You are on page 1of 11

TRƯỜNG THPT HÀ NỘI - AMSTERDAM ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II

MÔN HÓA HỌC LỚP 10


NĂM HỌC 2023- 2024
A. NỘI DUNG ÔN TẬP
Chủ đề 5: Năng lượng hóa học.
Chủ đề 6: Tốc độ phản ứng hóa học.
Chủ đề 7: Nguyên tố nhóm VIIIA – Nguyên tố và đơn chất halogen.
B. MỘT SỐ CÂU HỎI THAM KHẢO
PHẦN I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một
phương án.
NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC
Câu 1. Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng trong đó
A. hỗn hợp phản ứng truyền nhiệt cho môi trường.
B. chất phản ứng truyền nhiệt cho sản phẩm.
C. chất phản ứng thu nhiệt từ môi trường
D. các chất sản phẩm thu nhiệt từ môi trường.
Câu 2. Quy ước về dấu của nhiệt phản ứng (  r H 298
o
) nào sau đây là đúng?
A. Phản ứng tỏa nhiệt có  r H 298
o
> 0. B. Phản ứng thu nhiệt có  r H 298
o
< 0.
C. Phản ứng tỏa nhiệt có  r H 298
o
< 0. D. Phản ứng thu nhiệt có  r H 298
o
= 0.
Câu 3. Nhiệt tạo thành chuẩn của một chất là nhiệt lượng tạo thành 1 mol chất đó từ chất nào ở
điều kiện chuẩn?
A. những hợp chất bền vững nhất. B. những đơn chất bền vững nhất.
C. những oxide có hóa trị cao nhất. D. những dạng tồn tại bền nhất trong tự
nhiên.
Câu 4. Kí hiệu enthalpy tạo thành (nhiệt tạo thành) của một chất ở điều kiện chuẩn là
A.  r H 298
o
B.  f H 298
o
C.  r H D.  f H
Câu 5. [CD – SBT] Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Điền kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất 1 bar (với chất khí), nồng độ 1 mol L−1 (đối
với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 298 K.
B. Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với nhiệt độ 298 K.
C. Áp suất 760 mmHg là áp suất ở điều kiện chuẩn.
D. Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất 1atm, nhiệt độ 0o C.
Câu 6. [CD – SBT] Enthalpy tạo thành chuẩn của một đơn chất bền
A. là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa nguyên tố đó với hydrogen.
B. là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa nguyên tố đó với oxygen.
C. được xác định từ nhiệt độ nóng chảy của nguyên tố đó.
D. bằng 0.
Câu 7. [KNTT - SBT] Nung KNO3 lên 5500C xảy ra phản ứng:
1
KNO3(s) ⎯⎯ → KNO2(s) + O2 (g)  r H 298
o
?
2
Phản ứng nhiệt phân KNO3 là phản ứng
A. toả nhiệt, có  r H 298
o
< 0. B. thu nhiệt, có  r H 298
o
> 0.

C. toả nhiệt, có  r H 298


o
> 0. D. thu nhiệt, có  r H 298
o
< 0.
Câu 8. [CD – SBT] Phương trình hóa học nào dưới đây biểu thị enthalpy tạo thành chuẩn của
CO(g)?
A. 2C (than chì) +O2(g) → 2CO(g) B. C (than chì) + O(g) → CO(g)
1
C. C (than chì) + O 2(g) → CO(g) D. C (than chì) +CO2(g) → 2CO(g)
2
Câu 9. [CD - SGK] Những loại phản ứng nào sau đây cần phải cung cấp năng lượng trong quá
trình phản ứng?
A. Phản ứng tạo gỉ kim loại. B. Phản ứng quang hợp.
C. Phản ứng nhiệt phân. D. Phản ứng đốt cháy.
−210.3,84
Phát biểu (3) sai: Biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 3,84g Cu là = −12, 6 ( kJ)
64
Câu 10. [CD – SBT] Cho các phát biểu:
(a) Tất cả các phản ứng cháy đều tỏa nhiệt.
(b) Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.
(c) Tất cả các phản ứng mà chất tham gia có chứa nguyên tố oxygen đều tỏa nhiệt.
(d) Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.
(e) Lượng nhiệt mà phản ứng hấp thụ hay giải phóng không phụ thuộc vào điều kiện thực hiện
phản ứng và thể tồn tại của chất trong phản ứng.
(g) Sự cháy của nhiên liệu (xăng, dầu, khí gas, than, gỗ,…) là những ví dụ về phản ứng thu
nhiệt vì cần khơi mào.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: a, b, d.
(c) Sai ví dụ phản ứng nung vôi: CaCO3 (s) → CaO(s) + CO2(g) là phản ứng thu nhiệt
(e) Sai vì nhiệt phản ứng phụ thuộc vào điều kiện thực hiện phản ứng và trạng thái của chất.
(g) Sai vì đây là những ví dụ về phản ứng tỏa nhiệt.

TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC


Câu 1. Tốc độ phản ứng là
A. độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thể
tích.
B. độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời
gian.
C. độ biến thiên số mol của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thể
tích.
D. độ biến thiên thể tích của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời
gian.
Câu 2. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng chỉ có chất rắn?
A. Nhiệt độ. B. Áp suất. C. Diện tích tiếp xúc. D. Chất xúc
tác.
Câu 3. [CTST- SBT] Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:
A. Nhiệt độ chất phản ứng.
B. Thể vật lí của chất phản ứng (rắn, lỏng, kích thước lớn, nhỏ....).
C. Nồng độ chất phản ứng.
D. Tỉ lệ mol của các chất trong phản ứng.
Câu 4. Yếu tố nào dưới đây đã được sử dụng để làm tăng tốc độ của phản ứng rắc men vào tinh
bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu?
A. Nhiệt độ. B. Chất xúc tác. C. Nồng độ. D. Áp suất.
Câu 5. Cho phản ứng: 2KClO3 (s) ⎯⎯⎯⎯
o
MnO2 ,t
→ 2KCl(s) + 3O2 (g). Yếu tố không ảnh hưởng đến
tốc độ của phản ứng trên là:
A. Kích thước các tinh thể KClO3. B. Áp suất.
C. Chất xúc tác. D. Nhiệt độ.
Câu 6. Thực hiện phản ứng: 2H2O2 (l) → 2H2O (l) + O2 (g)
Cho các yếu tố: (1) tăng nồng độ H2O2, (2) giảm nhiệt độ, (3) thêm xúc tác MnO2. Những yếu
tố làm tăng tốc độ phản ứng là
A. 1, 3. B. chỉ 3. C. 1, 2. D. 1, 2, 3.
Câu 7. Cho một mẩu đá vôi nặng 10 gam vào 200 ml dung dịch HCl 2 M. Tốc độ phản ứng ban
đầu sẽ giảm khi
A. nghiền nhỏ đá vôi trước khi cho vào.
B. thêm 100 ml dung dịch HCl 4 M.
C. giảm nhiệt độ của phản ứng.
D. cho thêm 500 ml dung dịch HCl 2 M vào hệ ban đầu.
Câu 8. Cho Fe (hạt) phản ứng với dung dịch HCl 1M. Thay đổi các yếu tố sau:
(1) Thêm vào hệ một lượng nhỏ dung dịch CuSO4.
(2) Thêm dung dịch HCl 1M lên thể tích gấp đôi.
(3) Nghiền nhỏ hạt sắt thành bột sắt.
(4) Pha loãng dung dịch HCl bằng nước cất lên thể tích gấp đôi.
Có bao nhiêu cách thay đổi tốc độ phản ứng?
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Hướng dẫn giải
Bao gồm : (1), (3), (4).
(2) Thể tích không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
Câu 9. [CTST- SBT] Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:
A. Nhiệt độ chất phản ứng.
B. Thể vật lí của chất phản ứng (rắn, lỏng, kích thước lớn, nhỏ....).
C. Nồng độ chất phản ứng.
D. Tỉ lệ mol của các chất trong phản ứng.
Câu 10: Cho các phản ứng sau:
(a) 2Al(s) + Fe2O3(s) ⎯⎯ → Al2O3(s) + 2Fe(s).
(b) 2H2(g) + O2(g) ⎯⎯ → 2H2O(l).
(c) C(s) + O2(g) ⎯⎯ → CO2(g).
(d) CaCO3(s) + 2HCl(aq) ⎯⎯ → CaCl2(aq) + H2O(l) + CO2(g).
Số phản ứng khi tăng áp suất của chất phản ứng, tốc độ bị thay đổi là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

NHÓM HALOGEN: NGUYÊN TỐ VÀ ĐƠN CHẤT HALOGEN


Câu 1. [CTST - SBT] Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen là
A. ns2np2. B. ns2np3. C. ns2 np5. D. ns2np6.
Câu 2. [KNTT-SBT] Ở điều kiện thường, halogen tồn tại ở thể rắn, có màu đen tím là
A. Flo. B. Chlorine. C. Iot. D. Brom.
Câu 3. Trong hợp chất, nguyên tố fluorine chỉ thể hiện số oxi hóa là
A. 0. B. +1. C. -1. D. +3.
Câu 4. [KNTT-SBT] Tính chất hóa học đặc trưng của các đơn chất halogen là
A.Tính khử. B. Tính oxi hóa C. Tính acid D. Tính base.
Câu 5. Trong dung dịch nước chlorine có chứa các chất nào sau đây?
A. HCl, HClO, Cl2. B. Cl2 và H2O.
C. HCl và Cl2. D. HCl, HClO, Cl2 và H2O.
Câu 6. Cho phản ứng: Cl2+ 2 NaBr → 2 NaCl + Br2. Trong phản ứng trên chlorine
A. chỉ bị oxi hóa. B. chỉ bị khử.
C. vừa bị oxi, vừa bị khử. D. không bị oxi hóa, không bị khử.
Câu 7. Chlorine không phản ứng với chất nào sau đây?
A. NaOH. B. NaCl. C. Ca(OH)2. D. NaBr.
Câu 8. [KNTT-SBT] Chỉ thị nào sau đây thường dùng để nhận biết dung dịch I2?
A. Phenolphtalein. B. Hồ tinh bột.
C. Quỳ tím.. D. Nước vôi trong.
Câu 9. [KNTT-SBT] Trong tự nhiên, nguyên tố fluorine tồn tại phổ biến nhất ở dạng hợp chất là
A. CaF2. B. HF. C. NaF. D. Na3AlF6.
Câu 10. [KNTT-SBT] Halogen nào sau đây được dùng để khử trùng nước sinh hoạt?
A. F2. B. I2. C. Cl2. D. Br2.
Câu 11. [CTST - SBT] Nguyên tố halogen dùng làm gia vị, cần thiết cho tuyến giáp và phòng
ngừa khuyết tật trí tuệ là
A. chlorine. B. iodine. C. bromine. D. fluorine.
Câu 12. [KNTT-SBT] Halogen phản ứng mãnh liệt với hydrogen ngay cả trong bóng tối là
A. F2. B. I2. C. Cl2. D. Br2.
Câu 13. [KNTT-SBT] Khi tác dụng với các kim loại, các nguyên tử halogen thể hiện xu hướng
nào sau đây?
A. Nhận 1 electron. B. Nhường 7 electron. C. Nhường 1 electron.. D. Góp chung
1 electron.
Câu 14. [CTST - SBT] Ứng dụng nào sau đây không phải của Cl2 ?
A. Xử lí nước bể bơi.
B. Sát trùng vết thương trong y tế.
C. Sản xuất nhựa PVC.
D. Sản xuất bột tẩy trắng.
Câu 15. Cho các phát biểu sau:
(1) Màu sắc các halogen đậm dần từ fluorine đến iodine.
(2) Các đơn chất halogen đều là chất khí ở nhiệt độ thường.
(3) Đặc điểm chung của các đơn chất halogen là tác dụng mạnh với nước.
(4) Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi các halogen tăng dần từ fluorine đến iodine.
(5) Trong các hợp chất, các halogen có số oxi hóa -1, +1, +3, +5, +7.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: 1, 4.
(1) Đúng. F2 (lục nhạt), Cl2 (vàng lục), Br2 (nâu đỏ), I2 (đen tím).
(2) Sai. Br2 (chất lỏng), I2 (chất rắn).
(3) Sai. Đặc điểm chung của các đơn chất halogen là tính oxi hóa mạnh.
(4) Đúng. Vì khối lượng phân tử tăng dần từ fluorine đến iodine.
(5) Sai. Trong hợp chất fluorine chỉ có số oxi hóa -1.
NHÓM HALOGEN: HYDROGEN HALIDE VÀ HYDROHALIC ACID
Câu 1. [CTST - SBT] Hydrohalic acid có tính acid mạnh nhất là
A. HI. B. HCl. C. HBr. D. HF.
Câu 2. Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và khí Cl2 cho cùng một muối
chloride?
A. Fe. B. Zn. C. Cu. D. Ag.
Câu 3. [CTST - SBT] Dung dịch dùng để nhận biết các ion halide là
A. Quỳ tím. B. AgNO3. C. NaOH. D. HCl.
Câu 4. Sẽ quan sát được hiện tượng gì khi ta thêm dần dần nước chlorine vào dd KI có chứa sẵn
một ít hồ tinh bột?
A. không có hiện tượng gì. B. Có hơi màu tím bay lên.
C. Dung dịch chuyển sang màu vàng. D. Dung dịch có màu xanh đặc trưng.
Câu 5. [KNTT - SBT] Hydrohalic acid thường được dùng để đánh sạch bề mặt kim loại trước khi
sơn, hàn, mạ điện là:
A. HBr. B. HF. C. HI. D. HCl.
Câu 6. [KNTT - SBT] Hydrohalic acid được dùng làm nguyên liệu để sản xuất hợp chất chống
dính teflon là:
A. HF. B. HCl. C. HBr. D. HI.
Câu 7. X là một loại muối chloride, là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp hóa chất để điều
chế Cl2, H2, NaOH, nước Javel,.. đặc biệt quan trọng trong bảo quản thực phẩm và làm gia vị thức
ăn. X là
A. ZnCl2 B. AlCl3 C. NaCl D. KCl
Câu 8. [CTST - SBT] Ion halide được sắp xếp theo chiều giảm dần tính khử:
A. F-, Cl-, Br-, I-. B. I-, Br-, Cl-, F-. C. F-, Br-, Cl-, I-. D. I-, Br-, F-,
Cl-.
Câu 9. [KNTT - SBT] Trong dãy hydrogen halide, từ HCl đến HI, nhiệt độ sôi tăng dần chủ yếu
do nguyên nhân nào sau đây?
A. Tương tác vander Waals tăng dần. B. Phân tử khối tăng dần.
C. Độ bền liên kết giảm dần. D. Độ phân cực hên kết giảm dần.
Câu 10. [KNTT - SBT] Trong dãy hydrohalic acid, từ HF đến HI, tính acid tăng dần do nguyên
nhân chinh là:
A. tương tác van der Waals tăng dần. B. độ phân cực liên kết giảm dần.
C. phân từ khối tăng dần. D. độ bền liên kết giảm dần.
Câu 11. [KNTT - SBT] Dung dịch HF có khả năng ăn mòn thuỷ tinh là do xảy ra phản ứng hoá
học nào sau đây?
A. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O. B. NaOH + HF → NaF + H2O.
C. H2 + F2 → 2HF. D. 2F2 +2H2O → 4HF + O2.
Câu 12. Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch
HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. Kim
loại M có thể là
A. Al. B. Zn. C. Cu. D. Fe.
Câu 13. Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với dung dịch HCl?
A. Fe2O3, KMnO4, Cu, Fe, AgNO3. B. Fe2O3, KMnO4¸Fe, CuO, AgNO3.
C. Fe, CuO, H2SO4, Ag, Mg(OH)2. D. KMnO4, Cu, Fe, H2SO4, Mg(OH)2.
A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 1 và
2.
Câu 14. Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ. Khí A trong bình có thể là khí nào dưới đây?
A. H2S B. NH3 C. SO2 D. HCl
Hướng dẫn giải
Khí A tan tốt trong nước tạo thành dung dịch làm quỳ tím chuyển màu đó ⇒ môi trường acid
⇒ Khí A là HCl.
Câu 15. (B.13): Cho các phát biểu sau:
(a) Trong các phản ứng hóa học, fluorine chỉ thể hiện tính oxi hóa.
(b) Hydrofluoric acid là acid yếu.
(c) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng.
(d) Trong hợp chất, các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5 và +7.
(e) Tính khử của các ion halogenua tăng dần theo thứ tự: F−, Cl−, Br−, I−.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: a, b, c, e.
(d) Sai vì trong hợp chất F chỉ có số oxi hóa -1.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng
hoặc sai.(Đ – S)
Câu 1. [CTST - SGK] Biến thiên enthalpy của một phản ứng được ghi ở sơ đồ dưới. Cho các
phát biểu sau về sơ đồ:

A. Phản ứng tỏa nhiệt.


B. Năng lượng chất tham gia phản ứng nhỏ hơn năng lượng sản phẩm.
C. Biến thiên enthalpy của phản ứng là a kJ/mol.
D. Phản ứng thu nhiệt.
Câu 2. [CD – SBT] Cho hai phản ứng cùng xảy ra ở điều kiện chuẩn:
(1) N 2(g) + O 2(g) → 2NO(g)  r H 298(1)
o

1
(2) NO(g) + O 2(g) → NO2(g)  r H 298(2)
o

2
Cho các phát biểu:
1
(a) Enthalpy tạo thành chuẩn của NO là  r H o298(1) kJ mol−1.
2
(b) Enthalpy tạo thành chuẩn của NO2 là  r Ho298(2) kJ mol−1.
(c) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa 1 mol khí NO với 0,5 mol khí O2 tạo thành 1
mol khí NO2 là  r Ho298(2) kJ.
1
(d) Enthalpy tạo thành chuẩn của NO2(g) là:  r H o298(1) +  r H o298(2) (kJ mol−1 ).
2
Số phát biểu không đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Hướng dẫn giải
Bao gồm: b, c.
(b) Sai vì phản ứng (2) không phải tạo thành từ các đơn chất.
(c) Sai vì biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa 1 mol N2 với 1 mol O2 tạo thành 2 mol
NO là  r Ho298(1) kJ.
Câu 3. Cho các phát biểu sau:
A. Bếp than đang cháy trong nhà cho ra ngoài trời sẽ cháy chậm hơn.
B. Sục CO2 vào Na2CO3 trong điều kiện áp suất thấp sẽ khiến phản ứng nhanh hơn.
C. Nghiền nhỏ vừa phải CaCO3 giúp phản ứng nung vôi xảy ra dễ dàng hơn.
D. Thêm MnO2 vào quá trình nhiệt phân KClO3 sẽ làm giảm lượng O2 thu được.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong tự nhiên, không tồn tại đơn chất halogen.
B. Tính oxi hoá của đơn chất halogen giảm dần từ F, đến I
C. Khí chlorine ẩm và nước chlorine đều có tính tẩy màu.
D. Fluorine có tính oxi hoá mạnh hơn chlorine, oxi hoá Cl− trong dung dịch NaCl thành Cl2.
Câu 5. (C.11): Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong các hợp chất, ngoài số oxi hoá -1, fluorine và chlorine còn có các số oxi hoá +1, +3,
+5, +7.
B. Muối AgI không tan trong nước, muối AgF tan trong nước.
C. Fluorine có tính oxi hóa mạnh hơn chlorine.
D. Dung dịch HF hòa tan được SiO2.
Câu 6. [KNTT - SBT] Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Dung dịch hydrofluoric acid có khả năng ăn mòn thuỷ tinh.
B. NaCl rắn tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, thu đuợc hydrogen chloride.
C. Hydrogen chloride tan nhiều trong nước.
D. Lực acid trong dãy hydrohalic acid giảm dần từ HF đến HI.
Câu 7. Cho các phát biểu sau:
(a) Muối iodine dùng để phòng bệnh bướu cổ do thiếu iodine.
(b) Tính acid của HF mạnh hơn HCl.
(c) Iodine có tính oxi hóa và nó phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ phòng.
(d) Khi trộn dung dịch AgNO3 với dung dịch NaI, sau phản ứng thu được kết tủa trắng.
Số phát biểu sai là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Hướng dẫn giải
Bao gồm: b, c, d.
(b) Sai .
(c) Sai vì iodine hầu như không phản ứng với nước.
(d) Sai vì phản ứng tạo thành kết tủa vàng của AgI.
Câu 8. Thuỷ tinh vốn cứng, trơn và khá trơ về mặt hoá học nên việc chạm khắc là điều không
đơn giản. Muốn khắc các hoa văn, cần phủ lên bề mặt thuỷ tinh một lớp paraffin, thực hiện chạm
khắc các hoa văn lên lớp paraffin, để phần thuỷ tinh cần khắc lộ ra. Nhỏ dung dịch hydrofluoric
acid hoặc hỗn hợp CaF2 và H2SO4 đặc lên lớp paraffin đó, phần thuỷtinh cần chạm khắc sẽ bị ăn
mòn, tạo nên những hoavăn trên vật dụng cần trang trí.
a.HF là là acid mạnh và có tính chất đặc biệt là ăn mòn thuỷ tinh.
b.Phương trình hoá học của phản ứng ăn mòn thủy tinh là: 4HF + SiO2 SiF4 + 2H2O
c. Để bảo quản hydrofluoric acid, người ta chứa trong bình bằng nhựa.
d. Tất cả các hydrohalic acid đều có khả năng ăn mòn thủy tinh.
PHẦN III: Câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn.
Câu 1. [CTST - SBT] Phương trình nhiệt hóa học:
→ NH3(g)  r H 298
o
3H2(g) + N2(g) ⎯⎯
t o
= -91,80kJ
Lượng nhiệt tỏa ra khi dùng 9 g H2(g) để tạo thành NH3(g) là
A. -275,40 kJ. B. -137,70 kJ. C. -45,90 kJ. D. -183,60 kJ.
Câu 2. Cho phương trình nhiệt hóa học đốt cháy acetylene (C2H2):
2C2H2(g) + 5O2(g) → 4CO2(g) + 2H2O(l)  r H298 o
= −2243,6kJ -2600 kJ
Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO2(g) và H2O(l) lần lượt là -393,5 kJ/mol và -285,8 kJ/mol. Hãy
tính nhiệt tạo thành chuẩn của acetylene (C2H2). 227,2 kJ/molf.
Câu 3. [CTST - SGK]Xét quá trình đốt cháy khí propane C3H8(g):
to
C3H8(g) + 5O2(g) ⎯⎯→ 3CO2(g) + 4H2O(g)
Cho nhiệt tạo thành và năng lượng liên kết như sau:
Liên kết C–H C–C O=O C=O H–O
Eb(kJ/mol) 413 347 498 745 467
Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng theo hai cách.
Phân tử C3H8 số liên kết là: C-H: 8; C-C: 2.
Δf H0298 = 8  413 + 2  347 + 5  498 - 3  2  745 - 4  2  467 = -1 718 kJ
Câu 4. [CTST - SBT] Đồ thị biểu diễn đường cong động học của phản ứng giữa oxygen và
hydrogen tạo thành nước, O2(g) + 2H2(g) → 2H2O(g). Đường cong nào của hydrogen?

A.Đường cong số (1). B. Đường cong số (2).


C.Đường cong số (3). D. Đường cong số (2) hoặc (3) đều đúng.
Câu 5. (A.12): Xét phản ứng phân hủy N2O5 trong dung môi CCl4 ở 45oC:
N2O5 → N2O4 + O2

Ban đầu nồng độ của N2O5 là 2,33M, sau 184 giây nồng độ của N2O5 là 2,08M. Tốc độ trung
bình của phản ứng là
A. 2,72.10−3 mol/(L.s). B. 1,36.10−3 mol/(L.s).
C. 6,80.10−3 mol/(L.s). D. 6,80.10−4 mol/(L.s).
Câu 6. [CTST - SGK] Cho phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: 2NO (g) + O2 (g) →
2NO2 (g). Ở nhiệt độ không đổi, tốc độ phản ứng thay đổi thế nào khi nồng độ O2 tăng 3 lần,
nồng độ NO không đổi? Tăng 3 lần.
Câu 7. [CTST- SGK] Cho phương trình hóa học của phản ứng: 2CO(g) + O2(g) → 2CO2(g)
Nếu hệ số nhiệt độ Van’t Hoff bằng 2, tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi tăng nhiệt độ
của phản ứng từ 30oC lên 60oC? Tăng 8 lần.
Câu 8. Trong phòng thí nghiệm, một khí hydrogen halide (HX) được điều chế theo phản ứng sau:
NaX (s) + H2SO4 (aq, đặc) ⎯⎯ → HX↑ (g) + NaHSO4 (aq)
o
t

Cho biết HX là chất nào trong các chất sau: HCl, HBr, HI?
Câu 9. Cho dãy các chất sau: dung dịch NaOH, KF, NaBr, H2O, Ca, Fe, Cu. Khí chlorine tác dụng
trực tiếp với bao nhiêu chất trong dãy trên?
A. 7. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 10. Trong dịch vị dạ dày của người có hydrohalic acid X với nồng độ khoảng 10 - 4 –10 -
3
mol/L, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hoá, cùng với enzyme và sự co bóp của cơ dạ
dày nhằm chuyển hoá thức ăn thành chất dinh dưỡng cho cơ thể dễ hấp thụ.
a.X là hydrochloric acid.
b.Khi nồng độ của X trong dạ dày vượt mức 0,001 mol/L sẽ dẫn tới tình trạng thừa acid.
c. Người ta thường dùng NaHCO3 để làm giảm cơn đau dạ dày.
d. X là hydrogen chloride.
Câu 11. Cho các phản ứng sau:
(1) A + HCl → MnCl2 + B↑ + H2O (2) B + C → nước Javel
(3) C + HCl → D + H2O (4) D + H2O → C + B↑+ E↑
Chất Khí E là chất nào sau đây?
A. O2. B. H2. C. Cl2O. D. Cl2.
Câu 12. Cho sơ đồ biến hoá sau: Cl2 → A → B → C → A → Cl2. Trong đó A, B, C đều là những
chất rắn, B và C đều là hợp chất của Na. A trong chuỗi biến hoá có thể là chất nào dưới đây ?
A. NaCl, NaBr, Na2CO3 B. NaBr, NaOH, Na2CO3
C. NaCl, Na2CO3, NaOH D. NaCl, NaOH, Na2CO3
Câu 13. Một nhà máy nước sử dụng 5 mg Cl2 để khử trùng 1 L nước sinh hoạt. Lượng Cl2 nhà
máy cần dùng để khử trùng 80 000 m3 nước sinh hoạt là
A. 200 kg. B. 300 kg. C. 400 kg. D. 100 kg.
Câu 14. Cho 5,6 gam kim loại sắt vào dung dịch hydrochloric acid, sau phản ứng thu được V lít
khí ở đktc. Giá trị của V là:A. 2,24. B. 3,36. C. 4,48.
D. 5,60.
Câu 15: Làm muối là nghề phổ biến tại nhiều vùng ven biển Việt Nam. Một hộ gia đình tiến hành
làm muối trên ruộng muối chứa 200 000 L nước biển. Giả thiết 1 L nước biển có chứa 30g NaCl
và hiệu suất quá trình làm muối thành phẩm đạt 60%. Khối lượng muối hộ gia đình thu được là
bao nhiêu? (3600 kg)

You might also like