You are on page 1of 167

1

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 6

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 7

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT 8

DANH MỤ C BẢ NG 9

DANH MỤC HÌNH VẼ 11

MỞ ĐẦU 12

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 12

2. Mục tiêu nghiên cứu 16

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16

4. Phương pháp nghiên cứu 16

5. Đóng góp của đề tài 19

6. Kết cấu của đề tài 19

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 20

1.1. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố tác động tới hành vi quản lý tài
chính cá nhân… 20

1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài về các nhân tố tác động 20

1.1.2. Nghiên cứu trong nước về nhân tố tác động 22

1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu 24

1.2. Cơ sở lý thuyết về các nhân tố tác động tới hành vi quản lý tài chính
cá nhân…………….. 25

1.2.1. Hành vi quản lý tài chính cá nhân 25

1.2.2. Lý thuyết nền tảng về hành vi con người 28

1.2.3. Các nhân tố tác động tới hành vi quản lý tài chính cá nhân 33
2

CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN


CỨU…………. 44

2.1. Mô hình nghiên cứu 44

2.1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 44

2.1.2. Các giả thuyết nghiên cứu 45

2.2. Phương pháp nghiên cứu 47

2.2.1. Nghiên cứu định tính 47

2.2.2. Nghiên cứu định lượng 48

2.3. Phương pháp xử lý số liệu 52

2.3.1. Thống kê mô tả 52

2.3.2. Kiểm định thang đo 52

2.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) 53

2.3.4. Phân tích hồi quy tương quan và hồi quy tuyến tính bội 54

2.3.5. Phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (One-Way ANOVA) 56

2.3.6. Kiểm định các giả định của mô hình 56

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HÀNH VI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ


NHÂN TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 59

3.1. Tác động của đại dịch Covid-19 tới chi tiêu cá nhân 59

3.1.1. Xu hướng chi tiêu theo ngành 60

3.1.2. Xu hướng mua sắm và thanh toán 62

3.2. Tác động của đại dịch Covid-19 tới tiết kiệm cá nhân 63

3.2.1. Tiết kiệm tại nhà 63

3.2.2. Gửi tiết kiệm tại các ngân hàng 65

3.3. Tác động của đại dịch Covid-19 đến tín dụng cá nhân 66

3.4. Tác động của đại dịch Covid-19 tới đầu tư tài chính cá nhân 68
3

3.4.1. Đầu tư chứng khoán 69

3.4.2. Đầu tư bất động sản 71

3.4.3. Đầu tư kinh doanh thành lập doanh nghiệp 73

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN


CỨU……………. 75

4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 75

4.2. Thống kê mô tả các yếu tố tác động đến hành vi quản lý tài chính cá nhân
77

4.3. Kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha 84

4.3.1. Kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha của nhân tố kiến
thức tài chính…………… 84

4.3.2. Kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha của nhân tố thái độ
tài chính………….. 85

4.3.3. Kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha của nhân tố xã hội
hóa tài chính……………….. 87

4.3.4. Kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha của nhân tố sức khỏe
tài chính…………….. 87

4.3.5. Kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha của nhân tố đại dịch
Covid-19…………….. 88

4.3.6. Kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha của biến phụ thuộc
hành vi quản lý tài chính cá nhân 89

4.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 90

4.5. Kết quả phân tích tương quan Pearson 94

4.6. Kết quả phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết 96

4.7. Kết quả kiểm định sự khác biệt của các biến nhân khẩu học tới hành vi
quản lý tài chính cá nhân. 100
4

4.7.1. Sự khác biệt theo giới tính đối tác động lên hành vi quản lý tài
chính cá nhân………. 100

4.7.2. Sự khác biệt theo nghề nghiệp đối tác động lên hành vi quản lý tài
chính cá nhân………………………………………………………………….. 101

4.8. Thảo luận kết quả nghiên cứu 103

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 110

5.1. Khó khăn trong việc nâng cao hành vi quản lý tài chính của các cá nhân 110

5.2. Một số khuyến nghị 111

5.2.1. Đối với các cá nhân 111

5.2.2. Đối với các ngân hàng thương mại 112

5.2.3. Đối với ngân hàng nhà nước 114

5.2.4. Đối với chính phủ 115

KẾT LUẬN 117

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120

Văn bản pháp quy 120

Sách 120

Báo 121

Tạp chí 123

Bài viết của các tác giả 129

PHỤ LỤC 130

Phụ lục 01: Phiếu điều tra 130

Phụ lục 02: Kết quả phân tích EFA 136

Phụ lục 03: Kiểm định Pearson 138

Phụ lục 04: Kết quả hồi quy 139

Phụ lục 05: Trích dẫn danh mục công trình khoa học đã công bố 143
5
6

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm tác giả xin cam đoan đề tài nghiên cứu khoa học “Các nhân tố tác động
tới hành vi quản lý tài chính cá nhân tại Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19”
là thành quả của quá trình tìm hiểu, nghiên cứu của chúng tôi trong thời gian qua. Các
dữ liệu trong nghiên cứu hoàn toàn có cơ sở từ thực tế, đáng tin cậy và được phân tích,
xử lý khách quan và trung thực.
7

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

1. Tiêu đề: Hành vi quản lý tài chính cá nhân trong bối cảnh đại dịch COVID-19:
Nghiên cứu thực địa tại Việt Nam
Đăng tại: Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Kinh tế Việt Nam năm 2020 và
triển vọng năm 2021. Ứng phó và vượt qua đại dịch Covid-19, hướng tới phục
hồi và phát triển, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, tháng 3/2021, tr.496-
509.
2. Tiêu đề: Personal Financial Management Behaviors during the Covid-19
Pandemic: Evidence from Vietnam
Đăng tại: International Journal of Social Science and Economics Invention,
ISSN 2455-6289, Accepted: 07 April, 2021.
https://doi.org/10.23958/ijssei/vol07-i04/294
8

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt Từ đầy đủ


CNTT Công nghệ thông tin
CTCP Công ty cổ phần
EFA Phân tích nhân tố khám phá
HoSE Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
KMO Hệ số KMO
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NIM Lợi nhuận ròng
SCT Thuyết nhận thức xã hội
TPB Thuyết hành vi có kế hoạch
TRA Thuyết hành vi hợp lý
UEB Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
VND Việt Nam Đồng
9

DANH MỤ C BẢ NG

Bả ng 1.1: Tó m tắ t tổ ng quan nghiên cứ u về cá c nhâ n tố tá c độ ng đến hà nh vi quả n


lý tà i chính cá nhâ n 42
Bả ng 2.1: Thang đo cá c nhó m nhâ n tố 48
Bả ng 3.1: Số tiền gử i tiết kiệm tạ i cá c ngâ n hà ng trướ c và sau khi diễn ra đạ i dịch
Covid-19 65
Bả ng 3.2: Số tiền cho vay khá ch hà ng trướ c và sau diễn ra đạ i dịch Covid-19 67
Bả ng 3.3: Tổ ng hợ p kết quả giao dịch trong giai đoạ n 12/2019- 01/2021 tạ i CTCP
Chứ ng khoá n SSI (HoSE: SSI) 70
Bả ng 4.1: Thô ng tin nhâ n khẩ u họ c củ a mẫ u 75
Bả ng 4.2: Thố ng kê mô tả nhâ n tố kiến thứ c tà i chính 78
Bả ng 4.3: Thố ng kê mô tả nhâ n tố thá i độ tà i chính 79
Bả ng 4.4: Thố ng kê mô tả nhâ n tố xã hộ i hó a tà i chính 80
Bả ng 4.5: Thố ng kê mô tả nhâ n tố sứ c khỏ e tà i chính 81
Bả ng 4.6: Thố ng kê mô tả nhâ n tố đạ i dịch Covid 19 82
Bả ng 4.7: Thố ng kê mô tả nhâ n tố hà nh vi quả n lý tà i chính cá nhâ n 83
Bả ng 4.8: Kết quả kiểm định độ tin cậ y bằ ng hệ số Cronbach’s Alpha đố i vớ i nhâ n
tố kiến thứ c tà i chính lầ n 1 84
Bả ng 4.9: Kết quả kiểm định độ tin cậ y bằ ng hệ số Cronbach’s Alpha đố i vớ i nhâ n
tố kiến thứ c tà i chính lầ n 2 85
Bả ng 4.10: Kết quả kiểm định độ tin cậ y bằ ng hệ số Cronbach’s Alpha đố i vớ i nhâ n
tố thá i độ tà i chính lầ n 1 85
Bả ng 4.11: Kết quả kiểm định độ tin cậ y bằ ng hệ số Cronbach’s Alpha đố i vớ i nhâ n
tố thá i độ tà i chính lầ n 2 86
Bả ng 4.12: Kết quả kiểm định độ tin cậ y bằ ng hệ số Cronbach’s Alpha đố i vớ i nhâ n
tố thá i độ tà i chính lầ n 3 86
10

Bả ng 4.13: Kết quả kiểm định độ tin cậ y bằ ng hệ số Cronbach’s Alpha đố i vớ i nhâ n
tố xã hộ i hó a tà i chính lầ n 1 87
Bả ng 4.14: Kết quả kiểm định độ tin cậ y bằ ng hệ số Cronbach’s Alpha đố i vớ i nhâ n
tố sứ c khỏ e tà i chính lầ n 1 87
Bả ng 4.15: Kết quả kiểm định độ tin cậ y bằ ng hệ số Cronbach’s Alpha đố i vớ i
nhâ n tố đạ i dịch Covid 19 lầ n 1 88
Bả ng 4.16: Kết quả kiểm định độ tin cậ y bằ ng hệ số Cronbach’s Alpha đố i vớ i
nhâ n tố đạ i dịch Covid 19 lầ n 2 88
Bả ng 4.17: Kết quả kiểm định độ tin cậ y bằ ng hệ số Cronbach’s Alpha đố i vớ i biến
phụ thuộ c hà nh vi quả n lý tà i chính cá nhâ n lầ n 1 89
Bả ng 4.18: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's Test củ a cá c biến độ c lậ p 91
Bả ng 4.19: Tổ ng Phương sai đượ c giả i thích 92
Bả ng 4.20: Kết quả ma trậ n xoay 93
Bả ng 4.21: Cá c nhâ n tố mớ i đượ c hình thà nh 94
Bả ng 4.22: Kết quả chạ y Tương quan Pearson 95
Bả ng 4.23: Kết quả phâ n tích hồ i quy tuyến tính cá c nhâ n tố tá c độ ng tớ i hà nh vi
quả n lý tà i chính cá nhâ n 97
Bả ng 4.24: Bả ng ANOVA củ a mô hình hồ i quy 97
Bả ng 4.25: Kết quả phâ n tích hệ số hồ i quy 98
Bả ng 4.26: Kết quả phâ n tích sự khá c biệt theo giớ i tính 101
Bả ng 4.27: Kết quả phâ n tích sự khá c biệt theo tình trạ ng nghề nghiệp 101
Bả ng 4.28: Kết quả kiểm định cá c giả thuyết nghiên cứ u 103
11

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Thà nh tố đo lườ ng hà nh vi quả n lý tà i chính cá nhâ n 27


Hình 1.2: Thuyết hà nh độ ng hợ p lý (TRA) 29
Hình 1.3: Thuyết hà nh vi có kế hoạ ch (TPB) 30
Hình 1.4: Thuyết nhậ n thứ c xã hộ i (SCT) 31
Hình 1.5: Mô hình đo lườ ng kiến thứ c thứ c tà i chính. 35
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứ u đề xuấ t 44
Hình 2.2: Quy tắ c kiểm định d củ a Durbin- Watson 56
Hình 3.1: Sả n lượ ng bá n lẻ tạ i Việt Nam trong giai đoạ n từ 02/2020 đến 01/2021
60
Hình 3.2: Thay đổ i chi tiêu tiêu dù ng củ a nă m 2020 so vớ i 2019 dướ i tá c độ ng củ a
đạ i dịch Covid-19 61
Hình 3.3: Tỷ lệ số tiền đầ u tư so vớ i thu nhậ p hà ng thá ng trướ c và sau Covid-19 68
Hình 4.1: Mô hình nghiên cứ u điều chỉnh sau kiểm định dữ liệu 100
12

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong những năm gần đây, hành vi quản lý tài chính của các cá nhân ngày càng
nhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức, chẳng hạn như OECD, Global Financial
Literacy Excellence Center, các cơ quan chính phủ,… Theo Grohmann và cộng sự
(2018), hành vi quản lý tài chính của các các nhân là một trong những mắt xích quan
trọng và tác động tích cực lên tài chính toàn diện. Trong khi đó tài chính toàn diện
được coi là trụ cột quan trọng thúc quan trọng của tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy tài
chính vì thế tài chính toàn diện là trọng tâm ưu tiên của nhiều quốc gia trên thế giới
(World Bank, 2015). Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đã chỉ ra khả
năng đưa ra những quyết định tài chính rất quan trọng đối với việc phát triển tài chính
cá nhân, từ đó tạo ra sự ổn định cho nền kinh tế. Demirguc-Kunt và cộng sự (2015)
cho rằng hành vi quản lý tài chính của các cá nhân là một trong những yếu tố tác động
lên thu nhập của cá nhân thông qua việc lên kế hoạch tài chính, đưa ra những quyết
định tài chính tích cực và nhận diện rủi ro.
Tại Việt Nam, dù thu nhập bình quân đầu người đã có xu hướng tăng rõ rệt
trong những năm qua nhưng tỷ lệ người trưởng thành có hiểu biết về cách quản lý tài
chính chỉ ở mức 24% (Global Financial Literacy Excellence Center, 2015). Điều này
dẫn đến những vấn đề rất nghiêm trọng không chỉ đối với các cá nhân mà cả với quốc
gia. Hành vi quản lý tài chính không tốt hoặc kiến thức về quản lý tài chính còn thấp
dẫn đến những hệ lụy khôn lường như: vỡ nợ tín dụng cá nhân, tham gia vào “tín dụng
đen”. Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng ở
Việt Nam từ 2009 - 2016 đã tăng trưởng trung bình lên tới xấp xỉ 20%/năm. Ước tính,
tỷ lệ cho vay tiêu dùng/GDP hiện đạt 6,4%, tỷ lệ tín dụng tiêu dùng/tổng tín dụng là
5,6%. Tính đến cuối năm 2018, số thẻ tín dụng lưu hành đạt mức 97 triệu thẻ (tăng
khoảng 8,3% so với cuối năm 2017) và năm 2019, có 99 triệu thẻ hoạt động (Ngân
hàng nhà nước, 2018). Tình trạng nợ thẻ tín dụng vẫn cao trong một thời gian dài rất
có thể sẽ làm tăng rủi ro đối với sự ổn định tài chính đất nước. Theo số liệu từ Vụ Tín
13

dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng nhà nước, 2020), đến ngày 27/11/2020, tín dụng
của toàn nền kinh tế tăng trưởng 8,46% so với cuối năm 2019 (cùng kỳ năm 2019 tăng
10,89%). Hai tháng cuối năm 2020, tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân
hàng bình quân gần 1,2%/tháng, cao hơn mức bình quân tháng của cả năm 2019.
Bên cạnh đó, hạn chế trong khả năng quản lý tài chính các nhân cũng là một
trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhiều người dân bị lừa khi vay tiền
qua các ứng dụng không đáng tin cậy. Việc vay tiền qua app rất thuận lợi, nhanh
chóng, tuy nhiên, bên cạnh các app cho vay tiền chính thống, hoạt động công khai,
minh bạch thì hiện nay xuất hiện nhiều app cho vay tiền núp dưới hình thức tín dụng
đen, cho vay với lãi suất cao hơn rất nhiều so với hình thức vay từ các tổ chức tín dụng
chính thống. Một số app phổ biến với các con nợ gồm: Cash Cow, You Dong, Fast
Horse, Mo Credit, Online Vay, 30S có tiền, Ruby Vay, Denvay, City Credit, Panda
Vay, Vay Life, Happy Vay, VayHome, HBC Credit, Yes Credit, GoVayNow,
RoboCash, QuickVay, VIPDong... Khi người vay chấp nhận các điều kiện vay tiền, hệ
thống tài khoản của App sẽ tự động chuyển tiền vào tài khoản của người vay. Thông
thường, đối với khách hàng vay qua ứng dụng “Vaytocdo” thì người vay lần đầu chỉ
được vay 1,7 triệu đồng nhưng tài khoản thực nhận chỉ có 1,428 triệu đồng, còn 272
nghìn đồng tiền phí dịch vụ. Trong 8 ngày, người vay phải trả 2,040 triệu đồng (trong
đó có 1,7 triệu đồng đồng tiền gốc và 340 nghìn đồng tiền lãi 8 ngày); khách vay trả
chậm sẽ bị phạt 102 nghìn đồng/ngày. Đối với khách hàng vay qua ứng dụng
“Moreloan” và “VD online” thì người vay lần đầu được duyệt vay 1,5 triệu đồng
nhưng tài khoản thực nhận chỉ 900 nghìn đồng, còn 600 nghìn đồng là tiền phí dịch vụ
và tiền lãi trong 7 ngày. Sau 7 ngày, người vay phải trả tiền gốc vay, trả chậm 1 ngày
sẽ bị phạt từ 2% đến 5%/ngày. Nếu người vay trả tiền đúng hạn thì sẽ được vay qua
App đến cấp độ 7 (mức cao nhất) với số tiền 2,750 triệu đồng. Với hình thức cho vay
nêu trên, các đối tượng đã cho vay với lãi suất 4,4%/ngày, tương đương 30,8%/tuần,
132%/tháng và 1600%/năm. Mức lãi vay này khiến nhiều người lâm vào cảnh khốn
cùng bởi họ mà cả người thân bạn bè cũng bị các tổ chức tín dụng đen này đe dọa, làm
hại.
14

Thêm vào đó thực trạng về việc đầu tư các khoản tiền lớn vào các dự án được
mời gọi sẽ đem lại lợi nhuận không tưởng cũng dẫn đến tổn thất rất lớn về tài chính
của người dân. Điển hình như vụ Công ty Liên kết Việt đã lừa dối, chiếm đoạt gần
2100 tỷ đồng của gần 68000 khách hàng. Một trong những thủ đoạn để thuyết phục
hàng chục ngàn nhà đầu tư bỏ tiền tham gia kinh doanh đa cấp biến tướng là Liên kết
Việt đưa ra những khoản khuyến mãi lớn như nộp 7 triệu đồng sẽ được thưởng hơn
400 triệu đồng. Trường hợp vận động được nhiều người tham gia kinh doanh vào hình
thức này sẽ được thưởng ô tô trị giá 1 tỷ đồng hoặc nhà trị giá 1,8 tỷ đồng. Theo Công
ty Bảo mật CyRadar, đã có trường hợp nhà đầu tư vào tiền kỹ thuật số ở Việt Nam bị
lừa mất số tiền lên đến 350000 USD, tương đương khoảng 8 tỷ đồng. Mới đây nhất,
Công ty Alibaba cũng có bóng dáng của mô hình kinh doanh đa cấp biến tướng trong
lĩnh vực đầu tư bất động sản, bị cơ quan điều tra cáo buộc lừa đảo gần 6700 khách
hàng với số tiền lên tới 2500 tỷ đồng.
Thực trạng trên chỉ ra rằng khả năng quản lý tài chính đóng vai trò vô cùng
quan trọng đối với cuộc sống của các cá nhân tài chính cơ bản, chẳng hạn như lập ngân
sách, phát triển kế hoạch tiết kiệm thường xuyên hoặc lập kế hoạch cho các yêu cầu
dài hạn (Birari và Patil, 2014). Khi người dân không quản lý hiệu quả các khoản tiền
của bản thân và thiếu kiến thức về quản lý tài chính sẽ dễ dẫn đến nhiều hậu quả, tác
động bất lợi đến cuộc sống của họ. Ðặc biệt, trong thời điểm hiện nay khi đại dịch
Covid 19 còn đang tiếp diễn, vấn đề về quản lý tài chính cá nhân càng quan trọng hơn
bao giờ hết. Bởi những người bị mất việc làm hoặc phải đối mặt với việc cắt giảm
lương là những đối tượng rất dễ bị tổn thương nếu không có kế hoạch quản lý tài chính
hợp lý như lập các khoản dự phòng hoặc tiết kiệm cho bản thân (The Global Risks
Report, 2021). Cụ thể theo Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm quý IV và
năm 2020 của Việt Nam, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của khu vực thành thị
quý IV mặc dù giảm so với quý III nhưng vẫn ở mức cao nhất so với cùng kỳ các năm
giai đoạn 2011-2020. Tính đến tháng 12 năm 2020, cả nước có 32,1 triệu người từ 15
tuổi trở lên bị tác động tiêu cực bởi dịch Covid-19 bao gồm người bị mất việc làm,
phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập, … trong đó, 69,2%
người bị giảm thu nhập, 39,9% phải giảm giờ làm/nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên và
15

khoảng 14,0% buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong hoàn cảnh thu nhập bị cắt giảm hoặc mất nguồn thu nhập chính, thì các cá nhân
có khả năng quản lý tài chính hiệu quả sẽ có thể giúp vượt qua giai đoạn khó khăn này,
thậm chí tận dụng những cơ hội mới trên thị trường để cải thiện tình hình tài chính.
Tại Việt Nam, Đinh Thị Thanh Vân & Nguyễn Thị Huệ (2016), Nguyễn Đăng
Tuệ (2017) và Lê Hoàng Anh (2019) đều tập trung vào một trong số các hành vi tài
chính cụ thể như quản lý tiết kiệm, chi tiêu hay đầu tư mà chưa xem xét xét đến nhân
tố tác động đến hành vi quản lý tài chính một cách tổng quát. Miền và Thảo (2015)
cũng cho rằng hành vi quản lý tài chính cá nhân chịu tác động bởi các nhân tố: thái độ
tài chính, kiến thức tài chính và xã hội hóa tài chính như một số nghiên cứu nước
ngoài. Tuy nhiên, tương tự như một số nghiên cứu khác của Lê Văn Hinh (2017),
Nguyễn Thị Anh Như & cộng sự (2017), Nguyễn Văn Tường & Đoàn Minh Đức
(2020) thì yếu tố về bối cảnh kinh tế, xã hội vẫn chưa được tìm hiểu. Trong khi đó,
theo thuyết nhận thức xã hội (Social cognitive theory) của Bandura (1986) khẳng định
yếu tố môi trường có tác động đáng kể tới hành vi của con người.
Các nhân tố thường được nhận định là có tác động đến hành vi tài chính là kiến
thức tài chính, xã hội hóa tài chính, thái độ tài chính như trong nghiên cứu của
Varadarajah (2020), Arifin (2017), Ameliawati & Setiyani (2018). Sabri & Falahati
(2012) đã thực hiện nghiên cứu thông qua việc khảo sát sinh viên tại các trường đại
học tuy nhiên, đây do đặc thù của mẫu nên vẫn chưa thể đưa ra nhận định mang tính
chất đại diện cho hành vi tài chính của người dân quốc gia đó nói chung. Ngoài 3 nhân
tố kể trên, Sabri & Falahati (2012) nhận thấy sức khỏe tài và xã hội hóa tài chính cũng
là yếu tố tác động đến hành vi tài chính của mỗi cá nhân. Như vậy các chưa có sự đồng
nhất về các nhân tố tác động đến hành vi tài chính. Điều này có thể được giải thích bởi
sự khác biệt và đặc thù về sự phát triển chung ở các quốc gia khác nhau.
Như vậy, nhìn chung các còn nhiều điểm mâu thuẫn về các nhân tố có tác động
đến hành vi tài chính cá nhân trong các nghiên cứu nước ngoài. Còn tại Việt Nam số
nghiên cứu về đề tài này còn rất ít và hạn chế. Đặc biệt, tính đến thời điểm tiến hành
báo cáo này, chưa có nghiên cứu nào về vấn đề hành vi quản lý tài chính trong thời
gian diễn ra đại dịch Covid19.
16

Vì những lý do trên, đề tài “Các nhân tố tác động tới hành vi quản lý tài chính
cá nhân tại Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19” được lựa chọn để nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục đích chung của nghiên cứu: Xác định và đánh giá các nhân tố tác động
tới hành vi quản lý tài chính cá nhân trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tại Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:

● Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan tới nghiên cứu về các nhân tố

liên quan đến các nhân tố có tác động đến hành vi tài chính từ đó xác định
khoảng trống nghiên cứu trước đây.

● Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết cơ bản về hành vi quản lý tài chính cá nhân.

Xác định các nhân tố tác động tới hành vi quản lý tài chính cá nhân

● Xác định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố tác

động tới hành vi quản lý tài chính cá nhân.

● Phân tích thực trạng quản lý tài chính cá nhân tại Việt Nam trong bối cảnh đại

dịch Covid19.

● Phân tích, đánh giá các nhân tố tác động tới hành vi quản lý tài chính cá nhân

với mô hình nghiên cứu đã phát triển tại Việt Nam

● Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung quản lý tài chính cá nhân

của người dân Việt Nam và đối phó với các vấn đề bất định như đại dịch
Covid19

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố tác động tới đến hành vi quản lý tài chính cá
nhân trong bối cảnh đại dịch Covid19.
17

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên các cá nhân là người Việt
Nam và đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam trong khoảng thời gian tiến hành
nghiên cứu từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021.

4. Phương pháp nghiên cứu

Nhằm đánh giá chính xác các nhân tố tác động đến hành vi quản lý tài chính
người dân Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã kết hợp linh hoạt giữa hai phương pháp
nghiên cứu định tính và định lượng. Sau khi hoàn thành khung cơ sở lý thuyết, nhóm
tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách phát phiếu khảo sát tới người dân trên chủ
yếu ở các tỉnh thành phía Bắc đất nước, tập trung ở nhóm người từ thanh thiếu niên trở
lên (từ 15 tuổi trở lên) do đây là các đối tượng có khả năng được tiếp cận với các vấn
đề tài chính và có nhận thức rõ ràng về các vấn đề liên quan. Sau đó, thu thập dữ liệu
thứ cấp thông qua sách, báo, báo cáo và các công trình nghiên cứu có liên quan. Sau
khi thực hiện nghiên cứu sơ bộ nhóm nghiên cứu tiếp tục điều chỉnh bảng hỏi và thang
đo phù hợp, tham khảo ý kiến chuyên gia để đưa ra phiếu khảo sát hoàn chỉnh. Cuối
cùng tiến hành gửi phiếu khảo sát online đến các cá nhân ở nhiều nhóm độ tuổi, ngành
nghề và khu vực khác nhau. Qua quá trình loại các phiếu không hợp lệ thu được mẫu
gồm 477 quan sát. Nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 25 để tiến hành kiểm
định kết quả khảo sát. Quy trình nghiên cứu thể hiện trong Sơ đồ 1. Nội dung cụ thể
của phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày ở chương 2.
18

Sơ đồ 1: Quy trình các bước tiến hành nghiên cứu


19

5. Đóng góp của đề tài

Từ tổng quan các nghiên cứu cùng với việc lấy ý kiến chuyên gia, và phân tích
dữ liệu sơ bộ, nhóm tác giả đã xây dựng được các thang đo để đo lường các nhân tố
trong mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hành vi quản lý tài chính các
nhân phù hợp với điều kiện nghiên cứu tại Việt Nam.
Dựa trên các nghiên cứu đi trước, nhóm tác giả đã kế thừa và phát triển mô hình
nghiên cứu của Miền và Thảo (2015) và bổ sung yếu tố liên quan đến môi trường
thông qua việc tham khảo mô hình SCT của Bandura (1986).
Nghiên cứu này đã phát triển nhân tố xã hội hóa thành hai biến mới là thói quen
tài chính từ bố mẹ, giáo dục tài chính từ bố mẹ trong khi các nghiên cứu trước đây về
lĩnh vực này chỉ xem xét mối liên quan giữa yếu tố xã hội hóa đến hành vi quản lý tài
chính. Đây là một trong những phát hiện mới so với hầu hết các nghiên cứu về hành vi
tài chính ở Việt Nam.
Nghiên cứu này là một trong những nghiên cứu tiên phong chỉ ra tác động của
nhân tố đại dịch Covid 19 với khả năng quản lý tài chính các nhân tại Việt Nam.
Nghiên cứu này là một trong những nghiên cứu đầu tiên thống kê rằng nghề
nghiệp là yếu tố có tác động hành vi quản lý tài chính cá nhân.

6. Kết cấu của đề tài

Ngoại trừ phần tóm tắt, phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục, nghiên cứu
này được trình bày trong 5 chương sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết
Chương 2: Mô hình nghiên cứu và phương pháp đề xuất
Chương 3: Thực trạng hành vi quản lý tài chính cá nhân tại Việt Nam trong bối
cảnh đại dịch Covid-19.
Chương 4: Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu
Chương 5: Một số khuyến nghị
20

1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ


THUYẾT

1.1. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố tác động tới hành vi quản lý
tài chính cá nhân

1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài về các nhân tố tác động

Từ thực tế, vấn đề sức khỏe tài chính và sự tác động giữa sức khỏe tài chính và
hành vi quản lý tài chính ngày càng được xã hội quan tâm đặc biệt là các bạn sinh
viên, Sabri & Falahati (2012) đã thực hiện nghiên cứu với 3850 cá nhân trên khắp 5
trường đại học. Quan điểm Sabri & Falahati được cho là đồng nhất với Joo (2008) bởi
cùng cho rằng hành vi tài chính bao gồm việc kiểm soát tiền, tín dụng và tiết kiệm một
cách khôn ngoan, đồng thời cá nhân có sức khỏe tài chính tốt, tích cực và hài lòng với
tình hình tài chính đó thì có xu hướng đưa ra quyết định đúng đắn hơn. Thêm vào đó,
ngoài sự tác động sức khỏe tài chính nói trên, Sabri & Falahati (2012) cũng xem xét
đến các yếu tố xã hội hóa tài chính, hay cụ thể chính là sự giáo dục từ cha mẹ và người
thân, tôn giáo, phương tiện truyền thông và những trải nghiệm thời thơ ấu cũng là yếu
tố tác động đến hành vi tài chính của mỗi cá nhân.
Kumar & cộng sự (2017) nhận thấy thực tế hầu hết người trẻ đặc biệt là sinh
viên đại học đều khó khăn với việc đưa quyết định tài chính hiệu quả, từ đó tác giả đã
quyết định nghiên cứu và phát hiện ra kiến thức tài chính chính là yếu tố đóng vai trò
chủ đạo quyết định đến hành vi quản lý tài chính cá nhân. Bên cạnh đó, Kumar & cộng
sự còn chỉ ra mối quan hệ tác động qua lại giữa hành vi quản lý tài chính và sức khỏe
tài chính. Cùng năm đó, Arifin (2017) sau khi thu thập kết quả khảo sát và chạy các
kiểm định cần thiết cũng nhận thấy sự tác động tích cực của kiến thức tài chính đến
hành vi quản lý tài chính. Tuy nhiên không dừng lại ở đó, Arifin còn chỉ ra xã hội hóa
tài chính và thu nhập chính là hai nhân tố còn lại tác động đến hành vi quản lý tài
chính cá nhân.
21

Ameliawati & Setiyani (2018) đã nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi
quản lý tài chính cá nhân. Từ việc khảo sát 910 sinh viên khoa kinh tế của trường đại
học Semerang, Indonesia đã chỉ ra:
(1) Mối tác động thuận chiều giữa thái độ tài chính và hành vi tài chính.
(2) Mối quan hệ thuận chiều giữa xã hội hóa tài chính và hành vi tài chính.
(3) Mối quan hệ thuận chiều giữa kinh nghiệm tài chính và hành vi tài chính.
(4) Mối quan hệ thuận chiều giữa kiến thức tài chính và hành vi tài chính.
(5) Mối quan hệ tác động gián tiếp giữa xã hội hóa tài chính và hành vi tài
chính thông qua kiến thức tài chính.
Trong một nghiên cứu khác, kế thừa định nghĩa của Horne & Wachowicz
(2002) về hành vi quản lý tài chính cá nhân là khả năng của mỗi cá nhân trong việc
đảm nhận các vai trò tài chính, cụ thể như kiểm soát, phân bổ, tạo lập các nguồn tài
chính với mục tiêu thu được lợi ích nhất định, Varadarajah (2020) chỉ ra rằng hành vi
quản lý tài chính cá nhân chính chịu tác động bởi kiến thức tài chính, thái độ tài chính,
đồng tời biến hành vi quản lý tài chính cá nhân sẽ được đo lường, đánh giá thông qua
việc quản lý tiền mặt, tín dụng, tiết kiệm, và đầu tư. Ngoài ra, sau khi dữ liệu được thu
thập từ câu trả lời, các nhân tố xã hội học như tình trạng hôn nhân, học vấn, thu nhập
bình quân cũng góp phần tạo ra những khác biệt giữa các cá nhân trong quản lý tài
chính. Về tình trạng hôn nhân, Varadarajah (2020) nhận định rằng những người độc
thân sẽ dễ gặp nhiều rủi ro và không quản lý tài chính tốt như người đã kết hôn, sở dĩ
bởi một khi có gia đình họ sẽ có xu hướng chịu trách nhiệm hơn không chỉ với tài
chính bản thân họ mà còn cả những người phụ thuộc vào nguồn tài chính ấy. Cùng với
đó, trình độ học vấn cũng như thu nhập càng cao thì cũng giúp các cá nhân đưa ra các
quyết định đúng đắn hơn.
Hayhoe & cộng sự (2000) trong nghiên cứu hành vi quản lý tài chính cá nhân
nhận thấy giới tính tác động nhất định đến hành vi. Cụ thể, nữ giới có xu hướng thực
hiện những hành vi tài chính đúng đắn hơn nam giới mặc dù thực tế, họ được cho rằng
có điểm số về tài chính không cao bằng nam giới (Goldsmith & Heaney, 1997 và Chen
& Volpe, 2002). Trái lại, Barber & Odean (2001) lại cho rằng nam giới có những hành
vi đầu tư tốt hơn nhờ có nền tảng kiến thức tốt và có khả năng chấp nhận rủi ro, đầu tư
mạo hiểm tốt hơn phái nữ, hay trong các nghiên cứu khác lại nhân định rằng không có
mối tương quan giữa giới tính đối với hành vi quản lý tài chính.
Ngoài ra, trong các nhân tố nhân khẩu học, Agarwall & cộng sự (2010) nhận
định độ tuổi có sự tác động nhất định tới hành vi quản lý tài chính cá nhân. Từ cơ sở
dữ liệu hành vi sử dụng các dịch vụ tài chính, Agarwall & cộng sự chỉ ra rằng người
trẻ có xu hướng vay mượn nhiều hơn với mục đích phục vụ cho các nhu cầu tiêu dùng
hiện tại, người trung niên lại ưa thích tiết kiệm và tích lũy của cải. Không những vậy,
người lớn tuổi và người trẻ chưa tối ưu trong việc thực hiện các giao dịch tài chính,
ngược lại người trung tuổi - người có nhiều kinh nghiệm và kiến thức tài chính hơn sẽ
có xu hướng có hành vi hiệu quả, tận dụng tối đa ưu đãi như trong tín dụng.
Bên cạnh đó, dưới sự bùng phát của đại dịch Covid-19 và sự tác động của nó
đến thị trường tài chính toàn cầu nói chung và thói quen tài chính của người dân nói
22

riêng. Yue & cộng sự (2020) đã tiến hành nghiên cứu tác động của đại dịch Covid-19
đến hành vi ra quyết định tại Trung Quốc - nơi bùng phát đại dịch đầu tiên trên thế
giới. Sau khi phân tích thông qua mô hình xác suất tuyến tính và mô hình Probit, tác
giả nhận thấy đại dịch Covid-19 đã có tác động rất lớn đến những hành vi quản lý tài
chính. Những hộ gia đình có cá nhân nhiễm Covid-19 sẽ có xu hướng mất niềm tin
vào nền kinh tế, hành vi tài chính thay đổi, bắt đầu dự phòng tiền mặt thay vì tham gia
vào các hoạt động đầu tư rủi ro. Đồng thời, chủ đề nghiên cứu này cũng thu hút không
ít nhà nghiên cứu, Experian (2020) nhận thấy những người được khảo sát cho biết họ
đã chi tiêu bằng hoặc ít hơn trong thời gian xảy ra đại dịch so với thời điểm này năm
ngoái.

1.1.2. Nghiên cứu trong nước về nhân tố tác động

Miền & Thảo (2015) chỉ ra hành vi quản lý tài chính cá nhân chịu tác động bởi
các nhân tố: thái độ tài chính, kiến thức tài chính và xã hội hóa tài chính. Nghiên cứu
được tiến hành với 400 người trẻ làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ kết quả
khảo sát càng nhấn mạnh mức độ quan trọng của thái độ tài chính và kiến thức tài
chính có tác động tích cực đến hành vi quản lý tài chính của một cá nhân, còn xã hội
hóa lại đem đến kết quả ngược lại.
Thực tế, tại Việt Nam chưa có nhiều bài báo cáo nghiên cứu toàn diện về hành
vi quản lý tài chính cá nhân, đa số nhóm các tác giả tập trung nghiên cứu vào các nhân
tố tác động đến hành vi quản lý tài chính như kiến thức tài chính. Yen Thi Hai Nguyen
(2016) đã thực hiện nghiên cứu về nhân tố tác động đến kiến thức tài chính của sinh
viên Việt Nam, dựa trên dữ liệu thu thập từ 435 cá nhân và phân tích kết quả hồi quy
tuyến tính cho thấy giới tính, nơi ở, ngành học, kinh nghiệm làm việc, nhu cầu học hỏi
tài chính có tác động đáng kể đến kiến thức tài chính ở tất cả các cấp. Thêm vào đó,
hai nhân tố thu nhập của sinh viên và nghề nghiệp của phụ huynh được cho là yếu tố
dự báo có tác động đến biến kiến thức. Đề tài nghiên cứu này tiếp tục được Ths. Lê
Hoàng Anh & cộng sự (2019) tiếp tục triển khai, thông quan kết quả điều tra gồm 25
câu hỏi kiến thức tài chính tổng quát cũng nhận thấy phần lớn sinh viên còn thiếu hiểu
23

biết về tài chính, nữ giới hiểu biết về tài chính hơn nam giới, và những sinh viên đi
làm thêm lại có điểm số hiểu biết tài chính thấp hơn những người chưa đi làm.
Ngoài ra, chủ đề tìm hiểu mối tương quan giữa kiến thức tài chính và hành vi
tiết kiệm cũng được đại đa số tác giả Việt Nam quan tâm. Điển hình, Thi Anh Nhu
Nguyen & cộng sự (2017) và Ths. Lê Văn Hinh (2017) đều đưa ra nhận định trong các
nhân tố như kiến thức tài chính ngân hàng, mức độ thường xuyên để dành tiền cho
tương lai, và sau đó là thu nhập bình quân hàng tháng thì kiến thức chính là biến số có
tác động tích cực nhất đối với tiết kiệm. Xác suất hay khả năng có tiết kiệm (số tiền
còn lại sau khi đã chi tiêu) của cá nhân có hiểu biết về tài chính là hơn hẳn so với
người không có hay kém hiểu biết về tài chính. Nhận định trên một lần nữa được làm
sáng tỏ khi trong báo cáo Van Tuong Nguyen & Minh Duc Doan (2020) cũng chỉ ra
kết quả tương đồng. Thêm vào đó, nhóm tác giả nhấn mạnh các cá nhân tốt nghiệp
chuyên ngành liên quan đến tài chính thì sẽ có những hành vi tiết kiệm đúng đắng,
hiệu quả hơn.
Đối với hành vi đầu tư cá nhân, Trần Ngọc Hưng & cộng sự (2020) kiểm định
mức độ tác động của các yếu tố đặc điểm tính cách lên thái độ đối với rủi ro tài chính
và thái độ rủi ro tài chính lên ý định đầu tư tài chính của nhà đầu tư cá nhân thuộc thế
hệ Y tại Việt Nam. Kết quả kiểm nghiệm mô hình cấu trúc tuyến tính dựa trên bộ dữ
liệu được thu thập từ 277 nhà đầu tư tài chính thuộc thế hệ Y cho thấy yếu tố tâm lý
bất ổn có tác động đồng biến với thái độ đối với rủi ro tài chính, các yếu tố sự dễ chịu,
sự tận tâm và sẵn sàng trải nghiệm có tác động nghịch biến với thái độ đối với rủi ro
tài chính, còn mối quan hệ giữa yếu tố hướng ngoại và thái độ đối với rủi ro tài chính
không được ủng hộ; đồng thời, thái độ đối với rủi ro tài chính có tác động nghịch biến
lên ý định đầu tư tài chính dài hạn và ý định đầu tư tài chính ngắn hạn.
Tuy nhiên, trong thời gian diễn ra đại dịch Covid-19, Đinh Thị Thanh Vân và
cộng sự (2020) nhận ra tính cấp thiết của nâng cao hành vi tài chính cá nhân trong việc
ứng phó với tình hình dịch bệnh. Nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu nhận thấy biến
đại dịch Covid-19 có tác động mạnh mẽ tới hành vi đầu tư, tiết kiệm và chi tiêu dựa
trên khảo sát từ 600 cá nhân trên khắp cả nước.
Như vậy, kế thừa các nghiên cứu trước đó ( Hayhoe & cộng sự (2000),
Agarwall & cộng sự (2010), Sabri & Falahati (2012), Miên & Thảo (2015), Arifin
(2017), Ameliawati & Setiyani (2018)), nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn kiến
24

thức tài chính, thái độ tài chính, kiến thức tài chính, xã hội hóa tài chính, sức khỏe tài
chính và nhân khẩu học là các nhân tố có tác động đáng kể đến hành vi quản lý tài
chính cá nhân, trong đó nhóm 4 nhân tố đầu được xem xét có mối tương quan thuận
chiều tới biến hành vi quản lý tài chính . Ngoài ra, một số nhóm nghiên cứu nhận định
thêm trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, hành vi quản lý tài chính cá nhân cũng chịu
những tác động nhất định.

1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu

Các nghiên cứu nước ngoài về cơ bản rõ ràng, có nhiều nghiên cứu đã trình bày
đã nêu rõ và cụ thể hóa được các nhân tố tác động đến hành vi quản lí tài chính cá
nhân. Tuy nhiên, đối với nghiên cứu trong nước còn tồn tại một số hạn chế sau:
Thứ nhất, chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến hành vi quản lí tài chính cá
nhân, thay vào đó nghiên cứu hiện nay thường tập trung vào các nhân tố để đo lường
hành vi quản lý tài chính cá nhân như quản lý tiết kiệm, chi tiêu hay đầu tư. Cụ thể, đề
tài về sự tác động của đặc điểm tính cách đến ý định đầu tư tài chính cá nhân đã được
thực hiện bởi Trần Ngọc Hưng (2020). Ngoài ra, cũng có một số tác giả đề cập đến các
nhân tố tác động đến hành vi quản lý tài chính cá nhân. Trong ba nghiên cứu Đinh Thị
Thanh Vân & Nguyễn Thị Huệ (2016), Nguyễn Đăng Tuệ (2017) và Lê Hoàng Anh
(2019) đã trình bày về các nhân tố tác động đến kiến thức tài chính của sinh viên, hay
trong những báo cáo sau Lê Văn Hinh (2017), Nguyễn Thị Anh Như & cộng sự
(2017), Nguyễn Văn Tường & Đoàn Minh Đức (2020) thì đều mới xem xét đến tác
động của kiến thức tài chính và tiết kiệm cá nhân tại Việt Nam. Chính vì lí do những
nguyên nhân có thể thấy nguồn tài liệu trong nước còn thiếu hụt, chưa phản ánh đầy
đủ, đa dạng và toàn diện các nhân tố tác động đến hành vi quản lý tài chính cá nhân.
Thứ hai, đa số các nghiên cứu đang tập trung vào nhóm đối tượng là sinh viên
tại các trường cao đẳng, đại học, chưa có nhiều báo cáo toàn diện về các độ tuổi với
những trình độ học vấn, nghề nghiệp khác nhau.

1.2. Cơ sở lý thuyết về các nhân tố tác động tới hành vi quản lý tài chính
cá nhân

1.2.1. Hành vi quản lý tài chính cá nhân

1.2.1.1. Khái niệm

Hành vi quản lý tài chính được coi là một trong những khái niệm quan trọng về
tài chính kỷ luật. Hira & Mugenda (1999) nói rằng hành vi tài chính là thái độ và hành
vi của một người nào đó trong việc quản lý tài chính của họ. Hành vi chi tiêu và tiết
kiệm được sử dụng như một chuẩn trong nghiên cứu này. Hay trong cơ sở lý thuyết
của Xiao (2008) và Hilgert & cộng sự (2009) cũng đề cập hành vi của con người liên
quan đến quản lý tiền. Bên cạnh đó, Horne & Wachowicz (2002) nhận định rằng hành
25

vi quản lý tài chính là việc xác định, phân bổ, và sử dụng các nguồn tài chính. Đồng
thời, nhận định này cũng được kế thừa trong nghiên cứu Nababan & cộng sự (2012),
hành vi tài chính liên quan cách mọi người xử lý và sử dụng các nguồn tài chính hiện
có. Trong khi Weston & Brigham (1981) mô tả hành vi quản lý tài chính như một lĩnh
vực ra quyết định tài chính, hài hòa các động cơ cá nhân và mục tiêu của doanh
nghiệp. Vì thế, hành vi quản lý tài chính hiệu quả sẽ cải thiện tình hình tài chính một
cách tích cực và việc không quản lý tài chính cá nhân có thể dẫn đến hậu quả lâu dài,
và tiêu cực đối với xã hội (Joo, 2008).
Theo Kholilah & Iramani (2013), hành vi quản lý tài chính là khả năng của các
cá nhân trong việc thực hiện các vai trò tài chính (lập kế hoạch, kiểm soát, tìm kiếm và
lưu trữ) trong dài hạn và ngắn hạn. Đồng thời, tính đúng đắn về quan điểm về hành vi
tài chính nói trên đã được chứng minh tại các nghiên cứu trước đó, hành vi tài chính cá
nhân quản lý có thể được mô tả như một quá trình học tập trong việc lập kế hoạch,
thực hiện hành động phù hợp với kế hoạch và cải tiến việc thực hiện kế hoạch cần
được giải quyết trong cá nhân hoặc gia đình (Parrotta, 1992). Theo Sina & Noya
(2012), một trong những nỗ lực trong việc định hình hành vi tài chính là phát triển
hành vi quản lý tài chính cá nhân bằng cách thực hiện có kế hoạch và tự chủ về tiền
bạc.
Từ các khái niệm về hành vi quản lý tài chính của Horne & Wachowicz (2002),
Kholilah & Iramani (2013), nhóm nghiên cứu quan niệm hành vi quản lý tài chính là
khả năng lập kế hoạch tài chính, thực hiện kế hoạch bằng cách kiểm soát, đánh giá
những bản kế hoạch ban đầu không phù hợp và tiến hành cải thiện các vấn đề tài
chính.
1.2.1.2. Tiêu chí đo lường

Grable & cộng sự (2009), Ida & Cinthia (2010) và Kholilah & Iramani, (2013)
đo lường Hành vi quản lý tài chính bằng 5 chỉ tiêu: (1) Chi tiêu, (2) Thanh toán hóa
đơn, (3) Lập kế hoạch tài chính, (4) Cung cấp tiền cho bản thân và gia đình, (5) Tiết
kiệm.
Bên cạnh đó, hai báo cáo của Xiao & Dew (2011) và Miền & Thảo (2013) đã
nêu ra các thành tố đo lường hành vi quản lý tài chính gồm: quản lý tiền mặt, quản lý
tín dụng. Đặc biệt trong quản lý tiền mặt, tác giả đã nêu chi tiết các tiêu chí như quản
lý chi tiêu trong ngân sách, thanh toán hóa đơn đúng hạn, …Còn quản lý việc thanh
toán, chi trả đối với các khoản vay hay quản lý chi tiêu không vượt quá hạn mức tín
dụng chính là các tiêu chí được đề cập trong quản lý tín dụng.
Ngoài ra, kế thừa những nghiên cứu trên, Olivia & Sherry (2014) bổ sung thành
tố dự phòng với các khoản chi tiêu đột xuất cũng dùng để đo lường hành vi quản lý tài
chính cá nhân. Trong báo cáo của Chavali (2020), hành vi quản lý đầu tư bao gồm việc
gửi tiết kiệm tại các ngân hàng, đầu tư trái phiếu, cổ tức, kinh doanh vàng, ngoại tệ và
kinh doanh mua bán bất động sản.
Như vậy, từ những kết quả trên, hành vi quản lý chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư, tín
dụng, dự phòng cho các khoản chi tiêu đột xuất là những tiêu chí quan trọng và then
chốt để đo lường hành vi quản lý tài chính cá nhân (hình 1.1)
26

Hành vi quản lý
tài chính cá
nhân

Chi tiêu Tiết kiệm Đầu tư Tín dụng Dự phòng

Hình 1.1: Thành tố đo lường hành vi quản lý tài chính cá nhân


Nguồn: Nhóm nghiên cứu đề xuất (2021)
1.2.1.3. Tầm quan trọng

Đối với cá nhân


Những năm gần đây, hành vi quản lý tài chính cá nhân ngày càng nhận được sự
quan tâm của nhiều các tổ chức, chẳng hạn như các cơ quan chính phủ, cộng đồng,
trường cao đẳng, đại học, … Bởi hiện nay, dưới tác động của kỷ nguyên toàn cầu hóa
hành vi tài chính cũng có nhiều thay đổi cả theo hướng tích cực và tiêu cực. Con người
với những nhu cầu và mong muốn không giới hạn là một trong những động lực thúc
đẩy lối sống tiêu dùng. Vì vậy, con người luôn nỗ lực gia tăng chi tiêu và quản lý ngân
sách hợp lý để đáp ứng đủ những nhu cầu họ muốn. Tuy nhiên, trên thực tế, chưa
nhiều các cá nhân đặc biệt là các bạn trẻ hiện chưa có hành vi kiểm soát tài chính hiệu
quả. Theo Subiaktono (2013) dựa trên độ tuổi của các nhà quản lý tài chính, 20-30 tuổi
chính là thời điểm bắt đầu xây dựng nền tảng tài chính. Ở độ tuổi này, là sinh viên đại
học, người trẻ đi làm nên sớm đã hình thành thói quen tài chính. Tuy nhiên, sinh viên
hiện nay thường chưa phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về tài chính của chính họ, và vì
thế, họ hiếm khi thực hành, tạo lập các thói quen, kỹ năng tài chính cơ bản như: lập
ngân sách, phát triển kế hoạch tiết kiệm cho ngắn và dài hạn (Birari & Patil, 2014). Vì
thế, những cá nhân này khó có thể thể tránh khỏi những khó khăn trong giải quyết
những vấn đề tài chính cá nhân và dẫn hậu quả nợ nần. Ngoài ra, việc người trẻ thường
đối mặt với các vấn đề này vì hầu hết học không tạo ra thu nhập hoặc thu nhập tạo ra
còn thấp.
Đối với nền kinh tế
Hành vi quản lý tài chính cá nhân đóng vai trò quan trọng, có tác động nhất
định đến những chính sách điều chỉnh, phát triển kinh tế của chính phủ hay các chiến
dịch tiếp thị dịch vụ của các ngân hàng, công ty, tổ chức tài chính (Fenton & cộng sự,
2016). Người tiêu dùng khi không có hoặc có ít kiến thức về ngân sách, các sản phẩm
tài chính,…dẫn đến việc khó tiếp cận và tham gia các hoạt động tài chính hiện đại, dẫn
đến nền kinh tế lạc hậu, chưa bắt kịp với trình độ phát triển của các nước khác trên thế
giới. Ngược lại, hành vi tài chính tốt giúp cá cá nhân dễ dàng đưa ra các quyết định
đầu tư chính xác, thành công hơn, từ đó khuyến khích cá nhân mạnh dạn đầu tư lớn
thay vì đầu tư nhỏ lẻ, và đem lại thu nhập cao hơn cho người dân nói chung. Cụ thể,
27

nhờ việc am hiểu hơn về đầu tư trái phiếu, cổ phiếu của cá nhân giúp tình hình phát
triển thị trường tài chính này có nhiều khả quan, đóng góp vào sự phồn thịnh của nền
kinh tế cả nước nói chung.
Như vậy, hành vi quản lý tài chính cá nhân là một vấn đề quan trọng cần được
nghiên cứu và tìm ra những giải pháp để nâng cao hơn nhận thức về sự thiết yếu của
việc thiết lập thói quen tài chính cá nhân hợp lý, khoa học.

1.2.2. Lý thuyết nền tảng về hành vi con người

1.2.2.1. Thuyết hành động hợp lý


Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) của Fishbein và
Ajzen (1975) đã khẳng định con người trước khi thực hiện hành động luôn cân nhắc
kết quả của hành động đó để chúng mang đến kết quả mà họ mong muốn. Fishbein và
Ajzen (1975) đề xuất trong mô hình của mình rằng “Thái độ hành vi” và “Chuẩn chủ
quan” sẽ tác động đến ý định thực hiện hành vi của mỗi người và “Ý định hành vi” là
nhân tố quan trọng nhất quyết định hành vi của con người. Theo thuyết TRA, thái độ
được tạo bởi niềm tin về hành động sẽ đem lại kết quả mong muốn và sự đánh giá về
việc thực hiện nó còn chuẩn chủ quan được hình thành bởi hai nhân tố: niềm tin về
việc những người xung quanh cho rằng nên thực hiện và động lực để tuân theo những
người có tác động (ý định hành vi cá nhân bị tác động bởi ý nghĩ của những người
xung quanh).

Hình 1.2: Thuyết hành động hợp lý (TRA)


Nguồn: Fishbein và Ajzen (1975)
Tuy nhiên, thuyết hành động hợp lý có điểm yếu khi dự đoán việc thực hiện các
hành vi không thể kiểm soát được, hai yếu tố của mô hình là không đủ để giải thích
cho hành vi của người tiêu dùng. Ngoài ra, thuyết này không xem xét đến các yếu tố
28

về “Xã hội” mà thực tế thì những nhân tố này có tác động đến sự quyết định “Hành vi”
của mỗi người.
1.2.2.2. Thuyết hành vi có kế hoạch
Dựa theo thuyết hành động hợp lý, Ajzen (1991) đã mở rộng thành thuyết hành
vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior - TPB) bằng cách đưa thêm nhân tố
“Nhận thức kiểm soát hành vi” vào mô hình TRA. Nhân tố “Nhận thức kiểm soát hành
vi” phản ánh việc khó khăn hay dễ dàng thực hiện hành vi giúp cho việc dự đoán hành
vi của con người được chính xác hơn. Thuyết hành vi có kế hoạch đã được các nhà
nghiên cứu sử dụng rộng rãi với mục đích dự đoán hành vi cụ thể của mỗi cá nhân. Hai
mô hình TRA và TPB đã được kiểm định thông qua nhiều nghiên cứu và kết quả cho
rằng hành vi của khách hàng được giải thích bằng mô hình TPB tốt hơn so với mô
hình TRA.

Hình 1.3: Thuyết hành vi có kế hoạch (TPB)


Nguồn: Ajzen (1991)
Theo mô hình TPB, hành vi của mỗi cá nhân chịu sự tác động của ba nhân tố:
“Thái độ”, “Chuẩn chủ quan” và “Nhận thức kiểm soát”. “Thái độ” là những đánh giá,
nhận xét của một cá nhân về lợi ích và kết quả thu được sau khi thực hiện một hành vi
(Ajzen, 1991). Thái độ đối với một hành vi là một trong các yếu tố để đánh giá hành vi
đó là tích cực hoặc tiêu cực. “Chuẩn chủ quan” là nhận thức của mỗi cá nhân về các áp
lực mà xã hội tạo ra đối với việc có thực hiện hành vi đó hay không. Qua đó, các cá
nhân sẽ có nhận thức để có cách ứng xử thích hợp với yêu cầu của xã hội. Đây là niềm
tin của cá nhân mỗi người về việc người khác sẽ nghĩ như thế nào về hành động của
mình. Nếu một người mong đợi và cho rằng hành vi sẽ mang lại kết quả tích cực và
cảm thấy những người xung quanh (bố mẹ, bạn bè, …) khuyến khích, ủng hộ việc thực
hiện hành vi này thì ý định thực hiện hành vi sẽ được hình thành. Nói một cách khác,
hành động cá nhân thực hiện xuất phát từ kỳ vọng về kết quả tích cực và niềm tin vào
29

những người xung quanh ủng hộ họ. Nhận thức kiểm soát hành vi được định nghĩa là
cảm nhận của mỗi cá nhân về việc dễ hay khó tiếp nhận hành vi và sự sẵn sàng của
mỗi cá nhân về các nguồn lực (kiến thức, năng lực, cơ hội...) khi thực hiện một hành vi
(Ajzen, 1991). Bên cạnh đó, mỗi cá nhân sẽ xem xét các điều kiện thuận lợi và những
yếu tố cản trở khả năng thực hiện hành vi. Nhận thức kiểm soát hành vi chỉ biểu thị
mức độ kiểm soát việc thực hiện hành vi chứ không phải là kết quả của hành vi.
Thuyết này được sử dụng rộng rãi làm nền tảng lý thuyết cho các nghiên cứu về
hành vi quản lý tài chính cá nhân như trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Miền &
Trần Phương Thảo (2015),…Tuy nhiên, lý thuyết TPB không nêu rõ thế nào là hành vi
có kế hoạch và cách để lên hành vi có kế hoạch cho con người.
1.2.2.3. Thuyết nhận thức xã hội
Thuyết nhận thức xã hội (Social cognitive theory - SCT) được nhà tâm lý học
Albert Bandura đưa ra vào năm 1986. Thuyết nhận thức xã hội của Bandura giải thích
hành vi dựa trên sự tương tác lẫn nhau giữa ba nhân tố: yếu tố cá nhân, môi trường và
hành vi. Trong đó yếu tố cá nhân bao gồm nhận thức, tình cảm, thái độ và yếu tố môi
trường bao gồm môi trường vật lý (môi trường tự nhiên) và môi trường xã hội. Ba yếu
tố này có mối quan hệ tương tác chặt chẽ với nhau.

Hành vi

Yếu tố cá nhân Yếu tố môi trường


(nhận thức, tình cảm) (môi trường vật lý, xã
hội)

Hình 1.4: Thuyết nhận thức xã hội (SCT)


30

Nguồn: Bandura (1977)


Theo thuyết SCT, mỗi người sẽ xem xét và tìm hiểu hành vi từ những người
xung quanh. Dựa trên kiến thức và kỳ vọng của bản thân, mỗi người sẽ có đánh giá
tích cực hay tiêu cực về hành vi vừa quan sát. Nếu họ cảm thấy tích cực với hành vi
này, họ có xu hướng bắt chước và thực hành nó. Bằng cách thực hành thì họ sẽ tự nâng
cao, cải thiện kỹ năng và đạt được thái độ tích cực về các kỹ năng và khả năng mới của
mình. Khi con người thay đổi hành vi sẽ tạo ra những thay đổi về đặc điểm của môi
trường. Trong khi đó, môi trường luôn biến động và thay đổi, nó sẽ tác động làm thay
đổi cả nhận thức, thái độ và hành vi của mỗi cá nhân. Chính vì vậy, con người vừa là
người tạo ra và vừa là sản phẩm của môi trường xung quanh họ. Thuyết này là một mô
hình rất phổ biến và hữu ích để giải thích hành vi của con người và được áp dụng trong
nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế công cộng, … nhưng với lĩnh vực tài chính cá nhân
lại chưa được nhắc đến nhiều.
1.2.2.4. Lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ
Lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and
Use Technology - UTAUT) do Venkatesh và cộng sự xây dựng và phát triển vào năm
2003. Mô hình này được phát triển dựa trên mô hình của 8 nghiên cứu trước là TRA,
TPB, SCT, TAM (Lý thuyết về chấp nhận công nghệ), kết hợp giữa TAM và TPB,
IDT (Lý thuyết về sự đổi mới), MM (Mô hình động lực), MPCU (Mô hình nguồn PC
máy tính) để xây dựng mô hình UTAUT.
Mô hình này bao gồm 4 nhân tố chính: hiệu quả kỳ vọng, nỗ lực kỳ vọng, ảnh
hưởng xã hội, điều kiện thuận lợi ảnh hưởng trực tiếp lên ý định hành vi và hành vi sử
dụng. Ngoài ra, các biến kiểm soát gồm tuổi, kinh nghiệm, giới tính, sự tự nguyện sử
dụng cũng tác động với ý định sử dụng của người tiêu dùng (Venkatesh và cộng sự,
2003). Hạn chế duy nhất của mô hình là mô hình chỉ nghiên cứu về vấn đề chấp nhận
sử dụng công nghệ.
31

Hình STYLEREF 1 \s 1.5: Mô hình lý thuyết chấp nhận và

Nguồn: Venkatesh và cộng sự (2003)

1.2.3. Các nhân tố tác động tới hành vi quản lý tài chính cá nhân

1.2.3.1. Nhóm nhân tố thuộc cá nhân


Nhóm nhân tố thuộc cá nhân, nhóm nghiên cứu dưa 3 nhân tố: kiến thức tài
chính, thái độ tài chính và sức khỏe tài chính là những nhân tố có tác động đến hành vi
quản lý tài chính cá nhân Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID – 19.
Kiến thức tài chính
Kiến thức tài chính có thể được định nghĩa là trải nghiệm thực tế, tích hợp kiến
thức tích cực về tài chính và áp dụng trong cuộc sống (Moore, 2003). Cùng với đó,
theo OECD (2020) đưa ra một định nghĩa có thể áp dụng rộng rãi cho kiến thức tài
chính như: khả năng đưa ra các đánh giá sáng suốt và thực hiện hiệu quả các kế hoạch
và mục tiêu liên quan đến sử dụng và quản lý tiền. Kiến thức tài chính bao gồm khả
năng hiểu được các lựa chọn tài chính, lập kế hoạch cho tương lai, chi tiêu khôn ngoan
và quản lý những thách thức liên quan đến các sự kiện trong đời như mất việc làm, tiết
kiệm để nghỉ hưu hoặc nuôi con cái (Cohen & Nelson, 2011).
Ida và Dwinta (2010) tuyên bố rằng cá nhân có kiến thức tài chính tốt khi biết
cách phát triển các kỹ năng tài chính và học cách sử dụng các công cụ tài chính như
chuẩn bị ngân sách, lựa chọn đầu tư, lựa chọn kế hoạch bảo hiểm. Theo Ida và Dwinta
(2010) các chỉ số để đo lường kiến thức tài chính là các điều khoản lãi suất, chi phí tài
chính và tín dụng, xếp hạng tín dụng và hồ sơ tín dụng, quản lý tài chính, đầu tư tiền,
những gì trên báo cáo tín dụng.
Yab & cộng sự (2016) đã tiến hành kiểm tra sự tác động của kiến thức tài chính
đối với hành vi của các cá nhân đã kết hôn tại Kelurahan và thu về 200 kết quả trả lời.
32

Sau khi kiểm tra giá trị Cronbach’s alpha 0,601 đã chứng minh mối tương quan trên là
đúng, trong khi đó, với kết quả chạy T-test lại chỉ ra kết quả Beta bằng 0,069 và Sig
bằng 0,0428 và giả thuyết bị bác bỏ. Vì vậy, trong nghiên cứu này, kiến thức tài chính
chỉ là một nhân tố hỗ trợ đối với sự tác động của thái độ tài chính đối với hành vi tài
chính.
Mặt khác, Woodyard & Robb (2012) lại xác định kiến thức và hành vi quản lý
tài chính có liên quan chặt chẽ với nhau, và điều này cũng được tác giả dẫn chứng
trong các nghiên cứu của Hilgert & cộng sự (2003), Lusardi & Michell (2006, 2007),
Xiao & cộng sự (2011). Hilgert & cộng sự (2003) đã minh họa cho việc kiến thức tài
chính tốt thì điểm tín dụng và hành vi quản lý tín dụng cũng tốt, còn với kết quả của
Lusardi & Michell (2006, 2007) lại cho thấy lợi ích của việc có kiến thức tài chính tốt
sẽ song hành với việc lên kế hoạch tốt, dễ dàng thành công trong việc đầu tư, đặc biệt
đối với đầu tư các loại tài sản phức tạp, rủi ro cao như chứng khoán. Cuối cùng trong
phát hiện của Xiao & cộng sự (2011) cũng dẫn ra những tác động tích cực không hề
nhỏ của việc hiểu biết về lãi suất, đa dạng hóa đầu tư,…đối với quản lý và gia tăng
tiềm lực tài chính cá nhân.
Nghiên cứu Arifin (2017) chỉ ra sự tác động tích cực của kiến thức tài chính đối
với hành vi tài chính, cá nhân có kiến thức tài chính càng sâu rộng thì quản lý tài chính
càng tốt. Cụ thể, những cá nhân này sẽ có khả năng kiểm soát ngân sách tốt hơn, chi
tiêu phù hợp, và biết tiết kiệm để phòng trừ cho các khoản chi khi cần thiết. Arifin
(2007) cũng cho thấy kiến thức tài chính được giải thích bởi các nhân tố như sự hiểu
biết về lãi suất, tín dụng, quản lý tài chính, đầu tư, báo cáo tài chính, trong đó sự nắm
bắt kịp thời về lãi suất là chìa khóa quan trọng trong việc cải thiện kiến thức tài chính
(minh họa tại hình 1.6). Kết quả nghiên cứu cũng đồng nhất với lý thuyết hành vi TPB
được thực hiện bởi Ramdhani (2008): độ tuổi, giới tính, dân tộc, địa vị kinh tế, tình
trạng tâm lý, tính cách và cả kiến thức đều tác động đến hành vi, cùng với đó là 3
nghiên cứu khác của Perry dan Morris (2005), Gable, Park, dan Joo (2009), và Ida &
Dwinta (2010). Trong khi đó, Kholilah & Iramani (2013) phản bác lập luận trên và cho
rằng kiến thức tài chính và hành vi tài chính có quan hệ ngược chiều.

Hình 1.5: Mô hình đo lường kiến thức thức tài chính.


33

Nguồn: Arifin (2007)


Được truyền cảm hứng bởi các nghiên cứu trước đó, Herawati và cộng sự
(2018) đã thực hiện khảo sát bảng hỏi với hơn hai mươi câu hỏi kiến thức tài chính.
Thuật ngữ kiến thức tài chính mặc dù là thuật ngữ mới và không phải tất cả ai cũng
hiểu rõ tường tận, tuy nhiên, trong cuộc sống hàng, chúng ta vẫn thường sử dụng
chúng dù là vô ý. Kiến thức tài chính được nhóm tác giả định nghĩa dựa trên báo cáo
của Danes & Haberman (2007) tức là khả năng hiểu, đánh giá, chọn lọc những thông
tin cần thiết phục vụ cho việc đưa ra một quyết định, hành vi tài chính hữu ích. Vì vậy,
không khó hiểu khi một cá nhân có kiến thức tài chính hạn chế thường sẽ gặp các khó
khăn như giải quyết nợ, không được nhận các khoản an sinh, bị chiếm hữu lương. Lập
luận này một lần nữa cũng đúng với phát hiện của Mitusibishi (2002) cho thấy kiến
thức đóng vai trò 20% tác động đến thành công trong việc đưa ra Hành vi tài chính
đúng đắn của mỗi cá nhân.
Nguyen, T.N.M & Tran, P.T (2015) chỉ ra hành vi quản lý tài chính cá nhân
chịu tác động bởi các nhân tố: thái độ tài chính, kiến thức tài chính và xã hội hóa tài
chính. Trong đó, kiến thức tài chính có mối tương quan thuận chiều tới hành vi tài
chính. Nghiên cứu chia nhóm và phân tích sự khác biệt giữa tác động của nhóm kiến
thức cao và nhóm kiến thức thấp từ đó chỉ ra người có kiến thức tốt sẽ có xu hướng
thực hiện những hành vi đúng đắn hơn.
Báo cáo của Herdjiono & Damanik (2016) với mục tiêu nghiên cứu mối tương
quan, tác động của kiến thức tài chính tới hành vi quản lý tài chính, nhóm tác giả đã
thực hiện khảo sát với 382 cá nhân tại Merauke, Indonesia. Tuy nhiên, kết quả thu
được lại trái ngược với các nghiên cứu đề ra ở trên: Kiến thức tài chính không có tác
động tới hành vi quản lý tài chính cá nhân. Điều này được lí giải bởi sự giáo dục về
kiến thức tài chính ít có tác động hiệu quả đối với nhóm các quốc gia, vùng miền có
thu nhập còn thấp.
Từ các nghiên cứu khác nhau về kiến thức tài chính theo một số chuyên gia (Ida
& Dwinta, 2010; Cohen & Nelson, 2011; Nguyen, T.N.M & Tran, P.T, 2015; Arifin,
2017) có thể kết luận kiến thức về tài chính là một môn khoa học kinh tế học bao gồm
sự hiểu biết về tài chính, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư, về việc đánh giá tất cả thông tin
trước khi hành động trong việc ra quyết định tài chính, đồng thời kiến thức tài chính
được coi là có tác động tích cực đến hành vi quản lý tài chính cá nhân.
34

Thái độ tài chính


Thái độ tài chính có một vai trò quan trọng trong việc quyết định sự thành công
hay thất bại của hành vi tài chính của ai đó. Thái độ tài chính theo Borden & cộng sự
(2008) là một cách suy nghĩ, lập luận và đánh giá về tài chính. Boediono (2014) tìm
thấy bằng chứng rằng thái độ tài chính tác động tích cực đến hành vi tài chính.
Năm 2016, Yab & cộng sự đã chứng thực giả thuyết về mối quan hệ tác động
qua lại giữa kiến thức, thái độ tài chính và hành vi quản lý tài chính cá nhân. Việc
khảo sát được tiến hành với 200 cá nhân đã lập gia đình trên khắp Indonesia, 7 câu hỏi
kiến thức và 11 câu hỏi thái độ được đặt ra. Trong đó, thái độ tài chính là biến số có
tác động mạnh mẽ nhất với giá trị Cronbach’s alpha thu về là 0,718 trong khi biến số
kiến thức tài chính thu về chỉ có 0,601.
Ameliawati và Setiyani (2018) đã chứng minh sự tác động tích cực của thái độ
tài chính đối với hành vi quản lý tài chính cá nhân thông qua kết quả phân tích mức độ
tác động trực tiếp của thái độ tài chính với hành vi quản lý là 0,522. Điều này được
hiểu khi thái độ tài chính tăng lên 1 đơn vị thì hành vi quản lý tài chính cá nhân tương
ứng cũng tăng thêm 0,522 đơn vị. Thêm vào đó, kết quả báo cáo cũng được tác giả lý
giải trên thực tế, điển hình khi một cá nhân không áp dụng một thái độ tốt trong quản
lý tài chính, cá nhân đó sẽ dễ gặp phải khó khăn trong vấn đề tài chính, khó tiết kiệm
tiền dự phòng cho lâu dài. Sự hợp lý của nghiên cứu cũng được chứng minh khi trùng
khớp với lý thuyết hành vi xã hội và kết quả của ba nghiên cứu: Amanah & cộng sự
(2016), Mien & Thao (2015), Herdjiono & Darmanik (2016).
Tuy nhiên, nghiên cứu Anthony và cộng sự (2011) nói rằng thái độ tài chính có
mối quan hệ tiêu cực với tài chính hành vi quản lý có nghĩa là ai đó có thái độ tài chính
tốt nhưng không thể theo kịp việc thực hiện, dẫn đến thất bại trong quản lý tài chính.
Cũng trong nghiên cứu Nguyen, T.N.M & Tran, P.T (2015) khảo sát với 307 cá
nhân, ta thấy trong các nhân tố tác động đến hành vi tài chính cá nhân thì thái độ tài
chính đóng vai trò lớn nhất. Sự phù hợp của nghiên cứu này cũng được chứng minh
trong nhiều báo cáo nước ngoài trước đó, cụ thể như Eagly & Chaiken (1993), Parrotta
& Johnson (1998).
Như vậy có thể thấy thái độ tài chính được định nghĩa là trạng thái tâm trí, ý
kiến và nhận định của một người về tài chính. Đồng thời, hành vi quản lý tài chính có
thể tốt và phải được bắt đầu bằng cách áp dụng một thái độ tài chính tốt và đúng đắn.
Sức khỏe tài chính
Sức khỏe tài chính được định nghĩa là trạng thái khỏe mạnh, hạnh phúc và
không phải lo lắng về tài chính và thường dựa trên đánh giá chủ quan về tình hình tài
chính của một người (Joo, 2008) được đo lường bằng sự hài lòng tổng thể đối với tình
hình tài chính của một người (Van Praag, Frijters & Ferreri Carbonel, 2003).
35

Các nhà nghiên cứu đã áp dụng phương pháp tiếp cận hệ thống để hiểu vai trò
của các hành vi quản lý tài chính trong việc xác định tình trạng tài chính trong nghiên
cứu của Fitzsimmons và Leach (1994), Hira và cộng sự (1992). Joo và Grable (2004)
chỉ ra rằng sức khỏe tài chính có liên quan, cả trực tiếp và gián tiếp với các hành vi tài
chính, chẳng hạn như thanh toán đầy đủ hóa đơn thẻ tín dụng mỗi tháng, duy trì ngân
sách hàng tuần hoặc hàng tháng và dành tiền để tiết kiệm sẽ được những cá nhân hài
lòng với sức khỏe tài chính hoàn thành tốt hơn so với những cá nhân không hài lòng
với sức khỏe tài chính. Shim và cộng sự (2009) nhận thấy rằng các hành vi tài chính,
chẳng hạn như quản lý ngân sách để chi tiêu và tiết kiệm, có liên quan đến sức khỏe tài
chính của thanh niên. Một phát hiện chung là các hành vi quản lý tài chính gắn liền với
tình trạng tài chính. Kim và cộng sự (2003) phát hiện ra rằng quản lý tài chính kém có
tác động tiêu cực đến sức khỏe tài chính và khi sức khỏe tài chính không được hài
lòng, những người trả lời khảo sát sẽ có những điều chỉnh trong quản lý tài chính cá
nhân để đáp ứng được mong muốn về tài chính.
Xiao và cộng sự (2006) đã kiểm tra hành vi tài chính và những tác động tiềm
tàng của các hành vi tài chính đối với sức khỏe tài chính của sinh viên đại học. Họ
nhận thấy rằng các hành vi quản lý tiền mặt, quản lý tín dụng và tiết kiệm tích cực có
liên quan tích cực đến sức khỏe tài chính tổng thể. Ngoài ra, Xiao và cộng sự (2009)
cho thấy rằng sinh viên đại học áp dụng các hành vi tài chính tích cực đã làm tăng mức
độ hài lòng về tài chính của họ. Một nghiên cứu về việc sử dụng thẻ tín dụng của sinh
viên đại học cho thấy rằng các hành vi tài chính tích cực có liên quan đến việc giảm
căng thẳng tài chính (Hayhoe và cộng sự, 2000).
Dựa trên các nghiên cứu trước đây, có thể nhận rõ tác động của sức khỏe tài
chính đến hành vi quản lý tài chính cá nhân mỗi người. Chính vì vậy, nhóm nghiên
cứu quyết định lựa chọn nhân tố “Sức khỏe tài chính” là một trong các nhân tố có tác
động đến hành vi của mỗi cá nhân trong việc quản lý tài chính.
1.2.3.2. Nhân tố bên ngoài
Trong bài nghiên cứu này, nhóm đưa vào 02 nhân tố: “Xã hội hóa tài chính” và
“Đại dịch COVID – 19” là những nhân tố bên ngoài có tác động đến hành vi quản lý
tài chính cá nhân Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID –19.
36

Xã hội hóa tài chính


Xã hội hóa tài chính được định nghĩa là “quá trình mỗi cá nhân có được các tiêu
chuẩn, giá trị, chuẩn mực, kỹ năng, kiến thức và thái độ cần thiết để trở thành người
tiêu dùng hoạt động hiệu quả trên thị trường” (Lueg, Ponder, Beatty & Capella, 2006;
Rettig & Mortenson, 1986). Cha mẹ được coi là tác nhân xã hội hóa có tác động nhất
đến cuộc sống của con cái họ (Gudmunson & Danes, 2011). Có những bằng chứng rõ
ràng cho rằng các cá nhân học được thái độ và hành vi thông qua việc quan sát và bắt
chước từ hình mẫu của những người thường xuyên tiếp xúc với họ - đặc biệt là cha mẹ
(Bandura, 1986; Moschis và Churchill, 1978). Theo Allen (2008) “hướng dẫn tài chính
từ cha mẹ thường bao gồm (i) mô hình hóa các hành vi của người tiêu dùng, (ii) đưa ra
các quy tắc về hành vi tiêu dùng của con cái và (iii) tham gia vào các cuộc thảo luận
trực tiếp về các quyết định mua hàng, tín dụng và các chủ đề liên quan”.
Một số nghiên cứu đã xem xét mối quan hệ giữa xã hội hóa tài chính và hành vi
quản lý tài chính. Việc bố mẹ có trao đổi về tài chính với con cái đã được chứng minh
là có mối liên hệ tích cực với việc lập ngân sách và quản lý tiền mặt, quản lý tín dụng,
hành vi tiết kiệm, đầu tư và lập kế hoạch tài chính dài hạn của con cái (Jorgensen và
cộng sự, 2017). Kết quả tương tự cũng được tìm thấy bởi Serido và cộng sự (2010)
trong bài nghiên cứu về việc nuôi dạy con cái về tài chính, các hành vi tài chính lặp lại
theo cha mẹ và tình trạng tài chính của sinh viên đại học. Trong nghiên cứu của Cho
và cộng sự (2012) về những người trong độ tuổi 24-66 có thu nhập thấp và trung bình
cũng tìm thấy bằng chứng chứng minh sự tác động của việc giao tiếp của cha mẹ về
vấn đề tài chính với con cái có sự tác động đến hành vi tài chính của con. Những
người được hỏi cho rằng cha mẹ có thảo luận với họ về tầm quan trọng của việc tiết
kiệm, sử dụng tín dụng và cha mẹ có kế hoạch chi tiêu thì họ có kế hoạch chi tiêu và
các mục tiêu tài chính bằng văn bản hơn những người trả lời mà cha mẹ không thảo
luận về tài chính với họ (Cho và cộng sự, 2012). Shim và cộng sự (2010) cũng tìm
thấy mối liên hệ giữa việc hướng dẫn tài chính của cha mẹ và hành vi quản lý tiền, tín
dụng của con cái trong bài nghiên cứu về nhóm sinh viên năm nhất ở các trường đại
học ở Mỹ với hơn 2000 mẫu quan sát. Sự tác động từ cha mẹ là nhân tố tác động mạnh
nhất đến hành vi quản lý tài chính của nhóm sinh viên này so với các nhân tố còn lại
37

trong bài nghiên cứu: sự giáo dục từ nhà trường, kinh nghiệm từ việc đi làm thêm.
Jorgensen và Savla (2010) nhận thấy rằng tác động của cha mẹ có tác động đáng kể
đến thái độ tài chính và hành vi quản lý tài chính của sinh viên. Webley và Nyhus
(2012) cũng phát hiện ra rằng những người trưởng thành Hà Lan (18-32 tuổi) được cha
mẹ dạy cách lập ngân sách và khuyến khích họ tiết kiệm có khả năng kiểm soát chi
tiêu tốt hơn và tiết kiệm nhiều hơn.
Nghiên cứu của Cho và cộng sự (2012), Webley & Nyhus (2006) chứng minh
rằng hành vi tài chính của cha mẹ có liên quan đến hành vi tài chính của con cái.
Những người khảo sát trả lời bố mẹ là người tiết kiệm có khả năng tham gia vào các
hành vi lập kế hoạch tài chính cao hơn những người có bố mẹ không phải là người tiết
kiệm (Cho và cộng sự, 2012). Trong một nghiên cứu ở Hà Lan kiểm tra tác động của
cha mẹ đến hành vi tiết kiệm của thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 16 - 21 tuổi, số tiền
cha mẹ tiết kiệm được có liên quan cùng chiều với số tiền mà họ tiết kiệm được
(Webley & Nyhus, 2006).
Qua các nghiên cứu trên có thể thấy yếu tố xã hội hóa tài chính có tác động lớn
đến các hành vi quản lý tài chính của mỗi cá nhân đặc biệt là yếu tố từ cha mẹ. Vì với
mỗi người phần lớn đều có những bài học về tài chính đầu tiên từ chính cha mẹ của
họ. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn nhân tố “Xã hội hóa tài chính”
là một trong các nhân tố có tác động đến hành vi quản lý tài chính của mỗi cá nhân.
Đại dịch COVID – 19:
Dịch viêm phổi cấp COVID-19 được cho là bắt đầu từ tỉnh Vũ Hán, Trung
Quốc từ tháng 12 năm 2019. Dịch viêm phổi cấp COVID-19 đã gây ra những tác động
tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu và cả Việt Nam. Điều này có thể khẳng định tài chính
của mỗi cá nhân Việt Nam đều chịu tác động từ đại dịch này nên mỗi cá nhân sẽ có
những khác biệt trong việc quản lý chi tiêu của cá nhân trước và trong đại dịch.
Trong bài nghiên cứu “Đánh giá tác động của đại dịch COVID – 19 đến hành vi
chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư ở Việt Nam” của Đinh Thị Thanh Vân và nhóm nghiên
cứu trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (2020) đã kết luận rằng đại
dịch COVID-19 đã có tác động tới tất cả các hành vi chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư thuộc
tất cả các nhóm lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính dựa vào thực trạng của kết quả khảo
38

sát gần 600 cá nhân. Những người có học vấn cao (sau đại học) có xu hướng giảm chi
tiêu, tăng tiết kiệm và giảm đầu tư so với nhóm có trình độ học vấn thấp hơn. COVID-
19 có tác động mạnh tới mức tiền đầu tư thường xuyên của cá nhân và các nhà đầu tư
cũng có xu hướng tiêu cực, với 63,4% người tham gia khảo sát tin rằng lợi nhuận đầu
tư sẽ sụt giảm. Mặc dù vậy, COVID-19 đã có tác động tích cực tới nhận thức của
người dân về tầm quan trọng của tiết kiệm khi có thêm 13% số người được khảo sát
tăng mức độ đánh giá về tiết kiệm.
Trong nghiên cứu “Household Financial Decision Making Amidst the COVID-
19 Pandemic” của Yue P., Korkmaz A.G. & Zhou H. (2020) đã chỉ ra dịch COVID–19
thay đổi cách nhìn của các hộ gia đình ở Trung Quốc về nền kinh tế. Những hộ gia
đình mất niềm tin vào nền kinh tế có nhiều khả năng thay đổi sở thích rủi ro thành
không thích rủi ro. Xác suất để một hộ gia đình thay đổi danh mục đầu tư là
16,03%. Cụ thể, nếu có một thành viên trong gia đình, đồng nghiệp, bạn bè hoặc người
quen trong cùng một cộng đồng hoặc khu vực bị nhiễm COVID-19 sẽ khiến tổng số
tiền đầu tư của hộ gia đình đó giảm 9,15%.
Experian (2020) đã khảo sát một nhóm 377 người trưởng thành ở Hoa Kỳ để
tìm hiểu xem tài chính cá nhân của họ đã thay đổi như thế nào khi dịch bệnh hoành
hành ở Mỹ. Hai phần ba (66%) những người được khảo sát cho biết họ đã chi tiêu
bằng hoặc ít hơn trong thời gian xảy ra đại dịch so với thời điểm này năm ngoái. Gần
một phần ba (30%) cho biết họ nhận thấy sự thay đổi lớn nhất đối với việc chi tiêu cho
việc ăn uống và giải trí. Khoảng một phần tư (23%) cho biết họ đã thấy giảm chi tiêu
của mình cho các giao dịch mua sắm không cần thiết và 16% nhận thấy những thay đổi
đáng kể đối với việc du lịch của họ. Mặc dù hầu hết những người được hỏi cho biết
rằng họ đã chi tiêu ít hơn trong đại dịch, chỉ 28% nói rằng họ thực sự tiết kiệm nhiều
hơn trong thời gian này, 32% cho biết số tiền họ tiết kiệm không thay đổi. Điều này có
thể giải thích do tác động của dịch bệnh dẫn đến thu nhập của những người tham gia
khảo sát đã giảm hoặc họ đã bị thất nghiệp.
Nhìn chung, với nhân tố đại dịch COVID-19, đã có những bài nghiên cứu, khảo
sát chứng minh sự tác động của dịch có tác động đến các khía cạnh trong hành vi quản
39

lý tài chính của mỗi cá nhân. Vì vậy, nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng nhân tố đại
dịch COVID-19 để đo lường sự tác động của nó tới hành vi quản lý tài chính cá nhân.

Bảng 1.1: Tóm tắt tổng quan nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hành vi
quản lý tài chính cá nhân

Nhân Giả
Thước đo Nguồn trích dẫn
tố thuyết

Nguyễn Thị Ngọc Miền và Trần Phương Thảo


(2015), Moore (2003), Cohen & Nelson
Biết cách đầu tư
(2011), Ida & Dwinta (2010), Yab & cộng sự
tiền, Nắm rõ số dư
Kiến (2016), Woodyard & Robb (2012), Hilgert &
trong tài khoản,
thức cộng sự (2003), Lusardi & Michell (2006,
Hiểu biết về các loại +
tài 2007), Xiao & cộng sự (2011), Arifin (2017),
lãi suất, Có kiến
chính Perry và Morris (2005), Gable và cộng sự
thức tổng quát về tài
(2009), Kholilah & Iramani (2013), Herawati
chính tốt
và cộng sự (2018), Danes & Haberman
(2007), Mitusibishi (2002).

Suy nghĩ đầu tiên Nguyễn Thị Ngọc Miền và Trần Phương Thảo
khi có một số tiền (2015), Borden & cộng sự (2008), Boediono
Thái
lớn, Quan điểm về (2014), Yab & cộng sự (2016), Ameliawati và
độ tài +
vay mượn tiền, Setiyani (2018), Amanah & cộng sự (2016),
chính
Quan điểm về tiết Herdjiono và cộng sự (2016), Anthony &
kiệm cộng sự (2011).

Fitzsimmons và Leach (1994), Hira và cộng


Sức
Sự hài lòng về tài sự (1992), Joo và Grable (2004), Shim và
khỏe
chính, Khả năng đáp + cộng sự (2009), Kim và cộng sự (2003),
tài
ứng chi tiêu đột ngột Xiao và cộng sự (2006), Xiao và cộng sự
chính
(2009).

Jorgensen và cộng sự (2017), Serido và cộng


Xã hội Giáo dục từ bố mẹ sự (2010), Webley & Nyhus (2006), Webley
hóa tài về tài chính, Thái độ + & Nyhus (2012), Jorgensen và Savla (2010),
chính học được từ bố mẹ Shim và cộng sự (2010), Cho, Gutter, Kim,
& Mauldin (2012).
40

Đại
Cơ hội đầu tư, Dự Yue P., Korkmaz A.G. & Zhou H. (2020),
dịch
phòng tài chính, Cần + Đinh Thị Thanh Vân và cộng sự (2020), Ý
Covid
chi tiêu hợp lý kiến của chuyên gia.
– 19

Nguồn: Nhóm tác giả nghiên cứu tự tổng hợp (2021)


Chú thích: “+”: giả thuyết có tác động cùng chiều với hành vi quản lý tài chính cá
nhân.
“-”: giả thuyết có tác động ngược chiều với hành vi quản lý tài chính cá
nhân.
41

2. CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG


PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mô hình nghiên cứu

2.1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nghiên cứu này kế thừa mô hình từ nghiên cứu “Factors affecting personal
financial management behaviors: Evidence from Vietnam” của Nguyễn Thị Ngọc
Miền và Trần Phương Thảo (2015) được phát triển từ thuyết hành vi có kế hoạch của
Ajzen (1985) kết hợp với thuyết nhận thức xã hội của Albert Bandura (1986) đưa ra
mô hình để giải thích hành vi quản lý tài chính cá nhân tại Việt Nam trong bối cảnh
đại dịch COVID – 19. Nhóm tác giả đã thảo luận và đưa ra mô hình đề xuất gồm 5
nhân tố: “Kiến thức tài chính”, “Thái độ tài chính”, “Sức khỏe tài chính”, “Xã hội hóa
tài chính” và “Đại dịch COVID – 19” đến “Hành vi quản lý tài chính cá nhân”. Ngoài
ra, nhóm cũng đưa thêm các biến nhân khẩu học là các biến kiểm soát có tác động đến
hành vi quản lý tài chính cá nhân (xem hình 2.1)

2.1.2. Các giả thuyết nghiên cứu

Kiến thức tài chính


Biến kiểm soát
- Giới tính
- Nghề nghiệp
- Độ tuổi
Thái độ tài chính

Sức khỏe tài chính


Hành vi quản lý tài
chính cá nhân

Xã hội hóa tài chính

Đại dịch COVID-19


Hình STYLEREF 1 \s 2. SEQ Hình \* ARABIC \s 1 1: Mô hình nghiên
42

2.1.2.1. Kiến thức tài chính


Các nghiên cứu trước đây chưa có sự nhất quán về sự tác động của nhân tố
“Kiến thức tài chính” đến “Hành vi quản lý tài chính cá nhân”. Nguyễn Thị Ngọc
Miền và cộng sự (2015) kết luận rằng kiến thức tài chính có mối quan hệ tích cực với
hành vi quản lý tài chính. Điểm tương đồng cũng đã được đưa ra trong nghiên cứu của
Yab & cộng sự (2016), Woodyard & Robb (2012), Hilgert & cộng sự (2003), Lusardi
& Michell (2006, 2007), Xiao & cộng sự (2011), …Tuy nhiên, Herdjiono và cộng sự
(2016) lại cho rằng “Kiến thức tài chính” không liên quan đến “Hành vi quản lý tài
chính cá nhân” vì có những yếu tố khác tác động đến hành vi quản lý tài chính như
thái độ với tài chính, thu nhập cá nhân.
Phần lớn các nghiên cứu vẫn đưa ra quan điểm nhân tố “Kiến thức tài chính” có
tác động (+) đến hành vi quản lý tài chính cá nhân nên nhóm đưa ra giả thuyết:
H1: Kiến thức tài chính có tác động thuận chiều (+) đến hành vi quản lý tài
chính.
2.1.2.2. Thái độ tài chính
Đối với các nghiên cứu trước đây thực hiện về tác động của “Thái độ tài chính”
đến “Hành vi quản lý tài chính cá nhân” thì vẫn chưa đồng nhất kết quả. Nghiên cứu
được thực hiện bởi Amanah và cộng sự (2016) nhận thấy thái độ tài chính tác động
không nhỏ đến hành vi quản lý tài chính. Mối quan hệ cùng chiều này cũng được thể
hiện trong các nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Miền và Trần Phương Thảo (2015)
và Herdjiono và cộng sự (2016), Yab & cộng sự (2016), Ameliawati và Setiyani
(2018), Amanah & cộng sự (2016),…Tuy nhiên, với nghiên cứu được thực hiện bởi
Novita và Maharani (2016) lại đưa ra không có mối quan hệ nào giữa thái độ tài chính
và hành vi quản lý tài chính cá nhân.
Do vậy, giả thuyết về nhân tố “Thái độ tài chính” được đưa ra như sau:
H2: Thái độ tài chính có tác động thuận chiều (+) đến hành vi quản lý tài
chính cá nhân.
2.1.2.3. Sức khỏe tài chính
Kim và cộng sự (2003) kết luận rằng quản lý tài chính và sức khỏe tài chính có
tác động qua lại với nhau theo hướng tích cực. Tương tự, trong nghiên cứu của mình,
43

Xiao và cộng sự (2006) nhận thấy rằng các hành vi quản lý tiền mặt, quản lý tín dụng
và tiết kiệm tích cực có liên quan tích cực đến sức khỏe tài chính tổng thể.
Vì vậy, dựa theo các nghiên cứu trước đó, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết
như sau:
H3: Sức khỏe tài chính có tác động thuận chiều (+) đến hành vi quản lý tài
chính cá nhân.
2.1.2.4. Xã hội hóa tài chính
Với các nghiên cứu về xã hội hóa tài chính trước đây, chủ yếu các tác giả đều
đồng tình rằng xã hội hóa tài chính có tác động đến hành vi quản lý tài chính một cách
tích cực. Cho và cộng sự (2012) chỉ ra rằng những người mà cha mẹ có thảo luận về
tầm quan trọng của việc tiết kiệm, sử dụng tín dụng và có kế hoạch chi tiêu thì khả
năng cao họ có kế hoạch chi tiêu và các mục tiêu tài chính bằng văn bản so với những
người trả lời mà cha mẹ không thảo luận với họ. Trong một nghiên cứu ở Hà Lan kiểm
tra tác động của cha mẹ đến hành vi tiết kiệm của thanh thiếu niên, số tiền cha mẹ tiết
kiệm được có liên quan cùng chiều với số tiền mà họ (16-21 tuổi) tiết kiệm được
(Webley & Nyhus, 2006). Webley và Nyhus (2012) cũng phát hiện ra rằng những
người ở độ tuổi trưởng thành Hà Lan (18-32 tuổi) được cha mẹ dạy cách lập ngân sách
và khuyến khích tiết kiệm có khả năng kiểm soát chi tiêu tốt hơn và tiết kiệm nhiều
hơn.
Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết như sau về nhân tố “Xã hội hóa
tài chính”:
H4: Xã hội hóa tài chính có tác động thuận chiều (+) đến hành vi quản lý
tài chính.
2.1.2.5. Đại dịch COVID – 19
Đinh Thị Thanh Vân và cộng sự (2020) kết luận rằng đại dịch COVID-19 đã có
tác động tới tất cả các hành vi chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư dựa vào thực trạng của kết
quả khảo sát gần 600 cá nhân Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng
7/2020. COVID-19 đã có tác động tích cực tới nhận thức của người dân về tầm quan
trọng của tiết kiệm và thay đổi cách nhìn của mỗi cá nhân trong lĩnh vực đầu tư.
Experian (2020) đã khảo sát một nhóm 377 người trưởng thành ở Hoa Kỳ để tìm hiểu
44

tác động của đại dịch đến hành vi chi tiêu, thu nhập của mỗi người. Những người tham
gia khảo sát đều cho rằng họ đã chi tiêu ít hơn so với trước khi có dịch nhưng lại
không thể tiết kiệm nhiều do sự thay đổi về thu nhập, việc làm.
Do đó, dựa trên các đánh giá về sự tác động của đại dịch COVID – 19, nhóm
nghiên cứu đưa ra giả thuyết:
H5: Đại dịch COVID – 19 có tác động đến hành vi quản lý tài chính cá
nhân.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Nghiên cứu định tính

Tiến hành khảo sát thông qua phiếu khảo sát trên 17 người tham gia và tiếp
nhận các phản hồi về thang đo của các nhân tố sau đó điều chỉnh, bổ sung hoặc loại bỏ
các biến quan sát không phù hợp. Ngoài ra, nhóm tác giả sử dụng thêm phương pháp
chuyên gia để lọc những câu hỏi và những nội dung chưa phù hợp trong bảng hỏi.
Các ý kiến xoay quanh vấn đề cần thảo luận, góp ý được nhóm tác giả tổng hợp
lại và đưa ra kết quả như sau: loại bỏ một số câu hỏi có ngôn từ chuyên ngành, gây
khó hiểu cho người dân khi thực hiện phiếu khảo sát (biến kiến thức tài chính: theo
bạn hành vi nào dưới đây gọi là đa dạng hóa danh mục đầu tư, hãy cho ý kiến của bạn
về nhận định dưới đây: lạm phát tăng sẽ làm giảm đáng kể số lượng hàng hóa tôi có
thể mua trong tương lai,…); lược bớt các câu hỏi đòi hỏi có kiến thức nhất định liên
quan đến tài chính (biến kiến thức tài chính: nếu tỷ lệ lạm phát tăng 8%, lãi suất danh
nghĩa tăng 6% thì lãi suất thực thay đổi như thế nào); thay đổi từ ngữ một số câu hỏi
để phù hợp với người dân nói chung ở nhiều độ tuổi ngành nghề (cha mẹ/ người giám
hộ của bạn đã nói với bạn những điều bạn cần biết về quản lý tiền bạc; nhóm đã sửa
thành: cha mẹ thảo luận các vấn đề tài chính với tôi). Đồng thời dựa trên ý kiến tham
khảo của chuyên gia và giảng viên hướng dẫn, nhóm đã bổ sung và điều chỉnh thang
đo cho biến quan sát (biến kiến thức tài chính: bạn tự đánh giá kiến thức tài chính của
bạn như nào: tôi có kiến thức về tài chính tốt, biến Đại dịch COVID - 19: so với trước
45

khi diễn ra đại dịch COVID - 19 tôi nhận thấy: nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn hơn, lập
các khoản dự phòng là cần thiết, cần chi tiêu hợp lý hơn).

2.2.2. Nghiên cứu định lượng

2.2.2.1. Thiết kế thang đo


Thang đo của nghiên cứu được xây dựng dựa trên mô hình nghiên cứu đã được
trình bày ở trên (hình 2.1). Thang đo được dùng để đo các nhân tố tác động đến hành
vi quản lý tài chính và hành vi quản lý tài chính cá nhân: (1) Kiến thức tài chính, (2)
Thái độ tài chính, (3) Sức khỏe tài chính, (4) Xã hội hóa tài chính, (5) Đại dịch
COVID – 19, (6) Hành vi quản lý tài chính cá nhân. Thang đo được xây dựng để đo
lường mức độ tác động của các nhân tố từ (1) đến (5) đến hành vi quản lý tài chính cá
nhân của các cá nhân cư trú tại Việt Nam.
Bảng 2.1: Thang đo các nhóm nhân tố


Biến quan sát Nguồn đề xuất
biến

Nhân tố “Kiến thức tài chính” (KT)

KT1 Tôi có kiến thức về tài chính tốt Ý kiến của chuyên gia

KT2 Tôi biết cách đầu tư tiền của mình


Nguyễn Thị Ngọc
Miền và Trần Phương
KT3 Tôi nắm rõ về số dư trong tài khoản của mình
Thảo (2015), Vanessa
G. Perry và Marlene D.
Morris (2005)
KT4 Tôi biết về các loại lãi suất mà ngân hàng đưa ra

Nhân tố “Thái độ tài chính” (TD)


46

Tôi sẽ chi cho mục đích cá nhân khi bất ngờ có số


TD1
tiền lớn
Tôi chỉ vay mượn trong những trường hợp thiết Olivia Mellan và
TD2
yếu Sherry Christie (2014)
TD3 Tôi sẽ cho vay nếu trả đúng hạn và với mức lãi tốt
TD4 Tôi chỉ tiết kiệm khi có nhu cầu thiết yếu

Nhân tố “Sức khỏe tài chính” (SK)

SK1 Tôi hài lòng về tài chính của mình Measuring financial
SK2 Tôi có thể đáp ứng các khoản chi tiêu bất ngờ well-being _ Bài khảo
SK3 Tôi thường còn tiền vào cuối mỗi tháng sát từ CFPD

Nhân tố “Xã hội hóa tài chính” (XHH)

Những thói quen mà bạn học được từ cha mẹ, người thân:

XHH1 Tôi theo dõi chi phí hàng tháng Soyeon Shim và cộng
sự (2009), Webley và
XHH2 Tôi chỉ chi tiêu theo ngân sách
Nyhus (2012), Webley
XHH3 Tôi tiết kiệm tiền định kỳ và Nyhus (2006), Allen

Tôi thường đầu tư cho các mục tiêu tài chính dài (2008), Jorgensen và
XHH4
hạn Savla (2010).

Bố mẹ hướng dẫn bạn kiến thức tài chính bằng cách:

XHH5 Thảo luận các vấn đề tài chính với tôi Soyeon Shim và cộng
sự (2009), Webley và
XHH6 Nói với tôi về tầm quan trọng của việc tiết kiệm Nyhus (2012), Webley
và Nyhus (2006), Allen
XHH7 Dạy tôi trở thành người mua sắm thông minh
(2008), Jorgensen và
XHH8 Hướng dẫn tôi sử dụng thẻ ATM hợp lý Savla (2010).
Nhân tố “Đại dịch COVID – 19” (CV)
So với trước khi diễn ra đại dịch Covid19 bạn nhận thấy:
47

CV1 Nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn hơn

CV2 Lập các khoản dự phòng là cần thiết Ý kiến của chuyên gia

CV3 Cần chi tiêu hợp lý hơn

Nhân tố “Hành vi quản lý tài chính cá nhân” (H_V)

H_V1 Tôi mất nhiều thời gian cân nhắc khi mua đồ Nguyễn Thị Ngọc
H_V2 Tôi thanh toán hóa đơn đúng hạn Miền và Trần Phương
H_V3 Tôi giữ hóa đơn chi phí hàng tháng Thảo (2015), Jing Jian
H_V4 Tôi chi tiêu trong ngân sách Xiao và Jeffrey Dew
(2011), Cliff A Robb &
H_V5 Tôi thanh toán các khoản vay đúng hạn
Ann Woodyard (2012).
H_V6 Tôi dự phòng được một khoản nhỏ
Olivia Mellan và
H_V7 Tôi đắn đo rất nhiều trước khi chi số tiền đó
Sherry Christie (2014).
H_V8 Nếu đắt đỏ, hoặc không quan trọng thì sẽ cho qua
Nguồn: Nhóm tác giả nghiên cứu tự tổng hợp (2021)
Cụ thể, các biến quan sát được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm, được quy
định như sau:
1. Hoàn toàn không đồng ý
2. Không đồng ý
3. Trung lập
4. Đồng ý
5. Hoàn toàn đồng ý
Thang đo Likert là một thang đo phổ biến và có độ tin cậy cao hiện nay, thường
được sử dụng để đo lường thái độ, ý kiến hay hành vi của người được khảo sát bằng
cách phân bậc các câu trả lời trong vùng phạm vi từ mức kém nhất đến mức tốt nhất.
Nhóm tác giả nhận thấy sử dụng thang đo Likert để đo lường các biến quan sát là tối
ưu nhất.
48

2.2.2.2. Mẫu nghiên cứu


Tổng thể nghiên cứu: Tổng thể nghiên cứu là những cá nhân hiện đang cư trú
tại Việt Nam, chủ yếu ở các tỉnh thành phía Bắc đất nước, tập trung ở nhóm người từ
thanh thiếu niên trở lên (từ 15 tuổi trở lên).
Kích thước mẫu: Để kết quả nghiên cứu của đề tài có tính chính xác và đại diện
cao thì việc lựa chọn cỡ mẫu khảo sát là vô cùng quan trọng và cần thiết. Trong phân
tích thành phần chính (PCA), kích thước mẫu thường được xác định dựa vào “kích
thước tối thiểu” và “số lượng biến đo lường đưa vào phân tích”. Số quan sát (cỡ mẫu)
ít nhất phải bằng 4 đến 5 lần số biến trong phân tích PCA (Hoàng Trọng và Chu
Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Trong nghiên cứu này, số lượng biến quan sát là 29 biến,
do đó kích thước mẫu tối thiểu là 145 quan sát thỏa mãn yêu cầu của PCA. Tuy nhiên,
do cỡ mẫu càng lớn thì sai số càng nhỏ, độ chính xác trong phân tích càng lớn, cùng
với điều kiện về thời gian cũng như tài chính cho phép, nhóm tác giả chọn cỡ mẫu là
477 mẫu.
Cách lấy mẫu: Phiếu khảo sát được phát ra thông qua hình thức trực tuyến qua
mạng xã hội (có chứa liên kết đến bảng câu hỏi được xây dựng bằng công cụ Google
Forms) và khảo sát trực tiếp (đối với khảo sát sơ bộ).
Thông tin về mẫu: Trong quá trình khảo sát, có những phiếu thu về có kết quả
giống nhau từ đầu đến cuối hoặc những phiếu điền thiếu thông tin. Tất cả các mẫu
khảo sát như trên sẽ bị loại bỏ trước khi đưa vào phần mềm xử lý số liệu SPSS. Trong
số 491 bảng hỏi được điền, có 477 bảng hợp lệ, đạt tỷ lệ 97,15%. Toàn bộ mẫu hợp lệ
sẽ được xử lý thông qua phần mềm SPSS 25 để tiến hành các bước phân tích tương
quan, phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy và kiểm định
giả thuyết.
2.2.2.3. Thiết kế bảng hỏi
Phiếu khảo sát được thiết kế thành 02 phần:
Phần 1: Bao gồm thông tin của đối tượng khảo sát (giới tính, mức thu nhập, nơi
sống, độ tuổi,…). Các nội dung được thu thập ở phần này nhằm mục đích đưa ra
những mô tả tổng quát về đối tượng điều tra và giúp giải thích kết quả phân tích số
liệu.
49

Phần 2: Nội dung câu hỏi khảo sát về các nhân tố: thái độ tài chính, kiến thức
tài chính, sức khỏe tài chính, xã hội hóa tài chính, đại dịch COVID - 19, hành vi quản
lý tài chính cá nhân được thiết kế theo thang đo Likert từ 1 đến 5 (mức 1 tương ứng
“Hoàn toàn không đồng ý” và mức 5 là “Hoàn toàn đồng ý”) có 06 nhóm và 29 câu
hỏi.
Phiếu khảo sát được trình bày tại Phụ lục 1.

2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sau khi thu thập, loại bỏ những kết quả không đầy đủ, gây nhiễu (chỉ
điền một đáp án, mâu thuẫn giữa các câu trả lời), sẽ được nhập vào phần mềm SPSS
25 và xử lý theo những phương pháp, kỹ thuật như sau:

2.3.1. Thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp mô tả một cách ngắn gọn các đặc điểm cụ thể
của tập dữ liệu nhất định, đó có thể là một đại diện của tổng thể hoặc một mẫu quan
sát. Thống kê mô tả được chia nhỏ thành các thước đo về xu hướng trung tâm và các
thước đo về độ biến thiên (lan truyền). Các thước đo về xu hướng trung tâm bao gồm
giá trị trung bình, trung vị và các thước đo độ biến thiên bao gồm độ lệch chuẩn ,
phương sai, các biến số tối thiểu và tối đa. Nhóm sử dụng các phương pháp thống kê
mô tả như: phương pháp bảng, biểu đồ cột, biểu đồ tròn để mô tả và phân tích đặc
điểm của mẫu khảo sát. (Will Kenton, 2019).

2.3.2. Kiểm định thang đo

Hệ số alpha (α) Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ
chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Theo Hoàng Trọng và
Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008, tr.30) “Mục đích của kiểm định Cronbach’s Alpha là
để xem xét các biến quan sát có cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay không.
Hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation sẽ phản ánh một nhân
tố đóng góp nhiều hay ít đối với biến mẹ”. Thông qua đó, cho phép chúng ta loại bỏ
50

được những biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu. Tuy nhiên, hạn chế của
phương pháp kiểm định này là chỉ cung cấp thông tin về sự liên kết giữa các biến,
không cho biết biến nào cần phải loại bỏ và biến nào cần giữ lại. (Hoàng Trọng và Chu
Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha:


● Từ 0,8 đến gần bằng 1: Thang đo lường rất tốt

● Từ 0,7 đến gần bằng 0,8: thang đo lường sử dụng tốt

● Từ 0,6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện. Trong nghiên cứu này, tác
giả chọn thang đo có độ tin cậy Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6.

2.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008): Phân tích nhân tố là tên
chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ
liệu. Bởi trong mỗi nghiên cứu số lượng lớn các biến thu được có liên hệ với nhau và
phải được thu gọn đến một số lượng biến nhỏ hơn thông qua việc xem xét và trình bày
dưới dạng một số các nhân tố cơ bản. Nếu với kiểm định độ tin cậy thang đo, chúng ta
đánh giá mối quan hệ giữa các biến trong cùng một nhóm, cùng một nhân tố, chứ
không xem xét mối quan hệ giữa tất cả các biến quan sát ở nhân tố khác thì với EFA
chúng ta sẽ kiểm tra mối quan hệ giữa các biến ở các nhóm (các nhân tố) khác nhau
nhằm phát hiện ra những biến quan sát tải lên nhiều nhân tố hoặc các biến quan sát bị
phân sai từ đầu. Việc sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA là thích
hợp đối với nghiên cứu này bởi số lượng nhân tố là chưa xác định được trước và cần
phải được khám phá. Một số tham số thống kê được nhóm nghiên cứu sử dụng trong
nghiên cứu là:
● Bartlett’s test or sphericity: Bartlett là đại lượng thống kê dùng để xem xét giả
thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Nói cách khác, ma trận
tương quan tổng thể là một ma trận đồng nhất, mỗi biến tương quan hoàn toàn
với chính nó (r=1) nhưng không có tương quan với các biến khác (r=0).
● Correlation Matrix: cho biết hệ số tương quan giữa tất cả các cặp biến trong
phân tích
51

● Eigenvalue: đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố

● Factor loadings (Hệ số tải nhân tố): là những hệ số tương quan đơn giữa các
biến và các nhân tố.
● Factor matrix (Ma trận nhân tố): chứa các hệ số tải nhân tố của tất cả các biến
đối với các nhân tố được rút ra
● Factor Scores: là các điểm số nhân tố tổng hợp được ước lượng cho từng quan
sát trên các nhân tố được rút ra.
● Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin measure of sampling adequacy): là một chỉ
số dùng để xem xét sự thích hợp của các nhân tố. Trị số này thuộc đoạn từ 0,5
đến 1 là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu nhỏ hơn 0,5 thì
phân tích có khả năng không thích hợp với các dữ liệu.
● Percentage of variance: phần trăm phương sai toàn bộ được giải thích bởi từng
nhân tố. Hay nói cách khác nếu coi biến thiên là 100% thì giá trị này cho biết
phân tích nhân tố cô đọng được bao nhiêu % và bị thất thoát bao nhiêu
● Residuals: là các chênh lệch giữa các hệ số tương quan trong ma trận tương
quan đầu vào và các hệ số tương quan sau khi phân tích được ước lượng từ ma
trận nhân tố

2.3.4. Phân tích hồi quy tương quan và hồi quy tuyến tính bội

2.3.4.1. Phân tích tương quan tuyến tính


Sau khi đánh giá, các thang đo đạt yêu cầu sẽ tiếp tục được đưa vào phân tích
tương quan Pearson để kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ
thuộc với các biến độc lập đồng thời sớm nhận diện vấn đề đa cộng tuyến khi các biến
độc lập cũng có tương quan mạnh với nhau. Giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan
Pearson (Ký hiệu là r) phản ánh mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính. Giá trị
tuyệt đối của r càng tiến gần đến 1 thì hai biến này có mối tương quan tuyến tính càng
chặt chẽ. Giá trị r=0 chỉ ra rằng hai biến này không có quan hệ tuyến tính. (Hoàng
Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Tuy nhiên dễ thấy, hệ số phân tích tương
quan càng lớn không có nghĩa là mức độ tương quan giữa hai nhân tố càng mạnh vì
vậy nhóm nghiên cứu tiếp tục sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội để đưa ra nhận
xét về mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc.
52

2.3.4.2. Phân tích hồi quy tuyến tính bội


Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) mô hình của nghiên cứu
để có thể sử dụng để suy rộng ra tổng thể thì cần thỏa mãn các giả định cần thiết sau:
● Phân phối chuẩn và phương sai bằng nhau: đối với bất kỳ giá trị nào của biến
độc lập X, thì phân phối của biến phụ thuộc Y là phân phối chuẩn, và phương
sai không đổi
● Độc lập: các giá kết quả khảo sát của cá nhân này không bị tác động bởi cá
nhân khác bởi nghiên cứu được tiến hành gửi ngẫu nhiên cho các cá nhân khác
nhau ở nhiều nơi.
● Tuyến tính: các giá trị trung bình đều nằm trên đường hồi quy tổng thể

● Phần dư ei được cho là biến ngẫu nhiên độc lập và có phân phối chuẩn với trung
bình bằng 0 và phương sai không đổi.
Sau khi xác nhận hai biến có mối quan hệ tuyến tính với nhau, ta có thể mô
hình hóa mối quan hệ này bằng phương pháp hồi quy tuyến tính. Chúng ta quan tâm
đến 2 giá trị đó là: Adjusted R Square và Durbin Watson.
● Giá trị Adjusted R Square hay R bình phương hiệu chính phản ánh mức độ tác
động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc hay mức độ giải thích của mô
hình, thường giá trị này từ 50% trở nên cho thấy mức độ giải thích của mô hình
khá tốt.
● Kiểm định Durbin Watson nhằm kiểm định sự tương quan của các sai số kề
nhau (hay còn gọi là chuỗi tương quan bậc nhất) có giá trị biến thiên trong các
khoảng giá trị hình 2.2 sau:
53

Hình 2.2: Quy tắc kiểm định d của Durbin- Watson


Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp (2021)

2.3.5. Phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (One-Way ANOVA)

Giả sử mẫu quan sát thu được thỏa mãn các giả thuyết đối với phân tích phương
sai một yếu tố nên nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp này để sự khác biệt trung
bình của biến định lượng với biến định tính. Các giả thuyết đối với phương pháp phân
tích phương sai một yếu tố bao gồm:
● Các nhóm so sánh độc lập và được chọn một cách ngẫu nhiên

● Các nhóm so sánh có phân phối chuẩn và cỡ mẫu đủ lớn để được xem như tiệm
cận phân phối chuẩn
● Phương sai của các nhóm so sánh là đồng nhất

2.3.6. Kiểm định các giả định của mô hình

Các bước để thực hiện quá trình kiểm định giả thuyết:

● Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình (Phân tích phương sai): sử
dụng kiểm định F từ bảng phân tích phương sai ANOVA. Nếu Sig <0.05 thì bác
bỏ giả thuyết H0 và kết luận mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng là phù hợp,
ngược lại nếu giá trị Sig >0.05 thì mô hình nghiên cứu là không phù hợp.
54

● Kiểm định giả thuyết mối liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với biến độc
lập: Sử dụng biểu đồ phân tán giữa 2 biến Scatterplot bởi đây được coi là
phương tiện tốt để đánh giá mức độ đường thẳng phù hợp của dữ liệu quan sát.
(Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Giả định này được thỏa mãn
khi các giá trị phần dư phân tán ngẫu nhiên xung quanh đường đi qua tung độ 0.
● Kiểm định về giả định phương sai sai số không đổi: Cũng sử dụng biểu đồ phân
tán giữa 2 biến Scatterplot. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Nếu độ lớn của phần dư tăng hoặc giảm cùng với các giá trị dự đoán, chúng ta
nên nghi ngờ giả định về phương sai sai số không đổi bị vi phạm.
● Kiểm định giả thuyết về phân phối chuẩn của phần dư: dựa vào biểu đồ tần số
Histogram của phần dư chuẩn hóa; đặt giá trị trung bình là 0 và độ lệch chuẩn
gần bằng 1, biểu đồ có dạng hình chuông điển hình thì có thể kết luận giả thiết
phân phối chuẩn không bị vi phạm. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc,
2008)
● Kiểm định về tính độc lập của sai số (không có tương quan giữa các phần dư):
sử dụng kiểm định Durbin Watson như đã nêu ở mục 2.3.4.2
● Kiểm định giả thuyết về hiện tượng đa cộng tuyến thông qua hệ số phóng đại
VIF (Variance Inflation Factor). “Nếu VIF > 10 thì có hiện tượng đa cộng
tuyến” (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
● Kiểm định giả thuyết về giá trị trung bình của một tổng thể: Theo Hoàng Trọng
và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008, tr.146): Nếu muốn so sánh hai giá trị trung
bình của hai nhóm tổng thể riêng biệt ta thực hiện phép kiểm định giả thuyết về
sự bằng nhau của 2 trung bình tổng thể dựa trên hai mẫu độc lập rút ra từ hai
tổng thể này. Để xem xét quan hệ giữa các nhóm chỉ tiêu trong các biến định
tính ví dụ sự khác biệt về khả năng thực hiện hành vi quản lý tài chính của các
đối tượng ở thành thị và nông thôn hay giữa nam và nữ, hay ở các mức thu nhập
khác nhau,…nên nhóm nghiên cứu sử dụng phân tích Independent T-Test trong
nghiên cứu này.
55

Tuy nhiên phương pháp này mặt hạn chế mà trên thực tế hầu như không thể đạt
được một cách tuyệt đối với sự khác biệt về các giá trị trung bình tìm được gây ra bởi
nội tại của mẫu khảo sát. Ví dụ thu nhập của các cá nhân cũng chịu tác động từ trình
độ học vấn của họ. Đây là một trong những hạn chế cần khắc phục trong các nghiên
cứu tiếp theo.
56

3. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HÀNH VI QUẢN LÝ TÀI


CHÍNH CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
ĐẠI DỊCH COVID-19

3.1. Tác động của đại dịch Covid-19 tới chi tiêu cá nhân

Giai đoạn đầu bùng phát đại dịch Covid-19 tại nước ta, cụ thể tại quý II/ 2020,
dưới chỉ đạo về giãn cách xã hội, hạn chế mua bán đã khiến nhu cầu chi tiêu người dân
giảm xuống rõ rệt ngoại trừ một số mặt hàng thiết yếu như đồ ăn hay trang thiết bị y tế
thì nhu cầu tiêu dùng vẫn có xu hướng tăng. Ngoài ra, việc đóng cửa một số nhà máy,
xí nghiệp, cơ quan, nhà hàng, ... đã khiến một số bộ phận các cá nhân mất việc, không
đủ thu nhập để trang trải, chi tiêu, mua sắm, chính vì vậy đây chính là lí do giải thích
cho tình hình ảm đạm trong lĩnh vực tiêu dùng cá nhân. Bên cạnh đó, đối tượng cá
nhân chịu tác động nhiều nhất đó chính là: lao động phi chính thức- tức lao động làm
việc tự do, thường không có hợp đồng lao động, thường làm cho các công ty chế biến,
công ty xây dựng hoặc làm các công việc như sửa chữa, buôn bán đơn giản .Sở dĩ vì
hầu hết những cá nhân lao động này không được hưởng các hình thức bảo vệ cơ bản
như khi làm những công việc chính thức, cụ thể là chế độ bảo vệ thu nhập, nghỉ ốm và
chăm sóc y tế nên khi đại dịch Covid-19 diễn ra đã gây cho họ rất nhiều khó khăn, thắt
giảm chi tiêu, thay vào đó họ tập trung vào tiết kiệm duy trì cuộc sống.
Tuy nhiên, trong giai đoạn sau, bắt đầu từ quý III/ 2020, các cá nhân cũng yên
tâm chi tiêu và ổn định lại cuộc sống nhờ có chính sách cung cấp hỗ trợ khẩn cấp bằng
hình thức trợ cấp tiền mặt của chính phủ. Bảo trợ xã hội mang lại an ninh thu nhập, trợ
cấp thất nghiệp và các trợ cấp khác bằng tiền làm giảm những tác động kinh tế bất lợi
do khủng hoảng gây nên, từ đó góp phần giúp các cá nhân gia tăng chi tiêu, mua sắm,
kích cầu tiêu dùng.
Bên cạnh đó, chính vì diễn biến nhanh chóng và phức tạp của dịch Covid-19 đã
gây ra nhiều tác động bất lợi cho nền kinh tế trong nước cũng như làm thay đổi thói
quen chi tiêu của người dân. Chuỗi cung ứng toàn cầu gián đoạn do đứt mắt xích quan
57

trọng hàng đầu là Trung Quốc cùng với hàng loạt các nhà cung ứng đến từ châu Âu
như Đức, Pháp, … khiến cho hàng hóa nước ngoài khó có thể nhập khẩu vào nước ta,
hàng hóa xuất khẩu trong nước cũng không xuất đi được. Chính vì thế đa số người dân
đã có xu hướng chuyển sang chi tiêu sản phẩm nội địa nhiều hơn, thay vì ưu tiên đồ
ngoại như trước.
10.000
9.000 8.650
8.000 7.670
7.000 6.780
6.220
6.000 5.440
5.000 4.810
4.020
4.000 3.400 3.580
3.000
2.000
1.160
1.000 0.410
0.000
Mar-20 Apr-20 May-20 Jun-20 Jul-20 Aug-20 Sep-20 Oct-20 Nov-20 Dec-20 Jan-21
Đơn vị: %

Hình 3.1: Sản lượng bán lẻ tại Việt Nam trong giai đoạn từ 02/2020 đến 01/2021
Nguồn: CEIC (2021)
Từ hình 3.1 ở trên minh chứng rõ ràng về tình hình chi tiêu tại Việt Nam trong
suốt giai đoạn diễn ra dịch bệnh. Trong suốt 2 tháng 2 và 3 của quý I/2020 ta thấy có
một sự sụt giảm nhẹ trong việc mua sắm hàng hóa, tuy nhiên chỉ tới tháng 4 quý
III/2020 sự sụt giảm này đã gần chạm đáy vào khoảng 0.410. Sau đó, kể từ tháng 5,
tình hình mua sắm đã dần được cải thiện, người dân đã dần dần gia tăng chi tiêu trở
lại, cụ thể vào khoảng cuối năm 2020, tháng 12 việc mua sắm các mặt hàng bán lẻ đã
đạt 6.780 và tháng 1 đầu năm 2021 đạt mức 8.650.

3.1.1. Xu hướng chi tiêu theo ngành

Ngoài việc gây ra sự sụt giảm trong chi tiêu, đại dịch Covid cũng làm thay đổi
hành vi mua sắm của hầu hết người dân. Sự bùng phát dịch bệnh đã gây ảnh hướng lớn
đến việc chi tiêu thỏa mãn cho những nhu cầu giải trí, du lịch, … Cụ thể, chi tiêu cho
giải trí và ăn uống bên ngoài đã giảm 19%. Cùng với đó, mua sắm các sản phẩm, dịch
58

vụ chăm sóc sức khỏe cá nhân, đồ dùng gia đình cũng giảm đáng kể là 16%, 13% và
10%. Còn đối với các mặt hàng như đồ ăn, nước uống đóng hộp, sản phẩm chăm sóc
gia đình hay giáo dục thì chứng kiến sự sụt giảm nhẹ từ 4% -9%. Ngược lại với sự
giảm sút chi tiêu ở những lĩnh vực trên, trong thời kỳ
Covid-19 diễn ra phức tạp, để đảm bảo an toàn, hạn chế tiếp xúc và ra ngoài,
các cá nhân đã ưu tiên lựa chọn mua hàng online. Chính vì thế, không khỏi bất ngờ khi
năm 2020 lượng chi tiêu cho mua sắm trực tuyến đã gia tăng tới 20% so với năm 2019.
Tiếp theo sau đó là chi tiêu cho việc vận chuyển và thiết bị gia đình cũng tăng 12% và
11% (minh họa ở hình 3.2)

22% 20%

18%
12%
13% 11%

8%

3%

-3% Mua Vận Tiện ích Thức ăn, Sản Giáo dục Đồ gia Sản Sản Giải trí Truyền
sắm,gia chuyển gia đình nước phẩm dụng phẩm phẩm thông
o uống
-4% chăm chăm chăm
-8% hàng,... đóng -5%
sóc gia sóc sức sóc cá
trực hộp đình khỏe nhân
tuyến -9%
-13% -10%
Se- 20% 12% 11% -4% -5% -9% -10% -13% -16% -19% -21%
ries1
-18% -16%
-19%
-23% -21%

Hình 3.2: Thay đổi chi tiêu tiêu dùng của năm 2020 so với 2019 dưới tác
động của đại dịch Covid-19
Nguồn: Statista (2020)
Ngoài ra, theo báo cáo của Kantar (2020), cũng chỉ ra trong ngắn hạn, chi tiêu
cho việc ăn uống bên ngoài và các hoạt động khác bên ngoài gia đình sẽ bị cắt giảm
trong thời gian bùng phát dịch coronavirus. Tuy nhiên, chi tiêu cho đồ dùng phục vụ
trong gia đình được kỳ vọng sẽ duy trì tăng trưởng. Việc tiêu thụ chất tẩy rửa gia dụng
và vệ sinh cá nhân cũng sẽ tăng lên do sự gia tăng nhu cầu bảo vệ sức khỏe bản thân.
Các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như trái cây, nước ép trái cây giúp tăng
khả năng miễn dịch được dự báo sẽ có xu hướng tăng. Bên cạnh đó, tại những nơi dịch
59

bệnh có những diễn biến phức tạp, các cá nhân lại có xu hướng chi tiêu, tích trữ các
loại thực phẩm ăn liền như mì gói, xúc xích, đồ ăn nhẹ phòng trừ trường hợp không
thể ra ngoài trong thời gian dài. Còn đối với các tỉnh thành chưa diễn ra dịch bệnh, họ
vẫn ưu tiên sử dụng và mua sắm sắm các sản phẩm đồ ăn tươi sống thay vì các sản
phẩm đóng hộp. Sở dĩ vì lí do này cũng góp phần lí giải nguyên nhân tại sao số lượng
chi tiêu cho đồ ăn, nước uống đóng hộp đã giảm 4% so với 2019 (hình 3.2). Thêm vào
đó, nghiên cứu cũng thể hiện sự thay đổi không nhỏ trong thói quen mua sắm của
người dân: đại đa số mọi người sẽ ưu tiên mua đồ tại những nơi mua sắm nhỏ hơn,
sạch sẽ và gần nhà như cửa hàng đường phố, siêu thị nhỏ hoặc cửa hàng tiện lợi hơn so
với chợ hoặc siêu thị lớn hơn - do lo ngại những cửa hàng, siêu thị lớn sẽ tập trung
đông người và tiềm ẩn những nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Tiếp nối các báo cáo trước, Nielsen đã khảo sát và cho thấy những điểm mới
khác trong hành vi chi tiêu của người dân, cụ thể vào quý II /2020, các cá nhân được
khảo sát thừa nhận họ đã chi tiêu ít hơn so với quý trước. Tiền nhàn rỗi của họ được
chi cho quần áo mới (39%, giảm 3% so với quý I /2020). Tiếp nối xu hướng của quý
trước, mặc dù có một sự giảm nhẹ, Việt Nam vẫn nằm trong top 2 các quốc gia với tỉ
lệ người tiêu dùng nói rằng họ chi tiêu nhiều cho các gói bảo hiểm cao cấp (38%, giảm
2% so với quý I /2020), chỉ sau Ấn Độ là 39%). Thêm vào đó, không ngạc nhiên khi
người tiêu dùng Việt Nam chỉ ra rằng họ chi tiêu vào du lịch (giảm 6%) và giải trí bên
ngoài (giảm 6%) ít hơn so với quý trước. Trái ngược với xu thế trên, các sản phẩm
công nghệ chiếm lĩnh vị trí thứ ba trong những điều người tiêu dùng chọn để chi tiêu
tiền nhàn rỗi của họ (37%, tăng 1% so với quý I / 2020).

3.1.2. Xu hướng mua sắm và thanh toán

Đại dịch Covid-19 đã thực sự tạo ra một sự chuyển dịch kinh tế mạnh mẽ và
nhanh chóng và gần như làm thay đổi hoàn toàn thói quen chi tiêu từ truyền thống
sang hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong mua sắm, người dân đặc biệt là các
người trẻ thường xuyên chi tiêu một lượng lớn tiền trên các nền tảng thương mại điện
tử, điển hình như: Shopee, Lazada, Tiki,…Chính vì vậy, đại dịch Covid-19 đã có tác
60

động tích cực xóa bỏ dần những định kiến trước đây về mua sắm trực tuyến, các cá
nhân dần dần thay đổi hành vi chi tiêu khi nhận ra sự tiện lợi của việc mua sắm tại nhà.
Minh chứng trong nghiên cứu của First Insight (2020), đưa ra kết quả rằng người dân
có xu hướng hạn chế mua sắm tại các cửa hàng thực, thay vì đó ưu tiên mua sắm trực
tuyến. Khoảng 30% trong số họ thường xuyên thực hiện các giao dịch trực tuyến và
39% đang cắt giảm chi phí tại các cửa hàng thực. Cùng với đó, thanh toán khi nhận
hàng cũng được thay thế bằng thanh toán không dùng tiền mặt. Người tiêu dùng mua
sắm tại trang thương mại Tiki nhiều nhất và đạt kỷ lục 4.000 đơn hàng/phút, tiếp theo
sau là kênh mua sắm trực tuyến của SpeedL và Saigon Co.op, lượng giao dịch mua
sắm của các cá nhân cũng có sự gia tăng mạnh mẽ theo cấp số nhân so với cùng kỳ
trước.
Như vậy, Covid-19 đã tác động làm thay đổi hành vi chi tiêu từ kênh mua sắm
truyền thống chuyển sang kênh thương mại điện tử. Thương mại điện tử là một điểm
sáng dần dần sẽ làm thay đổi tư tưởng và thói quen mua sắm cũng như xu hướng phát
triển của thị trường bán lẻ nhằm hỗ trợ nhu cầu mua bán liên tục của người dân, thay
vì chỉ tập trung mua sắm tại các cửa hàng truyền thống như thời điểm trước Covid,
nhờ đó giải thích tại sao trong thời gian đại dịch diễn ra, số giao dịch mua bán có xu
hướng tăng đáng kể.

3.2. Tác động của đại dịch Covid-19 tới tiết kiệm cá nhân

3.2.1. Tiết kiệm tại nhà

Trên toàn cầu, người tiêu dùng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong đó có
Việt Nam đang dẫn đầu trong xu hướng tiết kiệm, báo cáo The Conference Board và
Nielsen. Vào quý II/2020, với mức độ tăng nhẹ (69% đến 72%), Việt Nam là quốc gia
vượt lên vị trí đứng đầu với việc có nhiều người tiêu dùng tiết kiệm nhất thế giới, theo
sau bởi Hồng Kông (68%) và Singapore (65%).
Theo kết quả nghiên cứu của trường Đại học Quốc Gia Hà Nội tại 2020 cho
thấy:
61

● Những người có học vấn cao (sau đại học) có xu hướng giảm chi tiêu, tăng tiết
kiệm và giảm đầu tư so với nhóm có trình độ học vấn thấp hơn. "Về hoạt động
tiết kiệm, nhóm sau đại học có mức giảm ít hơn so với các nhóm còn lại. Hành
vi tiết kiệm và nền tảng giáo dục có mối quan hệ với nhau, cụ thể là những
người có trình độ học vấn cao hơn có xu hướng tiết kiệm nhiều và hiệu quả
hơn so với những người có học vấn thấp hơn", nhóm nghiên cứu trường Đại
học Quốc gia Hà Nội cho biết.
● 39,8% số người được khảo sát có số tiền tiết kiệm không đổi sau COVID-19,
tuy nhiên, 51,57% người có số tiền tiết kiệm giảm từ dưới 10% - đến trên
20%. Người dân cũng có xu hướng giữ tiền mặt nhiều hơn. Mặc dù vậy,
COVID-19 đã có tác động tích cực tới nhận thức của người dân về tầm quan
trọng của tiết kiệm khi có thêm 13% số người được khảo sát tăng mức độ đánh
giá về tầm quan trọng tiết kiệm.
Bên cạnh đó, cắt giảm chi phí và tiết kiệm do lo sợ suy thoái kinh tế trong giai
đoạn bùng phát COVID-19, “Những sự thay đổi chi tiêu của giới trẻ đang mạnh mẽ
hơn bất cứ điều gì. Họ đang thắt ngân sách của mình”, theo Greg Petro- CEO của First
Insight (2020). Hơn một nửa dân số trẻ tại Việt Nam (54%) thực hiện cuộc khảo sát
nói rằng coronavirus đã tác động đến quyết định mua hàng của họ. 40% đang tiết kiệm
tiền để sẵn sàng đánh bại dịch bệnh. Tỷ lệ này cao hơn bất kỳ thế hệ nào, theo First
Insight (2020). Ưu tiên của họ là các tài khoản tiết kiệm khẩn cấp có thể giúp họ duy
trì cuộc sống từ 3-6 tháng trong trường hợp thất nghiệp do khủng hoảng kinh tế.
Từ những nghiên cứu trên có thể thấy, trong bối cảnh dịch Covid-19, hầu hết
người dân có xu hướng tập trung vào tiết kiệm thắt chặt chi tiêu. Chính vì vậy, các cá
nhân lựa chọn phương án an toàn, có mức rủi ro thấp hoặc trung bình, điển hình như
gửi tiết kiệm ở các ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính.
62

3.2.2. Gửi tiết kiệm tại các ngân hàng

Trong thời gian diễn ra đại dịch, một số lượng không nhỏ các cá nhân đã có xu
hướng gửi tiền tiết kiệm hơn. Bảng 3.1 cho thấy thực tế, tại ngân hàng Vietinbank, so
với thời kì diễn ra đại dịch Covid-19, số tiền khách hàng gửi có xu hướng tăng lên.
Trong quý I/2020 số tiền gửi đã tăng nhẹ từ 892.782.111 triệu đồng lên 895.750.503
triệu đồng so với quý IV/ 2019. Đà tăng này tiếp tục được duy trì trong hai quý tiếp
theo, với mức tăng lần lượt 939.175.387 và 990.331.385 triệu đồng. Như vậy có thể
thấy tỉ lệ gia tăng số tiền gửi tiết kiệm tại Vietinbank quý IV/ 2020 so với cùng kì năm
trước đã tăng 10,92%. Tương tự, số tiền gửi tiết kiệm tại Vietcombank, Sacombank chỉ
tăng tương đối chậm, từ quý IV/2019 đến quý IV năm sau chỉ tăng 11.16% và 6.50%.
Điều này cho thấy, chính từ sự suy giảm trong thu nhập do tác động của đại dịch
Covid-19 đã khiến cho lượng tiền tiết kiệm của người dân chưa thể tăng quá nhiều.

Đơn vị: triệu đồng


Bảng 3.1: Số tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng trước và sau khi diễn ra
đại dịch Covid-19
Tiền
IV/ I/ II/ III/ IV/
gử i tiết
2019 2020 2020 2020 2020
kiệm
Vieti 892 895. 913. 939. 990.
nbank .782.111 750.503 319.796 175.387 331.385
Viet 928 934. 981. 981. 1.03
combank .450.869 048.243 218.388 492.077 2.113.567
Saco 146 147. 131. 137. 155.
mbank .429 518 462 676 941

Nguồn: Vietinbank (2020), Vietcombank (2020), Sacombank (2020).


Ngoài ra, với hai ngân hàng lớn khác là BIDV tại ngày 30/06/2020, mức tăng
đạt 17.353.230 triệu đồng so với cuối năm 2019 (1.114.162.624 triệu đồng), và ngân
hàng Vietcombank tại ngày 31/03/2020 ghi nhận số tiền gửi cá nhân là 934.048.243
63

triệu đồng, tức tăng 5.597.375 triệu đồng so với ngày 31/12/2019. Bên cạnh đó, kết
quả trên thu được nhờ chính sách khuyến khích khách hàng gửi tiền tiết kiệm trực
tuyến, nhiều ngân hàng đã tăng lãi suất tiết kiệm trực tuyến lên tới 1,4% so với loại
tiền gửi truyền thống gửi tại các chi nhánh ngân hàng. Lãi suất kỳ hạn ngắn (dưới 6
tháng) phổ biến ở mức 4,3 - 4,75%/ 1 năm tại hầu hết các ngân hàng và không chênh
lệch nhiều so với tiền gửi tự do ngân hàng quy định nhà nước quy định trần lãi suất.
Không những thế, trong đại dịch Covid-19, các cá nhân cũng dần dần thay đổi
thói quen gửi tiền từ gửi tiền truyền thống tại các chi nhánh sang gửi tiền trực tuyến.
Những thay đổi tích cực trên đến từ chính sách tăng lãi suất tiền gửi trực tuyến tại các
ngân hàng. Trong nhóm 4 ngân hàng uy tín tại Việt Nam, Vietinbank đang khuyến mại
cho khách hàng gửi tiết kiệm trực tuyến cao hơn tới 0,3 điểm phần trăm / năm. BIDV
cũng có động thái tương tự khi tăng 0,2 điểm phần trăm đối với tiết kiệm trực tuyến.
Bên cạnh đó, đối với các ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng Sài Gòn (SCB)
và Nam A Bank đưa ra mức lãi suất tiết kiệm trực tuyến cao nhất ở kỳ hạn 6 tháng và
12 tháng, từ 8,03% đến 8,66% / năm - cao hơn 0,9-1,2 điểm phần trăm. hơn so với tiền
gửi truyền thống. Một số ngân hàng khác như là OCB, Viet A Bank, Vietbank,
PVcomBank, Viet Capital Bank và Eximbank đã niêm yết lãi suất trên 7% / năm cho
kỳ hạn 6 tháng. Nhiều ngân hàng đang đưa ra mức lãi suất từ 6,2-7% / năm như
SeAbank (6,2%), ACB và Maritime Bank (6,7%), VIB và TPBank (6,8%) và
Eximbank (7%). Ở các kỳ hạn 6 tháng, Eximbank có mức chênh lệch lớn nhất giữa tiết
kiệm trực tuyến và tiết kiệm không cần kê đơn là 1,4 điểm phần trăm / năm.

3.3. Tác động của đại dịch Covid-19 đến tín dụng cá nhân

Dưới tác động của dịch bệnh đã tác động không nhỏ đến tâm lí tín dụng của các
cá nhân. Đại dịch Covid-19 khiến cho việc kinh doanh của người dân bị đình trệ,
người dân không có niềm tin vào vay vốn và tiếp tục đầu tư nên có thể thấy trong
những quý đầu của 2020, tình hình tín dụng không quá khả quan. Bảng 3.2 cho thấy số
vay vào đầu quý I/ 2020 tại ngân hàng Vietinbank đã chứng kiến sự sụt giảm
11.785.789 triệu, ngân hàng Vietinbank có nhận thấy sự gia tăng nhưng không quá lớn
từ 724.290.102 triệu đồng lên 739.956.924 triệu đồng. Ngoài ra, tại một số ngân hàng
khác như ngân hàng VPBank, ngân hàng VIB, ngân hàng MB, và ngân hàng Kiên
Long đều là các ngân hàng có tỷ trọng tín dụng cá nhân cao. Tuy nhiên, tín dụng cá
64

nhân của các ngân hàng này chỉ tăng trưởng 2% cho thấy xu hướng tín dụng cá nhân bị
tác động nhiều hơn do Covid-19 cũng như xu hướng siết tín dụng cá nhân của các
ngân hàng. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia phân tích của Fiingroup nhận định, xu
hướng giảm tốc tín dụng cá nhân tác động đến thu nhập lãi thuần và biên độ lãi thuần
(NIM) của các ngân hàng, do đây là các khoản vay có lãi suất cao và biên lãi ròng lớn.
NIM của 19 ngân hàng niêm yết giảm 8,8 điểm cơ bản (bps) so với quý 1/2020. NIM
quý 2/2020 của các ngân hàng sút giảm không chỉ do tín dụng cá nhân sụt giảm do
chịu tác động bởi dịch Covid-19. Từ đây cho thấy sự tác động tiêu cực của đại dịch
này đến hành vi tín dụng cá nhân.
Đơn vị: triệu đồng
Bảng 3.2: Số tiền cho vay khách hàng trước và sau diễn ra đại dịch Covid-19
Tiền IV/ I/ II/ III/ IV/
gử i tiết kiệm 2019 2020 2020 2020 2020
Vietin 922. 910. 928. 942. 1.002.
bank 330.111 544.322 563.088 889.055 770.924

Vietco 724. 739. 754. 766. 820.42


mbank 290.102 956.924 373.152 794.848 0.266

Nguồn: Vietinbank (2020), Vietcombank (2020)


Tuy nhiên, nhờ có chủ trương về giảm lãi suất đã giúp người dân an tâm vay
vốn hơn. Ngân hàng nhà nước đã liên tiếp điều chỉnh giảm 02 lần các mức lãi suất điều
hành với tổng mức giảm 1-1,5%/ năm để hỗ trợ thanh khoản cho tổ chức tín dụng, tạo
điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ ngân hàng nhà nước;
giảm 0,6-0,75%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng và giảm 1%/năm
trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên, hiện ở mức 5,0%/năm, để
hỗ trợ giảm chi phí vay vốn cho các cá nhân. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng cũng đẩy
mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, nâng cao
khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng; kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ như
cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm
phí… đối với khách hàng gặp khó khăn do tác động của dịch Covid-19. Vì thế, Theo
báo cáo của vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước), tính đến ngày
18/11/2020, dư nợ tín dụng toàn hệ thống tăng 7,39% so với cuối năm 2019, tức tăng
thêm 1,3% so với cuối tháng 9/2020. Dù đã khởi sắc trở lại, song tín dụng nhìn chung
65

vẫn tăng trưởng chậm, minh chứng tại bảng 3.2, tỷ lệ tăng số tiền vay vốn cá nhân của
quý IV/ 2020 so với cùng kì năm trước tại Vietinbank, Vietcombank chỉ đạt 8,72% và
13,27%.

3.4. Tác động của đại dịch Covid-19 tới đầu tư tài chính cá nhân

Như chúng ta có thể thấy, đại dịch Covid-19 tuy chỉ mang tính chất ngắn hạn
nhưng rất khó để dự đoán bao lâu nữa Việt Nam sẽ công bố hết dịch. Vì vậy, thời gian
dịch càng dài thì khả năng hồi phục của nền kinh tế càng khó khăn hơn. Tương tự như
vậy, nếu trong thời gian nền kinh tế chưa kịp hồi phục sau cơn đại dịch mà lại bộc lộ
thêm một vài vấn đề nghiêm trọng trong cấu trúc hệ thống kinh tế thì cơ hội đầu tư sẽ
trở nên rủi ro hơn bao giờ hết.
Cụ thể theo kết quả báo cáo từ trường Đại học Quốc gia Hà Nội (2020) thì
COVID-19 có tác động mạnh tới mức tiền đầu tư thường xuyên của cá nhân và các
nhà đầu tư cũng có xu hướng tiêu cực, với 63,4% người tham gia khảo sát tin rằng lợi
nhuận đầu tư sẽ sụt giảm. Bên cạnh đó, nhóm nhà đầu tư cá nhân dưới 35 tuổi bị tác
động tiêu cực bởi COVID-19 cao hơn các nhóm tuổi khác. "Về hoạt động đầu tư,
nhóm người trên 35 tuổi với tiềm lực kinh tế tốt hơn, có khả năng chống chịu tốt hơn
với đại dịch COVID-19. Về hoạt động tiết kiệm, nhóm tuổi 36-60 có mức độ sẵn sàng
đối diện với các tình huống khẩn cấp cao nhất và hầu như không đổi trước và sau
Covid-19", đại diện nhóm nghiên cứu cứu giải thích.

Hình STYLEREF 1 \s 3. SEQ Hình \* ARABIC \s 1 3: Tỷ lệ số tiền đầu tư


so với thu nhập hàng tháng trước và sau Covid-19
Nguồn: UEB (2020)
66

Hình 3.3 cho thấy, nhìn chung sau khi đại dịch Covid- 19 xảy ra tỷ lệ đầu tư
không tăng lên đáng kể: tỷ lệ đầu tư so với thu nhập của mỗi cá nhân với 2 mức nhỏ
hơn 5%, từ 5% đến 10% chỉ tăng thêm tương ứng 51 triệu, và 4 triệu. Trái lại, vì tác
động của Covid-19, thu nhập bình quân giảm khiến tỷ lệ đầu tư trên 10% cũng có phần
giảm sút, lí giải cho điều này, ta có thể thấy dưới tác động của Covid-19, các công ty
đôi khi giảm quy mô hoạt động, tình hình kinh doanh khó khăn, thu nhập hàng tháng
của các nhân viên có phần giảm sút, số tiền chi cho đầu tư của họ vì thế cũng giảm sút.
Bên cạnh đó, thiếu niềm tin về thị trường, tâm lý an toàn muốn duy trì số tiền hiện có
hơn là đầu tư mạo hiểm cũng là nguyên nhân khiến cho các cá nhân không quyết định
đầu tư quá nhiều so với thu nhập họ có.

3.4.1. Đầu tư chứng khoán

Mặc dù trong giai đoạn này, nền kinh tế có phần trầm xuống và hoạt động kém
sôi nổi, tuy nhiên với thị trường đầu tư chứng khoán vẫn có những điểm sáng. Từ giữa
tháng 3/2020 đến thời điểm đầu năm 2021, thị trường chứng khoán bắt đầu có những
khởi sắc, số lượng dân cư mua cổ phiếu của một số các doanh nghiệp kinh doanh hàng
đầu gia tăng. Những loại cổ phiếu được đại đa số dân cư đầu tư trong thời khủng
hoảng như hiện nay chính là cổ phiếu phòng thủ. Cổ phiếu phòng thủ, bao gồm các
doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp vẫn hoạt động tốt trong thời kì suy thoái
kinh tế thường liên quan tới các lĩnh vực như hàng tiêu dùng, tiện ích gia đình, dược
phẩm và y tế…Một cổ phiếu phòng thủ nổi bật trong thời điểm hiện tại là cổ phiếu
ngành Dược. Trái ngược với sự sụt giảm mạnh mẽ của hầu hết nhóm ngành kinh tế,
nhóm cổ phiếu của các công ty dược phẩm và y tế trở thành điểm sáng khi đồng loạt
tăng giá. Dòng vốn đầu tư ngày càng đổ nhiều vào các doanh nghiệp tham gia công
cuộc nghiên cứu nhằm hạn chế sự bùng phát của vi rút Corona, từ công nghệ y sinh
học, phương pháp điều trị cho đến vắc xin phòng bệnh.
Như vậy có thể thấy với những người ưa thích đầu tư vào cổ phiếu, thị trường
chứng khoán vẫn luôn là một nơi chứa đựng đầy bất ngờ. Đây là dịp tốt để sở hữu các
cổ phiếu của các doanh nghiệp phát triển bền vững nhưng bị tác động tiêu cực chung
67

(rủi ro hệ thống) của thị trường chứng khoán. Vì vậy, không ít cá nhân sau khi nhận
thấy tiềm năng của những danh mục đầu tư này đã đẩy mạnh đầu tư hơn, minh họa ở
bảng 3.3.
Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả giao dịch trong giai đoạn 12/2019- 01/2021 tại
CTCP Chứng khoán SSI (HoSE: SSI)
Khố i Khố i lượ ng
Giá Giá
lượ ng giao giao dịch trung
tham chiếu đó ng cử a
dịch bình/ ngà y
01/12 1,531,8
16,085V 14,379
/2019 - 20cp - 1,098,859cp
NĐ VNĐ
31/12/2019 1,060,150cp
01/01 991,45
14,663V 14,379
/2019 - 0cp - 1,717,338cp
NĐ VNĐ
31/01/2020 4,457,280cp
01/02 3,144,5
14,379V 12,917
/2020 - 70cp - 1,881,747cp
NĐ VNĐ
29/02/2020 1,987,700cp
01/03 2,114,1
12,917V 9,423V
/2020 - 40cp - 2,920,461cp
NĐ NĐ
31/03/2020 1,680,730cp
01/04 3,715,2
9,423VN 12,222
/2020 - 70cp - 3,574,469cp
Đ VNĐ
30/04/2020 1,454,150cp
01/05 2,180,3
12,222V 13,914
/2020 - 10cp - 4,704,323cp
NĐ VNĐ
31/05/2020 3,573,780cp
01/06 4,455,4
13,914V 13,914
/2020 - 60cp - 5,940,818cp
NĐ VNĐ
30/06/2020 3,781,930cp
01/07 13,914V 13,550 3,435,7 5,251,801cp
/2020 - NĐ VNĐ 40cp -
68

31/07/2020 2,832,300cp
01/08 5,017,0
13,550V 14,900
/2020 - 10cp - 4,100,247cp
NĐ VNĐ
31/08/2020 3,994,730cp
01/09 3,449,3
14,900V 16,950
/2020 - 00cp - 6,300,829cp
NĐ VNĐ
30/09/2020 4,432,160cp
01/10 10,321,
16,950V 17,100
/2020 - 030cp - 5,771,514cp
NĐ VNĐ
31/10/2020 3,028,990cp
01/11 1,678,3
17,100V 19,250
/2020 - 20cp - 5,623,546cp
NĐ VNĐ
30/11/2020 6,728,330cp
01/12 8,794,0
19,250V 33,100
/2020 - 40cp - 11,668,489cp
NĐ VNĐ
31/12/2020 9,645,420cp
01/01 9,011,5
33,100V 28,800
/2021 - 00cp - 13,479,775cp
NĐ VNĐ
31/01/2021 14,006,900cp

Nguồn: Vietstock (2020)


Ngày 31/12/2019 chính là ngày đầu tiên ghi nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên.
Bảng 3.3 cho thấy, trước thời điểm đại dịch diễn ra, lượng cổ phiếu giao dịch trung
bình 1 ngày chỉ là 1.098.859 cổ phiếu. Tuy nhiên sau khi đại dịch bùng nổ, người dân
không hề có xu hướng thắt giảm đầu tư, ngược lại số giao dịch còn tăng trưởng rõ rệt.
Cụ thể ngay tại những tháng 3 và 4 năm 2020 khi mà đại dịch đang diễn ra rất phức
tạp tại Việt Nam, tổng số giao dịch cũng tăng tới 2.920.461cổ phiếu/ ngày và
3.574.469 cổ phiếu/ ngày. Đặc biệt tại đầu năm 2021 đã ghi nhận tổng giao dịch lên
đến 13.479.775 cổ phiếu/ ngày, cao nhất trong trong suốt giai đoạn được tổng hợp.
Bên cạnh đó, chứng khoán trực tuyến hiện nay là một xu thế đầu tư ngày càng
được ưa chuộng trong thời đại 4.0. Giờ đây, thay vì phải trực tiếp đến sàn giao dịch
hoặc gọi điện thoại cho nhà môi giới để mua cổ phiếu, ta có thể mua hoặc bán chứng
khoán chỉ bằng một cái nhấp chuột và giao dịch được thực thi ngay tức thì.
69

3.4.2. Đầu tư bất động sản


3.4.2.1. Tình hình đầu tư bất động sản cá nhân trong quý I/ 2020
Thị trường bất động sản trong quý I/2020 rơi vào trạng thái trầm lắng nhất trong
suốt 4 năm qua. Nguyên nhân chính do tác động tiêu cực của đại dịch toàn cầu
COVID-19 cũng như nhu cầu bắt đầu giảm từ cuối năm 2019.
Số liệu tổng hợp của Bộ Xây dựng từ báo cáo của 54/63 tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương về hoạt động của sàn giao dịch bất động sản, trong quý I/2020, các
sàn giao dịch chịu tác động, tác động nặng nề từ đại dịch Covid-19, cao điểm có tới
80% sàn tạm dừng hoạt động.
Theo báo cáo của trang Bất động sản (2020), cho thấy nhu cầu mua bất động
sản 2 tháng đầu năm 2020 giảm rõ rệt. Trong đó, chung cư vẫn là phân khúc được
quan tâm nhiều nhất nhưng mức độ quan tâm đã giảm 4,6%.
Trong báo cáo nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS)
(2020) cũng có nhận định tương tự. VARS nhận định lượng cung, giao dịch, tỷ lệ hấp
thụ ở mức thấp nhất trong vòng bốn năm qua. Cụ thể: Tổng sản phẩm chào bán trên cả
nước đạt gần 54.000 sản phẩm. Tuy nhiên số giao dịch mua bán của các cá nhân chỉ
ghi nhận ở mức 7.600 sản phẩm, chiếm 14,3%. Lượng cung bất động sản dành cho
phân khúc khách hàng cá nhân, hộ gia đình gần 18.700 sản phẩm (khoảng 8.350 căn
hộ chung cư và 10.300 nhà ở thấp tầng). Giao dịch thành công là 2.750 sản phẩm, chỉ
bằng 19,6% so với cùng kỳ năm 2019. Tại Hà Nội các cá nhân đã mua thành công chỉ
khoảng 1.300 sản phẩm trong số 8.950 căn hộ được chào bán trên toàn thị trường. Tại
TPHCM các cá nhân đã mua thành công hơn 1.400 sản phẩm trong số có 8.400 căn hộ
được chào bán trên toàn thị trường.
3.4.2.2. Tình hình đầu tư bất động sản cá nhân trong quý II/ 2020 đến quý
I/2021
Ghi nhận từ số liệu tổng hợp của Bộ Xây dựng từ báo cáo của 54/63 tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương về hoạt động của sàn giao dịch bất động sản của các cá
nhân, trong hai quý II và III năm 2020, các cá nhân đã bắt đầu khôi phục hoạt động
đầu tư, phát triển kinh doanh bất động trở lại nhanh chóng. Tính đến thời điểm quý
II/2020 ước tính khoảng 15% sàn phục vụ hoạt động kinh doanh bất động sản vẫn phải
70

đóng cửa hoạt động, nhưng số lượng sàn thành lập mới tăng khoảng 20%. Sau đợt cao
điểm thứ nhất của đại dịch Covid-19 thì số lượng sàn giao dịch bất động sản hoạt động
gần như không thay đổi, thậm chí có xu hướng tăng. Đồng thời, những sàn giao dịch
có tiềm lực tài chính đã bắt đầu khởi động lại, hoạt động với kế hoạch kinh doanh và
phương thức kinh doanh mới, như: bán hàng trực tuyến, áp dụng công nghệ 4.0 vào
việc quản lý thông tin, quản lý giao dịch, thanh toán, quảng cáo, nâng cao dịch vụ, từ
đó nâng cao tỷ lệ cá nhân tham gia trở lại vào thị trường bất động sản.
Theo báo cáo trang Bất động sản (2020) tại các tỉnh thành giáp ranh 2 đô thị
trung tâm là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có sự tăng trưởng mạnh về nhà đất, như: Vĩnh
Phúc, Hòa Bình, Bình Dương, Long An... Lượng tin đăng và mức độ quan tâm của nhà
đầu tư tăng vượt trội, nếu Long An, Bình Dương tăng từ 21 - 54% thì Hòa Bình, Vĩnh
Phúc tăng 41% - 77% nhu cầu tìm kiếm nhà đất so với quý trước.
Tình hình đầu tư bất động sản của các cá nhân đã có chuyển dịch tích cực hơn
và chiều hướng này tiếp tục được duy trì. Tình hình thị trường tốt hơn, ổn định trở lại,
thêm vào đó, các cá nhân cũng đã dày dạn kinh nghiệm hơn từ những bài học và khó
khăn của thị trường đầu năm 2020.

3.4.3. Đầu tư kinh doanh thành lập doanh nghiệp

Tại Việt Nam, dịch Covid-19 có tác động mạnh lên các lĩnh vực của nền kinh tế
- xã hội mà chủ yếu vào ba khía cạnh tăng trưởng, đầu tư và thương mại; gián đoạn các
chuỗi giá trị sản xuất quan trọng; suy giảm tiêu dùng tác động lớn đến dịch vụ và du
lịch. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung 4 tháng đầu năm 2020- thời
điểm đại dịch vừa bắt đầu bùng phát mạnh mẽ, cả nước có 37,6 nghìn doanh nghiệp
đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 445,2 nghìn tỷ đồng và tổng số lao
động đăng ký là 315,7 nghìn lao động, giảm 13,2% về số doanh nghiệp, giảm 17,9%
về vốn đăng ký và giảm 29,7% về số lao động so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký
bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 4 tháng đạt 11,8 tỷ đồng, giảm 5,5%
so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính cả 680 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của
11,7 nghìn doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền
71

kinh tế trong 4 tháng đầu năm là 1.126 nghìn tỷ đồng, giảm 20,4% so với cùng kỳ năm
trước.
Tuy nhiên, sau khi bộ Tài chính đã soạn thảo và trình Chính phủ ban hành Nghị
định về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu tác động bởi dịch Covid-
19 để góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thuế thu nhập doanh
nghiệp nhỏ và vừa, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, thực hiện tạm dừng đóng bảo hiểm xã
hội, không tính lãi phạt chậm nộp. Cụ thể, theo Nghị định số 41/2020/NĐ-CP, khoảng
740 nghìn doanh nghiệp, chiếm đến 98% số doanh nghiệp đang hoạt động sẽ được
hưởng lợi từ chính sách gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất với số tiền ước tính khoảng
180 nghìn tỷ đồng. Theo số liệu Tổng cục thống kê (2021), riêng trong tháng 02/2021,
cả nước có 8.038 doanh nghiệp thành lập mới, với số vốn đăng ký là 179,7 nghìn tỷ
đồng, số lao động đăng ký 56,9 nghìn người, từ đó giúp cho trong 2 tháng đầu năm
2021, số lượng cá nhân đăng kí thành lập doanh nghiệp lên tới 18,1 nghìn doanh
nghiệp, số vốn đăng kí bình quân đạt 18,5 tỷ đồng tức tăng 46,4% so với cùng kì năm
2020, tổng số lao động đăng ký là 172,8 nghìn lao động, tăng 4% về số doanh nghiệp,
tăng 52,2% về vốn đăng ký và tăng 9,7% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.
Cũng trong tháng 2 vừa qua, cả nước đã có 4.604 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động,
giảm 29,2% so với tháng trước và tăng 26,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Bên cạnh đó, còn có hơn 11 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm
7,6% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh
nghiệp quay trở lại hoạt động trong 2 tháng năm 2021 lên 29,2 nghìn doanh nghiệp,
trung bình mỗi tháng có 14,6 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt
động.
Như vậy, đại dịch Covid đã gây ra những tác động cả tiêu cực và tích cực đến
hành vi quản lý tài chính cá nhân. Trong giai đoạn đầu khi dịch bệnh bùng phát, hầu
hết cá nhân có xu hướng giảm chi tiêu, giảm đầu tư, tăng tiết kiệm, duy trì trạng thái
ổn định, an toàn thay vì gia tăng các hoạt động tài chính như giai đoạn sau. Nhờ các
chính sách giúp đỡ các cá nhân phục hồi nền kinh tế, thêm vào đó là kinh nghiệm đối
phó với đại dịch cũng tốt hơn đã khiến hành vi quản lý tài chính của mọi người trở nên
tích cực trở lại.
72
73

4. CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ


NGHIÊN CỨU

4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Khảo sát này có phạm vi rộng khắp Việt Nam, được thực hiện qua hình thức
online, và đối tượng điền khảo sát hầu hết là những người quan tâm đến quản lý tài
chính cá nhân. Trước hết, về cơ cấu người trả lời khảo sát theo giới tính, trong tổng số
477 người tham gia vào trả lời phiếu câu hỏi khảo sát, số lượng người có giới tính nữ
chiếm 73,4%, trong khi đó nam giới chỉ chiếm 26,6%. Có thể nhận xét rằng nữ giới có
xu hướng cởi mở hơn nam giới trong việc tiếp nhận việc khảo sát từ nhóm nghiên cứu
về chủ đề hành vi quản lý tài chính trong bối cảnh covid-19. Trong những người được
khảo sát, số người sống ở thành thị chiếm phần lớn (68,3%), còn lại là những người
sống ở nông thôn (31,7%). Điều này phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, bởi nội dung
quản lý tài chính cá nhân tác động nhiều đến cuộc sống của người dân ở vùng đô thị
hơn là người dân ở vùng nông thôn. Những người tham gia khảo sát phần lớn thuộc
nhóm từ trên 18 tới 22 tuổi. Điều này có thể được giải thích bởi người có độ tuổi từ 18
đến 22 có xu hướng online, truy cập mạng xã hội nhiều hơn do đó dễ dàng tiếp cận
khảo sát này hơn các độ tuổi khác. Theo Statistia, trong năm 2019, nhóm dân số Việt
Nam sử dụng Internet thuộc độ tuổi 15-24 tuổi chiếm đến 23%. Về cơ cấu thu nhập,
hơn ½ số người được khảo sát có thu nhập dưới 3 triệu VND/tháng (54,9%), và 34,2 %
số người có thu nhập từ 3 đến 10 triệu VND/tháng, còn lại là thu nhập trên 10 triệu
đồng. Thông tin về nhân khẩu học của mẫu được minh họa chi tiết trong Bảng 4.1.

Bảng 4.1: Thông tin nhân khẩu học của mẫu

Tiêu chí Tỷ lệ
Thành thị 68,3 %
Khu vực
Nông thôn 31,7 %
74

Nam giới 26,6 %


Giới tính
Nữ giới 73,4 %
Dưới 18 17,4 %
18 – 22 39 %
Tuổi 23 – 26 18,9 %
27 – 35 10,9 %
Trên 35 13,8 %
Đang đi học 64,8 %
Nghề nghiệp Đã đi làm 29,1 %
Thất nghiệp 6,1 %
Chưa tốt nghiệp THPT 2,3 %
Đã tốt nghiệp THPT 44,8 %
Trình độ học vấn Trung cấp, cao đẳng 3,6 %
Đại học 47,2 %
Trên đại học 2,1 %
Dưới 3 triệu VND 54,9 %
3 - 10 triệu VND 34,2 %
Mức thu nhập
10 - 20 triệu VND 7,5 %
Trên 20 triệu VND 3,4 %

Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu khảo sát (2021)

4.2. Thống kê mô tả các yếu tố tác động đến hành vi quản lý tài chính cá
nhân

Từ kết quả khảo sát về thực trạng hành vi quản lý tài chính cá nhân trong bối
cảnh đại dịch Covid 19 ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích trên các
khía cạnh: kiến thức tài chính, thái độ tài chính, xã hội hóa tài chính, sức khỏe tài
chính, tác động của Covid 19, hành vi quản lý tài chính cá nhân. Tất cả các nhân tố
75

đều được đánh giá theo mức độ đồng ý của đối tượng phỏng vấn như sau: (1) Hoàn
toàn không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Trung lập, (4) Đồng ý, (5) Hoàn toàn đồng ý
Nhận xét chung
Các biến quan sát đều có các giá trị độ lệch chuẩn gần với 1, có nghĩa là với
mẫu 477 thì số câu trả lời biến thể là tương đối thấp. Nhìn vào kết quả về giá trị trung
bình của các câu hỏi trong bảng khảo sát được đánh giá trên thang Likert 5, có thể thấy
rằng các nhận định liên quan tới đầu tư tài chính được đánh giá tương đối thấp hơn so
với các nhận định khác. Câu hỏi “Bạn tự đánh giá kiến thức tài chính của bạn như nào:
[2. Biết cách đầu tư tiền của mình]” chỉ đạt trung bình là 2,80 điểm, tức là ở mức
không đồng ý. Câu hỏi “Những thói quen sau là bạn học từ bố mẹ, người thân: [4. Tôi
thường đầu tư cho các mục tiêu tài chính dài hạn]” chỉ đạt 2,99 điểm, gần với mức
trung lập. Câu hỏi “So với trước khi diễn ra đại dịch COVID19 tôi nhận thấy [1. Nhiều
cơ hội đầu tư hấp dẫn hơn]” đạt 3,29 điểm - trên mức trung lập. Có thể thấy rằng, phần
lớn những người tham gia khảo sát chưa tiếp cận nhiều tới các mảng đầu tư tài chính
và chưa có đủ kiến thức cũng như mối quan tâm tới đầu tư tài chính.

Nhận xét chi tiết từng nhóm nhân tố:


Đối với nhân tố kiến thức tài chính, bảng 4.2 cho thấy nhận định nắm rõ về số
dư trong tài khoản của mình có mức độ đồng ý cao nhất (3,97 điểm tương đương với
mức 4 là đồng ý) và ba nhận định còn lại (có kiến thức tài chính tốt, biết cách đầu tư
tiền của mình, biết về các loại lãi suất ngân hàng) đều thu được kết quả đánh giá ở
mức gần với trung lập. Điều này cho thấy đa số đối tượng tham gia khảo sát không
được trang bị kiến thức cơ bản về tài chính như lãi suất, và chưa biết cách tạo ra thu
nhập qua các kênh đầu tư.
Bảng 4.2: Thống kê mô tả nhân tố kiến thức tài chính

Mã Trung
Độ lệch Trung
Nhân tố quan Nội dung bình nhân
chuẩn bình
sát tố

Kiến thức KT1 Bạn tự đánh giá kiến thức tài 0,99 3,00 3,2
tài chính chính của bạn như nào:
76

[1. Có kiến thức về tài chính


tốt]

Bạn tự đánh giá kiến thức tài


chính của bạn như nào: [2.
KT2 1,08 2,80
Biết cách đầu tư tiền của
mình]

Bạn tự đánh giá kiến thức tài


(KT) chính của bạn như nào:
KT3 1,08 3,97
[3. Nắm rõ về số dư trong tài
khoản của mình]

Bạn tự đánh giá kiến thức tài


chính của bạn như nào:
KT4 1,14 3,02
[4. Biết về các loại lãi suất
mà ngân hàng đưa ra]

Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu khảo sát (2021)


Đối với nhân tố thái độ tài chính, bảng 4.3 cho thấy quan điểm chỉ vay mượn
trong những trường hợp thiết yếu có mức độ đồng ý cao nhất (3,95 điểm tương đương
với mức 4 là đồng ý). Ngược lại, quan điểm tiết kiệm khi có nhu cầu thiết yếu cho kết
quả đánh giá ở mức thấp nhất (2,39 điểm gần với mức Không đồng ý). Điều này cho
thấy đa số đối tượng tham gia khảo sát đều có quan điểm rõ ràng về việc vay mượn
tiền và có trách nhiệm với những khoản vay của mình. Bên cạnh đó, mối quan tâm của
những người thực hiện khảo sát cho các khoản tiết kiệm là khá thấp.
77

Bảng 4.3: Thống kê mô tả nhân tố thái độ tài chính

Mã Trung
Độ lệch Trung
Nhân tố quan Nội dung bình nhân
chuẩn bình
sát tố

Suy nghĩ đầu tiên khi có 1 số


TD1 tiền lớn: [1. Chi cho mục đích 1,14 3,11
cá nhân]

Quan điểm của bạn về vay


mượn tiền: [2. Tôi chỉ vay
TD2 1,1 3,95
mượn trong những trường hợp
Thái độ thiết yếu] 3,27
tài chính
Quan điểm của bạn về vay
mượn tiền: [3. Tôi sẽ cho vay
TD3 1,18 3,61
nếu trả đúng hạn và với mức lãi
tốt]

Quan điểm về tiết kiệm [4. Tiết


TD4 1,17 2,39
kiệm khi có nhu cầu thiết yếu]

Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu khảo sát (2021)


Đối với nhân tố xã hội hóa tài chính, bảng 4.4 cho thấy ý kiến “Ba mẹ hướng
dẫn bạn kiến thức tài chính bằng cách: [7. Nói với tôi về tầm quan trọng của việc tiết
kiệm]” có mức độ đồng ý cao nhất (3,44/5 điểm) và các nhận định còn lại đều thu
được kết quả đánh giá ở mức gần với trung lập. Điều này cho thấy đa số đối tượng
tham gia khảo sát thưởng được giáo dục tại gia đình về cách tiết kiệm tiền nhiều hơn là
về các đầu tư, chi tiêu và quản lý tiền.
78

Bảng 4.4: Thống kê mô tả nhân tố xã hội hóa tài chính

Mã Trung
Độ lệch Trung
Nhân tố quan Nội dung bình
chuẩn bình
sát nhân tố

Những thói quen sau là bạn học


XHH1 từ bố mẹ, người thân: [1. Tôi 1,20 3,27
theo dõi chi phí hàng tháng]

Những thói quen sau là bạn học


XHH2 từ bố mẹ, người thân: [2. Tôi 1,13 3,16
chỉ chi tiêu theo ngân sách]

Những thói quen sau là bạn học


XHH3 từ bố mẹ, người thân: [3. Tôi 1,19 3,20
tiết kiệm tiền định kì]

Những thói quen sau là bạn học


từ bố mẹ, người thân: [4. Tôi
XHH4 1,18 2,99
thường đầu tư cho các mục tiêu
tài chính dài hạn]
Xã hội
hóa tài Ba mẹ hướng dẫn bạn kiến thức
chính tài chính bằng cách: [6. Thảo 3,14
XHH5 1,07 3,04
luận các vấn đề tài chính với
tôi]

Ba mẹ hướng dẫn bạn kiến thức


tài chính bằng cách: [7. Nói với
XHH6 1,20 3,44
tôi về tầm quan trọng của việc
tiết kiệm]

Ba mẹ hướng dẫn bạn kiến thức


tài chính bằng cách: [8. Dạy tôi
XHH7 1,23 3,27
trở thành người mua sắm thông
minh]

Ba mẹ hướng dẫn bạn kiến thức


tài chính bằng cách: [9. Hướng
XHH8 1,16 2,73
dẫn tôi sử dụng thẻ ATM hợp
lý]

Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu khảo sát (2021)


79

Đối với nhân tố sức khỏe tài chính,bảng 4.5 cho thấy nhận định thường còn tiền
vào cuối tháng có mức độ đồng ý cao nhất (3,41/5 điểm) và nhận định hài lòng về tài
chính của mình nhận được mức độ đồng ý thấp nhất (chỉ 2,86/5 điểm). Điểm trung
bình của nhân tố là 3,14/5 điểm. Điều này có thể cho thấy các đối tượng tham gia khảo
sát chưa có một sức khỏe tài chính đủ vững chắc để giúp thỏa mãn những nhu cầu cao
trong cuộc sống. Tuy những người được khảo sát vẫn còn tiền vào cuối mỗi tháng
nhưng mức độ hài lòng về tài chính của họ là không cao.
Bảng 4.5: Thống kê mô tả nhân tố sức khỏe tài chính

Mã Trung
Độ lệch Trung
Nhân tố quan Nội dung bình
chuẩn bình
sát nhân tố

Nhận định sau có đúng với


SK1 bạn không: [1. Tôi hài lòng về 1,09 2,86
tài chính của mình]

Nhận định sau có đúng với


Sức khỏe
bạn không: [2. Tôi có thể đáp
tài chính SK2 1,06 3,16 3,14
ứng các khoản chi tiêu bất
(SK)
ngờ ]

Nhận định sau có đúng với


SK3 bạn không: [3. Tôi thường 1,18 3,41
còn tiền vào cuối mỗi tháng]

Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu khảo sát (2021)


Đối với nhân tố đại dịch Covid 19, bảng 4.6 cho thấy ý kiến “nên lập các khoản
sự phòng cần thiết trong bối cảnh đại dịch Covid 19” nhận được số điểm khá cao
(3,93/5 điểm, gần với mức Đồng ý). Ý kiến “so với trước khi diễn ra đại dịch
COVID19 nhận thấy nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn hơn” chỉ nhận được 3,29/5 điểm, và
ý kiến “cần chi tiêu hợp lý hơn trong bối cảnh đại dịch Covid 19” chỉ nhận được
2,62/5 điểm. Điều này có thể suy ra hầu hết các đối tượng tham gia khảo sát chỉ mới
chủ trọng cho các khoản dự phòng do kinh tế có thể suy thoái trong đại dịch và chưa
nhìn thấy những cơ hội đầu tư cũng như chưa cảm thấy cần phải thay đổi cơ cấu chi
tiêu trong bối cảnh còn nhiều chuyển biến của đại dịch này.
80

Bảng 4.6: Thống kê mô tả nhân tố đại dịch Covid 19

Mã Trung
Độ lệch Trung
Nhân tố quan Nội dung bình
chuẩn bình
sát nhân tố

So với trước khi diễn ra đại dịch


COVID19 tôi nhận thấy [1.
CV1 1,00 3,29
Nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn
hơn]
Đại dịch
Covid 19 So với trước khi diễn ra đại dịch
3,28
CV2 COVID19 tôi nhận thấy [2. Lập 1,04 3,93
(CV) các khoản dự phòng là cần thiết]

So với trước khi diễn ra đại dịch


CV3 COVID19 tôi nhận thấy [3. Cần 1,1 2,62
chi tiêu hợp lý hơn]

Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu khảo sát (2021)


Đối với nhân tố hành vi quản lý tài chính cá nhân, bảng 4.7 cho thấy hai hành
vi “thanh toán hóa đơn đúng hạn” và “nếu đắt đỏ, hoặc không quan trọng thì sẽ cho
qua” đều nhận được số điểm bằng nhau và khá cao (3,90/5 điểm, gần với mức Đồng
ý). Và hành vi “giữ hóa đơn chi phí hàng tháng” nhận được số điểm thấp nhất: 2,98/5
điểm. Điều này cho thấy hầu hết đối tượng tham gia khảo sát đều có ý thức chi tiêu
tiền hợp lý, tuy nhiên chưa thực hiện hành động quản lý tiền bạc sau khi chi tiêu, ví dụ
như lập bảng ngân sách, xem lại hóa đơn chi tiêu hàng tháng.
81

Bảng 4.7: Thống kê mô tả nhân tố hành vi quản lý tài chính cá nhân

Mã Trung
Độ lệch Trung
Nhân tố quan Nội dung bình
chuẩn bình
sát nhân tố

Hành vi quản lý tiền mặt


H_V1 [1. Tôi mất nhiều thời gian 1,11 3,61
cân nhắc khi mua đồ]

Hành vi quản lý tiền mặt


H_V2 [2. Tôi thanh toán hóa đơn 1,04 3,90
đúng hạn]

Hành vi quản lý tiền mặt


H_V3 [3. Tôi giữ hóa đơn chi phí 1,25 2,98
hàng tháng]

Hành vi quản lý tiền mặt


H_V4 [4. Tôi chi tiêu trong ngân 1,08 3,50
sách ]
Hành vi quản
lý tài chính cá Đối với việc quản lý tín 3,59
nhân (H_V) H_V5 dụng [5. Tôi thanh toán 1,17 3,75
các khoản vay đúng hạn]

Dự phòng các chi tiêu đột


H_V6 xuất: [6. Tôi dự phòng 1,06 3,50
được một khoản nhỏ]

Đối với các khoản chi tiêu


đột xuất: [7. Tôi đắn đo rất
H_V7 1,09 3,55
nhiều trước khi chi số tiền
đó]

Đối với các khoản chi tiêu


đột xuất: [8. Nếu đắt đỏ,
H_V8 1,17 3,90
hoặc không quan trọng thì
sẽ cho qua]

Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu khảo sát (2021)


82

4.3. Kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha

Một trong những công cụ ước tính độ tin cậy được sử dụng nhiều nhất là
Cronbach’s Alpha, được giới thiệu bởi Cronbach vào năm 1951, là sự tổng quát hóa
của công cụ ước lượng KR-20 được tạo ra vào năm 1937 bởi Kuder và Richardson.
Hệ số Cronbach’s Alpha đo tính nhất quán nội bộ của một thang đo dựa trên
mối tương quan giữa các quan sát khác nhau. Một quy tắc chung là hệ số Cronbach’s
Alpha từ 0,6-0,7 cho biết mức độ tin cậy có thể chấp nhận được và 0,8 trở lên là mức
rất tốt. Tuy nhiên, các giá trị cao hơn 0,95 không chắc chắn là tốt, vì chúng có thể là
dấu hiệu của sự dư thừa biến (Hulin, Netemeyer và Cudeck, 2001).

4.3.1. Kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha của nhân tố kiến thức tài
chính

Bảng 4.8: Kết quả kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha đối
với nhân tố kiến thức tài chính lần 1
Nhân tố Kiến thức tài Mã Tương quan Hệ số Cronbach’s
chính câu biến tổng Alpha nếu loại biến
KT1 0,717 0,661
Hệ số Cronbach’s KT2 0,611 0,711
Alpha lần 1 = 0,779 KT3 0,411 0,810
KT4 0,620 0,706
Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu khảo sát (2021)
Thang đo kiến thức tài chính là thang đo đơn chiều bao gồm 4 biến quan sát
(KT1 – KT4). Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố kiến thức tài chính = 0,779 > 0,6.
Trong đó, Biến KT3 có hệ số tương quan biến tổng là 0,411; hệ số Cronbach’s Alpha
nếu loại biến KT3 = 0,810 > 0,779.
Kết quả kiểm định nếu bỏ biến KT3 ở bảng sau:
83

Bảng 4.9: Kết quả kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha đối
với nhân tố kiến thức tài chính lần 2

Nhân tố kiến thức Mã Tương quan Hệ số Cronbach’s Alpha


tài chính câu biến tổng nếu loại biến
KT1 0,713 0,692
Hệ số Cronbach’s
Alpha lần 2 KT2 0,657 0,742
= 0,810
KT4 0,618 0,789

Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu khảo sát (2021)


Từ bảng kết quả kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha đối với
nhân tố kiến thức tài chính lần 2, có thể thấy các biến quan sát KT1, KT2, KT4 có
tương quan tổng biến cao, thang đo nhân tố kiến thức tài chính đạt độ tin cậy cao và
thích hợp để sử dụng cho các phân tích tiếp theo.

4.3.2. Kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha của nhân tố thái độ tài
chính

Dễ thấy tương quan biến tổng của biến quan sát TD4 quá thấp = 0,086 < 0,3 và
hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến này là 0,485 > 0,411 nên nhóm nghiên cứu
quyết định loại đi biến TD4 và tiến hành kiểm định độ tin cậy Cronbach's Alpha lần 2.
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha đối
với nhân tố thái độ tài chính lần 1

Nhân tố thái độ tài Mã Tương quan Hệ số Cronbach’s Alpha


chính câu biến tổng nếu loại biến
TD1 0,325 0,235
Hệ số Cronbach’s TD2 0,244 0,326
Alpha lần 1
= 0,411 TD3 0,266 0,299
TD4 0,086 0,485

Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu khảo sát (2021)


84

Kết quả kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha lần 2 của nhân tố thái độ
tài chính được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha đối
với nhân tố thái độ tài chính lần 2

Nhân tố thái độ tài Mã Tương quan Hệ số Cronbach’s Alpha


chính câu biến tổng nếu loại biến
TD1 0,201 0,554
Hệ số Cronbach’s
Alpha lần 2 TD2 0,369 0,276
= 0,485
TD3 0,353 0,297

Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu khảo sát (2021)


Do tương quan biến tổng của biến quan sát TD1 = 0,201 < 0,3 và hệ số
Cronbach’s Alpha nếu loại biến TD1 là 0,554 > 0,485 nên nhóm nghiên cứu quyết
định loại đi biến: TD1 và tiến hành chạy Cronbach's Alpha lần 3.
Kết quả kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha lần 3 của nhân tố thái độ
tài chính được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha đối
với nhân tố thái độ tài chính lần 3

Nhân tố thái độ tài Mã Tương quan Hệ số Cronbach’s Alpha


chính câu biến tổng nếu loại biến
Hệ số Cronbach’s TD2 0,384 -
Alpha lần 3
= 0,554 TD3 0,384 -

Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu khảo sát (2021)


Do hệ số Cronbach’s Alpha lần 3 của nhân tố thái độ tài chính chỉ đạt 0,554 <
0,6 nên nhóm nghiên cứu quyết định loại thang đo này.
85

4.3.3. Kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha của nhân tố xã hội hóa
tài chính

Bảng 4.13: Kết quả kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha đối
với nhân tố xã hội hóa tài chính lần 1

Nhân tố xã hội hóa Mã Tương quan Hệ số Cronbach’s


Tài chính câu biến tổng Alpha nếu loại biến
XHH1 0,517 0,788
XHH2 0,480 0,793
XHH3 0,491 0,792
Hệ số Cronbach’s
XHH4 0,432 0,800
Alpha lần 1
XHH5 0,599 0,776
= 0,809
XHH6 0,563 0,781
XHH7 0,615 0,774
XHH8 0,486 0,793
Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu khảo sát (2021)
Sau khi chạy Cronbach’s Alpha lần 1, ta có hệ số Cronbach’s Alpha của biến xã
hội hóa tài chính = 0,809 > 0,6 và hệ số tương quan các biến đều lớn hơn 0,3. Kết quả
cho thấy thang đo đảm bảo đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá
(EFA).

4.3.4. Kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha của nhân tố sức khỏe tài
chính

Bảng 4.14: Kết quả kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha đối
với nhân tố sức khỏe tài chính lần 1

Nhân tố sức khỏe tài Mã Tương quan Hệ số Cronbach’s Alpha


chính câu biến tổng nếu loại biến
Hệ số Cronbach’s SK1 0,526 0,663
Alpha lần 1 SK2 0,626 0,548
= 0,726 SK3 0,498 0,703
Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu khảo sát (2021)
86

Sau khi chạy Cronbach’s Alpha lần 1, ta có hệ số Cronbach’s Alpha của biến
sức khỏe tài chính = 0,726. Kết quả kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha cho
thấy các biến quan sát đều đạt tiêu chuẩn (hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3).
Kết luận thang đo nhân tố sức khỏe tài chính đạt độ tin cậy cao, có thể sử dụng trong
những phân tích tiếp theo.

4.3.5. Kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha của nhân tố đại dịch
Covid-19

Bảng 4.15: Kết quả kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha đối
với nhân tố đại dịch Covid 19 lần 1

Nhân tố đại dịch Mã Tương quan Hệ số Cronbach’s Alpha


Covid 19 câu biến tổng nếu loại biến
CV1 0,449 0,159
Hệ số Cronbach’s
Alpha lần 1 CV2 0,407 0,225
= 0,494
CV3 0,121 0,706

Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu khảo sát (2021)


Hệ số Cronbach’s Alpha lần 1 của nhân tố đại dịch Covid 19 đạt 0,494 < 0,6 và
biến CV3 có tương quan biến tổng bé hơn 0,3; hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến
này là 0,706 > 0,6. Do đó, nhóm nghiên cứu quyết định loại biến CV3 ra khỏi thang đo
và tiến hành kiểm định độ tin cậy Cronbach's Alpha lần 2.
Bảng 4.16: Kết quả kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha đối
với nhân tố đại dịch Covid 19 lần 2
Nhân tố đại dịch Mã Tương quan Hệ số Cronbach’s Alpha
Covid 19 câu biến tổng nếu loại biến
Hệ số Cronbach’s CV1 0,546 -
Alpha lần 2
= 0,706 CV2 0,546 -

Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu khảo sát (2021)


87

Từ kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha lần 2, ta có hệ số Cronbach’s Alpha


của biến đại dịch Covid 19 = 0,706 > 0,6 và hệ số tương quan các biến đều lớn hơn
0,3. Kết luận thang đo nhân tố đại dịch Covid 19 đạt độ tin cậy đủ yêu cầu, có thể sử
dụng trong những phân tích tiếp theo.

4.3.6. Kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha của biến phụ thuộc
hành vi quản lý tài chính cá nhân

Hệ số Cronbach’s Alpha của biến hành vi quản lý tài chính cá nhân = 0,832 >
0,6. Trong đó, biến H_V3 có hệ số tương quan biến tổng là 0,312; hệ số Cronbach’s
Alpha nếu loại biến H_V3 = 0,848 lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha hiện tại là: 0,848 -
0,832 = 0,016, như vậy nếu bỏ biến H_V3 đi thì hệ số Alpha tổng tăng không đáng kể,
do vậy nhóm nghiên cứu vẫn giữ lại biến H_V3.
Bảng 4.17: Kết quả kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha đối
với biến phụ thuộc hành vi quản lý tài chính cá nhân lần 1

Nhân tố hành vi Mã Tương quan Hệ số Cronbach’s


quản lý tài chính câu biến tổng Alpha nếu loại biến
H_V1 0,585 0,809
H_V2 0,683 0,797
H_V3 0,312 0,848
Hệ số Cronbach’s H_V4 0,595 0,808
Alpha lần 1
= 0,832 H_V5 0,596 0,807
H_V6 0,507 0,819
H_V7 0,611 0,806
H_V8 0,625 0,803
Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu khảo sát (2021)
Kết luận: các biến quan sát có tương quan tổng biến cao, thang đo hành vi quản
lý tài chính cá nhân đạt độ tin cậy cao và thích hợp để sử dụng cho các phân tích tiếp
theo.
88

4.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được thực hiện bằng cách sử dụng phương
pháp chiết xuất thành phần chính với phép quay Varimax.
EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F<k) các nhân tố
có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các
nhân tố với các biến quan sát.
Với cỡ mẫu tối thiểu là 100, Hair và cộng sự (2014) cho rằng:
- Trị tuyệt đối Factor Loading ở mức 0,3 đến 0,4: cân nhắc là điều kiện tối thiểu
để biến quan sát được giữ lại.
- Trị tuyệt đối Factor Loading ở mức từ 0,5 trở lên: mức tối ưu, các biến quan sát
có ý nghĩa thống kê tốt.
Rút ra điều kiện để phân tích nhân tố khám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu:
- Hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0,5
- 0,5 ≤ KMO ≤ 1: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số được dùng để xem
xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn có ý nghĩa phân tích
nhân tố là thích hợp.
- Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0,05). Nếu kiểm định này có ý
nghĩa thống kê thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể.
- Phần trăm phương sai trích (Percentage of variance) > 50%: Thể hiện phần trăm
biến thiên của các biến quan sát, hay giá trị này cho biết phân tích nhân tố giải
thích được bao nhiêu phần trăm.
Từ lý thuyết về phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, nhóm tác giả
tiến hành phân tích kết quả phân tích đối với các biến 4 biến độc lập: Kiến thức tài
chính, Xã hội hóa tài chính, Sức khỏe tài chính và Đại dịch Covid 19 như sau:
89

Bảng 4.18: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's Test của các biến độc lập

Kiểm định KMO 0,844


Kiểm định Bartlett's 2,866,242
Df 120
Sig. 0,000
Tổng phương sai trích 68803%

Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu khảo sát (2021)


Tiêu chuẩn của phương pháp phân tích nhân tố là chỉ số KMO phải lớn hơn 0,5
(Garson, 2003) và kiểm định Bartlett's có mức ý nghĩa sig < 0,05 để chứng tỏ dữ liệu
dùng phân tích nhân tố là thích hợp và giữa các biến có tương quan với nhau.
Bảng 4.18 thể hiện kết quả kiểm định KMO với trị số 0,844. Trị số này lớn hơn
0,5; nhóm nghiên cứu bước đầu kết luận các nhân tố này hoàn toàn thích hợp với tập
dữ liệu nghiên cứu. Kết quả của kiểm định Bartlett là 2866,242 có sig = 0,000 cũng
khẳng định các biến quan sát có tương quan với nhau, đồng thời quá trình phân tích
nhân tố với các dữ liệu là hợp lý.
90

Bảng 4.19: Tổng Phương sai được giải thích

Tổng phương sai được giải thích


Trích xuất tổng của tải bình
Eigenvalues ban đầu
phương
Nhân
% của % của % của
tố Tích Tích Tích lũy
Tổng Phương Tổng Phương Tổng Phương
lũy % lũy % %
sai sai sai
1 5,285 33,033 33,033 5,285 33,033 33,033 2,674 16,710 16,710
2 1,907 11,918 44,951 1,907 11,918 44,951 2,439 15,242 31,951
3 1,381 8,634 53,585 1,381 8,634 53,585 2,237 13,979 45,930
4 1,293 8,080 61,665 1,293 8,080 61,665 1,990 12,437 58,368
5 1,142 7,138 68,803 1,142 7,138 68,803 1,670 10,435 68,803
6 ,689 4,305 73,108
7 ,598 3,736 76,843
8 ,546 3,411 80,255
9 ,518 3,235 83,490
10 ,473 2,955 86,445
11 ,456 2,852 89,297
12 ,419 2,619 91,916
13 ,386 2,412 94,328
14 ,342 2,137 96,465
15 ,320 2,000 98,465
16 ,246 1,535 100,000
Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu khảo sát (2021)
Tiếp theo, nhóm nghiên cứu thực hiện phân tích nhân tố theo Principal
components với phép quay Varimax.
Giá trị tổng phương sai trích của các biến độc lập là 68,803 % (>50%) chỉ ra mô
hình nghiên cứu phù hợp với kiểm định EFA. Giá trị hệ số Eigenvalues của các nhân
tố đều cao (>1), nhân tố thứ 5 có Eigenvalues thấp nhất là 1,142 > 1 kết quả kiểm định
trị số Eigenvalue của cả 5 nhân tố đều lớn hơn 1, đạt yêu cầu.
91

Bảng 4.20: Kết quả ma trận xoay

Nhân tố
1 2 3 4 5
KT1 ,789
KT2 ,816
KT4 ,785
XHH1 ,762
XHH2 ,743
XHH3 ,716
XHH4 ,527
XHH5 ,743
XHH6 ,752
XHH7 ,842
XHH8 ,778
SK1 ,767
SK2 ,798
SK3 ,682
CV1 ,702
CV2 ,865
Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu khảo sát (2021)
Các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5 và không có trường hợp biến nào cùng lúc
tải lên cả hai nhân tố với hệ số tải gần nhau. Nên các nhân tố đảm bảo được giá trị hội
tụ và phân biệt khi phân tích EFA.
Tuy không có sự xáo trộn các nhân tố, nghĩa là câu hỏi của nhân tố này không
bị nằm lẫn lộn với câu hỏi của nhân tố kia. Nhưng, theo kết quả ma trận xoay, nhân tố
XHH được tách thành 2 nhóm nhân tố mới. Nhóm mới thứ nhất gồm: XHH1, XHH2,
XHH3, XHH4. Nhóm mới thứ hai gồm: XHH5, XHH6, XHH7, XHH8. Kết hợp với
cơ sở lý thuyết, nội dung câu hỏi của các biến quan sát thuộc nhân tố XHH, nhóm
nghiên cứu thống nhất đặt tên cho nhóm mới thứ nhất là: Thói quen tài chính từ bố mẹ
(TQ), nhóm mới thứ hai là: Giáo dục tài chính từ bố mẹ (GD).
Kết luận: sau kiểm định dữ liệu bằng Cronbach's Alpha cho các biến độc lập,
phụ thuộc đạt độ tin cậy và tiến hành phân tích nhân tố rút trích EFA, Sau phân tích rút
92

trích nhân tố EFA, từ 21 biến quan sát đã giảm xuống còn 16 biến quan sát, sau đó đã
tách thành 5 nhân tố và các nhân tố được đặt tên như sau
Bảng 4.21: Các nhân tố mới được hình thành
Nhân tố Các biến quan sát
Kiến thức tài chính (KT) KT1, KT2, KT4
Thói quen tài chính từ bố mẹ (TQ) XHH1, XHH2, XHH3, XHH4
Giáo dục tài chính từ bố mẹ (GD) XHH5, XHH6, XHH7, XHH8
Sức khỏe Tài chính (SK) SK1, SK2, SK3
Đại dịch Covid 19 (CV) CV1, CV2
Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu khảo sát (2021)
Như vậy, biến XHH đã bị tách thành 2 biến mới là biến TQ và GD. Điều này
dẫn tới việc giả thuyết 4 sẽ được tách thành 2 giả thuyết mới là giả thuyết 4.1 và 4.2,
như sau:
H4.1: Thói quen tài chính từ bố mẹ có tác động thuận chiều (+) đến hành vi
quản lý tài chính.
H4.2: Giáo dục tài chính từ bố mẹ có tác động thuận chiều (+) đến hành vi quản
lý tài chính.

4.5. Kết quả phân tích tương quan Pearson

Hệ số tương quan Pearson (Pearson correlation coefficient, kí hiệu r) được sử


dụng để đo lường mức độ mạnh mẽ của mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến. Tương
quan Pearson là một hệ số tương quan thường được sử dụng trong hồi quy tuyến tính.
Hệ số tương quan Pearson (r) sẽ nhận giá trị từ +1 đến -1. Điều kiện để tương
quan có ý nghĩa là giá trị sig. <0,05
- Tương quan tuyến tính càng mạnh, càng chặt chẽ nếu r càng tiến về 1 và -1.
Tiến về 1 là tương quan dương, tiến về -1 là tương quan âm.
- Tương quan tuyến tính càng yếu nếu r càng tiến về 0
- Tương quan tuyến tính tuyệt đối nếu r =1
93

- Không có mối tương quan tuyến tính nếu r = 0. Lúc này sẽ có 2 tình huống xảy
ra. Một là, giữa chúng có mối liên hệ phi tuyến. Hai là, không có một mối liên
hệ nào giữa 2 biến.
Từ kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA,
mô hình nghiên cứu có 5 biến độc lập. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp
tương quan Pearson correlation coefficient nhằm đánh giá mối quan hệ tương quan
giữa các biến trong mô hình.
Bảng 4.22: Kết quả chạy Tương quan Pearson

Tương quan
H_V KT SK CV TQ GD
Hệ số tương quan
1 ,362** ,410** ,553** ,469** ,404**
Pearson
H_V Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000
N 477 477 477 477 477 477
Hệ số tương quan
,362** 1 ,401** ,345** ,469** ,296**
Pearson
KT Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000
N 477 477 477 477 477 477
Hệ số tương quan
,410** ,401** 1 ,318** ,465** ,279**
Pearson
SK Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000
N 477 477 477 477 477 477
Hệ số tương quan
,553** ,345** ,318** 1 ,263** ,325**
Pearson
CV Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000
N 477 477 477 477 477 477
Hệ số tương quan
,469** ,469** ,465** ,263** 1 ,386**
Pearson
TQ Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000
N 477 477 477 477 477 477
Hệ số tương quan
,404** ,296** ,279** ,325** ,386** 1
GD Pearson
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000
94

N 477 477 477 477 477 477


Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu khảo sát (2021)
Phân tích kết quả cụ thể như sau:
Sig tương quan Pearson các biến độc lập KT, TQ, GD, CV, SK với biến phụ
thuộc H_V đều nhỏ hơn 0,05. Như vậy, có mối liên hệ tuyến tính giữa 5 biến độc lập
này với biến H_V. Giữa CV và H_V có mối tương quan mạnh nhất với hệ số r là
0,553. Giữa KT và H_V có mối tương quan yếu nhất với hệ số r là 0,362. Hệ số tương
quan r có giá trị r > 0 thể hiện các biến có quan hệ thuận chiều với nhau.
Hệ số tương quan của biến “Sức khỏe tài chính” và 2 biến “Thói quen tài chính
từ bố mẹ”; “Kiến thức tài chính” lần lượt là 0,465 và 0,401 nên biến “Sức khỏe tài
chính” có tương quan khá chặt chẽ với “Thói quen tài chính từ bố mẹ” và “Kiến thức
tài chính”.
Hệ số tương quan của biến “Thói quen tài chính từ bố mẹ” và biến “Kiến thức
tài chính” là 0,469. Thể hiện hai biến này có mối tương quan tuyến tính cùng chiều.
Nhìn chung, các biến độc lập trong mô hình đều có sự tương quan khá chặt chẽ
với nhau.

4.6. Kết quả phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết

Hệ số R2 (R-Square) là 0,449 – nghĩa là biến kiểm soát và biến độc lập giải
thích được 44,9% sự biến thiên của biến phụ thuộc.
Trị số Durbin – Watson (DW): Có chức năng kiểm tra hiện tượng tự tương
quan chuỗi bậc nhất. Theo Yahua Quiao (2011), nếu giá trị DW thuộc khoảng từ 1,5
đến 2,5 thì sẽ không xảy ra hiện tượng tự tương quan. Theo bảng 4.23, ta có trị số
Durbin – Watson = 1,930 – đạt giá trị yêu cầu.
95

Bảng 4.23: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính các nhân tố tác động tới
hành vi quản lý tài chính cá nhân

Hệ số R Hệ số R bình
Sai số tiêu
Model R bình phương hiệu Durbin – Watson
chuẩn
phương chỉnh

1 0,670a 0,449 0,443 0,568639 1,930

Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu khảo sát (2021)


Nhìn vào bảng ANOVA bảng 4.24 , kiểm định giả thuyết về độ phù hợp với
tổng thể của mô hình, giá trị F = với sig.=0,000 <0,05. Đồng nghĩa với việc mô hình
hồi quy tuyến tính xây dựng được là phù hợp với tổng thể.
Bảng 4.24: Bảng ANOVA của mô hình hồi quy

ANOVAa

Tổng bình Mean Mức ý


Mô hình df F
phương Square nghĩa

Hồi
123,883 5 24,777 76,625 ,000b
quy
Phần 47
1 152,298 ,323
dư 1
47
Tổng 276,181
6

a.Biến phụ thuộc: H_V

b. Biến độc lập: GD, SK, CV, KT, TQ

Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu khảo sát (2021)


96

Bảng 4.25: Kết quả phân tích hệ số hồi quy


Hệ số hồi
Hệ số hồi quy
quy Thống kê đa cộng
chưa chuẩn
chuẩn tuyến
hoá
Model hoá t Sig.
Độ Hệ số
Sai số
B Beta chấp phóng đại
chuẩn
nhận phương sai

(Constant
,995 ,136 7,292 ,000
)

KT ,016 ,034 ,019 ,468 ,640 ,699 1,432

1 SK ,105 ,035 ,124 3,052 ,002 ,715 1,399

CV ,337 ,032 ,397 10,403 ,000 ,802 1,247

TQ ,208 ,036 ,244 5,727 ,000 ,646 1,549

GD ,109 ,030 ,140 3,650 ,000 ,790 1,266

Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu khảo sát (2021)


Giá trị Sig. của kiểm định t của các biến “Đại dịch Covid 19”, “Thói quen tài
chính từ bố mẹ”, “Giáo dục tài chính từ bố mẹ” và “Sức khỏe tài chính” đều nhỏ hơn
0,05. Do đó các biến này đều có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc “Hành vi quản
lý tài chính cá nhân”.
Mặt khác, biến “Kiến thức tài chính” (KT) có giá trị sig < 0,05 nên biến này
không có ý nghĩa thống kê, không thể giải thích cho biến phụ thuộc H_V trong mô
hình nghiên cứu này.
Ngoài ra, biến “Đại dịch Covid 19” (CV) có hệ số β cao nhất. Có thể nhận xét
rằng nhân tố này có mức độ tác động tới biến phụ thuộc “Hành vi quản lý tài chính cá
nhân” (H_V) cao hơn các nhân tố khác.
97

Tiếp theo, xét hệ số phóng đại phương sai VIF để kiểm tra hiện tượng đa cộng
tuyến. Theo bảng 4.25 , hệ số VIF của tất cả 5 nhân tố đều < 2, suy ra không có hiện
tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.
Mô hình hồi quy mẫu được viết lại như sau:
H_V = 0,995 + 0,337*CV + 0,109*GD + 0,208*TQ + 0,105*SK
Từ mô hình hồi quy trên, ta nhận thấy cả 4 biến độc lập “Đại dịch Covid 19”,
“Thói quen tài chính từ bố mẹ”, “Giáo dục tài chính từ bố mẹ” và “Sức khỏe tài chính”
đều có tác động thuận chiều đến hành vi quản lý tài chính cá nhân. Mức độ tác động
được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau: “Đại dịch Covid 19” (β = 0,337); “Thói
quen tài chính từ bố mẹ” (β = 0,208); “Giáo dục tài chính từ bố mẹ” (β = 0,109) và
“Sức khỏe tài chính” (β = 0,105).
Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về hành vi quản lý tài
chính cá nhân theo thói quen tài chính từ bố mẹ, giáo dục tài chính từ bố mẹ, sức khỏe
tài chính, đại dịch 19. Chưa có sự khác biệt về hành vi quản lý tài chính cá nhân theo
kiến thức tài chính.
Từ kết quả chạy kiểm định thang đo và hồi quy, nhóm nghiên cứu có được mô
hình sau (hình 4.1)
98

Thói quen tài chính từ bố


mẹ

Giáo dục về tài chính từ bố


mẹ

Hành vi quản lý
tài chính
cá nhân

Sức khỏe Tài chính

Đại dịch Covid 19

Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh sau kiểm định dữ liệu
Nguồn: Nhóm nghiên cứu (2021)

4.7. Kết quả kiểm định sự khác biệt của các biến nhân khẩu học tới hành vi
quản lý tài chính cá nhân.

4.7.1. Sự khác biệt theo giới tính đối tác động lên hành vi quản lý tài chính cá
nhân
99

Để kiểm định sự khác biệt theo giới tính trong hành vi quản lý tài chính cá
nhân, nhóm nghiên cứu sử dụng phân tích bằng kiểm định T với hai biến độc lập. Kết
quả phân tích từ dữ liệu thu được như sau:
Bảng 4.26: Kết quả phân tích sự khác biệt theo giới tính
Kiểm định Kiểm định T
Levene
Sự khác
Mức ý Mức ý
F T Df nhau trung
nghĩa nghĩa
bình
Giả định
phương sai bằng ,259 ,611 ,638 475 ,524 ,05034
nhau
H_V Giả định
phương sai
,619 211,902 ,536 ,05034
không bằng
nhau
Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu khảo sát (2021)
Nhìn vào bảng 4.26, kiểm định Levene cho P-value lớn hơn 0,05 chứng tỏ
phương sai giữa hai nhóm đối tượng giới tính nam và nữ đồng nhất với nhau. Kết quả
mức ý nghĩa tương ứng với giả định phương sai bằng nhau là 0,524 > 0,05. Vì vậy, ta
kết luận rằng không có sự khác biệt về hành vi quản lý tài chính giữa nam và nữ.

4.7.2. Sự khác biệt theo nghề nghiệp đối tác động lên hành vi quản lý tài
chính cá nhân

Để kiểm định sự khác biệt về tình trạng nghề nghiệp tới hành vi, nhóm sử dụng
phân tích bằng ANOVA một chiều. Kết quả phân tích từ dữ liệu thu được:
Kiểm định Levene cho P-value lớn hơn 0,05 chứng tỏ phương sai các nhóm giá
trị là đồng nhất nên sử dụng kết quả bảng ANOVA (Bảng 4.27)
Bảng 4.27: Kết quả phân tích sự khác biệt theo tình trạng nghề nghiệp

Kiểm tra tính đồng nhất của các phương sai


Thống kê Levene df1 df2 Mức ý nghĩa
H_V Trung bình 2,204 2 474 ,112
100

ANOVA
H_V
Tổng bình Bình phương Mức ý
df F
phương trung bình nghĩa
Giữa các nhóm 3,751 2 1,876 3,263 ,039
47
Trong cùng nhóm 272,429 ,575
4
47
Tổng 276,181
6
Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu khảo sát (2021)
Mức ý nghĩa = 0,039 < 0,05, suy ra có sự khác biệt thống kê về điểm trung
bình, những người có tình trạng nghề nghiệp khác nhau có hành vi quản lý tài chính
khác nhau

Biểu đồ 4.1: Giá trị trung bình theo nghề nghiệp


Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu khảo sát (2021)
101

Biểu đồ cho thấy người đã đi làm sẽ quản lý tài chính cá nhân chặt chẽ hơn
người đang đi học, người đã thất nghiệp có hành vi quản lý tài chính chặt chẽ hơn
những người đang đi làm.

Kết quả kiểm định

Tóm lại, từ các phân tích trên, nhóm nghiên cứu đã đưa ra được tổng hợp kết
quả kiểm định các giả thuyết sau đây.
Bảng 4.28: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết Nội dung Kết quả

Kiến thức tài chính có tác động cùng chiều đến


H1 Bác bỏ
hành vi quản lý tài chính cá nhân

Thái độ tài chính có tác động cùng chiều đến Không có ý nghĩa
H2
hành vi quản lý tài chính cá nhân thống kê

Sức khỏe tài chính có tác động cùng chiều đến


H3 Chấp nhận
hành vi quản lý tài chính cá nhân

Thói quen tài chính từ bố mẹ có tác động cùng


H4.1 Chấp nhận
chiều đến hành vi quản lý tài chính cá nhân

Giáo dục tài chính từ bố mẹ ó tác động cùng


H4.2 Chấp nhận
chiều đến hành vi quản lý tài chính cá nhân

Đại dịch Covid 19 có tác động cùng chiều đến


H5 Chấp nhận
hành vi quản lý tài chính cá nhân

Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu khảo sát (2021)


102

4.8. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố tác động tới hành vi quản lý tài chính cá
nhân tại Việt Nam trong đại dịch Covid-19. Nhìn chung, nghiên cứu cho thấy các nhân
tố tác động như đại dịch Covid-19, thói quen tài chính từ bố mẹ, giáo dục tài chính từ bố
mẹ, sức khỏe tài chính có mối tương quan thuận chiều đến hành vi quản lý tài chính cá
nhân. Những kết quả này đều khá tương đồng với những phát hiện trước đây mà nhóm
tác giả đã thảo luận trong phần tổng quan nghiên cứu. Kết quả chứng minh rằng hầu
hết giả thuyết được đề xuất đều được chấp nhận, ngoại trừ giả thuyết về mối tương
quan kiến thức tài chính, thái độ tài chính thì bị bác bỏ và không có ý nghĩa thống kê
tại thị trường Việt Nam. Dưới tác động của giới tính, kết quả không ghi nhận sự tác
động trực tiếp đáng kể nào, trong khi với biến nghề nghiệp lại được cho là có ảnh
hưởng mạnh mẽ tới hành vi quản lý tài chính cá nhân.
Qua tổng hợp từ phần thực trạng chương 3 và các kết quả nghiên cứu, nhóm
nghiên cứu có thể khẳng định có sự thay đổi tích cực của hành vi quản lý tài chính cá
nhân trong bối cảnh Covid 19 tại Việt Nam. Kết quả cuối cùng của phân tính hồi quy
tuyến tính chỉ ra rằng các nhân tố trong nghiên cứu đóng góp 44,9 % sự thay đổi của
biến phụ thuộc “Hành vi quản lý tài chính cá nhân”. Điều này cho thấy hạn chế trong
đối tượng trả lời khảo sát còn quá trẻ (81,9% là sinh viên đang đi học) dẫn đến kết quả
tuy chưa đạt yêu cầu (hơn 50%). Trong thực tế tìm hiểu tài liệu và quan sát nghiên
cứu, có thể chỉ ra rằng những nhân tố tác động mà nhóm đưa ra hoàn toàn hợp lí và có
cơ sở.
Nhân tố 1: Đại dịch Covid-19
Theo kết quả khảo sát, có thể thấy nhân tố Đại dịch Covid 19 có tác động lớn
nhất tới hành vi quản lý tài chính cá nhân. Với hệ số β = 0,337 có thể kết luận rằng đại
dịch Covid 19 có tác động cùng chiều đến hành vi quản lý tài chính cá nhân, giả thuyết
H5 được chấp nhận.
Trong thời kỳ khủng hoảng, quản lý tài chính cá nhân trở nên quan trọng hơn
bao giờ hết. Trong suốt thời gian diễn ra đại dịch này, hầu hết các hộ gia đình nên tiếp
tục duy trì quỹ tiết kiệm để dự phòng cho những rủi ro khi dịch bệnh có thể chuyển
103

biến phức tạp bất cứ lúc nào. Bên cạnh việc tiết kiệm, thì việc có một khoản tiền để
đầu tư và gia tăng thu nhập từ việc đầu tư cũng là rất cần thiết vì tác động từ dịch bệnh
khiến cho thu nhập của người dân không ổn định như trước. Kết quả phân tích cho
thấy đại dịch Covid 19 có tác động nhất định tới cả hành vi quản lý tài chính cá nhân,
phù hợp với nghiên cứu của Đinh Thị Thanh Vân và cộng sự (2020). Cuối cùng, mặc
dù đại dịch Covid-19 là một sự kiện bất ngờ và làm thay đổi cuộc sống của mỗi người
trong chúng ta, đại dịch Covid-19 cũng đem lại cho chúng ta cơ hội thử thách bản thân
trước những rủi ro và khó khăn, để phát triển khả năng ứng biến linh hoạt với các cuộc
khủng hoảng tương tự. Từ kết quả nghiên cứu này, các nhà hoạch định chính sách tài
chính kinh tế, các cơ quan chính phủ nên có những hành động cần thiết để ứng biến
những thay đổi trong hành vi tài chính của các cá nhân trong đại dịch, tìm kiếm cơ hội
phát triển hệ thống tài chính trong chính bối cảnh của đại dịch này.
Nhân tố 2: Xã hội hóa tài chính
Xã hội hóa tài chính là một quá trình mà một người có được các kỹ năng, thông
tin và thái độ của môi trường cần thiết cả bên trong và bên ngoài để tối đa hóa khả
năng của họ trong vai trò của thị trường tiêu dùng và tài chính. Biến số xã hội hóa tài
chính có tác động tích cực và đáng kể đến hành vi quản lý tài chính. Thuyết học tập xã
hội do nhà tâm lý học Albert Bandura đề xuất giải thích rằng môi trường mà một
người đối mặt thường được người đó lựa chọn và thay đổi thông qua hành vi của họ
phù hợp với kết quả của nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, xã hội hóa tài chính của từ
bố mẹ đại diện cho sự tương tác với môi trường có thể thay đổi một người để có hành
vi tốt trong việc quản lý tài chính. Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) cũng mô tả
các chuẩn mực chủ quan đề cập đến nhận thức cá nhân của một số cá nhân nhất định
để thúc đẩy hành vi được mô tả trong nghiên cứu này là các chuẩn mực chủ quan như
xã hội hóa tài chính trong việc tác động đến hành vi quản lý tài chính.
Sau quá trình phân tích, nhân tố xã hội hóa được tách thành hai nhân tố độc lập
là: giáo dục tài chính từ bố mẹ và thói quen tài chính từ bố mẹ. Đây là một trong
những phát hiện mới của bài nghiên cứu, sở dĩ như vậy xuất phát từ những đặc điểm
riêng của văn hóa Việt Nam. Thứ nhất, cha mẹ là nguồn cung cấp tài chính chính cho
thanh thiếu niên, đồng thời cũng là những tấm gương về quản lý tài chính cho con cái.
104

Thứ hai, do các khóa học nâng cao năng lực quản lý tài chính không có nhiều ở Việt
Nam, mọi người phụ thuộc vào kinh nghiệm của gia đình để xây dựng hành vi quản lý
tài chính của họ.
- Giáo dục tài chính từ bố mẹ:

Từ giá trị sig bằng 0,000 < 0,05, suy ra: sự giáo dục tài chính từ bố mẹ cũng có
tác động tích cực đối hành vi quản lý tài chính cá nhân (β = 0,109). Có thể thấy rằng,
giáo dục tài chính ở nhà trường là gần như thiếu hụt đối với học sinh ở Việt Nam, do
đó, sự tác động của giáo dục tài chính từ cha mẹ càng được nâng cao. Một người càng
tiếp thu được nhiều kiến thức về tài chính từ cha mẹ thì khả năng quản lý tài chính cá
nhân càng tốt. Khi được cha mẹ giảng dạy nhiều về tiền bạc, con cái sẽ có những hành
vi tài chính tốt hơn so với những người không nhân được sự giáo dục tài chính cơ bản
cần thiết. Kết quả của nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu trước đây đã được
thực hiện bởi Selcuk (2015) và Sundarasen (2016), chứng minh rằng việc dạy dỗ của
cha mẹ có tác động đáng kể đến hành vi tài chính. Kết quả nghiên cứu này cũng đưa ra
hàm ý cần tăng cường tuyên truyền về tầm quan trọng của sự giáo dục tài chính từ cha
mẹ đối với con cái, từ đó khuyến khích các bậc phụ huynh cho các con tiếp cận sớm
hơn với những kiến thức cơ bản về tài chính như dạy trẻ cách quan sát, so sánh giá cả;
cấp khoản tiêu dùng cá nhân và yêu cầu trẻ tự quyết định chi tiêu số tiền theo nhu cầu
của bản thân dưới sự giám sát của phụ huynh hay cho phép con cái tham gia vào
những cuộc trao đổi hoặc quyết định tài chính của gia đình. Đồng thời, để cha mẹ có
nền tảng kiến thức tài chính đủ tốt giáo dục con cái, việc ba mẹ chủ động tìm hiểu các
kiến thức, thông tin về tài chính hay tham gia vào các khóa học ngắn hạn, hội thảo là
thực sự cần thiết.
- Thói quen tài chính từ bố mẹ:
Phát hiện thú vị từ kết quả phân tích chỉ ra rằng những người có tác động thói
quen tài chính từ bố mẹ có hành vi quản lý tài chính tốt hơn đáng kể (β = 0,208). Mối
quan hệ này cho thấy tác động có ý nghĩa tích cực của cha mẹ đối với việc quản lý tài
chính của con cái. Khi được tiếp nhận thói quen quản lý tài chính tốt từ cha mẹ, đứa trẻ
đó sẽ có cơ hội hình thành ý thức về tiết kiệm, đầu tư và quản lý tiền bạc sớm. Từ đó,
giúp hình thành nền tảng hiểu biết về tài chính qua sự trải nghiệm cũng như ý thức về
tài chính từ khi còn trẻ, điều này thúc đẩy hành vi tài chính khôn ngoan và tích cực
hơn. Thói quen tài chính của bố mẹ tác động đáng kể tới hành vi tài chính của con cái
khi cha mẹ và con cái tham gia vào các cuộc thảo luận trực tiếp về các quyết định mua
hàng, tiền bạc, tín dụng và các chủ đề liên quan. Việc học hỏi từ những thói quen của
tài chính của bố mẹ sẽ giúp các cá nhân có thể nâng cao nền tảng kiến thức tài chính
một cách tự nhiên và các kiến thức này được bồi đắp từng chút một theo thời gian, dần
105

dần tạo nên ý thức bền vững về cách quản lý Tài chính. Có thể liên hệ những thói quen
tài chính được học từ bố mẹ sẽ đóng góp một phần vào kinh nghiệm tài chính tích lũy
của con cái. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi
Hogarth và Beverly (2003) và Lusardi (2009) rằng kinh nghiệm tài chính tác động đến
hành vi quản lý tài chính, kinh nghiệm tài chính có thể cải thiện hành vi quản lý tài
chính. Vì vậy, cha mẹ khi xây dựng những thói quen tài chính hiệu quả, cụ thể như lên
kế hoạch chi tiêu, đầu tư,… sẽ là hình mẫu tích cực giúp con cái noi theo và học tập.
Nhân tố 3: Sức khỏe tài chính
Tác động tích cực của sức khỏe tài chính đối hành vi quản lý tài chính cá nhân
(β = 0,105) chỉ ra rằng những người có sức khỏe tài chính tốt sẽ có hành vi quản lý tài
chính cá nhân hiệu quả hơn. Giả thuyết H3 được chấp nhận: sức khỏe tài chính có tác
động cùng chiều đến hành vi quản lý tài chính cá nhân. Điều này có thể được giải thích
rằng những người vốn đã có sức khỏe tài chính tốt thì sẽ có ý thức hơn trong việc việc
quản lý tài chính của họ để duy trì tình trạng tài chính luôn ổn định. Sự phù hợp của
kết quả nghiên cứu được làm sáng tỏ khi có sự tương đồng với các báo cáo trước đây:
Kim và cộng sự (2003), Xiao và cộng sự (2006), Shim và cộng sự (2009).
Nhân tố 4: Kiến thức tài chính
Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng kiến thức tài chính không có tác động
cùng chiều với hành vi quản lý tài chính cá nhân, phù hợp với kết quả nghiên cứu của
Herdjiono, Damanik và Musamus (2016). Tuy nhiên kết quả này khác với kết quả của
Idris và cộng sự (2013), Ida và Cinthia (2010); Grable và cộng sự (2009), cho rằng
kiến thức tài chính liên quan chặt chẽ đến hành vi quản lý tài chính. Theo khảo sát toàn
cầu về hiểu biết tài chính của OECD (2020), phần lớn số người được hỏi thích đánh
giá kiến thức tài chính của bản thân ở mức trung bình, khoảng 53,1%. 26,2% xếp hạng
kiến thức tài chính của họ ở mức thấp. Điều đó cho thấy rõ ràng rằng hàng tỷ người
không được chuẩn bị kiến thức tài chính đủ tốt để đối phó với những thay đổi nhanh
chóng trong bối cảnh tài chính. Các sản phẩm tín dụng, nhiều sản phẩm có lãi suất cao
và kỳ hạn phức tạp, đang trở nên sẵn có hơn. Các chính phủ đang thúc đẩy tăng cường
sự phát triển trong lĩnh vực tài chính bằng cách tăng cường tiếp cận tài khoản ngân
hàng và các dịch vụ tài chính khác. Nhưng nếu các cá nhân không có các kỹ năng tài
106

chính cần thiết, việc sử dụng các sản phẩm tài chính phức tạp có thể dễ dàng dẫn đến
vỡ nợ thế chấp hoặc mất khả năng thanh toán. Điều này đặc biệt đúng đối với những
người trẻ tuổi có kiến thức tài chính thấp. Có thể lý giải kết quả không phù hợp của
biến kiến thức tài chính trong mô hình hồi quy rằng những người được khảo sát đều
trong độ tuổi đi học và chưa có kiến thức tài chính hoàn chỉnh nên chưa thể đánh giá
khách quan tác động của nhân tố kiến thức tài chính. Bên cạnh đó, theo báo cáo của
Herdjiono & Damanik (2016), đối với các quốc gia có thu nhập còn tương đối thấp
như Việt Nam, kiến thức tài chính sẽ có ít hoặc không đem lại tác động đối với hành vi
quản lý tài chính cá nhân. Do đó, các nhà hoạch định chính sách nên xem xét tăng
cường nỗ lực cho giáo dục tài chính sớm hơn cũng như đưa ra các chính sách phát
triển kinh tế, từ đó nâng cao thu nhập của người dân.
Nhân tố 5: Thái độ tài chính
Tương tự với biến kiến thức tài chính, sau khi thực hiện kiểm định độ tin cậy
Cronbach’s Alpha thu được kết quả 0,554 <0,6 chứng tỏ thái độ tài chính không có
mối tương quan với hành vi quản lý tài chính. Bên cạnh đó với trường hợp nghiên cứu
thực địa tại Việt Nam, trên cơ sở thực tế người dân chưa có nhiều ý niệm về thái độ tài
chính, vì thế giả thuyết thái độ tài chính tác động đến hành vi quản lý tài chính không
có ý nghĩa thống kê. Như vậy, nhằm cải thiện tình hình trên, các cơ quan, chính phủ
nên nghiên cứu và đưa ra những chính sách giúp nâng cao hơn về thái độ tài chính.
Nhân tố 6: Nghề nghiệp
Sau khi thực hiện kiểm định sự khác biệt về tình trạng tới hành vi thu được kết
quả mức ý nghĩa =0,039 > 0,05, từ đó có thể thấy những cá nhân có tình trạng nghề
nghiệp khác nhau thì có hành vi quản lý tài chính khác nhau. Hơn hết, đây là báo cáo
tiên phong phát hiện ra hành vi quản lý tài chính của người thất nghiệp tốt hơn người
đang đi làm, hành vi quản lý tài chính của người đang đi làm tốt hơn người đang đi
học. Lí giải cho điều này có thể thấy từ thực tế, việc các cá nhân này thất nghiệp đôi
khi chỉ là tạm thời, hoặc họ chủ động thất nghiệp để chờ cơ hội ứng tuyển công việc
tốt hơn, vì vậy thất nghiệp không đồng nghĩa với việc năng lực quản lý tài chính của
các cá nhân này kém hơn, ngược lại việc có thời gian rảnh sẽ giúp họ có cơ hội để
tham gia các khóa học, nâng cao kiến thức tài chính và áp dụng vào cuộc sống. Bên
107

cạnh đó, vì tâm lý thất nghiệp, chưa tạo ra nhiều thu nhập nên họ có xu hướng đưa ra
các phương án quản lý chi tiêu hiệu quả hơn. Ngoài ra, các cá nhân đi làm có khả năng
thực hiện các hành vi tài chính tốt hơn cá nhân đang đi học là phù hợp bởi lẽ người đi
làm đã có thể tạo ra thu nhập riêng của chính mình, không còn phụ thuộc vào nguồn
tài chính từ cha mẹ, họ cũng được tiếp xúc với nhiều phương thức quản lý chi tiêu, đầu
tư hiệu quả khác nhau.
108

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

5.1. Khó khăn trong việc nâng cao hành vi quản lý tài chính của các cá
nhân

Theo Nguyễn Thanh Phương (Tạp chí ngân hàng, 2019) tình trạng các cá nhân
chưa có hoặc hành vi quản lý tài chính kém hiệu quả có thể gây ra bởi một số yếu tố
sau:
Thứ nhất, mức độ phổ cập giáo dục về tài chính chưa cao. Kiến thức thực tiễn
về tài chính nói chung và phương pháp quản lý tiền bạc của bản thân chưa được đề cập
nhiều tại các chương trình đào tạo ở các cấp học ngoài các cơ sở giáo dục chuyên
giảng dạy về kinh tế và tài chính.
Thứ hai, các tổ chức cung cấp dịch vụ quản lý tài chính vẫn chưa có được sự tin
tưởng của phần lớn người dân do nhiều sự cố và rủi ro khi sử dụng. Khách hàng
thường quan tâm đến mức độ tín nhiệm chung của các cá nhân khác đối với dịch vụ tài
chính mà họ sử dụng cũng như tính chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên khi thực hiện
các nghiệp vụ tài chính; tính bảo mật của thông tin cá nhân và thông tin tài sản cung
cấp cho đơn vị đó. Thực trạng cho thấy dù nhiều tổ chức cam kết sẽ không cung cấp
thông tin cho bên thứ ba nhưng nhiều khách hàng vẫn phản ánh rằng thông tin của họ
bị tiết lộ và bị làm phiền bởi các loại hình quảng cáo thông qua các cuộc gọi, tin nhắn,
thư điện tử.
Thứ ba, các thông tin cung cấp cho khách hàng còn hạn chế, chưa được tư vấn
cụ thể, rõ ràng, còn mang tính chất qua loa đối với khách hàng nhỏ lẻ dẫn đến việc
khách hàng e ngại khi ủy thác quyền quản lý tài sản của mình cho các công ty quản lý
hoặc các ứng dụng, đặc biệt là những người có khối tài sản hoặc dòng tiền lớn, thường
xuyên.
Thứ tư, hạn chế về công nghệ dẫn đến sự thiếu kết nối giữa các nền tảng quản
lý, thanh toán, đầu tư, tiết kiệm cho khách hàng và các đơn vị cung cấp dịch vụ tài
chính truyền thống như ngân hàng, dẫn đến chưa có phần mềm nào có thể giúp người
109

dùng thực hiện quản lý tài chính và thực hiện các hành vi tài chính một cách toàn diện,
dễ dàng.
Thứ năm, hầu hết các phần mềm hỗ trợ quản lý tài chính cá nhân mới chỉ dừng
lại việc quản lý tài sản dưới dạng tiền tệ trong khi đó còn có nhiều loại hình sản phẩm
tài chính khác mà các cá nhân cần quản lý ví dụ như: cổ phiếu, bất động sản, các tài
sản khác và đặc biệt là chưa có phần mềm có thể quản lý tất cả các loại tài sản cho
người sử dụng.

5.2. Một số khuyến nghị

5.2.1. Đối với các cá nhân

● Nâng cao giáo dục tài chính tại gia đình

Khuyến nghị này đưa ra nhằm giúp người trưởng thành, các cá nhân có độ tuổi
từ 15-60 những người chưa có hoặc kiến thức tài chính còn hạn chế, gặp nhiều vấn đề
khó khăn trở ngại trong thiết lập kế hoạch tài chính, chi tiêu, tham gia hoạt động đầu tư
trên thị trường, có thể sử dụng nguồn thu nhập hợp lý hơn trong ngắn trung và dài hạn;
đồng thời đảm bảo sự bền vững về tài chính trong dài hạn và tránh được những cú sốc
kinh tế, hoặc diễn biến bất định trên thị trường. Kết quả nghiên cứu chương 4 chỉ ra
rằng mức độ thực hiện hành vi tài chính của các nhân chịu tác động tích cực từ thái độ
tài chính và thói quen tài chính của bố mẹ vì vậy việc thực hiện nâng cao giáo dục kiến
thức về quản lý tài chính cá nhân tại các hộ gia đình đang sinh sống tại việt nam trong
cuộc sống thường nhật là cần thiết. Bố mẹ có thể thông qua các buổi trao đổi, nói
chuyện với con cái về vấn đề kinh tế, tài chính có thể giúp chúng sớm tiếp cận và dễ
nhận diện các vấn đề tài chính hơn sau này. Cụ thể
- Dạy trẻ cách quan sát, so sánh giá cả: trong quá trình đi mua sắm bố mẹ có thể
đưa con đi cùng để nhận diện sự khác nhau giữa kích thước, hình dạng, chủng
loại của hàng hóa cũng như giá cả của những mặt hàng thường xuyên tiêu dùng.
Nhận biết các chương trình khuyến mại, giảm giá của sản phẩm.
110

- Cấp khoản tiêu dùng cá nhân và yêu cầu trẻ tự quyết định chi tiêu số tiền theo
nhu cầu của bản thân dưới sự giám sát của phụ huynh.
- Cho con cái tham gia vào những cuộc trao đổi hoặc quyết định tài chính của gia
đình ví dụ như trao đổi về những thông tin giảm giá, khuyến mại, từ đó gợi ý về
việc so sánh giá cả, chất lượng của mặt hàng để đưa ra quyết định chi tiêu hợp
lý và cẩn trọng hơn.
- Bản thân các cá nhân là người trưởng thành cần tự nâng cao kiến thức và kỹ
năng tài chính cá nhân, cụ thể, các cá nhân cần chủ động tìm hiểu các tài liệu,
sách báo hoặc theo dõi các chương trình, bản tin về kinh tế, tài chính để có cái
nhìn khái quát về tình trạng chung của nền kinh tế từ đó đưa ra kế hoạch, dự
định chi tiêu, tiết kiệm hoặc lập các khoản dự phòng phù hợp. Liên hệ kiến thức
trên lý thuyết và thực tiễn để chỉ dẫn cho con cái, người thân về tầm quan trọng
của việc quản lý chi tiêu và phân bổ nguồn thu nhập hiệu quả.
Bên cạnh đó bản thân họ cũng cần tiếp tục cải thiện kiến thức, kỹ năng khi thực
hiện các hoạt động về kiểm soát tình hình tài chính trong gia đình thông qua sách báo,
các hội thảo, diễn đàn về kinh tế, hoặc tham gia các khóa học ngắn hạn nhằm tiếp thu
kiến thức tài chính cơ bản, thông dụng. Từ đó ứng dụng vào thực tiễn quản lý các
nguồn tiền và phương án dự phòng đầu tư cho gia đình.

5.2.2. Đối với các ngân hàng thương mại

● Giảm lãi suất vay cho vay để kích cầu vay tiêu dùng và tăng cường

nhận thức bảo mật đối với khách hàng.


Kết quả nghiên cứu này cho thấy môi trường bên ngoài, cụ thể là đại dịch
Covid 19 xảy ra khiến hành vi quản lý tài chính của các cá nhân chặt chẽ hơn do các
cá nhân phải thận trọng trong việc chi tiêu nói riêng và quản lý kinh tế của bản thân
nói chung ví dụ như thiết lập các khoản tiết kiệm, tìm kiếm cơ hội đầu tư sinh lời để
cải thiện thu nhập, hay tìm đến các kênh tín dụng nhằm đáp ứng tiêu dùng cá nhân.
Ngoài ra, trong thời kỳ công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, chất lượng sống của
người dân được nâng cao đáng kể nên nhu cầu vay tín dụng cũng tăng đáng kể, kèm
111

theo đó là nhu cầu bảo mật thông tin cá nhân tại các tổ chức tài chính. Vì vậy, đây
cũng là cơ hội để các ngân hàng thương mại tăng cường vai trò và sự hiện diện của
mình. Trong thời gian sắp tới, các ngân hàng thương mại trong hệ thống ngân hàng
Việt Nam có thể tiến hành một số khuyến nghị cụ thể như sau để đưa các dịch vụ quản
lý tài chính đến gần hơn với tập khách hàng của mình:
- Các ngân hàng thương mại cần đưa ra mức lãi suất cạnh tranh trên thị trường
với các gói tín dụng ưu đãi, hỗ trợ khách hàng cá nhân với các chính sách ưu
đãi giảm lãi suất đặc biệt cho khách hàng thân thiết và có điểm tín dụng tốt;
triển khai các biện pháp khoanh, giãn nợ với thủ tục phê duyệt hồ sơ vay đơn
giản, tiện lợi.
- Các ngân hàng thương mại nên tăng cường hợp tác với các công ty tài chính
công nghệ (fintech) trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng áp dụng công
nghệ cao cho khách hàng. Bằng lợi thế về công nghệ, cộng với sự đầu tư mạnh
mẽ, các công ty fintech đang quen thuộc với khách hàng thông qua dịch vụ cho
vay P2P (kết nối trực tuyến người đi vay với người cho vay) và dịch vụ thanh
toán.
- Gia tăng sử dụng công nghệ đám mây đối với các dịch vụ cốt lõi để thay thế
cho công nghệ lưu trữ truyền thống. Xu hướng này đã trở nên rõ ràng trong
ngành Ngân hàng trên thế giới những năm gần đây, giúp các NHTM tiết kiệm
được nhiều chi phí, mặt bằng, cũng như tăng cường tính bảo mật trong việc lưu
trữ và quản lý dữ liệu.
- Đầu tư và nâng cấp hệ thống Core banking (phần mềm ngân hàng lõi), công
nghệ bảo mật, hệ thống quản lý rủi ro cũng là yêu cầu bắt buộc trong điều kiện
các dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng, hiện đại trong một môi trường ngày
càng bất trắc. Khác với nhiều doanh nghiệp, Core banking là ứng dụng bắt buộc
với mỗi ngân hàng, tuy nhiên việc đầu tư này không diễn ra một lần mà phải
liên tục được nâng cấp.
- Áp dụng công nghệ sổ cái, công cụ khai phá dữ liệu cùng các phân tích chuyên
sâu trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, chiến lược phát triển dài hạn sẽ giúp
các NHTM ghi nhận chi tiết, đầy đủ các dữ liệu mà NHTM muốn có về giao
112

dịch, thói quen, hành vi khách hàng… qua đó biến các dữ liệu này trở thành
nguồn thông tin hữu ích trong việc đánh giá, phân tích hành vi của khách hàng
nhằm đưa ra các kế hoạch, chiến lược kinh doanh phù hợp, hiệu quả. Từ đó,
Các ngân hàng nên tiến hành các cuộc khảo sát thường kỳ để đánh giá về những
e ngại của khách hàng trong quá trình sử dụng để khắc phục kịp thời. Các sự cố
xảy ra trong giao dịch cũng cần được xử lý nhanh chóng và hiệu quả hơn thông
qua việc nâng cấp hệ thống quản trị của ngân hàng và áp dụng công nghệ tiên
tiến vào xử lý dữ liệu.

5.2.3. Đối với ngân hàng nhà nước

● Triển khai nghiên cứu đề tài nâng cao kiến thức tài chính

NHNN là cơ quan ngang bộ của Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước về
tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng Ngân hàng trung ương
về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho
Chính phủ. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo
đảm sự an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an
toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế -
xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, NHNN cần chủ động chỉ đạo triển
khai nghiên cứu đề tài nâng cao kiến thức quản lý tài chính thông qua hệ thống ngân
hàng trên cả nước, coi đây như một nội dung chính sách của Nhà nước trong tương lai
và kết hợp tham mưu Chính phủ về nội dung chính sách nâng cao kiến thức tài chính
của dân cư và tiến tới thành lập Ủy ban Kiến thức và Giáo dục Tài chính (Financial
Literacy and Education Commission). điều chỉnh chính sách tiền tệ. Tùy thuộc vào
hoạch định chính sách của chính phủ mà NHNN có thể tiến hành việc nghiên 1 cách
định kỳ hoặc khi có biến cố bất ngờ tương tự đại dịch Covid19 bởi sự biến động không
ngừng của thị trường tài chính đòi hỏi NHNN nắm rõ tình hình về hành vi quản lý tài
chính cá nhân.
- Thứ nhất, NHNN cần chủ động chỉ đạo triển khai nghiên cứu đề tài nâng cao
kiến thức tài chính của dân cư, coi đây như một nội dung chính sách của Nhà
113

nước trong tương lai. Bởi việc tìm hiểu về hành vi tài chính cá nhân góp phần
giúp Ngân hàng nhà nước đưa ra các hoạch định chính sách phù hợp với điều
kiện đất nước về nguồn lực tài chính.
- Thứ hai, tham mưu Chính phủ về nội dung chính sách nâng cao kiến thức tài
chính của dân cư và tiến tới thành lập Ủy ban Kiến thức và Giáo dục Tài chính
(Financial Literacy and Education Commission), kỹ năng và kiến thức tài chính
theo mô hình như của Mỹ. Trong đó, Chủ tịch là Thống đốc NHNN, các thành
viên khác là đại diện các Bộ, ngành như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính,
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ lao động thương binh và xã hội, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ… (Tạp chí Ngân hàng số
19, tháng 9/2013)
- Thứ ba, điều chỉnh chính sách tiền tệ: nhằm hỗ trợ các ngân hàng thương mại
cũng như các tổ chức tài chính trong quá trình tiếp cận cũng như cung cấp dịch
vụ tài chính hiệu quả đến người dân trong đó có việc cấp tín dụng và dịch vụ
ngân hàng điện tử, Ngân hàng Nhà nước nên điều chỉnh chính sách tiền tệ cũng
như các quy định một cách phù hợp mà vẫn đảm bảo mức độ duy trì về mặt tài
chính cho người dân. Cụ thể như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay,
phí, cho vay mới, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu tác động
do dịch COVID-19.

5.2.4. Đối với chính phủ

Chính phủ là cơ quan tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc
hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ
tịch nước; Đề xuất, xây dựng chính sách; trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước
và các dự án khác trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc
hội; Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa,...nên trong dài hạn, các chính sách nhằm
cải thiện kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính rất cần có sự can thiệp và quyết định của
Chính phủ. Cụ thể các khuyến nghị được đưa ra cho Chính phủ như sau:
114

● Nâng cao việc cung cấp dịch vụ giáo dục về kiến thức quản lý tài

chính
Kết quả nghiên cứu này cho thấy nhìn chung các đối tượng khảo sát (từ 15-60
tuổi) còn rất hạn chế trong thực hiện các hành vi quản lý tài chính cá nhân có trình độ
học vấn chưa cao, phần lớn là còn đang đi học (64,8%) với trình độ học vấn chưa hoàn
thiện chủ yếu còn đang theo học tại các trường cao đẳng đại học (77,8%) và mức thu
nhập còn thấp (54,9% đối tượng khảo sát có mức thu nhập hàng tháng dưới 3 triệu
đồng và 34,2% có mức thu nhập từ 3-10 triệu đồng) nên chưa có nhiều kinh nghiệm
trong quản lý tài chính của bản thân. Do đó, trong thời gian tới việc nâng cao kiến thức
quản lý tài chính toàn dân đặc biệt ở các cấp học là cấp thiết. Bên cạnh đó, nhà nước
có trong tay các cơ sở đào tạo công lập và có khả năng tác động, định hướng những
kiến thức cần chuyển tải đến cho các học sinh, sinh viên. Vì vậy, nếu trong chương
trình học phổ thông, có thể bố trí thời lượng nhất định kiến thức về các tổ chức và dịch
vụ tài chính thì có khả năng rất cao những thanh niên khi trưởng thành, sẽ hiểu biết tốt
hơn về thị trường tài chính
- Đối với các dự án giáo dục, tùy theo khán giả mục tiêu và lĩnh vực áp dụng của
chương trình thích hợp, các hình thức cung cấp thông tin sau có thể được sử
dụng: thảo luận, đào tạo chuyên đề tại nơi làm việc, các trường học (cơ sở, phổ
thông trung học), trường cao đẳng, đại học…
- Chính phủ có thể giữ vai trò là “hạt nhân” điều phối hoạt động của các chủ thể
thực hiện các chương trình thông tin- giáo dục, đồng thời đảm bảo sự vận hành
của các cơ sở thông tin và các kênh chuyển tải thông tin thống nhất; tài trợ (một
phần hay toàn bộ) các chương trình thông tin- giáo dục; xây dựng các chuẩn
mực về cung cấp thông tin của các nhà cung ứng dịch vụ tài chính, trình tự và
thủ tục công khai thông tin; thực hiện toàn bộ dây chuyền công nghệ hành động
về phát triển kỹ năng và kiến thức tài chính.

● Tăng cường điều phối, phổ biến kiến thức về quản lý tài chính cá

nhân
115

Ngoài việc hướng đến giáo dục từ các cấp học về quản lý tài chính sao cho hiệu
quả, việc tạo ra nguồn thông tin giảng dạy thống nhất, phù hợp cũng nên được tiến
hành trong thời gian sắp tới.
Nhà nước phải xác định các mục tiêu của chương trình và phương pháp thực
hiện để đạt được các mục tiêu đó – phải là trung tâm điều phối thống nhất, nhà tổ chức
thảo luận công khai về chủ đề này, xác định các chuẩn mực thống nhất. Nhà nước
cũng cần phải giám sát để đảm bảo việc thực hiện chương trình nâng cao kỹ năng và
kiến thức tài chính trên toàn lãnh thổ, kể cả các vùng, miền mà người dân không hoặc
chưa quan tâm đến việc nâng cao kỹ năng và kiến thức tài chính của bản thân.

● Tăng cường việc kiểm soát điều tiết thị trường tài chính

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, song song với việc nâng cao bảo mật
tại các NHTM như đã nêu trên, chính phủ cần đưa ra các biện pháp nhằm cung cấp
thông tin về các vụ lừa đảo để giúp người dân tránh tối đa các nguồn thông tin không
chính thông, sai lệch dẫn đến tổn thất về tài chính. Chức năng này của chính phủ là vô
vùng quan trọng, bởi vì, nếu chỉ cung cấp lý thuyết về kỹ năng và kiến thức tài chính
sẽ không thể bảo vệ công chúng trước nạn lừa đảo. Thêm vào đó, chính sách kiểm soát
lỏng lẻo cũng sẽ tạo điều kiện các tổ chức tài chính lợi dụng khe hở về luật pháp và
cạnh tranh không lành mạnh
- Với tư cách là người điều tiết thị trường, chính phủ cần đảm bảo việc cấp phép,
giám sát và bảo vệ; kiểm soát để các thành viên không trung thực không có cơ
hội cung cấp dịch vụ cho dân cư, thực hiện chính sách nâng cao tính minh bạch
trong hoạt động của các tổ chức tài chính: công khai thông tin, tiêu chuẩn hóa
các hợp đồng, đảm bảo cơ sở pháp lý kịp thời.
- Nhà nước phải tích lũy thông tin về những phân đoạn, khu vực của thị trường
dịch vụ tài chính đối với dân cư. Ví dụ, các cơ quan điều tiết và giám sát của
nhà nước có chức năng quản lý các thị trường tài chính nên có các bộ phận thu
thập và phân tích thông tin, chẳng hạn, về các khiếu nại gửi đến. Trong trường
hợp xuất hiện trên thị trường các khu vực có vấn đề, các cơ quan nhà nước phải
công bố trên các website của mình để người dân có thể tra cứu và tránh được
116

việc bị lừa đảo trong quá trình tham gia vào thị trường tài chính (ví dụ những
danh sách những công ty môi giới bất hợp pháp, các trường hợp “tín dụng đen”
ẩn dưới hình thức các app cho vay tiền online, những vụ lừa đảo có liên quan và
phương thức các tội phạm tiến hành lừa đảo…)

KẾT LUẬN

Việt Nam đang trải qua thời kỳ dân số vàng, kèm theo đó là thu nhập bình quân
đầu người đã và đang có xu hướng tăng rõ rệt trong những năm qua nhưng hiểu biết về
cách quản lý tài chính còn hạn chế. Đại dịch Covid19 xảy ra bất ngờ đã tạo một biến
động lớn trong hầu hết các lĩnh vực đòi hỏi người dân cần thích nghi kịp thời đặc biệt
là về tài chính. Nghiên cứu này đã thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như
đã nêu bao gồm:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết cơ bản về hành vi quản lý tài chính cá nhân.
Xác định các nhân tố tác động tới hành vi quản lý tài chính cá nhân.
- Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan tới nghiên cứu về các nhân tố
liên quan đến các nhân tố có tác động đến hành vi tài chính từ đó xác định
khoảng trống nghiên cứu trước đây. Từ đó, xác định mô hình nghiên cứu và các
giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố tác động tới hành vi quản lý tài chính cá
nhân.
- Phân tích thực trạng về hành vi quản lý tài chính cá nhân tại Việt Nam trong bối
cảnh đại dịch Covid19 còn đang diễn ra.
- Phân tích, đánh giá các nhân tố tác động tới hành vi quản lý tài chính cá nhân
với mô hình nghiên cứu đã phát triển tại Việt Nam và đưa ra kết luận các nhân
tố tác động thuận chiều đến hành vi quản lý tài chính cá nhân của người dân bao
gồm: Thói quen tài chính từ bố mẹ, Giáo dục tài chính từ bố mẹ, Sức khỏe tài
chính và Đại dịch Covid 19.
- Dựa trên kết quả nghiên cứu tác động của một số nhân tố đến chất lượng hành
vi quản lý tài chính cá nhân tại Việt Nam trong giai đoạn bối cảnh đại dịch
Covid 19, nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị đối với cá nhân để đem lại môi
117

trường giáo dục tài chính tại gia đình tốt hơn và hiệu quả hơn cho con cái. Bên
cạnh việc đưa ra các đề xuất với Ngân hàng nhà nước nhằm tạo điều kiện nâng
cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính cho người dân, nghiên cứu này cũng góp
phần định hướng cho các Ngân hàng thương mại phương hướng tiếp cận đến
khách hàng tiềm năng, hiểu rõ các rào cản hoặc yếu tố thúc thẩy việc người dân
sử dụng các dịch vụ tài chính do ngân hàng cung cấp góp phần giúp gia tăng số
lượng khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng. Khuyến
nghị biện pháp về giáo dục kiến thức quản lý tài chính, nâng cao chất lượng
kiểm tra, giám sát và cung cấp hệ thống thông tin đối với chính phủ nhằm giúp
người dân tiếp cận các vấn đề tài chính một cách an toàn và hiệu quả hơn.
Hạn chế của nghiên cứu
Nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, việc chọn mẫu quan sát chưa thực sự phổ biến. Các đối tượng tham
gia khảo sát phần lớn là người trẻ tuổi và đã có cơ hội tiếp xúc với các vấn đề liên
quan đến tài chính nên có thể chưa phản ảnh được đặc điểm của tổng thể là người dân
cả nước.
Thứ hai, mặc dù kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra được một số nhân tố chính có
tác động đến khả năng thực hiện hành vi tài chính của người dân Việt Nam nhưng trên
thực tế và qua các nghiên cứu khác đã tiến hành trước đó, nhóm nghiên cứu nhận ra
rằng có thể còn những nhóm nhân tố khác cũng tác động đến hành vi quản lý tài chính
cá nhân.
Thứ ba, nghiên cứu chưa chỉ ra được sự tác động của biến Kiến thức tài chính
đối với khả năng thực hiện hành vi tài chính. Nguyên nhân có thể do tính đại diện của
mẫu còn hạn chế, đối tượng tham gia khảo sát hầu hết là người trưởng thành.
Thứ tư, thời gian nghiên cứu còn ngắn trong khi dịch bệnh Covid 19 vẫn đang
diễn ra và có những chuyển biến bất ngờ nên kết quả nghiên cứu chưa thể bao quát
toàn bộ sự thay đổi về hành vi quản lý tài chính trong thời gian diễn ra dịch bệnh mà
chỉ mang tính chất đại diện trong khoảng thời gian tiến hành nghiên cứu.
Những “khoảng trống nghiên cứu” được nêu trên cần tiếp tục nghiên cứu kỹ
hơn trong các nghiên cứu tiếp theo để đánh giá toàn diện hơn về các nhân tố tác động
118

đến hành vi tài chính của người dân. Nghiên cứu trong tương lai cần phải hướng đến
phân biệt một cách rõ ràng sự khác biệt giữa những đối tượng khảo sát về các mặt như
giới tính, độ tuổi, học lực hay thu nhập của bố mẹ… và đa dạng hóa các đặc điểm của
mẫu quan sát. Đáp ứng được yêu cầu này, bài nghiên cứu sẽ chi tiết hơn, giá trị áp
dụng vào thực tiễn sẽ cao hơn.
119

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản pháp quy

1. Thủ tướng chính phủ (2016) phê duyệt quyết định số 1726/QĐ-TTg, Đề án
nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, Hà Nội
2. Tổng cục Thống kê (2020), Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm quý
IV và năm 2020.

Sách

1. Ajzen, I. (1991), The Theory of Planned Behavior, Organizational Behavior and


Human Decision Processes, 50(2), 179–211.
2. Allen, M. W. (2008), Consumer finance and parent-child communication. In J.
J. Xiao (Ed.), Handbook of consumer finance research (pp. 351–361). New
York, NY: Springer
3. Bandura, A. (1986), Social foundations of thought and action: A social
cognitive theory. Englewood Cliffs, NJ: Prentice-Hall.
4. CEIC (2021), Vietnam Retail Sales Growth, truy cập ngày 10/1/2021 tại
https://www.ceicdata.com/en/indicator/vietnam/retail-sales-growth
5. CFPB (2015), Measuring financial well-being: A guide to using the CFPB
Financial Well-Being Scale
6. Fishbein, M. & Ajzen, I. (1977). Belief, attitude, intention, and behavior: An
introduction to theory and research.
7. Giáo trình Khoa học quản lý (2008), NXB Tài chính.
8. Hair và cộng sự (2014), Multivariate Data Analysis 7th Pearson Prentice Hall,
Upper Saddle River, NJ.
9. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS tập 1, NXB Hồng Đức, Trường Đại Học Kinh tế Hồ Chí Minh
10.Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS tập 2, NXB Hồng Đức, Trường Đại Học Kinh tế Hồ Chí Minh
120

11. Joo, H. (2008). Personal financial wellness, In J. J. Xiao (Ed.), Handbook of


consumer finance research (pp. 21–33). New York: Springer.
12.Levy, H. (2010), Cumulative prospect theory: Tests using the stochastic
dominance approach, John Wiley & Sons, USA
13. Mien, N. T. N. & Thao, T. P. (2015), Factors Affecting Personal Financial
Management Behaviors: Evidence from Vietnam, Proceedings of the Second
Asia-Pacific Conference on Global Business, Economics, Finance and Social
Sciences ISBN: 978-1-63415-833-6, 10–12.
14. Olivia M. & Sherry C. (2014). Money Harmony: A Road Map for Individuals
and Couples
15. Rettig, K.D. & Mortenson, M. (1986), Household production of financial
management competencies, In R. Deacon & W. Huffman (Eds.), Human
Resources Research 1887- 1987 (pp. 137-145). Ames, IA: Iowa State
University.
16. World Economic Forum (2020), Future of Consumption in Fast-Growth
Consumer Markets: ASEAN
17.World Economic Forum (2021), The Global Risks Report 2021

Báo

1. BIDV Metlife (2019), Quản lí tài chính cá nhân hiệu quả với phương pháp nổi
tiếng hữu ích; truy cập ngày 09/02/2020 tại
https://www.bidvmetlife.com.vn/vn/for-customers/navigating-happiness-
together/plan-happy/2-phuong-phap-quan-li-tai-chinh-ca-nhan-hieu-qua-nhat/
2. Bình An, (2020), Nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới hơn 100.000 tài
khoản trong 3 tháng, truy cập ngày 09/02/2021 tại
https://www.stockbiz.vn/News/2020/6/6/829964/nha-dau-tu-ca-nhan-trong-
nuoc-mo-moi-hon-100-000-tai-khoan-trong-3-thang.aspx
3. Chính sách tiền tệ tại Việt Nam trong thời kỳ dịch Covid–19, truy cập ngày
07/02/2021 tại https://fbsp.ftu.edu.vn/chinh-sach-tien-te-tai-viet-nam-trong-
thoi-ky-dich-covid-19/
121

4. Diệu Bảo (2017), Quy tắc 50/20/30: Cách quản lý tiền bạc ai cũng nên biết,
đặc biệt là người trẻ; truy cập ngày 09/02/2021 tại https://cafef.vn/quy-tac-50-
20-30-cach-quan-ly-tien-bac-ai-cung-nen-biet-dac-biet-la-nguoi-tre-
20170724170952845.chn
5. Experian (2020), Experian Survey: How Is The Pandemic Affecting Personal
Finances? https://www.experian.com/blogs/ask-experian/research/survey-how-
is-the-pandemic-affecting-personal-finances/
6. Jane L. (2020), How coronavirus is changing what Chinese consumers buy,
truy cập vào ngày 07/02/2021 tại
https://www.weforum.org/agenda/2020/04/china-economics-consumer-habits-
spending-covid19-coronavirus

7. Lợi Hoàng (2021), Người dân đổ xô mở tài khoản giao dịch chứng khoán: Kỷ
lục mới được xác lập, truy cập ngày 09/02/2021 tại https://vietnambiz.vn/nguoi-
dan-do-xo-mo-tai-khoan-giao-dich-chung-khoan-ky-luc-moi-duoc-xac-lap-
20210105164519315.htm
8. Nguyễn Minh Phong (2020), Chính sách vượt qua tác động của dịch Covid-19,
nhằm phục hồi và phát triển kinh tế, truy cập ngày 09/02/2021 tại
https://nhandan.com.vn/tin-tuc-kinh-te/chinh-sach-vuot-qua-tac-dong-cua-dich-
covid-19-nham-phuc-hoi-va-phat-trien-kinh-te--620553/
9. Nguyệt Minh - Văn Công (2020), Hội thảo Đánh giá tác động tác động của
Đại dịch Covid-19 đến hành vi chi tiêu - tiết kiệm - đầu tư ở Việt Nam, truy cập
vào ngày 19/01/2021 tại Hội thảo Đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 đến
hành vi chi tiêu - tiết kiệm - đầu tư ở Việt Nam (ueb.edu.vn)
10. Thuý Hiền (2020), Khi nào chấm dứt thời kỳ cơ cấu dân số vàng ở Việt Nam,
truy cập ngày 06/03/2021 tại https://bnews.vn/khi-nao-cham-dut-thoi-ky-co-
cau-dan-so-vang-o-viet-nam/181455.html
11. Thùy Liên (2020), Tín dụng cá nhân sụt giảm, lợi nhuận ngân hàng năm 2020
dự kiến chỉ tăng 4,9%, truy cập vào ngày 07/02/2021 tại https://baodautu.vn/tin-
dung-ca-nhan-sut-giam-loi-nhuan-ngan-hang-nam-2020-du-kien-chi-tang-49-
d128759.html
12. Tổ chức Lao động quốc tế (2020), Đã đến lúc chứng tỏ Việt Nam cũng xuất sắc
trong giải quyết các thách thức kinh tế, truy cập vào ngày 07/02/2021 tại
https://www.ilo.org/hanoi/Informationresources/Publicinformation/comments-
and-analysis/WCMS_741637/lang--vi/index.htm
122

13. Trường Lăng (2019), Quản lý chi tiêu theo phương pháp JARS; truy cập ngày
09/02/2021 tại https://www.viettonkin.com.vn/tai-chinh/phuong-phap-jars/
14. Vietnam: age distribution of internet users 2019, truy cập ngày 30/3/2021 tại
https://www.statista.com/statistics/262216/age-distribution-of-internet-network-
users-in-vietnam/

Tạp chí

1. Amanah, E., Rahardian, D., & Iradianty, A. (2016), Pengaruh Financial


Knowledge, Financial Attitude dan External Locus Of Control Terhadap
Personal Financial Management Behavior Pada Mahasiswa S1 Universitas
Telkom. E-Proceeding of Management, 3(2), 1228–1235.
2. Ameliawati M. & Setiyani R. (2018), The influence of Financial Attitude,
Financial Socialization, and Financial Experience to Financial Management
Behaviour with Literacy as the Mediation Variable, KnE Social Sciences,
vol .3, no.10, pp.811, 2018.
3. Arifin, A. (2017), The Influence of Financial Knowledge, Control and Income
on Individual Financial Behavior, European Research Studies Journal, Volume
XX, Issue 3A, 2017, pp. 635-648
4. Arifin, A. (2018), Influence Factors toward Financial Satisfaction with
Financial Behavior as Intervening Variable on Jakarta Area Workforce,
European Research Studies Journal, Volume XXI, Issue 1, 2018, pp. 90-103
5. Borden, L. M., Lee, S. A., Serido, J. & Collins, D. (2008), Changing college
students’ financial knowledge, attitudes, behavior through seminar
participation, Journal of Family and Economic Issues, 29(1): 23-40.
6. Chen, H., & Volpe, R. P. (1998), An analysis of personal financial literacy
among college students, Financial Services Review, 7(2), 107–128.
7. Cho, S.H., Gutter M., Kim J. & Mauldin T. (2012), The Effect of Socialization
and Information Source on Financial Management Behaviors among Low‐ and
Moderate‐Income Adults, Family & Consumer Sciences Research Journal, Vol.
40, No. 4, June 2012 417–430. doi: 10.1111/j.1552-3934.2012.02120.x
123

8. Fama, E. F. (1998), Market efficiency, long-term returns, and behavioral


finance, Journal of financial economics, Số 49(3), 283-306
9. Fitzsimmons, V. S., & Leach, L. J. (1994), Net worth change: Beginning and
expanding life cycle stages, Financial Counseling and Planning, 5, 65–82.
10. Grable, J.E., Park, J. & Joo, S. (2009), Explaining financial management
behavior for Koreans living in the United States, Journal of Consumer Affairs,
43(1): 80-105.
11. Gudmunson, C. G., & Danes, S. M. (2011), Family financial socialization:
Theory and critical review, Journal of Family Economic Issues, 32, 644–667.
doi:10.1007/s10834-011-9275-y.
12.Gutter, M. & Copur, Z. (2011), Financial behaviors and financial well-being of
college students: Evidence from a national survey, Journal of Family and
Economic Issues, Online First. doi:10.1007/s10834-011-9255-2.
13. Hayhoe, C. R., Leach, L. J., Turner, P. R., Bruin, M. J., & Lawrence, F. C.
(2000), Differences in spending habits and credit use of college students, The
Journal of Consumer Affairs, 34, 113–133.
14. Herawati, T. N, Candiasa, M., Yadnyana, K. & Suharsono, N. (2018), Factors
That Influence Financial Behavior Among Accounting Students in Bali,
International Journal of Business Administration, 9(3), 30-38.
15. Herdjiono, I. & Damanik, A. (2016), Pengaruh Financial Attitude, Financial
Knowledge, Parental Income Terhadap Financial Management Behavior,
Journal Manajemen Teori Dan Terapan, 9(3), 226–241.
16. Hilgert, M. A., Hogarth, J. M. & Beverly, S. G. (2003), Household financial
management: The connection between knowledge and behavior, Federal
Reserve Bulletin, 89, 309–322.
17. Hira, T. K., Fanslow, A. M. & Vogelsang, R. (1992), Determinants of
satisfaction with preparation for financial emergencies, Financial Counseling
and Planning, 3, 43–62.
124

18. Hogarth, J. M. & Beverly, S. G. (2003), Household Financial Management:


The Connection between Knowledge and Behavior, Federal Reserve Bulletin,
106, 309–322. https://doi.org/10.1093/rfs/hhv072
19. Hulin, C., Netemeyer, R., and Cudeck, R. (2001), Can a Reliability Coefficient
Be Too High? Journal of Consumer Psychology, Vol. 10, Nr. 1, 55-58.
20.Ida I. & Dwinta C. Y. (2010), The influence of locus of control, financial
knowledge and income to financial management behavior, Journal of Business
and Accounting, 12(3), 131-144.
21. Joo, H. & Grable, J. E. (2004), An exploratory framework of the determinants
of financial satisfaction, Journal of Family and Economic Issues, 25, 25–50.
doi: 10.1023/B:JEEI.0000016722.37994.9f
22. Jorgensen, B. L. & Savla, J. (2010), Financial literacy of young adults: The
importance of parental socialization, Family Relations, 59(4), 465–478.
doi:10.1111/j.1741-3729.2010.00616.x
23. Jorgensen, B. L., Rappleyea, D. L., Schweichler, J.T., Fang, X. & Moran, M.E.
(2017), The financial behavior of emerging adults: A family financial
socialization approach, Journal of Family and Economic Issues, 38(1), 57-69.
24. Kholilah, N. A. & Iramani, R. (2013). Studi Financial Management Behavior
Pada Masyarakat Surabaya, Journal of Business and Banking, 3(1), 69–80.
25. Kim, J., Garman, E. T. & Sorhaindo, B. (2003), Relationships among credit
counseling clients’ financial well-being, financial behaviors, financial stressor
events, and health, Financial Counseling and Planning, 14, 75–87.
26.Kumar, S., Watung, C., Eunike, J. & Liunata, L. (2017), The Influence of
Financial Literacy Towards Financial Behavior and its Implication on
Financial Decisions: A survey of President University Students in Cikarang –
Bekasi, Firm journal of Management Studies. 2 (1), 169-179.
27. Lueg, J.E., Ponder, N., Beatty, S.E. & Capella M.L. (2006), Teenagers’ use of
alternative shopping channels: A consumer socialization perspective, Journal of
Retailing, 82 (June), 137-153.
125

28. Lusardi, A. & Mitchell O. S. (2007), Financial Literacy and Retirement


Preparedness: Evidence and Implication for Financial Education Programs,
Pension Research Council Working Paper, Wharton School.
29. Lusardi, A. & Tufano, P. (2009), Debt Literacy, Financial Experiences, and
Overindebtedness, National Bureau Of Economic Research, (14808).
30. Lý Hoàng Ánh (2017), Vai trò của Nhà nước trong nâng cao kiến thức tài
chính: Kinh nghiệm quốc tế, Tạp chí Ngân hàng số 19, tháng 9/2013, truy cập
ngày 29/3/2021 tại http://tapchinganhang.gov.vn/vai-tro-cua-nha-nuoc-trong-
nang-cao-kien-thuc-tai-chinh-kinh-nghiem-quoc-te.htm
31. Moschis, G.P. & Churchill, G.A. (1978). Consumer socialization: A theoretical
and empirical analysis, Journal of Marketing Research, 15, 599-609.
32. Nguyễn Thanh Phương (2019), Quản lý tài chính cá nhân và quản lý gia sản ở
Việt Nam; truy cập ngày 09/02/2021 tại http://tapchinganhang.gov.vn/quan-ly-
tai-chinh-ca-nhan-va-quan-ly-gia-san-o-viet-nam.htm
33. Perry, V.G. & Morris, M.D., (2005), Who is control? The role of self-
perception, knowledge, and income in explaining consumer financial behavior,
Journal of Consumer Affairs, 39(2): 299-312.
34.Quỳnh Trang (2020), Tiết kiệm online “mùa” dịch Covid-19: Điểm mặt ngân
hàng cho lãi suất tốt, truy cập ngày 06/03/2021 tại
https://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/tiet-kiem-online-mua-dich-covid19-diem-
mat-ngan-hang-cho-lai-suat-tot-319638.html
35. Robb, C. A. (2010), An exploration of the relationship between college student
personal financial knowledge and credit card use behaviors. Working Paper
36. Saul McLeod (2016), Albert Bandura's Social Learning Theory, Simply
Psychology truy cập ngày 30/3/2021 tại
https://www.simplypsychology.org/bandura.html
37. Selcuk, E. A. (2015), Factors Influencing College Students’ Financial
Behaviors in Turkey: Evidence from a National Survey, International Journal of
Economics and Finance, 7(6), 87–94. https://doi.org/10.5539/ijef.v7n6p87
126

38. Serido, J., Shim, S., Mishra, A. & Tang, C. (2010), Financial parenting,
financial coping behaviors, and well-being of emerging adults, Family
Relations, 59(4), 453-464.
39.Shim, S., Barber, B. L., Card, N. A., Xiao, J. J., & Serido, J. (2010), Financial
socialization of first-year college students: The roles of parents, work, and
education, Journal of Youth and Adolescence, 39, 1457–1470. doi:
10.1007/s10964-009-9432-x.
40. Shim, S., Xiao, J. J., Barber, B., & Lyons, A. (2009), Pathways to life success:
A conceptual model of financial well-being for young adults, Journal of Applied
Developmental Psychology, 30, 708–723.
41. Subiaktono (2013), Pengaruh Personality Traits Terhadap Perencanaan
Keuangan Keluarga, Jurnal Dinamika Manajemen, 4(2), 150–163.
42. Subiaktono (2013), Pengaruh Personality Traits Terhadap Perencanaan
Keuangan Keluarga, Journal Dinamika Manajemen, 4(2), 150–163.
43. Sundarasen, S. D. D., Rahman, M. S., Othman, N. S. & Dnaraj, J. (2016),
Impact of Financial Literacy, Financial Socialization Agents, and Parental
Norms on Money Management, Journal of Business Studies Quarterly, 8(1),
137–135.
44. The Theory of Planned Behavior (TPB): https://sphweb.bumc.bu.edu/otlt/mph-
modules/sb/behavioralchangetheories/BehavioralChangeTheories3.html
45. Trần Thị Thanh Tâm (2016), Giải pháp phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng tại
Việt Nam, truy cập ngày 06/03/2021 tại https://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-
mo/giai-phap-phat-trien-dich-vu-cho-vay-tieu-dung-tai-viet-nam-106145.html
46. Van Praag B., Frijters P. & Ferreri Carbonel A. (2003), The anatomy of
subjective well-being. Journal of Economic Behavior & Organization, 2003,
vol. 51, issue 1, 29-49. doi: 10.1016/S0167-2681(02)00140-3
47. Webley, P. & Nyhus, E. K. (2006), Parents’ influence on children’s future
orientation and saving. Journal of Economic Psychology, 27, 140–164.
doi:10.1016/j.joep.2005.06.016.
127

48.Webley, P. & Nyhus, E. K. (2012), Economic socialization, saving and assets


in European young adults, (Working Paper 12-01). Retrieved December 31,
2012 from the Center for Social Development, Washington University in St.
Louis
49.Woodyard, A. & Robb, C. (2012), Financial Knowledge and the Gender Gap,
Journal of Financial Al Therapy, Vol.3, Issue 1, 2012
50. Xiao, J. J. & Dew, J. (2011), The financial management behavior scale:
development and validation, Journal of Financial Counseling and Planning,
22(1): 49-53.
51. Xiao, J. J., Sorhaindo, B., & Garman, E. T. (2006), Financial behaviors of
consumer in credit counseling, International Journal of Consumer Studies, 30,
108–121.
52. Xiao, J. J., Tang, C. & Shim, S. (2009), Acting for happiness: Financial
behavior and life satisfaction of college students, Social Indicators Research,
92, 53–68
53. Yap, C. J. R., Komalasari, F. & Hadiansah, I. (2016)., The Effect of Financial
Literacy and Attitude on Financial Management Behavior and Satisfaction,
International Journal of Administrative Science & Organization, 23(3) 140-146.
54.Yue P., Korkmaz A.G. & Zhou H. (2020), Household Financial Decision
Making Amidst the COVID-19 Pandemic, Emerging Markets Finance and Trade
2020, Vol. 56, No. 10, 2363–2377. doi: 10.1080/1540496X.2020.1784717

Bài viết của các tác giả

1. Anthony, R. (2011), Knowledge, Attitude, Practice and Satisfaction On


Personal Financial Management Among The Medical Practitioners In The
Public And Private Medical Services In Malaysia. Kuala Lumpur: Universiti
Kebangsaan Malaysia.
128

2. Bùi Thị Thùy Dương (2018), Nghiên cứu ý định sử dụng dịch vụ ebanking của
khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
3. Khúc Thế Anh (2020), Dân trí tài chính của người nghèo tại khu vực nông thôn
việt nam, Luận án tiến sĩ ngành tài chính – ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân.
4. OECD (2020), OECD/INFE 2020 International Survey of Adult Financial
Literacy
5. Statista (2020), Impact on consumers' spending due to COVID-19 in Vietnam
2020, by sector https://www.statista.com/statistics/1102839/vietnam-consumer-
spending-after-covid-19-by-sector/
6. Trịnh Thị Thu Huyền (2019), Các nhân tố ảnh hưởng đến khách hàng cá nhân
trong việc chấp nhận dịch vụ Mobile banking tại Việt Nam: Nghiên cứu từ mô
hình lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT), Luận án tiến sĩ kinh
tế,Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
7. Will Kanton (2019), Descriptive Statistics, truy cập ngày 19/02/2021 tại
https://www.investopedia.com/terms/d/descriptive_statistics.asp

PHỤ LỤC

Phụ lục 01: Phiếu điều tra

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ


NHÂN TẠI VIỆT NAM TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19

Chúng tôi là nhóm nghiên cứu Khoa học đến từ Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân. Chúng tôi đang thực hiện khảo sát về: “Các nhân tố tác động tới hành vi quản lý
tài chính cá nhân tại Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19”. Những đánh giá của
anh/chị là những đóng góp rất quan trọng vào kết quả đề tài nghiên cứu cũng như góp
phần giúp chúng tôi đưa ra các nhận định và biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng
quản lý tài chính cá nhân của anh/chị.
129

Chúng tôi cam kết rằng thông tin mà các anh/chị cung cấp chỉ dành cho mục
đích nghiên cứu, các thông tin cá nhân của anh/chị được giữ kín và đảm bảo không tiết
lộ cho bên thứ ba.
Trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của anh chị và các bạn.
A. Thông tin cá nhân về người trả lời
1. Bạn đang sinh sống và làm việc tại khu vực nào?
o 1. Thành thị (thành phố, quận,…)
o 2. Nông thôn (làng, xã,…)
2. Giới tính của bạn
o 1. Nam
o 2. Nữ
3. Độ tuổi của bạn là
○ 1. Dưới 18
○ 2. 18-22
○ 3. 23-26
○ 4. 27-35
○ 5. Trên 35
4. Nghề nghiệp hiện tại của bạn
o 1. Đang đi học
o 2. Đã đi làm
o 3. Thất nghiệp
5. Trình độ học vấn
o 1. Chưa tốt nghiệp THPT
o 2. Đã tốt nghiệp THPT
o 3. Trung cấp, cao đẳng
o 4. Đại học
o 5. Trên đại học
6. Mức thu nhập của bạn trong một tháng (bao gồm cả trợ cấp bố mẹ nếu có) là
bao nhiêu?
o 1. Dưới 3 triệu VND
o 2. Từ 3 - 10 triệu VND
o 3. Từ 10 - 20 triệu VND
o 4. Trên 20 triệu VND
5. Nội dung khảo sát
Dựa trên kinh nghiệm gần đây nhất của bạn về việc quản lý tài chính cá nhân,
vui lòng tích chọn mức độ hài lòng của bạn cho mỗi nhận định bên dưới theo thang
điểm từ 1-5 trong đó:
(1) Hoàn toàn không đồng ý
(2) Không đồng ý
130

(3) Trung lập


(4) Đồng ý
(5) Hoàn toàn đồng ý.
131

I. Kiến thức tài chính

Nội dung Đánh giá


STT
(1) (2) (3) (4) (5)

1 Bạn tự đánh giá kiến thức tài chính của bạn như nào

1. Có kiến thức về tài chính tốt

2. Biết cách đầu tư tiền của mình

3. Nắm rõ về số dư trong tài khoản của mình

4. Biết về các loại lãi suất mà ngân hàng đưa ra

II. Thái độ tài chính

ST Đánh giá
Nội dung
T (1) (2) (3) (4) (5)

1 Suy nghĩ đầu tiên khi có 1 số tiền lớn

1. Chi cho mục đích cá nhân

2 Quan điểm của bạn về vay mượn tiền

2. Tôi chỉ vay mượn trong những trường hợp thiết


yếu

3. Tôi sẽ cho vay nếu trả đúng hạn và với mức lãi tốt

3 Quan điểm về tiết kiệm

4. Chỉ tiết kiệm khi có nhu cầu thiết yếu


132

III. Xã hội hóa tài chính

Đánh giá
STT Nội dung
(1) (2) (3) (4) (5)

1 Những thói quen sau là bạn học từ bố mẹ, người thân

1. Tôi theo dõi chi phí hàng tháng

2. Tôi chỉ chi tiêu theo ngân sách

3. Tôi tiết kiệm tiền định kì

4. Tôi thường đầu tư cho các mục tiêu tài


chính dài hạn

2 Quan điểm của bạn về nhận định dưới đây

5. Bố mẹ làm trong lĩnh vực tài chính thì sẽ
có ảnh hưởng đến hành vi tài chính của con
cái

3 Ba mẹ hướng dẫn bạn kiến thức tài chính bằng cách

6. Thảo luận các vấn đề tài chính với tôi

7. Nói với tôi về tầm quan trọng của việc


tiết kiệm

8. Dạy tôi trở thành người mua sắm thông


minh

9. Hướng dẫn tôi sử dụng thẻ ATM hợp lý


133
134

IV. Sức khỏe tài chính

ST Đánh giá
Nội dung
T (1) (2) (3) (4) (5)

1 Nhận định sau có đúng với bạn không

1. Tôi hài lòng về tài chính của mình

2. Tôi có thể đáp ứng các khoản chi tiêu bất


ngờ

3. Tôi thường còn tiền vào cuối mỗi tháng

V. Sự tác động của đại dịch Covid-19

ST Đánh giá
Nội dung
T (1) (2) (3) (4) (5)

1 So với trước khi diễn ra đại dịch COVID19 tôi nhận thấy

1. Nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn hơn

2. Lập các khoản dự phòng là cần thiết

3. Cầ n chi tiêu hợ p lý hơn


135

VI. Hành vi quản lý tài chính cá nhân

ST Đánh giá
Nội dung
T (1) (2) (3) (4) (5)

1 Hành vi quản lý tiền mặt

1. Tôi mất nhiều thời gian cân nhắc khi


mua đồ

2. Tôi thanh toán hóa đơn đúng hạn

3. Tôi giữ hóa đơn chi phí hàng tháng

4. Tôi chi tiêu trong ngân sách

2 Đối với việc quản lý tín dụng

5. Tôi thanh toán các khoản vay đúng hạn

3 Dự phòng các chi tiêu đột xuất

6. Tôi dự phòng được một khoản nhỏ

4 Đối với các khoản chi tiêu đột xuất

7. Tôi đắn đo rất nhiều trước khi chi số tiền


đó

8. Nếu đắt đỏ, hoặc không quan trọng thì sẽ


cho qua
136

Phụ lục 02: Kết quả phân tích EFA

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,844

Approx. Chi-Square 2866,242


Bartlett's Test of Sphericity df 120
Sig. ,000

Communalities
Initial Extraction
KT1 1,000 ,748
KT2 1,000 ,729
KT4 1,000 ,675
XHH1 1,000 ,644
XHH2 1,000 ,615
XHH3 1,000 ,633
XHH4 1,000 ,558
XHH5 1,000 ,660
XHH6 1,000 ,709
XHH7 1,000 ,760
XHH8 1,000 ,719
SK1 1,000 ,704
SK2 1,000 ,719
SK3 1,000 ,646
CV1 1,000 ,677
CV2 1,000 ,810
137

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5

KT1 ,789
KT2 ,816

KT4 ,785

XHH1 ,762

XHH2 ,743

XHH3 ,716

XHH4 ,527

XHH5 ,743

XHH6 ,752

XHH7 ,842

XHH8 ,778

SK1 ,767

SK2 ,798

SK3 ,682

CV1 ,702

CV2 ,865

Extraction Method: Principal Component Analysis.


138

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

a. Rotation converged in 6 iterations.

Phụ lục 03: Kiểm định Pearson

Correlations

H_V KT SK CV TQ GD
Pearson
1 ,362** ,410** ,553** ,469** ,404**
H_ Correlation

V Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000

N 477 477 477 477 477 477


Pearson
,362** 1 ,401** ,345** ,469** ,296**
Correlation
KT
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000

N 477 477 477 477 477 477


Pearson
,410** ,401** 1 ,318** ,465** ,279**
Correlation
SK
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000

N 477 477 477 477 477 477


Pearson
,553** ,345** ,318** 1 ,263** ,325**
Correlation
CV
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000

N 477 477 477 477 477 477


Pearson
,469** ,469** ,465** ,263** 1 ,386**
TQ Correlation
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000
139

N 477 477 477 477 477 477


Pearson
,404** ,296** ,279** ,325** ,386** 1
Correlation
GD
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000

N 477 477 477 477 477 477

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Phụ lục 04: Kết quả hồi quy

Model Summaryb

Mode Adjusted R Std. Error of Durbin-


R R Square
l Square the Estimate Watson

1 ,670a ,449 ,443 ,568639 1,930


a. Predictors: (Constant), GD, SK, CV, KT, TQ
b. Dependent Variable: H_V

ANOVAa
Sum of Mean
Model df F Sig.
Squares Square
Regression 123,883 5 24,777 76,625 ,000b
1 Residual 152,298 471 ,323
Total 276,181 476
a. Dependent Variable: H_V
b. Predictors: (Constant), GD, SK, CV, KT, TQ
140

Coefficientsa
Unstandardized Standardized Collinearity
Coefficients Coefficients Sig Statistics
Model t
Std. . Tolera
B Beta VIF
Error nce
(Constan ,00
,995 ,136 7,292
t) 0
,64
KT ,016 ,034 ,019 ,468 ,699 1,432
0
,00
SK ,105 ,035 ,124 3,052 ,715 1,399
2
1
10,40 ,00
CV ,337 ,032 ,397 ,802 1,247
3 0
,00
TQ ,208 ,036 ,244 5,727 ,646 1,549
0
,00
GD ,109 ,030 ,140 3,650 ,790 1,266
0
a. Dependent Variable: H_V

Collinearity Diagnosticsa
Variance Proportions
Mod Dimensi Eigenvalu Conditio
(Constan K S G
el on e n Index CV TQ
t) T K D
1 ,
,0 ,0
1 5,769 1,000 ,00 ,00 ,00 0
0 0
0
2 ,066 9,341 ,00 ,2 ,0 ,01 ,02 ,
0 8 6
9
141

,
,1 ,0
3 ,053 10,461 ,09 ,38 ,17 1
4 1
6
,
,5 ,4
4 ,049 10,863 ,00 ,07 ,09 0
3 4
0
,
,1 ,4
5 ,036 12,595 ,08 ,02 ,59 1
1 6
4
,
,0 ,0
6 ,027 14,545 ,83 ,52 ,12 0
1 1
0
a. Dependent Variable: H_V

Residuals Statisticsa

Minimu Maximu Std.


Mean N
m m Deviation

Predicted Value 1,76982 4,87043 3,58517 ,510155 477

-
Residual 2,330338 ,000000 ,565644 477
2,076374
Std. Predicted
-3,558 2,519 ,000 1,000 477
Value

Std. Residual -3,651 4,098 ,000 ,995 477

a. Dependent Variable: H_V


142
143
144

Phụ lục 05: Trích dẫn danh mục công trình khoa học đã công bố

1. Tiêu đề: Hành vi quản lý tài chính cá nhân trong bối cảnh đại dịch COVID-19:
Nghiên cứu thực địa tại Việt Nam
Đăng tại: Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Kinh tế Việt Nam năm 2020 và
triển vọng năm 2021. Ứng phó và vượt qua đại dịch Covid-19, hướng tới phục
hồi và phát triển, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, tháng3 /2021, tr.496-
509.
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159

2. Tiêu đề: Personal Financial Management Behaviors during the Covid-19


Pandemic: Evidence from Vietnam
Đăng tại: International Journal of Social Science and Economics Invention,
ISSN 2455-6289, Accepted: 07 April, 2021.
https://doi.org/10.23958/ijssei/vol07-i04/294
160
161
162
163
164
165
166

You might also like