You are on page 1of 3

MỤN TRỨNG CÁ

1. Họ và tên: LÊ HOÀNG VŨ

2. Tuổi: 18 Giới: Nam Nghề nghiệp: Sinh viên

3. Lý do vào viện: Nổi mụn mủ vùng quai hàm, cổ và vùng lưng trên

4. Ngày vào viện: 9 giờ, ngày 19 tháng 12 năm 2023

5. Bệnh sử:

Cách nhập viện 2 tháng bệnh nhân bắt đầu bị mụn trứng cá và điều trị mụn
trứng cá ở bệnh viện VL 3 tuần, sang thương tăng nhiều thêm nên BN chuyển lên
khám tại bệnh viện da liễu Cần Thơ. BN uống thuốc theo toa 3 tuần đầu sang
thương giảm nhưng đến tuần thứ 4-5 sang thương bắt đầu phát nặng lên. Cách
nhập viện 1 ngày XN bạch cầu tăng cao nên BN được cho nhập viện theo dõi.

6. Tiền sử bản thân:

6.1. Tiền sử bản thân: chưa ghi nhận tiền sử mắc các bệnh lý nội khoa mãn tính
hay cá bệnh lý lây qua đường tình dục

6.2. Tiền sử gia đình: chưa ghi nhận bệnh lý liên quan về miễn dịch hệ thống và
các bệnh lý dị ứng, bệnh mụn trứng cá

7. Hình ảnh lâm sàng: ngày 21/12/2023

8.Mô tả thương tổn căn bản:


Sẩn hồng ban, mụn mủ, nốt, nang số lượng nhiều vị trí mặt, hai bên hàm, cổ, gáy
và lưng trên

9. Kết quả cận lâm sàng: Không có

10.Chẩn đoán sơ bộ: Trứng cá mức độ trung bình theo GAGS

11. Hướng điều trị, điều trị, kết quả điều trị (kèm theo hình sau điều trị):

- Tại chổ: Dung dịch zarich 2% đắp liên tục vùng mụn mủ đến khi đóng mài

- Toàn thân:

+ Isotretinoin (liều dao động từ 0.25 0.4mg/kg) 20mg 1v (u)/ngày trong 4-6 tháng
cho hết sang thương, duy trì thêm 2 tháng, sau đó chuyển sang đường bôi

+ Azithromycin 500mg 1v (u) sáng 3 ngày/tuần (thứ hai- ba- tư)

+ Hoặc Roxithromycin 150mg 1v x2 (u)/ngày

+ Hoặc Clindamycin 300mg 1v x2 (u)/ngày

+/- Prednisolon liều 0.5mg/kg uống sáng khi no trong 1-2 tuần

13. Tiên lượng và dự phòng:

- Tiên lượng:

+Gần: Trung bình. Bệnh nhân nam, tuổi thanh thiếu niên, kèm theo nhập viện vì
tình trạng mụn mủ mức độ trung bình, tái phát sau khi dùng thuốc điều trị, nguy cơ
tái phát cao và tình trạng bạch cầu tăng cao cần điều trị tích cực tránh biến chứng
nhiễm trùng dẫn đến trứng cá mức độ nặng hoặc nhiễm trùng huyết

+Xa: Trung bình, dễ tái phát, để lại sẹo xấu sau hồi phục bệnh

- Dự phòng:

+Tránh ăn uống nhiều sữa tách béo, ăn nhiều đường, chocolate, stress, ăn thực
phẩm nhiều iod, thiếu kẽm
+ Không tự ý sử dụng các sản phẩm bôi thoa khi chưa được bác sĩ chỉ định.

+ Ngưng các các sản phẩm bôi thoa bị dị ứng.

+ Tái khám đúng hẹn theo lịch để điều chỉnh thuốc và theo dõi diễn biến, biến
chứng của bệnh.

You might also like