You are on page 1of 3

ÔN TẬP TÍT

1. Viết nghị luận xã hội:


- Tầm quan trọng của việc luyện tập thể thao trong cuộc sống
- Lợi ích của sách với đời sống con người.
 Hai đề này chưa viết xong, chọn 1 trong 2 đề viết nốt. Khi viết chú ý phải
lấy được dẫn chứng (có thể là dẫn chứng chung chung: Nhiều người ntn,…/
Dẫn chứng trực tiếp: một người cụ thể ntn…)

2. Viết cảm nghĩ về một nhân vật trong tác phẩm văn học
- Dạng bài viết này giống như cảm nghĩ về nhân vật An trong dạng Nhật kí
đọc sách.
- Bố cục đơn giản gồm các phần:
+ Mở bài: Giới thiệu về NV e sẽ nêu cảm nghĩ
+ Thân bài: Miêu tả + Biểu cảm về nhân vật đó
VD: Miêu tả cậu bé An (ngoại hình nếu có) + miêu tả về tính cách (VD: An là một
cậu bé ham học hỏi => Dẫn chứng một tình huống/ chi tiết truyện thể hiện việc An
ham học hỏi => Cảm nghĩ của em về nét tính cách đó (Ngưỡng mộ, nể phục, yêu
thích,…)
+ Kết bài: Khẳng định lại quan điểm (Em rất ấn tượng nhân vật An) + bày tỏ cảm
xúc, suy nghĩ (VD: Với em, An là một nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc khó quên)

3. Tiếng Việt
- Đã ôn các biện pháp tu từ, thể loại truyện ngụ ngôn, truyện khoa học viễn
tưởng, mạch lạc, liên kết trong đoạn văn
 Đọc lại kiến thức để ôn tập, xem lại các bài tập cũ. (Chú ý phần thành ngữ,
tục ngữ, phần thể loại truyện ngụ ngôn, khoa học viễn tưởng, biện pháp ẩn
dụ, hoán dụ)

4. Đề luyện tập

Phần 1: Đọc hiểu (5đ)


Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

CON QUẠ VÀ CÁI BÌNH NƯỚC


Vào một năm nọ, hạn hán kéo dài, suốt mấy tháng liền trời không có lấy một
giọt mưa. Đất đai khô cằn, cây cỏ héo úa, nước trong các ao hồ đều cạn khô hết cả.
Sự sống của muôn loài bị đe dọa như đang đứng trước lưỡi gươm của Thần Chết.
Có một chú quạ đậu trên cành cây khô để nghỉ chân. Chú quạ rất khát nước nhưng
không biết cách nào để tìm được nước cả. Sau đó tình cờ nhìn thấy trên mặt đất có
một cái bình nước. Ngay lập tức, nó bèn sà xuống và thò mỏ vào chiếc bình để
uống nước. Thế nhưng, chú quạ không làm cách nào để uống nước được vì miệng
bình nhỏ quá mà cổ bình lại cao, nước trong bình không dâng lên đủ để cho chú
uống được.
Dù nó đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không uống được một giọt nước
nào. Đang trong lúc tuyệt vọng không biết phải làm thế nào thì nó nhìn thấy một
viên sỏi. Một ý nghĩ vụt lóe lên trong đầu nó là sẽ dùng chiếc mỏ để cắp những
viên sỏi bỏ vào trong bình. Bỏ càng nhiều sỏi, nước trong bình sẽ càng dâng cao.
Khi nước dâng lên đến miệng bình là nó có thể uống được rồi.
Ngay lập tức, quạ đi khắp nơi để tìm sỏi bất chấp cái nắng nóng như đổ lửa.
Sau một thời gian bỏ công đi tìm kiếm những viên sỏi trở về, lúc này nó chỉ việc
thả những viên sỏi bỏ vào bình. Sỏi trong bình càng nhiều, nước trong bình càng
dâng lên cao hơn. Khi bỏ viên sỏi cuối cùng vào thì mực nước trong bình cũng vừa
dâng lên đến miệng và quạ ung dung uống ngụm nước trong bình.

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính được sử dụng
trong văn bản trên?
Câu 2 (1,0 điểm): Nội dung chính được nói tới trong văn bản trên là gì?
Câu 3 (1,0 điểm): Quạ đã làm gì để có thể với được tới nước ? Từ việc làm trên,
em thấy quạ có những đức tính gì?
Câu 4 (2,0 điểm): Từ văn bản trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân trong
cuộc sống? Trình bày bằng một đoạn văn ngắn.

Phần 2: Viết (5 điểm)


Nhà khoa học Albert Einstein từng nói: “Mỗi người sinh ra đều là một thiên tài”.
Em hãy viết một đoạn văn nghị luận ngắn, để trình bày cách hiểu của em về câu
nói này.

You might also like