You are on page 1of 3

VAI TRÒ CỦA NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ SỐNG

Khi tìm sự sống ngoài vũ trụ, các nhà khoa học thường mong tìm được nước ở trên những vât
thể, các hành tinh, vì nước là chất làm nên sự sống. Tất cả sinh vật trên Trái Đất, ngay cả con
người, đều được cấu tạo chủ yếu từ nước và thường sống trong môi trường mà nước là chủ yếu.
Khoảng 3 tỷ năm về trước, sự sống đầu tiên được bắt đầu trong nước, và ngay cả bây giờ sự sống
hiện đại vẫn gắn liền với nó. Mọi sinh vật điều cần nước hơn bất cứ chất nào khác. Ví dụ, con
người có thể nhịn ăn khoảng vài tuần nhưng không thể sống nổi nếu thiếu nước một tuần. Hầu
hết các tế bào được bao bọc bởi nước và bản thân tế bào cũng chứa 70-90% nước. Với các tính
chất độc đáo, nước nuôi dưỡng và duy trì các hệ thống sống trên hành tinh chúng ta. Vì vậy, vai
trò của nước đối với sự sống là rất quan trọng.

Nước chính là môi trường sống của các sinh vật thủy sinh:
sônh, hồ, ao, biển,... Ví dụ, như vi sinh vật, tảo, các loài thực vật
như rong rêu, động vật như cá. Một số loài động vật có vú cũng
sinh sống dưới nước như cá heo, cá voi,...

Nước là dung môi và là môi trường khuếch tán. Đa số các chất vô cơ và chất hữu cơ
(chất hòa tan) đều tan trong nước (dung môi) tạo nên các dung dịch nước, vì vậy trong cơ thể
sống nước là môi trường khếch tán của các chất và các chất lỏng trong cơ thể (ví dụ: bào tương,
dịch không bào, bạch tuyết, máu,...).

Trong dung dịch, các chất phân cực cũng như các ion đều có ái lực với nước nên được
gọi là chất ưa nước. Các chất có phân tử lớn, các phức hợp phân tử ưa nước, tuy chúng không tan
trong nước mà giữ trạng thái lơ lửng trong dịch lỏng tế bào, tạo nên dung dịch keo. Dung dịch
keo có thể biến đổi từ trạng thái lỏng (sol) sang trạng thái sệt (gel) và ngược lại. Ví dụ: sợi bông
được cấu tạo từ xenlulozo, tuy không tan trong nước, nhưng ưa nước (vì có chứa một phần tích
điện âm và một phần tích điện dương), cho nên các phân tử nước liên kết với các sợi xenlulozo,
do đó thành xenlulozo của tế bào thực vật dẫn nước. Quần áo, khăn bông được làm từ sợi bông
dễ thấm nước, mồ hôi, có thể đem giặt mà không bị tan trong nước.

Trong tế bào, các chất tích điện hoặc không phân cực sẽ đẩy nước
(do chúng là chất kị nước), ví dụ lipt , steroit,... Màng sinh chất và
các màng nội bào đều được cấu tạo từ khung lipit, nên đã tạo nên
một lớp màng không tan trong nước do đó chúng tạo nên được
những hệ thống riêng biệt cách li với môi trường.
Nước tham gia vào các phản ứng trao đổi chất. Đa số các
phản ứng (phản ứng trùng hợp, phản ứng thủy phân, quang
hợp) đều có dự tham gia của nước. Ví dụ: trong pha sáng của
quang hợp, sự quang phân li của nước đã cung cấp nguồn H+ để
tạo nên lực hóa thẩm thấu hình thành ATP và NADPH cần thiết
cho sự tổng hợp glucozo trong pha tối. Trong tế bào, nước liên
kết với các đại phân tử nhờ liên kết hidro.

Nước có vai trò điều hòa nhiệt. Nước điều hòa nhiệt độ không khí bằng cách hấp thụ
nhiệt từ không khí khi quá nóng và thải nhiệt dự trữ khi quá lạnh (nhờ sự bay hơi nên nước có
thể làm lạnh không khí). Bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi nước, giúp điều hòa nhiệt độ môi
trường trong giới hạn, cho phép các loài sinh vật có thể thích nghi được. Ví dụ: sự bốc hơi nước
ở lá cây tránh cho các tế bào bị thiêu đốt bởi ánh nắng, sự bốc hơi nước trong mồ hôi của da
chúng ta làm mát cơ thể trong mùa hè nóng bức, hoặc khi ta lao động nhiều.

Nước trong tế bào luôn được đổi mới. Vì vậy, chúng ta cần luôn
uống nước đầy đủ hằng ngày. Một người nặng 60kg cần được cung
cấp khoảng 2-3 lít nước/ngày. Nếu cơ thể chúng ta mất trên 20%
lượng nước có thể tử vong.

Độ pH của dung dịch gây ảnh hưởng đến hoạt động sống của tế bào. Phân tử nước có
thể phân li thành H+ và OH- với số lượng bằng nhau (10 triệu ion, tức là 10-7M). Đọ pH của nước
sạch là pH=7, được gọi là pH trung tính. Dịch tế bào cũng như dịch cơ thể sống đều là dung dịch
nước trong đó hòa tan nhiều chất khác nhau. Các H+ và OH- sẽ phản ứng với các chất axit hoặc
bazo có trong dung dịch gây nên sự mất cân bằng giữa H+ và OH-, làm thay đổi độ pH của dung
dịch. Sự thay đổi này (độ pH) gây ảnh hưởng đến hoạt động sống của tế bào và cơ thể. Khi ta
cho thêm vào dung dịch nước một chất axit nào đó, chất axit sẽ hòa tan trong nước và sẽ làm
tăng nồng độ các H+ của dung dịch. Ví dụ khi cho HCL vào nước, chúng sẽ phân li thành H+ và
Cl-. Như vậy nồng độ H+ trong dung dịch sẽ tăng cao so với OH-, và người ta gọi dung dịch đó là
dung dịch axit. Các chất làm giảm nồng độ H+ (so với nồng độ OH-) của dung dịch được gọi là chất
bazo. Ví dụ, chất amôni tác động như một bazo vì chúng liên kết với các H+ để tạo thành NH4+.
Chất NaOH khi tan trong nước sẽ phân li thành Na+ và OH-, như vậy chúng làm tăng nồng độ
OH- của dung dịch. Dung dịch có nồn độ OH- nhiều hơn nồng độ H+ được gọi là dung dịch kiềm.

Hiện nay, môi trường sống bị ô nhiễm, các nguồn nước bị ô nhiễm không chỉ vì các chất
độc hại, các vi sinh vật gây bệnh do con người thải vào nước mà đặc biệt là bị ô nhiễm vì mưa
axit. Những hoạt động như việc đốt hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt) đã làm gia tăng một
lượng lớn khí CO2. Mưa axit có thể hủy hoại sự sống trong các hồ ao, sông suối, tác động
nghiêm trọng đến đất và gây thiệt hại đến rừng.

Bảo vệ, giữ gìn, vệ sinh môi trường nước, tiết kiệm, sử dụng nguồn nước sạch một cách
hợp lí, cung cấp nước sạch cho con người là những nhiệm vụ rất quan trọng của chiến lược bảo
vệ môi trường và bảo vệ tài nguyên.

You might also like