You are on page 1of 7

Ngày soạn: Phê duyệt của nhóm chuyên môn

Chủ đề 2: TRAO ĐỔI KHOÁNG Ở THỰC VẬT


Giới thiệu chung về chuyên đề: chuyên đề hình thành trên cơ sở các bài học trong sgk, theo mạch kiến thức:
- Vai trò của các nguyên tố khoáng
- Cơ chế hấp thụ khoáng.
- Dinh dưỡng nitơ ở thực vật.
Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 3 tiết

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
Sau khi thực hiện chủ đề này HS sẽ khám phá được quá trình TĐ khoáng ở thực vật, bao gồm:
- Vai trò của chất khoáng ở thực vật. Phân biệt các nguyên tố khoáng đại lượng và vi lượng.
- Phân biệt 2 cơ chế trao đổi chất khoáng (thụ động và chủ động) ở thực vật.
- Các con đường hấp thụ nguyên tố khoáng
- Vai trò của nitơ, sự chuyển hóa các dạng nitơ trong đất và nitơ tự do (N2) trong khí quyển.
- Bón phân hợp lí tạo năng suất cao của cây trồng.
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung:
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số NL của HS như sau:
- NL tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc SGK, quan sát hình ảnh để tìm hiểu về vai trò của các nguyên tố
khoáng, cơ chế hấp thụ khoáng, dinh dưỡng nitơ ở thực vật.
- NL giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thiết kế thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm về quá trình trao đổi
khoáng, hợp tác giải quyết vấn đề về vai trò của các nguyên tố khoáng
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề về phân bón với năng suất cây trồng và môi trường
2.2. Năng lực sinh học:
* Nhận thức sinh học:
- Vai trò của chất khoáng ở thực vật. Phân biệt được các nguyên tố khoáng đại lượng và vi lượng.
- Phân biệt được 2 cơ chế trao đổi chất khoáng (thụ động và chủ động) ở thực vật.
- Nêu được 2 con đường hấp thụ nguyên tố khoáng
- Vai trò của nitơ, sự chuyển hóa các dạng nitơ trong đất và nitơ tự do (N2) trong khí quyển.
- Bón phân hợp lí tạo năng suất cao của cây trồng.
* Tìm hiểu thế giới sống: - Bố trí và tiến hành được thí nghiệm về ảnh hưởng của phân bón tới STPT của cây
- Ghi chép kết quả và rút ra kết luận về vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng
* Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học:
- Đề xuất các biện pháp bón phân hợp lí cho cây trồng và vận dụng ở gia đình hoặc ở vườn trường, ở địa
phương
3. Về phẩm chất: Thông qua thực hiện chủ đề sẽ tạo điều kiện để học sinh
- Có ý thức trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh
- Chăm học, chịu khó đọc SGK, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về quá trình trao đổi
khoáng, qua đó nhận thức được tầm quan trọng của việc bón phân hợp lí trong sản xuất nông nghiệp
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ, thiết kế và thực hiện thí
nghiệm, thảo luận về vai trò của các nguyên tố khoáng
- Trung thực trong thực hiện thí nghiệm, ghi chép và rút ra kết luận về vai trò của các nguyên tố khoáng
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- Hình 4.1. Cây lúa trồng trong các dung dịch dinh dưỡng khoáng khác nhau

1
- Hình 4.2. Dấu hiệu thiếu nguyên tố Magie
- Bảng 4. Vai trò của 1 số nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây
- Hình 4.3. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa liều lượng phân bón và mức độ sinh trưởng của cây
- Hình 5.1. Cây lúa được trồng trong dung dịch dinh dưỡng....
- Hình 5.2. Dấu hiệu đói nito ở cây cà chua
- Hình 6.1. Sự phụ thuộc về mặt dinh dưỡng của cây vào hoạt động của vi sinh vật đất
- Hình 6.2. Rễ cây họ đậu
- Làm trước các thí nghiệm: chứng minh vai trò của phân bón
- Các đồ dùng: Bảng phụ bằng giấy A0, bút lông (theo nhóm).
Phiếu học tập 1:
I. Hãy đọc thông tin mục I, II, bảng 4; quan sát hình 4.1 SGK trang 20, 21, 22
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Cây lúa trồng trong 3 chậu TN có các đặc hình thái khác nhau như thế nào? vì sao?
2. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yêu là gì? gồm có những nguyên tố nào? nếu thiếu các nguyên tố dinh dưỡng khoáng
thiết yếu thì cây trồng có các biểu hiện nào ? hãy nêu một số ví dụ thực tế minh họa?
3. Thực hiện câu lệnh mục II SGK trang 21
II. Bằng kiến thức lớp 10, em hãy cho biết: Chất tan (ion khoáng) vận chuyển qua màng theo những cơ chế nào? Con đường
nào?
III. Hãy đọc thông tin mục III SGK trang 23 và cho biết:
- Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây có từ đâu ?
- Dựa vào đồ thị hình 4.3 hãy rút ra nhận xét về liều lượng phân bón hợp lý để đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt nhất mà không
gây ô nhiễm ?
- Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay việc lạm dụng phân bón hóa học đã gây ra những tác hại gì?

Phiếu học tập 2:


I. Hãy quan sát hình 5.1, 5.2, trả lời câu hỏi:
hãy mô tả thí nghiệm, từ đó rút ra nhận xét về vai trò của nitơ đối với sự phát triển của cây?
II. Hãy đọc thông tin SGK mục III trang 28, trả lời câu hỏi:
- Nêu các dạng Nitơ chủ yếu trên Trái đất?
- Hoàn thành bảng sau:
Khả năng hấp
Dạng nitơ Đặc điểm
thụ của cây
Nitơ khoáng
Nitơ h/c
III. Hãy đọc thông tin SGK mục IV trang 28, 29, quan sát hình 6.2 rồi trả lời các câu hỏi:
- Nêu các con đường chuyển hóa ni tơ hữu cơ trong đất thành các dạng ni tơ khoáng ?
- Nêu con đường sinh học cố định N2 xảy ra trong đất và sản phẩm của nó ?
- Giải thích tại sao sau những cơn mưa giống cây trồng sẽ xanh tốt hơn ?
- Tạii sao trong thực tế khi trồng các loại cây họ đậu ( đậu xanh, đen, đậu tương..) người nông dân không bón phân đạm mà chỉ
bón phan lân và kali ?
IV. Hãy đọc thông tin SGK mục V trang 30, trả lời câu hỏi :
- Thế nào là bón phân hợp lí ?
- Phương pháp bón phân ?

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:


Tiết 1
Ngày dạy Lớp Tiết Ghi chú Ngày dạy Lớp Tiết Ghi chú

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là quá trình trao đổi khoáng ở thực vật
a. Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết trong bài học là vai trò của các nguyên tố
khoáng, cơ chế hấp thụ khoáng, quá trình chuyển hóa nito trong đất, quan hệ phân bón với năng suất cây trồng
và môi trường
b. Tổ chức thực hiện:

2
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đưa thí nghiệm đã chuẩn bị trước - "thí nghiệm chứng minh vai trò của khoáng đối với cây":
1 chậu cây trồng tưới đầy đủ nước và phân bón
1 chậu cây trồng không được tưới nước đầy đủ và phân bón
(Nếu không có điều kiện làm thí nghiệm thì sử dung tranh vẽ hình 4.1 trang 20 sgk sinh 11 cơ bản)
YC HS quan sát thí nghiệm và trả lời câu hỏi: Hình thái, màu sắc của cây trong 2 chậu như thế nào?
* Thực hiện nhiệm vụ: Câu trả lời của HS:
cây tưới đủ nước và phân bón sinh trưởng xanh tốt, còn cây trồng trong chậu thiếu nước sinh trưởng kém,
vàng lá.
* Báo cáo, thảo luận: - GV gọi đại diện bất kì chia sẻ kết quả hoạt động
- Các HS khác bổ sung
* Kết luận, nhận định:
- GV chốt lại câu trả lời
- GV nêu vấn đề:
+ Cây lấy phân bón nhờ cơ quan nào? theo những cơ chế nào? ion khoáng vận chuyển trong cây theo
những con đường nào?
+ Những ion khoáng cây lấy vào rễ nằm ở dạng nào? các nhóm ion khoáng trong cây có những vai trò
gì? . …
+ Những vấn đề nêu trên sẽ được lần lượt làm rõ trong các nội dung của chủ đề
GV: ghi lên bảng (chiếu lên màng hình) thứ tự các nội dung của chủ đề và thời gian thực hiện chủ đề

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới


Hoạt động 2.1: Tìm hiểu vai trò của các nguyên tố khoáng và cơ chế hấp thụ khoáng
a. Mục tiêu: Giúp HS khám phá vai trò của các nguyên tố khoáng, cơ chế hấp thụ khoáng và tìm hiểu nguồn
cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây.
Có thái độ nhận định đúng tác hại của việc bón phân không hợp lý đối với cây trồng và con người.
b. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập:
- Giao PHT số 1
- GV sử dụng kĩ thuật dạy học theo trạm:
+ Trạm 1: Tìm hiểu vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng
+ Trạm 2: Tìm hiểu quá trình hấp thụ muối khoáng
+ Trạm 3: Tìm hiểu nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu cho cây
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Từng nhóm HS tự đọc SGK, sau đó thảo luận, thống nhất nội dung của nhóm mình (nhóm chuyên gia)
- Từng chuyên gia trong nhóm mới trao đổi nội dung đã nghiên cứu với cả nhóm ở từng trạm - từng nhóm
mới thảo luận - thống nhất và ghi lại nội dung từ trạm 1 đến trạm 3 và hoàn thành PHT số 1
I. HS: - mô tả được hình thái cây lúa trong 3 TN do thiếu các nguyên tố dinh dưỡng khoáng.
- nêu được khái niệm. nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu có 3 dấu hiệu như sgk:
- Phân biệt đúng các nguyên tố đa lượng và vi lương.
Giải quyết được câu lệnh trong sgk.
- HS nêu được:Vai trò cấu trúc: tham gia câu tạo nên các chất sống…; Vai trò điều tiết: cáu tạo nên
các enzim, hoocmon điều tiết các hoạt đọng sống của cây.
II. HS nêu được cơ chế vận chuyển chất tan (cơ chế hấp thụ khoáng): thụ động và chủ động đồng thời phân
biệt được 2 cơ chế này
III. HS nêu đúng 2 nguồn cung cấp nguyên tố dinh dưỡng cho cây: đất và phân bón.
- nêu được các nguyên tắc bón phân hợp lý và tác hại của sự bón phân không hợp lý.
- Liên hệ giải thích được các hiện tượng thực tế
* Báo cáo, thảo luận: - GV gọi đại diện 2 nhóm chia sẻ kết quả hoạt động nhóm
- Các nhóm khác bổ sung để cùng chốt lại
* Kết luận, nhận định:

3
- GV chốt lại nội dung kiến thức
I. Các nguyên tố khoáng được chia thành 2 nhóm:
+ Các nguyên tố khoáng đa lượng: Chủ yếu đóng vai trò cấu trúc của TB, cơ thể; điều tiết các quá trình sinh lí.
+ Các nguyên tố vi lượng: Chủ yếu đóng vai trò hoạt hóa các enzim.
II. Quá trình hấp thụ muối khoáng
* Theo 2 cơ chế: + Chủ động: Ngược chiều gradient nồng độ (từ nơi nồng độ thấp đến nơi nồng độ cao),
cần năng lượng và chất mang.
+ Thụ động: Cùng chiều gradient nồng độ, không cần năng lượng, có thể cần chất mang.
* Muối khoáng được hấp thụ vào rễ theo dòng nước bằng hai con đường:
+ Con đường qua thành tế bào - gian bào: Nhanh, không được chọn lọc.
+ Con đường qua chất nguyên sinh - không bào: Chậm, được chọn lọc.
* Muối khoáng được vận chuyển chủ yếu theo mạch gỗ từ dưới lên do sự chênh lệch nồng độ các chất và
được vận chuyển thụ động theo dòng nước.
III. Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu cho cây
1. Ðất là nguồn chủ yếu cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây.
- Trong đất các nguyên tố khoáng tồn tại ở 2 dạng: Hòa tan và không hòa tan
- Cây chỉ hấp thụ các muối khoáng ở dạng hòa tan.
2. Phân bón cho cây trồng:
- Bón không hợp lí với liều lượng cao quá mức cần thiết sẽ: Gây độc cho cây; Ô nhiễm nông sản; Ô nhiễm
môi trường đất, nước…
- Tùy thuộc vào loại phân, giống cây trồng để bón liều lượng cho phù hợp.
- Nhận xét hoạt động của các nhóm
****************************************************
Tiết 2
Ngày dạy Lớp Tiết Ghi chú Ngày dạy Lớp Tiết Ghi chú

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu dinh dưỡng nito ở thực vật
a. Mục tiêu: - Nêu được vai trò sinh lý của nguyên tố nitơ, các dạng ni tơ cây sử dụng được và các nguồn cung
cấp ni tơ cho cây.
- Trình bày được các con đường chuyển hóa ni tơ trong đất và cố định ni tơ sinh học có lợi cho cây.
- Nêu được mối quan hệ giữ phân bón với năng suất cây trồng và môi trường.
- Có thái độ yêu thích thiên nhiên, tin tưởng vào khoa học và có trách nhiệm với việc bảo vệ môi
trường
b. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập:
- Giao PHT số 2
- GV sử dụng kĩ thuật dạy học theo trạm:
+ Trạm 1: Tìm hiểu vai trò sinh lý của nguyên tố ni tõ:
+ Trạm 2: Tìm hiểu nguồn cung cấp ni tõ tự nhiên cho cây:
+ Trạm 3: Tìm hiểu quá trình chuyển hóa ni tõ trong ðất và cố ðịnh ni tõ:
+ Trạm 4: Tìm hiểu phân bón với nãng suất cây trồng và môi trýờng:
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Từng nhóm HS tự đọc SGK, sau đó thảo luận, thống nhất nội dung của nhóm mình (nhóm chuyên gia)
- Từng chuyên gia trong nhóm mới trao đổi nội dung đã nghiên cứu với cả nhóm ở từng trạm - từng nhóm
mới thảo luận - thống nhất và ghi lại nội dung từ trạm 1 đến trạm 3 và hoàn thành PHT số 2
I. HS: Nêu được vai trò chung, vai trò cấu trúc và vai trò điều tiết và nêu được một số ví dụ cụ thể
II. HS: Trả lời được 2 dạng ni tơ trong tự nhiên cung cấp cho cây,
Phân biệt các dạng ni tơ trong đất
Dạng nitơ Đặc điểm Khả năng hấp thụ của cây

4
Nitơ khoáng Tồn tại dạng muối khoáng : Cây dễ hấp thụ, tác dụng nhanh
NH4+ và NO3-
Nitơ hữu cơ Xác bã thực vật, động vật Khó hấp thụ, phải có quá trình khoáng hóa, tác
dụng chậm
III. HS: - Nêu được 3 con đường chuyển hóa ni tơ trong đất dạng sơ đồ chuyển hóa:
Amon hóa;
nitrat hóa,
phản nitrat hóa.
- Nêu được sơ đồ cố định N2 trong đất nhờ các vi sinh vật cố định đạm: vi khuần nốt sần rễ đậu…
IV. HS: Nêu được: - Bón phân hợp lý làm tăng năng suất cây trồng.
- Các PP bón phân: qua rễ , qua lá, bón thúc, bón lót..
- Tác hại của việc bón phân không hợp lý: gây ô nhiễm nông phẩm, ô nhiễm MT …
* Báo cáo, thảo luận:
- GV gọi đại diện 2 nhóm chia sẻ kết quả hoạt động nhóm
- Các nhóm khác bổ sung để cùng chốt lại
* Kết luận, nhận định:
- GV chốt lại nội dung kiến thức
I. Vai trò sinh lý của nguyên tố ni tõ:
- Vai trò chung: Nitõ cần cho sự sinh trýởng và phát triển của cây.
- Vai trò cấu trúc: Nitõ là thành phần của hầu hết các hợp chất trong cây (prôtêin, axit nuclêic…) cấu
tạo nên tế bào, cõ thể.
- Vai trò ðiều tiết: Tham gia thành phần của các enzim, hoocmôn… ðiều tiết các quá trình sinh lí, hoá
sinh trong tế bào, cõ thể.
II. Nguồn cung cấp ni tõ tự nhiên cho cây:
1. Ni tõ không khí.
- Nitõ phân tử – cây không hấp thụ ðýợc, nhờ VSV có ðịnh thành NH3- cây hấp thụ.
- Nitõ ở dạng NO, NO2 gây ðộc cho cây
2. Ni tõ trong ðất: Nitõ trong ðất tồn tại ở 2 dạng:
+ Nitõ khoáng(NO3- và NH4+) - cây hấp thụ trực tiếp.
+ Nitõ hữu cõ (xác sinh vật) - cây không hấp thụ trực tiếp ðýợc, nhờ VSV ðất khoáng hóa thành
NO3- và NH4+.
III. Quá trình chuyển hóa ni tõ trong ðất và cố ðịnh ni tõ:
1. Quá trình chuyển hóa ni tõ trong ðất:
- Quá trình chuyển hoá nitõ trong ðất nhờ các vi khuẩn:
Vi khuẩn amôn hoá Vi khuẩn nitrat hoá

Chất hữu cơ NH4+ NO3-

- Trong ðất còn xảy ra quá trình phản nitrat hóa gây mất nitõ trong ðất.
NO3- vk phản nitrat hóa N2
2. Quá trình cố ðịnh ni tõ phân tử (Quá trình ðồng hoá nitõ trong khí quyển):
+ Nhờ vi khuần: Vi khuẩn tự do (Azotobacter, Anabaena…) và vi khuẩn cộng sinh (Rhizobium,
Anabaena azollae…).
+ Thực hiện trong ðiều kiện: Có các lực khử mạnh, ðýợc cung cấp ATP, có sự tham gia của enzim
nitrogenaza, thực hiện trong ðiều kiện kị khí.
2H 2H 2H
NN NH=NH NH 2-NH2 NH 3
IV. Phân bón với nãng suất cây trồng và môi trýờng:
1. Bón phân hợp lý và nãng suất cây trồng: Bón phân:
Ðúng loại, ðủ lýợng. ðúng nhu cầu của giống, ðúng thời
ðiểm, ðúng cách → làm tãng NS cây trồng.

5
2. Các phýõng pháp bón phân. - Bón qua rễ: Bón lót, bón thúc.
- Bón qua lá.
3. Phân bón và môi trýờng: Lýợng phân bón dý thừa  thay ðổi tính chất lí hóa của ðất, ô nhiễm nông
phẩm, ô nhiễm môi trýờng.
- Nhận xét hoạt động của các nhóm
****************************************************
Tiết 3
Ngày dạy Lớp Tiết Ghi chú Ngày dạy Lớp Tiết Ghi chú

3. Hoạt động 3: Luyện tập


a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về quá trình trao đổi khoáng để giải quyết một số vấn đề trong thực
tiễn; Hệ thống một số kiến thức đã học
b. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập: GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
1. - Cây hấp thụ nước và các ion khoáng bằng cơ quan nào ? theo những cơ chế nào? bằng những con
đường nào?
- Phân biệt cơ chế hấp thụ nước và hấp thụ ion khoáng ở rễ?
- Tại sao ở đồng bằng Nam bộ bị ngập mặn do nước triều dâng lên bị héo là và chết ?
- Tại sao cây trồng trong chậu, nếu bón phân quá liều lượng sẽ chết ?
2. - Thế nào là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu ? thực vật cần những nhóm nguyên tố nào? Nêu vai
trò sinh lý của một số nguyên tố khoáng phổ biến đối với cây?
- Thế nào là bón phân hợp lý và biện pháp đó có tác dụng gì đối với năng suất cây trồng và bảo vệ môi
trường.
3. - Nêu vai trò của nguyên tố ni tơ đối với thực vât ? Cây lấy ni tơ ở dạng nào ? Trong đất tồn tại các dạng
ni tơ nào ? trình bày sự chuyển hóa ni tơ trong đất và quá trình cố định ni tơ ?
- Hãy liên hệ thực tế, nêu một số biện pháp giúp cho quá trình chuyển hóa các muối khoáng ở trong đất
từ dạng không tan thành dạng hòa tan dễ hấp thụ với cây
* Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân trả lời các câu hỏi
- Thảo luận trong nhóm cùng chốt lại các câu trả lời
* Báo cáo, thảo luận: - GV yêu cầu 2 nhóm báo cáo kết quả trả lời các câu hỏi
- Các nhóm góp ý theo kĩ thuật 2-2-1
* Kết luận, nhận định:
GV chốt lại các câu trả lời về vận dụng hiểu biết về trao đổi nước trong thực tiễn

4. Hoạt động 4: Vận dụng


a. Mục tiêu: Phát triển NL tự học và NL tìm hiểu thế giới sống
b. Nội dung: HS điều tra, khảo sát viêc trồng và bón phân cho cây tại gia đình và địa phương
c. Sản phẩm: Báo cáo điều tra
d. Tổ chức thực hiện:
Giao cho HS thực hiện ngoài giờ học trên lớp: điều tra, khảo sát về tình hình trồng và bón phân cho cây trong
gia đình, gia đình người thân hoặc ở địa phương

CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ


1. Mức độ nhận biết:
Câu 1: Rễ thực vật ở cạn có đặc điểm hình thái thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ H2O và ion
khoáng là:
A. Số lượng tế bào lông hút lớn. B. Sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan toả, tăng nhanh về số lượng lông hút.

6
C. Sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan toả. D. Số lượng rễ bên nhiều
Câu 3: Quá trình hấp thụ các ion khoáng ở rễ theo các hình thức cơ bản nào
A. Cùng chiều nồng độ và ngược chiều nồng độ. B. Hấp thụ khuếch tán và thẩm thấu
C. Hấp thụ bị động và hấp thụ chủ động. D. Điện li và hút bám trao đổi.
Câu 4: Nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo các con đường nào?
A. Xuyên qua tế bào chất của của các tế bào vỏ rễ vào mạch gỗ.
B. Con đường tế bào chất và con đường gian bào.
C. Qua lông hút vào tế bào nhu mô vỏ, sau đó vào trung trụ.
D. Đi theo khoảng không gian giữa các tế bào vào mạch gỗ
Câu 5: Động lực giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng
chục mét là
A. lực đẩy (động lực đầu dưới )- lực hút (do sự thoát hơi nước) - lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau,
với thành mạch gỗ
B. lực hút và lực liên kết (giữa các phần tử H20 với nhau).
C. lực đẩy (động lực đầu dưới), lực hút do sự thoát hơi nước ở lá (động lực đầu trên).
D. lực đẩy và lực liên kết (giữa các phần tử H20 với thành mạch).
Câu 6: Nguyên tố vi lượng cần cho cây với một lượng rất nhỏ vì
A. phần lớn chúng đã có trong cây. C. chức năng chính của chúng là hoạt hóa enzim.
B. phần lớn chúng được cung cấp từ hạt. D. chúng chỉ cần trong một số pha sinh trưởng nhất định.
Câu 7: Thực vật không thể tự cố định nitơ khí quyển vì
A. nitơ đã có rất nhiều trong đất. B. thực vật không có enzim nitrogenaza.
C. quá trình cố định nitơ cần rất nhiều ATP. D. tiêu tốn H+ rất có hại cho thực vật.
2. Mức độ thông hiểu:
Câu 1: Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng, cần sự góp phần của yếu tố nào?
I. Năng lượng là ATP II. Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất
III. Các bào quan là lưới nội chất và bộ máy Gôngi IV. Enzim hoạt tải (chất mang)
A. I, IV B. II, IV C. I, II, IV D. I, III, IV
Câu 2: Quá trình hấp thụ bị động ion khoáng có đặc điểm:
I. Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ nhờ có chất hoạt tải.
II. Các ion khoáng đi từ môi trường đất có nồng độ cao sang tế bào rễ có nồng độ thấp.
III. Nhờ có năng lượng và enzim, các ion cần thiết bị động đi ngược chiều nồng độ, vào tế bào rễ.
IV. Không cần tiêu tốn năng lượng.
Số đặc điểm đúng là: A. 2 B. 1 C. 4 D. 3
3. Mức độ vận dụng thấp:
Câu 1: Vì sao sau khi bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước?
A. Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm. B. Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng.
C. Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm. D. Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng.
4. Mức độ vận dụng cao:
Câu 1: Bón phân quá liều lượng, cây bị héo và chết là do
A. các nguyên tố khoáng vào tế bào nhiều, làm mất ổn định thành phần chất nguyên sinh của tế bào lông hút.
B. nồng độ dịch đất cao hơn nồng độ dịch bào, tế bào lông hút không hút được nước bằng cơ chế thẩm thấu.
C. thành phần khoáng chất làm mất ổn định tính chất lí hóa của keo đất.
D. làm cho cây nóng và héo lá.
Tự luận :
Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết?
* Đáp án: Đối với cây trên cạn, khi bị ngập úng thì rễ cây thiếu oxi  phá hoại tiến trình hô hấp bình thường của
rễ, tích lũy các chất độc hại đối với tế bào và làm lông hút chết  cây không hấp thụ được nước  cây chết.

You might also like