You are on page 1of 7

Tự tử ờ trẻ vị thành niên (VTN) đang là vấn đề bức xúc đối với sức khỏe của

cộng đồng và sự phát triển của đất nước. M ục tiêu: Tìm hiểu quan điểm của cộng :
đồng về hiện tượng tự tử ở trẻ VTN, đề xuất các giải pháp hỗ ừợ ngăn chặn và can ;
thiệp hành vi tự tử ở trẻ VTN. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân
tích. Cỡ mẫu trong nghiên cứu là 200 người, tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng
phiếu phỏng vấn. Đối tượng được phỏng vấn bao gồm các trẻ VTN và thanh niên,
nhóm các bậc phụ huynh và nhóm các nhà chuyên môn: giáo viên, cảnh sát, cán bộ
y tế. Kết quả: Có 200 người sống ở TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang tham gia nghiên
cứu. Khi được hỏi rằng có biết ai đó đã từng nói đên tự tử hay thực sự có hành vi tự
tử ở trẻ VTN, 40% trả lời đã từng biết đến nhóm người đó, 75% trả lời là giói nữ dê
có nguy cơ tự tử hơn. Trong các yếu tố thúc đẩy trẻ VTN tụ- tử: bất hòa trong gia
đình 80%, sức ép của việc học hành 79%, đồ vỡ trong tình cảm 70%. Khi được hỏi
biện pháp hạn chế hành vi tự tử của trẻ VTN: 80% cho rằng cần giúp trẻ có những
kỹ năng sống thích hợp, 75% giúp trẻ biết cách làm chủ cảm xúc, 80% giáo dục trẻ
tự lập. v ề các biện pháp để giới trẻ có thể gặp nhau, chia sẻ kinh nghiệm, các biện
pháp có hiệu quả là: mail 40%, tư vấn qua điện thoại 90%, thảo ỉuận nhóm 60%, tư
vấn trực tiếp 38%, diễn đàn 45%, viết íhư 80%, khác 12%. Nhận định về các nhà
chuyên môn có thể giúp trẻ vượt qua ý định tự tử: cha mẹ 90%, thây cô 85.%, cán
bộ y íế 49%, chuyên viên tâm lý 80%, cán bộ đoàn thê 82%, công an, cảnh sát 10%.
Kiến nghị: c ầ n có những nghiên cứu sâu hơn về hiện tượng tự từ ở trẻ VTN. Các
biện pháp phòng chống: Phát triển các dịch vụ tư vấn qua điện thoại, xây dựng tô
chức đoan thể cho giới trẻ thật sự lớn mạnh, giới trẻ tham gia vào các diễn đàn
phòng chống tự tử, cha mẹ, thầy cô ... quan tâm, gần gũi, nói chuyện với con cái về
các vấn đề trong cuộc sống, giúp trẻ vượt qua những khó khăn và ngăn ngừa ý định
tự tử, phát triển nhiều nhóm chuyên gia tư vấn được đào tạo về những vấn đề mà
giói trè hay gặp, nguyên nhân và các biện pháp hỗ trợ giói trẻ trong mọi hoàn cảnh.

ABSTRACT

STUDY O F C O M M U N ITY ’S V IEW PO IN T ON SU ICIDE AM ONG


ADOLESCENTS
Ta Van Tram
Tran Thanh Hai
Suicide among adolescents is considered as a burning problem for community
health and national development. Objects: To study o f community’s viewpoint on
suicide among adolescents, propose appropriate solutions for prevention and
intervention o f adolescent’s suicide. Methodology* Descriptive cross-sectional
study with analysis. Sample size for study: 200 persons. The key study methods

5 B ệnh viện đa khoa T iền G iang

185
were interviewing with a questionaire form among the youth, parent, experts:
teachers, police, health care workers. Results: As many as 200 persons living in the
My Tho City, Tien Giang Provine were involved in the study. When were asked
wether they knew anyone mentioning suicide or performing suicidal behavior, 40%
gave answers that they have known someone in that group 75% o f them said that
female had a higher rate than male. Factor promoting the attempting suicide 80%
conflict with their parent 79% pressure in learn study 70% break up with affection.
Upon being asked how they could control on suicide among adolescents 75% help
adolescents to overcome difficulties and prevent suicidal attempts 80% help them to
have appropriate hvs skills 60% educate them to have â seiVina.de life. Upon being
asked which method was effective for sharing personal experiences: mail 40%,
telephone counseling 90%, direct counseling 38%, counseling service forum 45%,
exchange letters 80%. Who experts were to help them to overcome difficulties and
prevent suicide attemps: parent 90%, teacher 85%, police 10%, health care worker
49%, experts o f psychology 80%. Recommendations: More in-depth studies on
suicidal intention among adolescents should be conducted.
- Telephone counseling service should be made available.
- Organization attracting involvement o f the youth should be established such
the youth union.
- The youth members should be get involved in forum on prevent suicidal
attempts among adolescents.
- Parent, teacher,... should be closer and talk to children about issues in life and
help them to overcome difficulties and prevent suicidal attempts.
- Establishing one or more advisory groups who have been given training on
frequently met problems among the youth, causes, and solutions so as to support the
youth in those challenging circumstances.

Tự tử ở ừẻ vị thành niên (VTN) đang là vấn đề bức xúc đối với sức khỏe của
cộng đông và sự phát triển của đất nước. Ngày naỵ, dịch tễ học hiện đại quan niệm
tự tử là vấn đề chính trong y tế công cộng. Xét về mặt cấp độ, tụ- tử được chia ra
làm 3 giai đoạn: ý tưởng tự tử, toan tụ- tử và tự' tử. Những hành vi tự tử gây ra nguy
hiêm cho nạn nhân, thường để lại nhiều di chứng trên cơ thể và tãm ỉý lâu dài. Ở lứa
tuổi VTN, tự tủ' là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đau. v ấ n đề này
ngày càng có xu hướng gia tăng và trở thành một vấn đề sức khỏe quan trọng ơ
nhiêu quôc gia trên thế giới. Sự quan tâm đúng mức đến vấn đề tự tủ' ở trẻ VTN sẽ
là một tác động tích cực nhằm giảm tỉ lệ tử vong ở ỉứa tuổi này.
Nghiên cứu về quan điểm của cộng đồng đối với hiện tượng tự tử ở ỉứa tuồi
VTN tạo cơ hội đê lăng nghe tiêng nói của cộng đồng, đặc biệt của những người trẻ
để xác định rõ những vấn đề chính yếu đáng quan tam nhằm đặt những vấn đề này
vào bối cảnh của đất nước ta và sẽ là cơ sỏ’ để xây dựng kế hoạch hành động hỗ trợ
cho sự phát triển cùa thế hệ trẻ em và thanh niên VTN.
Chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu tìm hiểu quan điểm của cộng
đông vê hiện tượng tụ’ tử ở trẻ VTN, đề xuất các giải pháp hỗ trợ, ngăn chặn và can
thiệp hành vi tụ’ tử ở trẻ VTN.

186
2. ĐỔI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP N G H IÊN CỨU:
Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích. Cỡ mẫu trong nghiên cứu là 200
người, tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu phỏng vấn. Đối tượng được phỏng
vấn bao gồm các bạn trẻ VTN và thanh niên, nhóm các bậc cha mẹ và nhóm các nhà
chuyên môn: giáo viên, cảnh sát, cán bộ y tế, cán bộ đoàn thể.

3. K ÉT QUẢ:
Bang ỉ: Đối tượng tham gia phỏng vấn

Đối tượng n Tỉ lệ %
Trẻ VTN 90 45%
Cha mẹ trẻ VTN 80 40%
Nhà chuyên môn 30 ỉ 5%
Tổng cộng 200 100%

Bang 2: Quan điếm về tự tử VTN

n Tỉ ỉệ %
Từng biết đến người có hành vi tự tử 80 40%
Từng đề cập đến chuyện tự tử hay đã từng tiến
20 10%
hành tự tử
Giới dễ có nguy cơ tự tử
- Nam 50 25%
- Nữ 150 75%

Bang 3: Yếu tố thúc đẩy tự tử VTN

Yếu tố n Tỉ lệ %
Bất hoà trong gia đình 160 80%
Sức ép của việc học hành 158 79%
Đồ vỡ trong tình cảm 140 70%

Bang 4: Các biện pháp hạn chế hành vi tự tử VTN

Biện pháp n Tỉ iệ %
Giúp trẻ có lối sống thích hợp 160 80%
Giúp trẻ biết làm chủ cảm xúc 150 75%
Giáo dục trẻ tự lập 160 80%

187
Bang 5: Các phương tiện chia sẻ kinh nghiệm
Phương tiện n Tỉ lệ %
Mail 80 40%
Tư vân qua điện thoại 180 90%
Thảo luận nhóm 120 60%
Tư vấn trực tiếp 76 38%
Diên đàn 90 45%
Viêt thư 160 80%

Bang 6: Cấc nhà chuyên môn giúp trẻ vượt qua tự tử


Nhà chuyên môn n Tỉ lê %
Cha mẹ 180 90%
Thây cô 170 85%
Cán bộ y tê 98 49%
Chuyên viên tâm lý 160 80%
Cán bộ đoàn thê 164 82%
Công an, cảnh sát 20 10%

4. BÀN LUẬN:
1/ Khi được hỏi rằng có biết ai đó đã từng nói đến tự tó hay thật sự có hành vi
tụ’ tử, có đến 80 người (chiếm 40%) trả lời đã tòng biết đến những người thuộc
nhóm này. Trong mọi trường họp, người từng đề cập đến chuyện tự từ hay đã từng
thật sự tiến hành tự tử đều thuộc nhóm tuồi trẻ VTN và thanh niên (tò 10-24 tuổi).
Qua kết quả này, cho chúng ta thấy tự tử trong thanh thiếu niên đang là một vấn đề
nồi cộm được nhiều người trong cộng đồng quan tâm.
Tại Pháp, tự tử là nguyên nhãn gãy chết người đứng hàng thứ 2 (sau tai nạn
giao thông) ở những người từ 15-24 tuối và cứ mỗi ngày lại có 7 người trong độ
tuồi từ 7-34 chết vì tự tử. Cũng theo thống kê, mỗi năm có khoảng 12.000 người
chết vì tự tử, tức mỗi giờ có hơn 1 trường hợp tụ- tủ’ và 160.000 trường hợp có ý
định tự tủ’. Con số này chưa phản ánh đúng thực tế bởi theo đánh giá của ủ y ban
Quốc gia về sức khỏe cộng đồng của Pháp, con số thống kê tự tà thường thấp hơn
20% so với thực tế. Tại Mỹ} tự tử cũng là nguyên nhân đứng hàng thứ 3 trong các
nguyên nhân gây tử vong ở thanh thiếu niên. Nhật Bản cũng phải đau đầu trước vấn
nạn tự tử tập thể đang gia tăng nơi giới trẻ mà Internet là phương tiện để họ hẹn hò
nhau cùng tụ' từ.
Ở nước ta, tự tử ở trẻ VTN rất thường gặp trong đòi sống xã hội và là nguyên
nhân gây tử vong đáng tiếc, đề lại nhiều hậu quả không lường.
2/ v ề nguyên nhân: cho đến lúc này khó có thể nêu ra được một cách thuyết
phục đâu là nguyên nhân khiến các bạn trẻ VTN kết thúc sớm cuộc đời mình. Tuy
nhiên, những đặc trưng tâm lý, nhân cách của trẻ có nhiều thay đồi trong giai đoạn
dậy thì, nếu sống trong một môi trường không tích cực trẻ dễ bị tồn thuơng tâm lý.
Các bạn trẻ VTN có thể bất chấp tất cả để được “sống như mình muốn” và lúc đó tự
tử có thê xảy ra. Trong nghiên cứu của chúng tôi, các yêu tô thúc đây bao gôm: bât
hòa trong gia đình, sức ép của học hành, đổ vỡ trong tình cảm ...

188
- Yếu tổ gia đình: hiện nay có 3 định kiến gia đình đang tồn tại trong xã hội
Việt Nam ỉà độc đoán, thả lỏng, trung dung; ứng với 3 kiểu giáo dục khác nhau và
những kiểu giáo dục này mang lại những hiệu quả khác nhau nơi con cái. Nhiều
nghiên cứu cho thấy rằng, đa số các trẻ VTN có hành vi lệch lạc như tự tử... thường
xuât thân từ kiểu gia đình độc đoán hay thả ỉỏng.
+ Kiêu gia đình độc đoán, giữa cha mẹ và con cái là quan hệ bất bình đẳng và
không dân chủ, không có sự trao đổi, lắng nghe mà chỉ có một bên nói là cha mẹ và
một bên chỉ được nghe, chấp hành mệnh lệnh là con cái. Chính sự bất hòa này tạo
nên tính cách bi quan, chán nản, dễ bực tức, nóng nảy bất cần. Tức tối vì sự bất
công của cha mẹ, sự bất hòa của người thân; trẻ VTN bị ức chế lớn, vốn cô độc
trước những áp lực của học tập, những cám dỗ của xã hội và sự chấp nhận hay
không của bạn bè đồng lứ a... tất cả dễ đẩy trẻ VTN đến tự tử.
+ Trong kiếu gia đình thả lỏng, cha mẹ buông lỏng cho COĨ1 cái và chỉ chú tâm
thỏa mãn nhu cầu vật chất cho con cái, thiếu sự quan tâm chăm sóc và gần gũi, bỏ
mặc con cái muốn làm gì thì làm. Tuổi VTN là thòi kỳ rạng đông của đời người, ỉà
giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời, có nhiều điều kỳ diệu đến với tuồi VTN nhưng
cũng có những băn khoăn, bối rối, khó khăn phải vượt qua; do đó rất cần sự trợ lực
vả thông hiêu tù' những người xung quanh, đó ìà cha mẹ và người thân.
- về phía nhà trường: để thỏa mãn yêu cầu của cha mẹ là muốn con cái phải
học hành thật giỏi cộng với việc dạy chữ, dạy kiến thức là công việc chính của nhà
trường đã tạo một áp lực rất lớn vói các trẻ VTN. Các em đã không được quan tâm,
chú trọng việc trang bị những kỹ năng sống nên khi bị điểm kém, bị lưu ban, thi
rớ t... các em cảm thấy bất lực, không biết cách nào để vượt qua.
- Tinh cảm: đổ vỡ trong tình cảm bạn bè, thất tình, đồ vỡ trong tình yêu chưa
chín chắn... cũng là nguyên nhân chính làm trẻ VTN dễ tự tử. Trẻ VTN thường hay
lâm lân giữa tình yêu đích thực và tình bạn khác giới thân thiết, khi đã nhận ra, các
em thường thất vọng và đau khồ, thường không kiềm chế được cảm xúc, sự đam
mê, dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
3/ Các biện pháp hạn chế hành vi tự tử của trẻ VTN: 80% cho rằng cần
giúp trẻ có kỹ năng sống thích hợp, 75% giúp trẻ biết làm chủ cảm xúc, 80% giáo
dục trẻ sống tự lập. Nhân cách trẻ VTN được hình thành ỉà một quá trình lâu dài bị
tác động nhiều từ cha mẹ, người thân, bạn bè, thầy cô...D o vậy, việc giáo dục tính
tự lập cho trẻ ngay tò nhổ giúp trẻ chống đỡ với các yếu tố nguy cơ stress, vượt qua
khó khăn tâm lý của chính mình.
4/v ề các phương íiện để giới trẻ có thể gặp nhau, chia sẻ kinh nghiệm giúp
vượt qua hành vi tụ- tủ’: qua mail 40%, tư vấn qua điện thoại 90%, thảo luận nhóm
60%, tư vấn trực tiếp 38%, viết thư 80%.. .Phần lớn trẻ VTN tự tử là để phản kháng,
đê chông cự, đê trả thù lại những xung đột với gia đình, xã hội. Trẻ VTN tự tử là do
những phản ứng quá mức, nhất thời. Biết được điều này, các bậc cha mẹ, các nhà
tâm lý írẻ VTN cằn quan tâm đến diễn tiến tâm lý, hành vi của các em để kịp thời
can thiệp khi có bất ổn tâm lý. c ầ n tạo cho các em có một chỗ dựa khi gặp khó
khăn. Các em có thê giải tỏa tâm lý bằng cách chat, maiỉ cho người thân; tư vấn qua
điện thoại; tư vấn trực tiếp; tham dự diễn đàn... để giải stress.

189
5/ Q uan điểm của cộng đồng về các nhà chuyên môn có thể giúp trẻ vượt qua
ý định tự tử: cha mẹ 90%, thầy cô 85%, chuyên viên tâm lý 80%, cán bộ đoàn thể
82%, cán bộ y tế 49%, công an cảnh sát 10%. Kết quả này cho thấy rằng vai trò của
gia đình và nhà trường là rất quan trọng trong việc giúp trẻ vượt qua ý định tụ’ tử.
Gia đình là nơi định hướng nhân cách, sự hình thành các yếu tố tâm lý của trẻ. Nhà
trường là nơi đế trẻ có một kỹ năng sống thích họp; là nơi mà các em có thế tìm
được sự thông hiểu và định hướng qua những nhà giáo dục mà cụ thể là thầy cô.
Bên cạnh đó, các chuyên viên tâm lý với tầm hiếu biết của mình có nhiều khả năng
giúp các em giải toả được những áp lực tâm lý.
Vai trò của cán bộ y tế, công a n ... theo quan điểm của cộng đồng còn hạn chế.
Thực tế hiện nay, do các cán bộ y tế, công an... khi tiếp cận với các nạn nhân của
việc tự sát thường chỉ có nhiệm vụ chữa lành vết thương về thế chất mà không có sự
can thiệp của bác sĩ tâm lý hay những hỗ trợ kèm theo sau đó. Điều này, dẫn đến
một hậu quả là các em đã có hành vi tự tử thường hay lập lại hành vi đó sau này khi
gặp những vấn đề bất trắc trong cuộc sống.

5. KỂT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:


Qua nghiên cứu quan điểm của cộng đồng đối với hiện tượng tự tử của trẻ
VTN, chúng tôi nhận thấy:
- Tự tử VTN thực sự là vấn đề quan tâm đối vái sức khỏe cộng đồng.
- Trong các yếu tố thúc đẩy trẻ VTN tự tử, bất hòa trong gia đỉnh, sức ép của
việc học hành, đỗ vỡ trong tình cảm là những yếu tố chính
- Các biện pháp hạn chế hành vi tự tử ở trẻ VTN: cần giúp trẻ có kỹ năng
sống thích hơp, biết làm chủ cảm xúc, giáo dục trẻ có lối sống tự lập.
- Các nhà chuyên môn có thể giúp trẻ vượt qua ỷ định tự tử: cha mẹ, thầy cô,
chuyên viên tâm lý, cán bộ đoàn thể...
Có lẽ ngay từ bây giờ chúng ta cần quan tâm nhiều hơn nữa vấn đề tự tử trong
thanh thiếu niến nói riêng và trong toàn xã hội nói chung, bởi: “Tự tử luôn là một
thất bại; thất bại của bản thân ngưòi từ bỏ quyền sống của mình; thất bại của những
người xung quanh vì đã không biết nhìn thấy, không biết lắng nghe; thất bại của xã
hội vì đã không tạo ra được những phương tiện cần thiết để giúp đỡ, để cứu vớt
những người gặp bế tắc trong cuộc sống” như bà Dominique Gillot, người phụ trách
vấn đề sức khỏe và người khuyết tật của chính phủ Pháp đã phát biếu.
Qua nghiên cứu này, chúng tôi thấy rằng cần có những nghiên cún sâu hơn về
hiện tượng tự tử ở trẻ VTN và cần đấy mạnh các biện pháp phòng chống tự từ ở trẻ
VTN: phát triển các dịch vụ tư vấn; xây dựng tổ chức đoàn thể cho giới trè thật sự
lớn mạnh; giới trẻ tham gia vào các diễn đàn phòng chồng tự tử; cha mẹ, thầy cô
thật sự quan tâm, gần gũi, dạy dỗ con cái, học trò của mình; phát triển nhiều nhóm
chuyên gia tư vấn được đào tạo về những vấn đè giới trẻ hay gặp, nguyên nhân và
các biện pháp hỗ trợ giới trẻ trong mọi hoàn cảnh.

190
TÀÍ LIỆU TH A M KHẢO
1. Bộ Y tế. “Sức khỏe sinh sản vị thành niên”. Trong: Bác sĩ gia đình, Nhà xuất
bản Y học.
2. Cao Vũ H ùng (2007); “Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố ỉỉên quantrong bệnh
rối loạn trầm cảm tuổi vị thành niên”. Tạp chí Y học thực hành, số 10 (581,
582) trang 57 - 5 9 .
3. Nguyên T hị K im T hoa (2004). “Ngộ độc do ý định tự tử ờ trẻ em Tạp chí Y
học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 8, phụ bản số 1, trang 30 - 32.
4. Nguyễn Lê Anh T uấn (2003). “Đặc điểm dịch tể học của trẻ tự tử nhập Khoa
Cấp cứu B V N h i đỏng ỉ, năm 200ỉ - 2002”. Kỷ yếu Hội nghị Hồi sức cấp cứu
và chống độc toàn quốc lần thứ IV, trang 256 - 263.
5. Đỗ Q uang Vinh (2005). “Mô tả hành vi toan tự sát bằng hóa chất của trẻ vị
thành niên được cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Khoải Châu, tỉnh Hưng
Yên Hội nghị Khoa học Quốc gia về phòng chống tai nạn thương tích lần thư
nhất 2005.
6. Uy ban Dân số, G ia đình và T rẻ em (2005). “Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị
thành niên Tiền Giang.
7. G raboulanv (1995). “The outcome o f adolescents suicide attempts”. Acta
psychiatr scan, 91: 268 - 270.
8. Rey Gexc (1998). “Suicide attempts among adolescents in Switzerland:
prevalence, associated factors and comorbidity”. Acta psychiatr scan, 98: 28 -
33.
9. Steven Ludw id (1997). “Suicide, clinical manual o f emergency pediatrics”, p
536- 537.

191

You might also like