phí sản xuất hàng mẫu áo quần thử, chi phí vận chuyển
hàng hóa, tiết kiệm được chi phí may sản phẩm dư thừa; giảm được tỉ lệ đổi trả hàng), từ
đó thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh mẽ, bền vững.
Không chỉ vậy, dự án còn giúp mở rộng cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp thời
trang và khuyến khích sự sáng tạo trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Khi ứng dụng “Ướm thử trang phục” trở nên phổ biến, nhu cầu về nguồn nhân lực trong
các lĩnh vực như thiết kế 3D, lập trình phần mềm, và marketing sẽ ngày một tăng nhanh
chóng, tạo cơ hội việc làm cho nhiều người trong nhiều lĩnh vực.
2. Mục tiêu 12: Đảm bảo các mô hình tiêu dùng và sản xuất bền vững.
Thứ nhất, dự án giúp bảo vệ môi trường, sản xuất thân thiện, giảm thiểu rác thải
Đặc biệt, việc người dùng được ướm thử quần áo online một cách nhanh chóng sẽ giúp
giảm thiểu rác thải dệt may (may thừa các sản phẩm,..) Theo nghiên cứu của Global
Fashion Agenda năm 2020: Ướm thử quần áo có thể giảm lượng hàng đổi trả lên đến
40%, tương đương với 700 triệu tấn khí thải CO2 mỗi năm.
Khi lượng sản phẩm được sản xuất ra với số lượng hợp lí, không dư thừa, nó sẽ giúp
doanh nghiệp sản xuất tiết kiệm tài nguyên, năng lượng và chi phí. Bởi lẽ theo nghiên
cứu, ngành dệt may tiêu thụ một lượng nước tương đối lớn, khoảng 93 tỷ mét khối nước
mỗi năm (Theo Nghiên cứu của Ellen MacArthur Foundation năm 2017). Việc hạn chế
được việc sản xuất áo quần dư thừa sẽ giúp bảo vệ hệ sinh thái nguồn nước, tiết kiệm
năng lượng sản xuất. Theo ước tính của Amazon, ướm thử ảo giúp họ tiết kiệm 1,5 tỷ
gallon nước mỗi năm. Một mô hình sản xuất bền vững được hình thành từ đó.
Thứ hai, dự án giúp xây dựng và phát triển mô hình tiêu dùng bền vững, nâng cao
nhận thức người dùng.
Thời điểm hiện tại, số lượng khách mua áo quần trực tuyến đang tăng trưởng nhanh hơn
bao giờ hết. Trong đó, theo khảo sát của PwC năm 2021 cho thấy 73% người tiêu dùng
Gen Z quan tâm đến tính bền vững khi mua sắm. Việc có thể ớm thử online có thể giúp
người tiêu dùng đưa ra lựa chọn mua sắm thông minh hơn, vừa tiết kiệm được thời gian
ướm thử quần áo, vừa lựa chọn được sản phẩm nhanh chóng và phù hợp, giảm thiểu việc
mua sắm lãng phí.
Mô hình tiêu dùng bền vững sẽ ngày càng phổ biến ở mọi lứa tuổi, và phát triển mạnh mẽ
thông qua dự án này.

You might also like