You are on page 1of 8

NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN 1 HP TRIẾT HỌC

Đối tượng: Lớp 7 K55


Hình thức kiểm tra: Tự luận không được sử dụng tài liệu
Ngày kiểm tra: Thứ sáu ngày 12/4/2024
1. Nguồn gốc của triết học
2. Không gian và thời gian
3. Bản chất của ý thức
4. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
5. Tất nhiên và ngẫu nhiên
6. Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi
về chất và ngược lại
CÂU 1: NGUỒN GỐC CỦA TRIẾT HỌC
1. Khái niệm, nguôn gốc ra đời của triêt học, vân đề cơ bán của triêt học; Khái
niệm, nguôn gôc ra đời cúa Triết học Mác-Lênin.
*Khái niệm của Triết học:
Triết học ra đời ở cả phương Tây và phương Đông gần như cùng 1 thời
điểm, khoảng từ thế kỉ VIII đến thế kỉ VI (TCN).
Phương Đông:
+ Trung Quốc: triết nghĩa là trí, chỉ sự hiểu biết, nhận thức sâu sắc của
cng về thế giới và về đạo lý làm người.
+An Độ: được hiếu là chiêm ngưỡng dựa trên lý trí, là con đường suy
ngẫm để dẫn dắt cng đi theo lẽ phải.
Phương Tây:
+ Triết học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là yêu mến sự thông
thái.
=> Là hđ tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức và đánh giá của cng, nó
tồn tại với tư cách là 1 hình thái ý thức xh.
→ Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của cng về thế giới,
về vị trí và vai trò của cng trong thế giới.
*Nguồn gốc ra đời của Triết học:
-Nguồn gốc nhận thức:
+ Trước thế giới bao la rộng lớn, các sv, hiện tượng phong phú đa dạng
muôn hình muôn vẻ, cng có nhu cầu phải nhận thức được thế giới, phải giải đán
các vấn đề, thế giới từ đâu mà ra, nó tồn tại và phát triển như thế nào, các sự vật
ra đời, tồn tại và mất đi có tuân theo quy luật ko? Trả lời các câu hỏi chính là
triết học.
+ Mặt khác TH là 1 hình thái ý thực xh có tính chất khái quát và tính trừu
tượng cao. Do đó triết học chỉ xuất hiện khi cng đã có trình độ tự duy trừu
tượng phát triển ở mức độ nhất định.
-Nguồn gốc xã hội:
+ Ra đời gắn bó với xh có giai cấp xh chiếm hữu nô lệ, xh cộng sản
nguyên thủy chưa có triết.
+ Sự phát triển của sx, sự phân chia xh thành 2 giai cấp cơ bản đối lập
nhau: gia cấp chủ nô và giai cấp nô lệ, phân chia lđ trí óc và lđ chân tay là đk
vật chất cho sự ra đời của TH.
+ Thực tế, TH luôn mang tính giai cấp, nghĩa là nó luôn phục vụ cho lợi
ích của những giai cấp, những lực lg xh nhất định.
CÂU 2: KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN
 Khái niệm : không gian và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất vận
động
+ không gian là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt quảng tính ,
sự cùng tồn tai, trật tự , kết cấu và sự tác động lẫn nhau.
+ Thời gian là hình thức tồn tại của vật chất vận động xét về mặt độ
dài diễn biến, sự kế tiếp của các quá trình.
 Tính chất :
+ Tính khách quan:
o Không gian và thời gian là thuộc tính của vật chất, tồn tại
gắn liền với nhau và gắn liền với vật chất.
o Không gian và thời gian không phụ thuộc vào ý thức con
người, nó tồn tại độc lập với ý thức con người.
o Ví dụ:
 Bất kể con người có nhận thức hay không, Trái Đất
vẫn quay quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo nhất định.
 Một viên đá rơi xuống đất sẽ tuân theo quy luật hấp
dẫn bất kể con người có quan sát hay không.
+ Tính vĩnh cửu vô tận:
o Không gian và thời gian không có tận cùng về một phía nào,
xét cả về quá khứ lẫn tương lai, cũng như mọi phương vị.
o Không gian và thời gian không có điểm bắt đầu và cũng
không có điểm kết thúc.
o Ví dụ:
 Không gian:
 Vô số thiên hà và các vì sao trải dài trong vũ trụ
bao la.
 Bất kỳ điểm nào trong không gian đều có thể
tiếp tục đi xa hơn nữa.
 Thời gian:
 Quá khứ đã xảy ra vô tận và tương lai sẽ tiếp
tục kéo dài vô tận.
 Bất kỳ thời điểm nào cũng có thể tiếp tục trôi đi
mãi mãi.
+ Tính không gian 3 chiều của không gian và tính 1 chiều của
thời gian

 Không gian 3 chiều:


o Dài: Thể hiện chiều dài của vật thể, ví dụ như thước
kẻ.
o Rộng: Thể hiện chiều ngang của vật thể, ví dụ như bề
mặt bàn.
o Cao: Thể hiện chiều cao của vật thể, ví dụ như tòa
nhà.
o Ví dụ : khi bạn đi bộ, bạn đang di chuyển từ vị trí này
sang vị trí khác trong không gian theo thời gian.
 Thời gian 1 chiều:
o Tuyến tính: Di chuyển từ quá khứ đến hiện tại và
hướng đến tương lai.
o Phi tuyến tính: Một số quan điểm triết học cho rằng
thời gian có thể quay ngược hoặc có nhiều nhánh khác
nhau.
 Ví dụ : lịch sử Việt Nam ghi chép lại các sự kiện xảy ra trên
lãnh thổ Việt Nam từ thời tiền sử đến nay.

+ Tính tương đối:


o Không gian và thời gian là những khái niệm tương đối, có
thể thay đổi tùy theo điều kiện và vị trí của người quan sát.
o Ví dụ: một mét ở Việt Nam dài bằng một mét ở Pháp, nhưng
một giờ ở Việt Nam không dài bằng một giờ ở Pháp.
+ Tính liên tục:
o Không gian và thời gian là những thể liên tục, không có
khoảng trống hay gián đoạn.
o Ví dụ: giữa hai điểm bất kỳ trong không gian luôn có vô số
điểm khác, và giữa hai thời điểm bất kỳ luôn có vô số thời
điểm khác.
+ Tính thống nhất:
o Không gian và thời gian là một thể thống nhất, không thể
tách rời nhau.
o Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong không
gian và thời gian, và đều chịu ảnh hưởng của không gian và
thời gian.
+ Tính phổ biến:
o Không gian và thời gian là những khái niệm phổ biến, áp
dụng cho mọi vật chất, mọi hiện tượng trong thế giới.
o Không có vật chất nào tồn tại bên ngoài không gian và thời
gian, và cũng không có hiện tượng nào xảy ra bên ngoài
không gian và thời gian.

CÂU 3: BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC


1. Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
- Ý thức là hình ảnh về hiện thực khách quan trong óc người; nội dung
phản ánh là khách quan, hình thức phản ánh là chủ quan
 Ý thức là cái vật chất ở bên ngoài “di chuyển” vào trong đầu óc của
con người và được cải biến đi ở trong đó.
Ví dụ: Luật giao thông đường bộ quy định đội mũ bảo hiểm khi tham gia
giao thông nhưng việc tuân thủ hay vi phạm là do chủ quan mỗi người
- Ý thức là sự phản ánh tích cực, sáng tạo gắn với thực tiễn xã hội.
+ Trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh
+ Xây dựng các học thuyết. Lý thuyết khoa học
+ Vận dụng để cải tạo hoạt động thực tiễn
 Trên cơ sở của tri thức đã có cùng hoạt động thực tiễn, con người đã
sáng tạo ra tri thức mới, sáng tạo là đặc trưng bản chất nhất của ý thức.
Ví dụ:
Trong thời kì chiến tranh, ý thức của phần lớn mọi người Việt Nam là
đánh bại đế quốc, tay sai,…
Việc qua sông bằng tàu hay đò có nhiều bất tiện. Qua nghiên cứu, phát
minh tìm hiểu để xây dựng cầu qua sông.
Ví dụ: Để xây dựng 1 cây cầu, chủ thể phản ánh là những chuyên gia, kỹ
sư. Đối tượng phản ánh chính là những dòng sông, những cây cầu. Kỹ sư
đứng trước dòng sông, cần nghiên cứu độ sâu của dòng sông, vị trí tốt
nhất để đặt cầu để thuận tiện, tiết kiệm chi phí, hiệu quả. Sau đó, hình
thành nên hình ảnh cây cầu, dòng sông, nguyên vật liệu, kết cấu trong ý
thức. Từ đó chuyển hoá ra những cây cầu cụ thể dài bao nhiêu, bao nhiêu
trụ cầu, kích thước, hình dáng, số lượng làn xe,…
2. Ý thức mang bản chất lịch sử - xã hội
- Điều kiện lịch sử
- Quan hệ xã hội
- Cùng 1 đối tượng phản ánh nhưng với các chủ thể phản ánh khác nhau
(đặc điểm tâm lý, tri thức, kinh nghiệm, thể chất khác nhau,…) thì kết
quả phản ánh đối tượng trong ý thức cũng rất khác nhau.
Ví dụ: Cùng đánh giá về một bộ phim, cuốn tiểu thuyết (đối tượng phản
ánh) nhưng cách nhận thức, cách hiểu, cách quan niệm của mỗi người là
khác nhai.
Ví dụ: Khi khám bệnh nhân, cán bộ y tế có cách truyền đạt và hành xử
riêng với từng đối tượng, giữa người già và trẻ em sẽ có sự khác nhau.

CÂU 4: NGUYÊN LÝ VỀ MỖI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN


1. Khái niệm: mối liên hệ phổ biến là khái niệm dùng để chỉ các mối liên hệ
tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng trong thế giới.
- Nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:
+ Giữa các sự vật, hiện tượng: là sự quy định lẫn nhau
+ Giữa các mặt của sự vật, hiện tượng:tác động qua lại, chuyển hoá lẫn
nhau.
Ví dụ: gió thổi mây bay; nước chảy đá mòn; …
Trong 1 cơ thể, các bộ phận như tim, gan, phổi, dạ dày,… tác động qua
lại lẫn nhau, hỗ trợ nhau để giúp cơ thể duy trì sự sống.
- Mối liên hệ phổ biến: khi phạm vi bao quát của mối liên hệ không chỉ
giới hạn ở các đối tượng vật chất mà được mở rộng sang cả liên hệ giữa
các đối tượng tinh thần và giữa chúng với đối tượng vật chất sinh ra
chúng.
2. Các tính chất của mối liên hệ phổ biến:
- Tính khách quan: mối liên hệ phổ biến là cái vốn có, tồn tại độc lập với
con người; con người chỉ nhận thức sự vật thông qua các mối liên hệ vốn
có của nó.
Ví dụ: các cơ quan trong cơ thể con người có sự liên hệ, tác động lẫn
nhau khi ta chạy bộ, trong cơ thể ta sẽ diễn ra quá trình của Hệ vận động -
> hệ tuần hoàn -> hệ hô hấp -> hệ bài tiết -> hệ tiêu hoá -> hệ thần
kinh…
- Tính phổ biến: mối liên hệ diễn ra phổ biến ở mọi sự vật hiện tượng trong
tự nhiên, xã hội và tư duy.
Ví dụ:
(1) Sắc tố của da như có người da đen có người da trắng do nhiều yếu tố
quy định như yếu tố gen, môi trường sống,…
(2) Dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng tới kinh tế, xã hội như nền kinh tế
giảm sút do phải đóng cửa, sức khoẻ con người bị đe doạ, các hoạt
động du lịch phải tạm thời dừng hoạt động,…
- Tính đa dạng, phong phú: các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau
đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vị trí, vai trò khác nhau
đối với sự tồn tại và phát triển của nó. Mặt khác, cùng một mối liên hệ
nhất định nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau thì cũng có
những tính chất, vai trò khác nhau.
Ví dụ : Quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ trong quá khứ lịch sử là kẻ thù
của nhau với rất nhiều cuộc chiến tranh lớn nhưng hiện tại khi trong thời
đại hoà bình, hai nước lại trở thành bạn bè, đối tác của nhau.
 Trong những điều kiện cụ thể khác nhau, quá trình phát triển mối quan
hệ giữa 2 nước đã có sự thay đổi qua từng giai đoạn.

CÂU 5: CẶP PHẠM TRÙ TẤT NHIÊN VÀ NGẪU NHIÊN


1. Khái niệm:
- Tất nhiên là phạm trù chỉ những hiện tượng, quá trình. Do những nguyên
nhân bên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện
nhất định nó phải xảy ra thế chứ không thể khác được.
Ví dụ: Trong điều kiện bình thường, 1 đứa trẻ bình thường không bị dị tật
thì sẽ phát triển theo các giai đoạn như bò, đứng, đi…

- Ngẫu nhiên là phạm trù chỉ những hiện tượng, quá trình không do mỗi
liên hệ bản chất, bên trong kết cấu vật chất quyết định, mà do các nhân tố
bên ngoài, do sự ngẫu hợp nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định, do đó
nó có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này,
có thể xuất hiện như thế khác.
Ví dụ: Trong quá trình học tập, sinh viên ngành kĩ sư xây dựng theo đúng
lộ trình sẽ trở thành kỹ sư xây dựng nhưng do điều kiện bên ngoài chi
phối (kinh tế, tệ nạn,…) khiến một số người không thể tiếp tục học.
=> Thời tiết tháng 2, tháng 3 dương lịch, thời tiết miền Bắc nồm, ẩm ướt
là tất nhiên nhưng nồm đến sớm hay muộn, thời gian ngắn hay dài lại là
ngẫu nhiên
=> 1 năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông là tất nhiên nhưng mùa rét đến
sớm hay đến muộn là ngẫu nhiên.
Sinh, lão, bệnh, tử là “tất nhiên” đối với mỗi người. Song sinh, lão,
bệnh tử vào lúc nào, như thế nào, trong hoàn cảnh nào, lại mang tính
“ngẫu nhiên” đối với họ
2. Quan hệ biện chứng giữa TẤT NHIÊN và NGẪU NHIÊN
- Mối quan hệ giữa tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan trong sự
thống nhất hữu cơ thể hiện ở chỗ:
2.1. Tất nhiên vạch đường đi, thông qua vô số ngẫu nhiên. Ngẫu nhiên
là hình thức của tất nhiên
Ví dụ:
Tất nhiên: Các nhà khoa học nghiên cứu các loại vaccine dựa trên hàng nghìn
bệnh nhân
Ngẫu nhiên: Triệu chứng của bệnh nhân nhiễm covid để phân biệt với các loại
bệnh khác như cúm A, cúm mùa…
 Vô số lần đi sẽ tạo thành đường mòn.
2.2. Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hoá cho nhau trong những
điều kiện nhất định
Ví dụ:
1 kỹ thuật trong y khoa được phát hiện và đưa vào sử dụng (Tất nhiên) nhưng
sau 1 thời gian phát triển, kỹ thuật đó không còn phù hợp (Ngẫu nhiên)
 Trước đây, mổ lấy thai là mổ dọc (gây ra các kết quả không tốt như tổn
thương bó cơ, vết thương lâu lành). Nhưng hiện tại, kỹ thuật mổ ngang đã
được áp dụng và mang tính hiệu quả cao.
2.3. Tất nhiên và ngẫu nhiên phụ thuộc vào mối quan hệ
Ví dụ:
Sinh viên học trường y, sinh viên cần học tất cả các môn học theo chương trình
giảng dạy (Tất nhiên) nhưng giảng viên phụ trách giảng dạy môn học đó (ngẫu
nhiên). Nhưng đối với giảng viên là Tất nhiên.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
- Tất nhiên là cái tất yếu sẽ xảy ra còn ngẫu nhiên là cái có thể xảy ra hoặc
không, do đó trong nhận thức và thực tiễn, phải dựa vào cái tất nhiên
nhưng không hoàn toàn bỏ qua cái ngẫu nhiên.
Ví dụ: để xem xét qúa trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển. Chúng ta nhìn
nhận yếu tố tất nhiên dẫn đến sự phát triển của cây như đất, nước, ánh
sáng, chất khoáng, độ ẩm,… Tuy nhiên trong qúa trình phát triển của cây,
có vô số các yếu tố ngẫu nhiên, yếu tố ngoại cảnh tác động làm chậm quá
trình phát triển của cây. Thậm chí có thể làm tăng sự phát triển của cây.
Như côn trùng, thiên tai, lũ lụt, mưa đá,…
- Tất nhiên luôn tồn tại thông qua vô số cái ngẫu nhiên nên để hiểu cái tất
nhiên thì cần nghiên cứu rất nhiều cái ngẫu nhiên.
Ví dụ: Để rút ra nguyên nhân dẫn tới các đoạn đường hay xảy ra tai nạn
thì các nhà hoạch định giao thông phải nghiên cứu rất nhiều những đoạn
đường này để rút ra điểm chung gây ra tai nạn. Từ đó, khắc phục dần các
điểm chung đó, như đường thiếu ánh sáng, đường thiếu biển báo giảm tốc
độ, có nhiều cây xanh che lối rẽ,…
- Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hoá cho nhau nên cần tạo điều
kiện thuận lợi cho chúng diễn ra nếu xét thấy có lợi.
Ví dụ: Ong hút mật, thụ phấn cho cây là yếu tố ngẫu nhiên trong đời sống
tự nhiên. Trong tình huống này, việc ong thụ phấn cho hoa có lợi. Từ đó,
chúng ta cung cấp dưỡng chất nuôi ong để ong có nhiều thuận lợi trong
điều kiện tồn tại và phát triển để ong giúp ích cho người, cây trồng.

You might also like